Trang

21 tháng 6, 2015

Xã hội Trung Quốc đang lung lay tận gốc rễ


Đăng Bởi  - 
Phat trien kinh te huy diet nong thon Trung Quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Một sự kiện gây chấn động toàn bộ xã hội Trung Quốc (TQ) trong tuần qua là việc bốn trẻ em ở thị trấn Tất Tiết, tỉnh Quý Châu uống thuốc trừ sâu tự vẫn do bị cha mẹ bỏ ở nhà.

Sự kiện đau lòng này gây ra một cuộc tranh luận lớn ở TQ, khi đây không phải là một trường hợp cá biệt, mà là tình trạng chung ở rất nhiều gia đình nông thôn TQ. 
Sau hơn ba mươi năm phát triển kinh tế cao độ, dẫn đến những xáo trộn lớn lao trong xã hội. Sự kiện thảm khốc ở thị trấn Tất Tiết gây tranh cãi lớn, vì được xem như mặt trái khủng khiếp mà sự phát triển kinh tế ở TQ gây nên. Đó là tình trạng ly tán đang phổ biến với các gia đình nghèo ở các thị trấn và vùng nông thôn, nơi những người trong độ tuổi lao động thường bỏ quê lên thành phố tìm việc làm, bỏ lại người già và con trẻ ở quê nhà. 
Lý do bốn em nhỏ xấu số ở Quý Châu tự vẫn được cho là do sự sợ hãi và cô độc do không có sự chăm sóc của bố mẹ, khi người mẹ đã bỏ đi, người cha làm việc ở xa nhà và gửi tiền về để bốn đứa con tự chăm sóc lẫn nhau. 
Năm 2012 cũng tại Quý Châu xảy ra vụ 5 em nhỏ bị ngộ độc khí carbon monoxide do đốt chất thải để sưởi ấm.
Sau sự việc gây bàng hoàng cho dư luận TQ, Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi chấm dứt những thảm kịch tương tự, đồng thời xử lý những quan chức thiếu hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh trên. 
Nhưng lời tuyên bố này có lẽ khó trở thành hiện thực, khi nó đang là tình trạng phổ biến ở rất nhiều thị trấn và vùng nông thôn TQ hiện nay. 
Việc người trong độ tuổi lao động bỏ quên lên thành phố duyển hải phía đông TQ, bỏ lại người già và trẻ nhỏ ở quê, dẫn đến việc hình thành ngày càng có nhiều “thị trấn ma”, nơi đa phần là người già sống buồn tẻ. 
Đây được xem là một trong những bi kịch trong xã hội TQ, nơi tốc độ đô thị hóa đang thuộc diện nhanh nhất thế giới, nhưng cũng dẫn đến việc gây ra một sự chia rẽ xã hội lớn lao.
Những trường hợp như gia đình bốn em nhỏ ở Quý Châu không phải là hiếm trong xã hội TQ. 
Cuộc điều tra cuối năm 2014 cho thấy TQ còn 128.000 ngôi làng nghèo với số người nghèo khoảng 92 triệu người. 
Nhiều người cho rằng con số người nghèo ở TQ còn lớn hơn nhiều, do chuẩn đánh giá của TQ khá thấp, và rất nhiều người lao động nghèo ở thành phố không nằm trong diện đánh giá. 
Theo báo cáo của Liên hiệp phụ nữ TQ, năm 2013 có khoảng 60 triệu trẻ em có hoàn cảnh giống gia đình bốn em nhỏ ở Quý Châu, 3,4% trong số đó là phải tự nuôi thân. Thiếu đi sự chăm sóc và dạy dỗ của người lớn, đang dẫn đến việc số trường hợp bi kịch có thể xảy ra đang ngày càng gia tăng. 
Hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế TQ sẽ không thể cải thiện, khi tình trạng người lớn bỏ quên lên tỉnh tìm việc làm vẫn tồn tại. 
Cơ hội để gia đình đoàn tụ ở thành phố rất thấp, khi người lao động ở các vùng nông thôn chỉ có thể lao động phổ thông có thu nhập thấp, chỉ đủ gửi tiền về trang trải cuộc sống cho gia đình ở quê nhà, chứ không thể đưa cả gia đình lên thành phố. 
Vấn đề ô nhiễm môi trường và hệ thống chăm sóc sức khỏe kém cỏi, khiến ngày càng nhiều người cao tuổi ở các vùng nông thôn TQ qua đời, số lượng trẻ em phải tự chăm sóc bản thân và đối mặt với những sức ép từ cuộc sống ngày càng tăng lên. 
Đó là bi kịch lớn nhất và đang diễn ra ở quy mô sâu rộng nhất trong xã hội TQ. Nó đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải chú trọng vào việc phát triển toàn diện và đồng đều hơn ở các vùng miền, nơi người lao động địa phương có thể tìm việc làm và chăm sóc con cái và gia đình mà không cần xa nhà nữa. 
Vấn đề này vẫn đang chỉ dừng lại ở mức độ mục tiêu của Bắc Kinh, sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa để nó trở thành sự thực. 
Chiến lược phát triển kinh tế của TQ vẫn đang theo kiểu vệt dầu loang, và chính phủ TQ ước tính: cần ít nhất 10 năm nữa để có thể tiến hành chính sách phát triển kinh tế đồng đều hơn ở các địa phương. 
Nhàn Đàm (theo Reuters)

Một chuyện nghẹn ngào về lòng tự trọng


Đăng Bởi  - 
cau chuyen ve long tu trong
Cô sinh viên giầu lòng tự trọng Nguyễn Chúc Ly (Ảnh từ facebook của nhà văn Nguyễn Đông Thức)

Một nữ sinh viên nghèo khó từ chối suất học bổng 500.000 đồng/tháng từ những người hảo tâm, em xin nhường cho những bạn nghèo hơn.

Vài ngày trước đây, rất nhiều người trong chúng ta đã rưng rưng xúc động và cảm phục ông nông dân Lê Hảo ở Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã đem trả 152 triệu đồng tiền huyện bồi thường nhầm với lý do: “Không phải của mình thì trả lại”. Và đây, lại một câu chuyện đẹp nữa về lòng tự trọng của con người.
Trên trang mạng xã hội facebook của mình, nhà văn Nguyễn Đông Thức kể lại, nhóm “Mô tô học bổng” đem sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm đến học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa của anh và nhà văn Đoàn Thạch Biền 3 năm nay đã gặp rất nhiều những câu chuyện cảm động.
Gần đây, khi đến trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, trong 30 sinh viên nghèo mà nhà trường giới thiệu, nhóm từ thiện đã chọn ra 5 bạn để trợ giúp.  
Nhà văn viết: “Gọi điện thoại cho 5 cháu sinh viên khó khăn của trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, tất cả đều mừng rỡ khi được thông báo mình sẽ nhận sự hỗ trợ 500.000 đồng/tháng từ những Mạnh Thường Quân là bạn của tôi.
Chỉ duy nhất có một cháu run run xin được từ chối không nhận, vì cháu sắp ra trường (đang cuối năm 3) và do nhà quá khó khăn nên cháu sẽ xin đi làm ngay để phụ giúp gia đình.
Cháu nói vẫn mong sẽ có ngày học lên đại học, nhất định là như vậy, nhưng hẹn một thời gian sau và lúc đó có khó khăn sẽ gõ cửa bác Thức. Còn bây giờ thì phần học bổng dành cho cháu, các bác hãy ưu tiên dành cho các bạn đang tiếp tục học và gia đình quá khó khăn, còn rất nhiều ở Cà Mau.
Đó là cháu Nguyễn Chúc Ly (sinh viên năm 3 Khoa Kế toán, hộ cận nghèo, quê ở Ấp Xóm Lá, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình), có cha phải lên tận Đồng Nai làm thuê, mẹ lên TP Cà Mau làm phụ hồ.
Chúc Ly phải đứng trực bàn ở nhà hàng - mỗi đêm được 50.000 đồng - còn giờ rảnh thì nhận làm gia công nhang muỗi, người gầy gò nhỏ bé nhất, mà lúc tôi phỏng vấn đã khóc khi kể về hoàn cảnh gia đình mình, tôi đã đưa lên hàng đầu trong danh sách nên giúp đỡ.
Tôi hỏi đi hỏi lại, cháu vẫn nói cháu sắp không còn học nữa, và như vậy việc nhận tiền là không đúng mục đích của học bổng, cháu xin được từ chối.
Cúp máy xong, tôi cứ ngồi ngẩn ngơ một lúc lâu. Thêm một bài học cho tôi về nhân cách của một con người, giữa thời đại mà quá người giàu có vẫn còn ham hốt thêm hàng tỷ đồng tiền phi nghĩa”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức đã đồng ý để tôi đưa câu chuyện của Chúc Ly đến với đông đảo bạn đọc, có lẽ chẳng có mục đích gì ngoài việc để chúng ta được sẻ chia với nhau cảm xúc ngưỡng mộ một con người đầy lòng tự trọng.
Đó là một câu chuyện quá nghẹn ngào. Số tiền học bổng 500.000 đồng/tháng, với nhiều người trong chúng ta có lẽ quá nhỏ bé, chẳng đáng là bao, nhưng với những sinh viên nghèo như Chúc Ly, đó là một bàn tay chìa ra đúng lúc.
Thế nhưng cô sinh viên nghèo cũng không dám nhận. Vì cô tự xét thấy hoàn cảnh của mình, hết năm thứ 3 của trường cao đẳng, sẽ phải nghỉ học để đi làm giúp gia đình, nhận học bổng ấy là sai mục đích nên xin nhường học bổng cho những bạn khó khăn hơn.
Chúc Ly rất đáng nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người. Vì dù nghèo khó vất vả nhưng em không tham, không nhắm mắt nhận bừa số tiền học bổng và cao đẹp hơn, Chúc Ly xin nhường lại cho những bạn còn khó khăn hơn mình.
Thế mới biết, trên đời này, không có gì bao la rộng lớn hơn tình người, không có gì đẹp đẽ hơn tình người. Cái tình người hào phóng ấy, càng cảm động hơn khi nó không đến từ những người no đủ mà từ những người nghèo khó, đang nhặt nhạnh từng đồng xu.
Tôi vẫn luôn tin rằng, người như Chúc Ly nhất định sẽ thành công trong cuộc đời này dù hôm nay gia cảnh em khốn khó, dù hôm nay em không có đủ tiền để hoàn thành ước mơ được học đại học.
Một người tuy nghèo tiền bạc nhưng giàu có nhân cách và lòng tự trọng như vậy, dù có rơi vào hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng rạng rỡ, em là niềm an ủi cho tất cả chúng ta.
Chỉ tiếc rằng, lòng tự trọng trong xã hội hôm nay dường như đang rơi vào thời kỳ suy thoái, nhất là ở một bộ phận những người có quyền, có tiền.
Nhất định đất nước chúng ta sẽ có tương lai tươi sáng nếu bất kỳ công dân nào, dù đang ở vị trí nào, cao hay thấp đều có được ứng xử giàu lòng tự trọng như Chúc Ly.
Chúng ta đều tin vào điều đó.  
Mi An

18 tháng 6, 2015

Chất lượng sống ở Việt Nam rất kém

Theo báo Người Lao Động.

19/06/2015 01:48

Xếp hạng Việt Nam có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất thế giới của Numbeo.com rất cần thiết để tham khảo

Website Numbeo.com - trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới - vừa công bố đánh giá Việt Nam là quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới với số điểm -13,89, xếp sau cả Lào và Campuchia.
Đánh giá xếp hạng trên của Numbeo.com dựa theo 7 tiêu chí: mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm và giá nhà đất so với thu nhập. Dữ liệu được thu thập thông qua các khảo sát trực tuyến chứ không phải từ báo cáo chính thức của Chính phủ.
Tỏ ra bất ngờ với kết quả xếp hạng, TS Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải (GTVT) thuộc Trường ĐH GTVT Hà Nội, cho rằng việc khảo sát và thu thập thông tin trực tuyến là thiếu toàn diện, khách quan nếu so với nguyên tắc điều tra xã hội học thông thường. Tuy nhiên, TS Bình cũng thừa nhận các vấn đề giao thông tại Việt Nam tồn tại rất nhiều vấn đề phải xử lý, trong đó nổi lên là tình trạng kẹt xe, ô nhiễm khói bụi và tai nạn giao thông.

Kẹt xe là một trong những yếu tó làm giảm chất lượng sống ở Việt Nam Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Kẹt xe là một trong những yếu tó làm giảm chất lượng sống ở Việt Nam Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong khi đó, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho rằng vấn đề quá tải đô thị, ô nhiễm… thì chắc chắn không thể phủ nhận. “Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tệ hại hơn, mà một trong những nguyên nhân là do lượng người đổ về đô thị đông, số lượng phương tiện giao thông cá nhân quá lớn” - PGS Bình phân tích.
Cũng theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình, những con số mà Numbeo.com đưa ra rất cần thiết để tham khảo, như vấn đề an toàn xã hội. Theo đó, ông khẳng định không chỉ Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng tiềm ẩn những bất ổn về tội phạm, nạn trộm cướp, các nguy cơ đe dọa đến an toàn đời sống. Do đó, dù xếp hạng thấp hay cao thì những vấn đề này đều cần phải cải thiện.
Về vấn đề quyền con người, PGS Bình đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện khá tốt nhưng kết quả khảo sát trong phạm vi nhỏ này chưa xem xét đến. “Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và thứ ba trên thế giới ký Công ước quyền trẻ em; đồng thời đã từng bước gỡ bỏ những rào cản về quyền con người. Chúng ta đã nỗ lực rất lớn để cải thiện hình ảnh của Việt Nam với thế giới và được ghi nhận” - ông khẳng định. Dù vậy, nhân có xếp hạng này, PGS Bình cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy quyền con người, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Phải tích cực tháo gỡ các rào cản ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Hiện nay, chúng ta nhập cuộc hoặc sửa chữa những tồn tại một cách “nắn nót”, “dè dặt” quá. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến Việt Nam bị xếp hạng thấp trong nhiều cuộc khảo sát, đánh giá” - PGS Bình nói.

Giá nhà quá đắt đỏ
Về tiêu chí giá nhà đất so với thu nhập, TS - chuyên gia xây dựng Phạm Sỹ Liêm thừa nhận đánh giá của Numbeo.com phần nào phản ánh đúng thực tế. Đó là tỉ lệ người dân được sở hữu nhà ở Việt Nam quá thấp mà nguyên nhân là do nhu cầu lớn trong khi chính sách phát triển nhà ở của nước ta chưa phát huy nhiều tác dụng. “Có đến 70 vạn người dân nông thôn ra đô thị phải chen chúc trong các khu nhà trọ chật chội. Thậm chí, công chức nhà nước làm việc tại Hà Nội 5-6 năm vẫn không mua được nhà” - ông Liêm cho biết.

Thùy Dương

16 tháng 6, 2015

ĐIỆN ẢNH VÀ TÔI


Đóng máy, kết thúc phần quay phim điện ảnh LIÊN MINH HUYỀN THOẠI.
Xin cám ơn tập thể đoàn phim !
Cám ơn tất cả các anh chị em cộng tác viên ! Cám ơn tất cả mọi người, cám ơn các đơn vị
đã ủng hộ đoàn làm phim và PHÚ HẢI MOVIES !
Xin cám ơn và hẹn gặp lại !
Phạm Văn Hải
 Một số hình ảnh về quá trình quay phim:


Quay đại cảnh trong khi trời mưa, đêm lạnh. 100 người làm việc từ sáng hôm nay tới... 
4h sáng hôm sau.
Làm phim cũng... zui quá ha ?



Ảnh của Hải Phạm.

Bộ tộc LẠC NAM mới xuất hiện ở Việt Nam ... ... trong phim LIÊN MINH HUYỀN THOẠI của PHÚ HẢI MOVIE.
Ảnh của Hải Phạm.

30 tháng 5, 2015

Mỹ không lùi bước trước Trung Quốc tại Biển Đông


Đăng Bởi  - 
My se khong lui buoc truoc Trung Quoc tai Bien Dong
Tàu chiến hiện đại của Mỹ sẽ gia tăng tuần tra trên Biển Đông chống Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã chuyển một thông điệp mạnh mẽ tới chính sách bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, ông yêu cầu Bắc Kinh phải dừng ngay hành động cải tạo đất phi pháp của mình và tuyên bố rằng các lực lượng của Mỹ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc tại Biển Đông.

"Không nên có hiểu lầm: Mỹ sẽ bay, tuần tra trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter nói trong một bài phát biểu ngày 27.5 tại Hawaii.

Bình luận của ông Carter là một phản ứng mạnh mẽ với các yêu sách của Trung Quốc trên biển và không phận thuộc Biển Đông. Trung Quốc gần đây thường xuyên thách thức các chuyến bay tuần tra của quân đội Mỹ trên Biển Đông gần với "đại công trường" cơi nới đảo bất hợp pháp của họ.
"Chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và dừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đất và các yêu sách phi lý", ông Carter nói. " Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ sự quân sự hóa đơn phương trong khu vực tranh chấp".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố lập trường cứng rắn của mình trước chuyến đi đến hội nghị Đối thoại Shangri-La 2015 tại Singapore từ ngày 29-31.5, nơi mà Đô đốc Hải quân Sun Jianguo sẽ dẫn đầu một phái đoàn Trung Quốc tham dự.
Ông Carter cho rằng hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến "nhu cầu về sự tham gia của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng".  "Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó, Chúng tôi vẫn sẽ là người đảm bảo an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới".

Trong chuyến công du kéo dài 11 ngày của ông Carter đến châu Á lần này, ông sẽ đến Việt Nam và Ấn Độ để gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ với những quốc gia này. Tuy nhiên, ông Carter không công khai những điều mà ông sẽ bàn thảo với hai quốc gia châu Á kể trên để gia tăng hợp tác với họ cũng như những hành động của quân đội Mỹ trong tương lai tại Biển Đông.
Mỹ hiện đang tìm cách để điều chỉnh các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực để tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nếu điều đó là cần thiết.
Ngoài ra một khả năng cao hơn là tàu chiến Mỹ sẽ tuần tra ngay trong phạm vi 12 dặm (20 km) xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, nhằm đưa ra thông điệp đanh thép rằng Mỹ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thiên Hà (theo Reuters và Bloomberg)

29 tháng 5, 2015

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

BTTD: Thiếu tướng còn nói thế thì dân đen nghĩ gì?

(Dân trí) - Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. 

 >> Không để "hy sinh đời bố, củng cố đời con"

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.
Họ, những “cán bộ tiền tỉ” đó làm giàu bằng cách nào vậy? Xin thưa, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ đã chỉ rất rõ: “lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Và cay đắng hơn, vị Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội này còn thẳng thắn bày tỏ, rằng những “công bộc” này “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ do bức xúc với tệ nạn tham nhũng nên tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ tử hình đối với tội tham nhũng. 
Trên báo Tiền phong, bài “Không để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ: “Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.
Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối caoTrần Văn Độ cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân:
“Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt Đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn …
Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”. Ông Độ nói.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng cho rằng “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ (tử hình - NV) người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền còn bày tỏ không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Theo ông Quyền hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Trở lại với những phát biểu của Thiếu tướng, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ, chỉ có 51 chữ, bác Tỷ đã chỉ ra một thực trạng tham nhũng “khủng khiếp” lên tới “vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng” nhưng lại bằng cái cách còn… “khủng khiếp” hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Và có lẽ vì vậy bác Tỷ bày tỏ: “Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

26 tháng 5, 2015

"Ăn của dân không từ một cái gì"

11/09/2013 12:15 GMT+7
TTO - Tiền của các cháu dân tộc thiểu số còn bị biển thủ đến gần 3 tỷ đồng, liều vacxin tiêm cho một cháu, lại san ra tiêm cho hai cháu… "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9.
Tại phiên họp, những vấn đề bất cập nhất được đề cập là chất lượng khám chữa bệnh với người có thẻ bảo hiểm y tế, việc cấp trùng hàng trăm ngàn thẻ bảo hiểm y tế…
Phiếu xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) của hai người khác nhau nhưng các kết quả xét nghiệm lại hoàn toàn giống nhau  - Ảnh tư liệuPhóng to
Phiếu xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) của hai người khác nhau nhưng các kết quả xét nghiệm lại hoàn toàn giống nhau - Ảnh tư liệu
Người có thẻ bị chích đau hơn người có tiền
Ông Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị báo cáo trình Quốc hội phải nêu rõ việc thực hiện khám chữa bệnh thế nào, y đức trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ra sao? “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…” - ông Sơn nói.
“Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn” - phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.
Tuy nhiên, bà Doan cũng chia sẻ rằng “bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.
Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.
Bà Doan tiếp lời: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Một người có nhiều thẻ bảo hiểm y tế
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho biết: “Có tỉnh nghèo như Gia Lai mà chi không hết tiền bảo hiểm y tế nên phải trả lại trung ương. Hỏi ra thì mới biết khi khám chữa bệnh bà con phải cùng chi trả một phần, tỷ lệ ít thôi nhưng đồng bào không có tiền để nộp, nên không thanh toán được bảo hiểm.Tôi hỏi chẳng lẽ không có thuốc thì cho bà con về à? Lãnh đạo tỉnh bảo cuối cùng phải chi tiền ngân sách tỉnh ra để bù vào”.
“Trong khi đó, có anh cán bộ người dân tộc khoe với tôi là bản thân em có ba cái thẻ bảo hiểm. Quản lý như thế nào mà để xảy ra tình trạng như vậy?” - ông Ksor Phước hỏi.
Ông Phước cũng đặt vấn đề về tình trạng bệnh viện quá tải, tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến. “Hiện nay quá tải là quá tải ở những bệnh viện chuyên khoa, phải xử lý kỹ thuật cao. Điều này liên quan đến quy hoạch bệnh viện các tuyến rất hạn chế. Cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên bây giờ mới làm cái bệnh viện ung bướu ở Đà Nẵng” - ông nói.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn các ý kiến góp ý và cho rằng đó là những ý kiến thẳng thắn về những bất cập đang tồn tại trong lĩnh vực này. “Hạn chế thì chắc chắn hạn chế rất nhiều. Và vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội thì phải luôn cần được cải thiện” - bà nói.
Theo bà Tiến, ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải hai bộ của mình ghép vào nhau. Bảo hiểm y tế nó đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp.
“Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản. Như vậy là chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ” - bà Tiến trình bày.
Bà Tiến nói: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.
LÊ KIÊN