Trang

27 tháng 6, 2015

Lo ngại TQ, đến lượt Nhật tiến vào Biển Đông

Lo ngại những hành động của TQ, Nhật Bản tuyên bố có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông.

Nhật Bản, TQ, Philippines, Biển Đông, chủ quyền
Nhật điều máy bay tuần tra P-3 diễn tập cùng Philippines. Ảnh: Reuters
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật nói rằng, lực lượng Nhật có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông, nơi TQ đang ngày càng gây hấn nhằm độc chiếm vùng biển của những hải lộ quốc tế quan trọng này.

Nhấn mạnh vùng biển này "cực kỳ quan trọng với an ninh của Nhật", Đô đốc Katsutoshi Kawano cũng cho hay "vì ở đây thiếu sự minh bạch, chúng tôi rất lo ngại đến những hành động của TQ".

Tuyên bố của Đô đốc Kawano đưa ra giữa lúc quân đội Nhật đang diễn tập với hải quân Philippines ở Biển Đông. Để diễn tập thực tế sứ mệnh tìm kiếm cứu hộ ở vùng biển nay, các máy bay tuần tra P-3 của Nhật cùng lực lượng hai nước đã tiến hành tập trận ngoài khơi đảo Palawan, cách không xa vùng tranh chấp.
Trong một động thái khác, Nhật cũng gia tăng ký kết các thỏa thuận bán vũ khí trong khu vực Đông Nam Á bên cạnh việc Mỹ gần đây tuyên bố chi 425 triệu USD để hỗ trợ khu vực này hiện đại hóa quân sự trong vòng 5 năm tới.
Liên minh xích lại

TQ những tháng gần đây đã cải tạo với quy mô rất lớn các bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh tuyên bố, các đảo nhân tạo phần lớn phục vụ cho việc theo dõi thời tiết và các mục đích hòa bình khác, nhưng họ lại đưa pháo ra ít nhất một đảo và xây đường băng đủ để cho máy bay quân sự TQ hoạt động.
TQ thường cáo buộc Mỹ là kẻ xâm lược và nhắc nhở mọi người về quá khứ đế quốc của Nhật, nhưng giờ đây chính Bắc Kinh lại đang bắt nạt, áp chế các láng giềng, khiến họ xích lại gần hơn trong nỗ lực hợp tác với Washington và Tokyo.
Trong tháng này, Malaysia cho biết sẽ chính thức phản đối việc TQ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ trong đó có việc tàu phòng vệ bờ biển Mỹ neo đậu ở bãi cạn Luconia của Malaysia - ngay gần các giếng khí mà Petronas đang vận hành. Đây là động thái mới bởi trước đó, Kuala Lumpur từng giữ yên lặng khi TQ tiến hành tuần tra gần bãi James cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cảnh báo căng thẳng Biển Đông có thể "leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong thời đại chúng ta".

Còn Indonesia cũng bắt đầu lên tiếng về việc TQ xâm nhập xung quanh quần đảo Natuna... 

Nước này cùng Philippines tiến hành tập trận và lần đầu tiên có sự tham dự của tàu tuần duyên Mỹ USS Forth Worth. Năm ngoái, Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận quốc phòng mới, có thể cho phép lực lượng Mỹ triển khai luân phiên đến các căn cứ ở Palawan.
Thái An (theo WSJ)

Ảnh này có đẹp không ?

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh"


.
 Một số thành viên của đoàn làm phim LIÊN MINH HUYỀN THOẠI tại rừng Madagui.

23 tháng 6, 2015

Bắc Kinh thách thức không quân Washington


23/06/2015 16:36 GMT+7
TTO - Thứ trưởng quốc phòng Mỹ ngày 22-6 cảnh báo Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực quân sự nhằm thách thức sự vượt trội của quân đội Mỹ trong hàng không và không gian. 
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work - Ảnh: A
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work - Ảnh: A
Hãng tin Reuters dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work nhấn mạnh chính điều này buộc Lầu Năm Góc phải tìm cách phát triển những hệ thống và kỹ thuật quân sự mới, để Mỹ vẫn là cường quốc quân sự và dẫn trước Bắc Kinh.
Ông Work cho rằng Trung Quốc đang thu ngắn các khoảng cách kỹ thuật quân sự rất nhanh. Bắc Kinh đã phát triển máy bay trang bị rađa tàng hình, các loại máy bay do thám tân tiến, tên lửa tinh vi và trang thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại nhất.
“Trong khi mong muốn một mối quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh nhưng Lầu Năm Góc cũng không thể bỏ qua những mặt cạnh tranh trong mối quan hệ của đôi bên, nhất là lĩnh vực liên quan đến những khả năng quân sự, một lĩnh vực mà Trung Quốc đang liên tục cải thiện với tỉ lệ gây sốc” - ông Work nói.
Ông Work đưa ra những bình luận trên tại buổi khánh thành của Sáng kiến nghiên cứu ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc (trụ sở tại Mỹ), được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu những tham vọng hàng không vũ trụ của Bắc Kinh.
Buổi khánh thành này diễn ra ngay thời điểm hàng trăm quan chức Trung Quốc đang đến Mỹ để dự diễn đàn kinh tế chiến lược Trung - Mỹ.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều xem mối quan hệ quân sự giữa hai nước này là một mối quan hệ có “nhiều cách hợp tác cũng như nhiều cách cạnh tranh”.
Ông Work cho biết thêm Lầu Năm Góc đang phát triển những kỹ thuật mới để giữ vững lợi thế của mình và giảm chi phí phản ứng các cuộc tấn công. 
MỸ LOAN

Du học sinh 'nói thật', phụ huynh Việt đau đầu


Khi theo học ở nước ngoài, du học sinh Việt Nam thường không mấy khó khăn để giành những điểm số rất ấn tượng trong các môn Toán – Khoa học… tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi tươi đẹp của tảng băng.
LTS:Cứ mỗi kỳ thi về, các phụ huynh và học sinh lại chộn rộn với kết quả học tập của các em. Nhưng những năm gần đây, các phụ huynh và chuyên gia giáo dục lại bắt đầu hoang mang vì... nhiều học sinh giỏi quá. Áp lực và thời gian học hành gia tăng; nhưng cái giỏi này có thực chất không, có đi đôi với hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống không? 
Tuần Việt Nam mở diễn đàn Thế nào là giỏi và giỏi để làm gì? Mời các phụ huynh và chuyên gia giáo dục cùng tham gia thảo luận. 
Các 'siêu nhân' Việt Nam
Hơn 20 năm đi học trong nước và nước ngoài, trải nghiệm cả hai nền giáo dục Á Âu, tôi luôn tự hào về khả năng tính nhẩm rất nhanh của mình, dù rằng chưa bao giờ được coi là một người khá toán khi còn học trong nước.
Niềm tự hào đó chắc sẽ là mãi mãi cho đến một cuộc đối thoại của giữa tôi và một người bạn nước ngoài. 
Thán phục trước khả năng tính nhẩm trong chớp mắt của tôi, trong khi bạn phải bấm máy tính rất lâu mặc dù phép tính khá đơn giản với đa số học sinh tiểu học ở Việt Nam. Chúng tôi đưa câu chuyện đi xa hơn khi hỏi về quá trình học tập của nhau khi còn là học sinh.
Ra là bạn hoàn toàn không được học những gì chúng tôi đã học: không biết tính nhẩm chỉ biết bấm máy tính nhưng lại được học kiên nhẫn xếp hàng khi qua đường hay chờ đợi; không hề biết giải những bài toán cực khó mà học sinh lớp 10 ở Việt Nam ngày nào cũng luyện, nhưng lại có kỹ năng lập kế hoạch công việc rất tốt và chính xác.
Nếu xét theo tiêu chí của người Việt "nét chữ nết người" thì có lẽ anh bạn tôi hẳn không phải… người tốt. Chữ anh quá xấu, nghiêng ngả hết cả, do chưa có ngày nào được học tập viết trên vở ô ly như chúng tôi ngày xưa. Thế nhưng anh lại có thể say sưa kể với tôi về những vở kịch kinh điển của Shakespeare, sẵn sàng bỏ hàng giờ lang thang trong Bảo tàng Anh Quốc (British Museum) để kể cho tôi về hòn đá Rosetta (The Rosetta Stone) và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày.
học giỏi, học dốt, giáo dục
Các du học sinh ở Anh. Ảnh: Studylink
Tôi thấy may cho bạn đã không học ở Việt Nam, vì với cái kiểu đấy, tôi biết bạn sẽ chẳng bao giờ được là học sinh giỏi. Tuy nhiên, phải nhìn nhận lại thật tường minh và nghiêm túc “Thế nào là học giỏi và có nhất thiết phải học giỏi bằng mọi giá hay không?”
Bố mẹ Việt có thực sự sợ con mình dốt không? Không, đúng ra là họ sợ con mình dốt trong khi xung quanh “con nhà người ta” giỏi hết. Dốt cũng được, nhưng tuỵệt đối không được dốt… một mình.

“Quyền được học dốt” hay gọi tên chính xác hơn là quyền được học – được phát triển với đúng năng lực bản thân đang là một quyền mà phần đông học sinh Việt Nam đang chính bố mẹ, thầy cô, và xã hội vô hình trung xâm phạm một cách không thương tiếc.
Quả thật có một sự khác biệt rất lớn trong đường lối giáo dục của thế giới phương Tây và Việt Nam.
Nền giáo dục Anh và nhiều nước khác chú trọng đào tạo ra con người phát triển toàn diện, giúp từng cá nhân nắm bắt và định vị được tiềm năng để tự định hướng đi phù hợp và phát triển khả năng thích ứng với đa dạng cuộc sống.
Sau kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc (16-17 tuổi) và thi lấy chứng chỉ giáo dục phổ thông (GCSE), các em học sinh được rộng mở với hai lựa chọn: học các nghề các em ưa thích và đã được định hướng từ trước tại các trường cao đẳng hay các khoá học nghề; hoặc theo đuổi con đường học vấn bằng cách tiếp tục học dự bị A-levels để vào các trường đại học.
Sẽ không có kỳ thị thành hay bại cho bất cứ lựa chọn nào.
Giáo dục Việt Nam lại đang cố gắng đào tạo con người “học giỏi” theo những khuôn mẫu được xã hội định dạng sẵn. Như thế nào là học giỏi “kiểu Việt Nam”? Là điểm số cao chót vót? Là giấy khen – danh hiệu? Là nhất định phải đỗ đại học? Tất cả những điều đó dường như đã trở thành những quy chuẩn mặc định khó có thể lung lay. Phụ huynh Việt đặc biệt dễ phát sốt lên với “thần đồng”.
Dốt cũng được, nhưng không được dốt... một mình
Khi theo học ở nước ngoài, du học sinh Việt Nam thường không mấy khó khăn để giành những điểm số rất ấn tượng trong các môn Toán – Khoa học… tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi tươi đẹp của tảng băng.
“Học tốt nhưng kỹ năng giao tiếp hạn chế - làm việc nhóm chưa hiệu quả - chưa thật tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá”… thường là những lời nhận xét không hiếm gặp của các thầy Tây cho trò Việt ở Anh.
Để trở thành học sinh giỏi, học sinh Việt phải chăng đang mất nhiều hơn “được”?
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải quên ăn quên ngủ, quên chơi và quên cả tuổi thơ để bố mẹ đang "đầu cơ" vào các lò luyện chữ luyện viết chữ đẹp, để phấn đấu góp phần đưa nước ta trở thành đất nước có chữ viết tay đẹp nhất trong thế giới toàn dùng máy tính?
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải tự cắt bớt thời gian thư giãn, nghỉ ngơi của mình để chạy theo guồng máy đầy áp lực của thi cử? Phải là Giỏi, phải là Xuất sắc, phải là người dẫn đầu, dù có là dẫn đầu trong mệt mỏi… Đó là còn chưa kể tới những trường hợp “Con cứ việc học, còn giấy khen….. để bố mẹ lo”.
Mỗi năm có bao nhiêu em đang phải vật lộn với những môn học, những đơn vị kiến thức mà có thể rất lâu sau hoặc cũng có thể không bao giờ các em hiểu rằng cần học điều đó để làm gì.
Đồng phục là một nét đẹp nhân văn nơi học đường, tuy nhiên đồng phục giấy khen- đồng phục tư duy- đồng phục “Học sinh giỏi” đang ngày càng phổ biến như hiện nay thật khó có thể coi là một chuyện đáng mừng.
Tôi tự hỏi sau cùng bố mẹ Việt có thực sự sợ con mình dốt không? Không, đúng ra là họ sợ con mình dốt trong khi xung quanh “con nhà người ta” giỏi hết. Dốt cũng được, nhưng tuyệt đối không được dốt… một mình.
“Quyền được học dốt” hay gọi tên chính xác hơn là quyền được học – được phát triển với đúng năng lực bản thân đang là một quyền mà phần đông học sinh Việt Nam đang chính bố mẹ, thầy cô, và xã hội vô hình trung xâm phạm một cách không thương tiếc.
Tuổi thơ và những tháng ngày tươi đẹp nhất của rất nhiều học sinh Việt Nam đang bị đánh cắp bởi một logic đang ngày càng tỏ ra không phù hợp trong thời đại mới “Học giỏi là con đường độc đạo để thành công.”
Con bạn có được quyền đi ngủ lúc 9h tối nay thay vì luyện đến gần sáng chỉ để chuẩn bị thi vở sạch chữ đẹp hay không – đó không phải là câu hỏi dành cho Bộ Giáo dục và nhà trường, mà dành cho chính bạn, những quý vị phụ huynh đáng mến – những người định hướng quan trọng nhất cho con em mình.
Con học giỏi vì cuộc sống, hay học giỏi vì thành tích? Chỉ chính quý vị mới có thể trả lời.
Hoàng Huy

"Cảnh giác với pháo đài ngầm Trung Quốc ở Biển Đông"


(GDVN) - "Kết luật của riêng tôi là, ngay bây giờ Trung Quốc sẽ áp dụng một chiến lược pháo đài (ngầm) ở Biển Đông", Bernand D. Cole nói.
Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Chinamil.com.cn.
The Sydney Morning Herald ngày 23/6 đưa tin, một số nhà phân tích quốc phòng và an ninh cho rằng trong nhiều tháng qua, Trung Quốc bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông (khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã đánh động các quan chức Mỹ cũng như các nước láng giềng Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, điều gì đang xảy ra dưới nước ở Biển Đông cũng rất đáng lo ngại.
Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm khá lớn, trong đó có cả các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Việc mở rộng tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể được sử dụng để tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu, hoặc là một pháo đài dưới nước ở Biển Đông cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trú ẩn, tránh bị phát hiện. Biển Đông sẽ là một nơi rất tốt để tàu ngầm Trung Quốc ẩn náu, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.
Đáy Biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, với những hẻm núi dưới nước có thể giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu, tránh bị phát hiện. Nguy cơ xung đột, đối đầu ở Biển Đông dự kiến sẽ là trọng tâm Đối thoại Chiến lược Mỹ - Trung tại Washington ngày 23/6 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Tuần trước Bắc Kinh thông báo "sắp bồi lấp" xong ở Biển Đông, nhưng đã không được các quan chức Mỹ chào đón.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel lưu ý rằng hoạt động tiếp tục xây dựng các cơ sở trên đảo nhân tạo, bao gồm căn cứ quân sự là hành vi gây rắc rối của Trung Quốc, đi ngược lại mục tiêu làm giảm căng thẳng ở Biển Đông. "Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn yêu cầu Trung Quốc ngừng bồi lấp, xây dựng và chắc chắn không quân sự hóa thêm các tiền đồn ở Biển Đông", ông Daniel Russel nhấn mạnh.
Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh coi Biển Đông là "tài sản chiến lược" vị nó bảo vệ sườn phía Nam của Trung Quốc, bao gồm một căn cứ tàu ngầm ở Tam Á đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng hầm ngầm dưới nước và lặng lẽ điều động một số tàu ngầm đến đây, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Tính đến năm ngoái Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, trong đó 5 tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Cổng vào căn cứ tàu ngầm Trung Quốc tại Tam Á chụp từ vệ tinh, nguồn: Daily Mail.
Chưa dừng lại, Bắc Kinh có kế hoạch bổ sung thêm 5 chiếc tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo nữa, theo báo cáo của Lầu Năm Góc năm ngoái. Tháng Tư năm nay trong một cuộc họp báo ở Washington, Đô đốc William Gortney, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ khi bình luận về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã nói: "Bất cứ khi nào một quốc gia đã phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể đe dọa đến Hoa Kỳ đều là mối quan tâm của tôi."
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã tăng cường khả năng răn đe hạt nhân trước sự phát triển lĩnh vực này tại Mỹ và Nga. Chương trình tàu ngầm của họ là một phần quan trọng thúc đẩy chiến lược hạt nhân. Tên lửa đạn đạo JL2 phóng từ tàu ngầm Trung Quốc không thể chạm đất Mỹ từ Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh hy vọng sẽ cải thiện tầm bắn của những tên lửa này, đó là lý do tại sao giới phân tích tin rằng Trung Quốc xem Biển Đông là thành trì cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân của mình.
Bernard D. Cole, một giáo sư từ Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ từng là sỹ quan hải quân về hưu cho biết, Liên Xô từng phát triển các "pháo đài ngầm" trong Chiến tranh Lạnh khi tình báo Moscow cảnh báo, người Mỹ dễ dàng theo dõi các tàu ngầm của họ dưới đáy đại dương. Vì vậy Liên Xô đã tạo ra các căn cứ ngầm dưới đáy biển cho tàu ngầm hoạt động bí mật càng gần (căn cứ) Mỹ càng tốt. Một căn cứ đã được tạo ra dưới đáy biển Bạch Hải và một cái còn lại ở biển Okhotsk phía Bắc Nhật Bản.
Tàu ngầm Trung Quốc được biết đến là tương đối ồn và dễ bị phát hiện nên khó có thể giữ bí mật khi hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng một khi Trung Quốc cải thiện được tầm bắn của các tên lửa, họ có thể không cần di chuyển tàu ngầm ra khỏi Biển Dông mà vẫn đe dọa trả đũa được Mỹ.
"Kết luật của riêng tôi là, ngay bây giờ Trung Quốc sẽ áp dụng một chiến lược pháo đài (ngầm) ở Biển Đông", Bernand D. Cole nói với The Sydney Morning Herald. Còn giáo sư Carl Thayer và các nhà phân tích khác thì cho rằng, Trung Quốc vin nhiều lý do để bồi lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Một trong những mục đích chính của Bắc Kinh là để uy hiếp láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Cuba theo Mẽo rùi

Cuba và Mỹ bắt tay xây cây cầu vĩ đại nối hai đất nước

Một hợp đồng trị giá 120 triệu USD vừa được ký kết trong thỏa thuận xây dựng do chính quyền Mỹ đề xuất vào năm ngoái.
Cây cầu dài 143km này sẽ hỗ trợ thương mại và đoàn tụ của những gia đình có thân nhân đang cư trú tại Mỹ. 
Anh quốc cũng có khoản đầu tư lớn về vốn và nhân công, do nước này có kinh nghiệm tốt hơn trong việc xây dựng cầu cảng. Cây cầu sẽ được thiết kế chống lại bão và các dòng hải lưu mạnh với nhiều dây văng, với tổng chiều dài lên tới 40km. 
Theo các chuyên gia trong ngành, đây sẽ là một trong những công trình lớn nhất được xây dựng bởi con người và sử dụng tới những kỹ thuật tối tân nhất.

Cây cầu sẽ được xây từ Matanzas qua Vịnh Florida tới Keywest (Ảnh: Wikipedia)
Dự tính nếu khởi công vào năm sau, cây cầu sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2021. Các mốc được chọn làm đầu cầu là thành phố đảo Key West, thuộc bang Florida và bờ biển Camarioca tại Matanzas, Cuba. Hai địa điểm được coi là sẽ tạo nên "đường thẳng hoàn hảo" với khoảng cách ngắn nhất có thể cùng các tiêu chuẩn an toàn khác.
Cuba cũng đang làm việc với đại sứ quán để đưa ra một vài điều luật với khách du lịch để tránh nhập cư bất hợp pháp. Người lưu thông cũng có thể sử dụng xe con và xe bán tải, trừ những xe tải lớn. 
Các nhà đầu tư đang đặt rất nhiều hy vọng vào dự án này.
Thiên Trang (Theo Actualite)

22 tháng 6, 2015

Đại gia phá luật, lobby chính sách

Đại gia phá luật, lobby chính sách: Các bộ đều biết cả?

"Có những Tập đoàn kinh tế lobby chính sách giỏi đến mức bẽ gãy luôn cả luật. Các bộ đều hiểu vấn đề này cả", Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hoá bức xúc.
Các bộ thực thi chính sách tốt ở đâu?
Với ý nghĩa là kết quả doanh nghiệp chấm điểm việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật kinh doanh của 14 bộ ngành, lễ công bố chỉ số MEI 2014 của VCCI chiều 22/6 rất được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong đợi.
Tuy nhiên, vào cuối buổi lễ, có những ý kiến đưa ra đã không giấu nổi sự hoài nghi về năng lực của các bộ ngành.
cải-thiện, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực, canh-tranh, xếp-hạng, chỉ-số, VCCI, văn-bản, trái-luật, điều-kiện-kinh-doanh cải thiện, môi trường kinh doanh, năng lực, cạnh tranh, xếp hạng, chỉ số, VCCI, văn bản, trái luật, điều kiện kinh doanh

"Các bộ được đánh giá là tổ chức thi hành văn bản pháp luật về kinh doanh khá tốt, cải thiện nhất trong 5 chỉ số. Nhưng thực chất, việc thi hành các văn bản này nhiều khi là mang tính áp đặt", ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam chia sẻ.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hoá thẳng thắn: "Có những Tập đoàn kinh tế lobby chính sách giỏi đến mức bẽ gãy luôn cả luật. Các bộ đều hiểu vấn đề này cả".
"Tôi không tiện nêu tên ở đây, nhưng có những bộ còn tuyên bố, anh thích cắp cặp đi đâu kiến nghị thì đi", ông giãi bày.
Sự thất vọng của những đại diện cộng đồng doanh nghiệp thể hiện rõ khi ông Thanh nhìn quanh và nói: "Hội trường giờ chỉ còn có báo chí là chủ yếu. Chúng ta có thấy các anh chị ở các bộ ngồi đây đâu, ngoài trừ vài người".
Bởi theo ông, hình ảnh này quá tương phản với buổi lễ Công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cũng là VCCI thực hiện, tổ chức lạiKHÁCH SẠN Melia rất hoành tráng, hội trường đông nghịt. Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tỉnh đều tham gia đông đủ, nhất là các tỉnh tăng điểm. Họ đến dự để còn chúc tụng, ăn mừng.
Chỉ số MEI 2014 đã đánh giá 14 bộ ngành về 5 lĩnh vực gồm soạn thảo văn bản pháp luật; chất lượng văn bản; mức độ công khai thông tin và tuyên truyền; khâu tổ chức thi hành và khâu rà soát kiểm tra việc thi hành pháp luật.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù khâu soạn thảo văn bản bị cho là dở nhất, khi âm tới 4,16% điểm thì công tác tổ chức thi hành pháp luật lại được cho là có cải thiện nhất, khi tăng tới 25,95% điểm so với bảng xếp hàng kỳ trước, năm 2012.
Nhóm nghiên cứu đã kết luận, các Bộ đã không chỉ còn thực hiện vừa đủ nghĩa vụ đặt ra mà bắt đầu có những nỗ lực nhất định để thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả hơn.
Nản vì chính sách lạc hậu
Không chỉ doanh nghiệp, bà Dương Thanh Mai, nguyên là cán bộ Bộ Tư Pháp cũng băn khoăn trước bảng điểm có vẻ tươi sáng về việc xây dựng và thực thi pháp luật kinh doanh của các bộ ngành.
Bà bộc lộ: "Chỉ số thi hành pháp luật khá đã thực sự chính xác hay chưa?"
cải-thiện, môi-trường-kinh-doanh, năng-lực, canh-tranh, xếp-hạng, chỉ-số, VCCI, văn-bản, trái-luật, điều-kiện-kinh-doanh cải thiện, môi trường kinh doanh, năng lực, cạnh tranh, xếp hạng, chỉ số, VCCI, văn bản, trái luật, điều kiện kinh doanh

Bà Mai cho hay, năm 2014, có 111 văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật nhưng chỉ có 18,5% số văn bản này có thời điểm hiệu lực cùng với luật và pháp lệnh. Còn lại, trên 26% văn bản hướng dẫn có thời gian hiệu lực chậm trên 6 tháng so với hiệu lực của Luật và pháp lệnh. Thậm chí, 70% các văn bản hướng dẫn là ban hành chậm trên 2 tháng so với hiệu lực của Luật, trong đó, 50% là chậm trên 24 tháng.
Đó cũng là lý do mà VCCI đánh giá, hiệu quả của việc soạn thảo văn bản pháp luật kinh doanh là thấp nhất.
"VCCI nên cân nhắc việc đánh giá cụ thể điểm yếu này và thống kê các văn bản hướng dẫn chậm ban hành sau khi Luật có hiệu lực. Bởi sự chậm trễ đó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh doanh, cả về pháp lý, đối nội, đối ngoại", bà Mai đề nghị.
Trước đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đã chia sẻ: "Khi làm ở VCCI, tôi nhiều lúc khá nản. Từ dự thảo đầu tiên cho đến khi văn bản được ban hành, qua mấy chục phiên bản, nội dung không khác nhau nhiều mấy. Nhưng khi đó, thực tế cuộc sống đã khác rất nhiều rồi".
Chưa kể, "có những vấn đề doanh nghiệp kêu triền miên từ năm nay qua năm khác, quá nhiều cuộc đối thoại giữa Chính phủ, bộ ngành với doanh nghiệp mà rồi, vẫn không thay đổi căn cơ gì", bà cho biết.
Vị cựu phó chủ tịch VCCI đề nghị: "Môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày, các Bộ nên làm sao tăng tốc ban hành văn bản pháp luật kịp thời. Đừng nên kéo dài quy trình, để đến lúc ra được chính sách thì lại gây thất vọng, vì lạc hậu với cuộc sống và không đáp ứng yêu cầu mới của xã hội".
Bà cũng cho rằng, các bộ nên coi doanh nghiệp là đối tác thay vì là đối tượng trong quá trình xây dựng chính sách. Việc tham vấn chính sách phải diễn ra thực sự, không hình thức, không phải cứ hỏi rồi không nghe.
Chỉ số MEI 2014 dựa trên kết quả khảo sát 228 hiệp hội doanh nghiệp.
Về tổng thể, Bộ Giao thông và vận tải đứng đầu về mức độ cải thiện, khi tăng tới 27,58% điểm.
Cụ thể ở 5 lĩnh vực, Bộ KHĐT đứng đầu về hiệu quả khâu soạn thảo, Bộ NN& PTNT đứng đầu về chất lượng văn bản, Bộ TT&TT đứng đầu về minh bạch văn bản, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu về tổ chức thi hành văn bản, Bộ Giao thông vận tải đứng đầu về việc rà soát, hậu kiểm việc thực thi văn bản pháp luật.
Ngược lại, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đứng cuối về khâu soạn thảo văn bản, Bộ Y tế đứng cuối về chất lượng văn bản và cuối cả về khâu hậu kiểm, rà soát thực thi văn bản, Bộ VHTT&DL đứng cuối về minh bạch văn bản chính sách, Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức thi hành văn bản kém nhất.
Về xử lý vi phạm của các cán bộ công chức, Bộ Công Thương làm tốt nhất, trong khi Ngân hàng Nhà nước xử lý kém nhất.
Phạm Huyền