Trang

30 tháng 10, 2014

Đà Nẵng 'vượt rào' đưa người nghiện ma túy vào trung tâm

Cho rằng Luật xử lý vi phạm hành chính "trước sau gì cũng phá sản" với những quy định bất cập trong giải quyết việc cai nghiện, Đà Nẵng đã ban hành quy chế riêng.
Tại buổi họp báo sáng 30/10, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2014 đến nay đang bộc lộ những hạn chế.  Ông cho hay, theo quy định cùng nghị định và các văn bản dưới luật hướng dẫn, người nghiện ma túy là một loại bệnh cho nên phải đối xử với họ như một người bệnh. Vì thế việc đưa những người này vào các trung tâm cai nghiện là hạn chế quyền con người. Chỉ khi tòa án ra quyết định, chính quyền mới được đưa họ vào cai nghiện tập trung. Thực tế, các công đoạn từ tòa án họp cho đến lúc ra quyết định trải qua một công đoạn dài, như vậy phải mất thêm từ 6 đến 12 tháng cai nghiện tại cộng đồng và gia đình.
"Nếu việc cai nghiện tiếp tục không thành công thì mới lập hồ sơ, mà lập hồ sơ còn qua rất nhiều cơ quan như tư pháp, lao động thương binh xã hội, công an… Cứ mỗi cơ quan thêm 15 đến 20 ngày nữa họp rồi xét, tập hợp hồ sơ mới đưa cho tòa án xử thì quy định này hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn, và tôi dám chắc sẽ phá sản. Cả nước bây giờ không đưa được trường hợp người nghiện nào vào hết, mặc dù luật có hiệu lực từ 1/1", ông Thơ nói.
trai1-384197-1368790908-500x0-1204-14146
Thành phố là địa phương từng đưa thanh niên chậm tiến đến tham quan trại giam để các em ý thức hơn về hành vi của mình, sớm thay đổi trở thành người tốt. Ảnh:Nguyễn Đông.
Báo cáo từ phía công an cho thấy, Đà Nẵng hiện có 1.888 người nghiện còn lang thang ngoài cộng đồng, tuy nhiên con số thực tế được cho là còn nhiều hơn. "Từ tháng 6 Đà Nẵng khởi động một cách làm riêng bằng việc ban hành một quy chế riêng để cai nghiện cho người nghiện ma túy. Những cái gì mà luật chưa rõ ràng, thông tư nghị định chưa rõ ràng, quy định chưa cụ thể thì Đà Nẵng quy định", ông Thơ thông tin.
Ở quy chế của Đà Nẵng, những quy trình lòng vòng của luật được gộp lại. Tức là các ngành tư pháp, công an, lao động thương binh xã hội của các quận, huyện ngồi lại một lần và trong vòng 3 ngày để thống nhất lập hồ sơ, chuyển qua tòa án. Tòa án phải ra quyết định trong vòng 3 đến 5 ngày là có đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung hay không. 
Quy chế đã làm xong và ban hành cách đây một tháng, và đồng thời kèm theo quy chế cũng ban hành chính sách hỗ trợ cho công tác này mới làm được. Hiện quận Hải Châu đã giải quyết được một số trường hợp. "Tuần sau chúng tôi tổ chức họp để tổng rà soát và củng cố lại tinh thần để anh em làm quyết liệt, vì cũng có những ý kiến cho rằng làm như thế là vi phạm và không đúng luật. Nhưng đây là việc làm nhân đạo, giúp người nghiện nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng", ông Thơ nói thêm.
Theo ông Thơ, trước khi làm cách trên, thành phố đã có văn bản nêu rõ những khó khăn, vướng mắc gửi lên cấp trên, cùng các bộ, ngành trung ương nhưng đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi. Tuy nhiên thành phố vẫn phải làm vì từ lâu Đà Nẵng đã tuyên bố thành phố "5 không 3 có", trong đó không có người nghiện ma túy trong cộng đồng.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết thành phố vẫn xây dựng hai trung tâm thương mại tại hai chợ là chợ Hàn và chợ Cồn. Thành phố đang kêu gọi nhà đầu tư, và trong quá trình xây dựng sẽ tính toán để giữ lại những không gian, mặt hàng truyền thống, giải quyết thấu tình đạt lý lợi ích của các tiểu thương tại đây.
Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Đà Nẵng Võ Văn Thương thông tin, hiện Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ đã chỉ đạo ủy ban thành phố xử lý, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đến những sai phạm tại dự án Khu công nghệ cao.
Việc tổ chức xe công tại Trung tâm hành chính khi bộ máy hoạt động tập trung hiện chưa được thực hiện do tầng hầm đỗ xe chưa hoàn chỉnh. Những trụ sở làm việc của các sở, ban ngành trước đây một phần được giữ lại để phục vụ cho các mục đích công cộng, còn lại sẽ được bán đấu giá để thu hồi lại vốn.
Liên quan xóm 'ổ chuột' giữa trung tâm Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố cho biết việc giải tỏa gặp nhiều khó khăn vì không có quỹ đất tái định cư tại trung tâm. Tuần sau, Bí thư Thành ủy Trần Thọ sẽ xuống làm việc trực tiếp với người dân để cùng tìm hướng giải quyết.
Nguyễn Đông

29 tháng 10, 2014

Tổng hợp tin kinh tế VN

Việt Nam xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả 2014

Tin kinh tế 29/10: Việt Nam xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả 2014

Kim ngạch thương mại Malaysia-VN dự kiến đạt hơn 10 tỷ USD; Nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc về VN tăng vọt và triển vọng dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành … là những thông tin nổi bật.

World Bank: Việt Nam xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả 2014
Ngày 29/10, World Bank đã phát hành báo cáo thường niên quan trọng về Môi trường kinh doanh lần thứ 12. Báo cáo đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo, chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam năm 2014 là 72 trên tổng số 189 quốc gia. Đây là kết quả của việc cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia, giảm lãi suất tín dụng.
Kim ngạch thương mại Malaysia-Việt Nam dự kiến đạt hơn 10 tỷ USD
Trong một phát biểu mới đây với phóng viên hãng thông tấn Bernama, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Azmil Mohd Zabidi cho biết, kim ngạch thương mại song phương giữa Malaysia và Việt Nam dự kiến sẽ đạt hơn 10 tỷ USD trong năm 2014.

Theo ông Azmil, quan hệ song phương đã mở cửa trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư cho cả hai nước và dự kiến ​​sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai.
Viettel sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào mạng 3G tại Tanzania
Theo tin từ hãng Reuters, tổng thống Tanzania đã xác nhận việc Viettel đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào mạng viễn thông 3G tại nước này. Tanzania là nền kinh tế lớn thứ 2 tại khu vực Đông Phi với 29 triệu thuê bao di động đang hoạt động, tương ứng với mức độ thâm nhập là 2/3 dân số.
Tại Tanzania, Viettel sẽ phải cạnh tranh với 4 nhà mạng lớn là Bharti Airtel, Zantel, Vodacom Tanzania và Tigo Tanzania
Nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc về Việt Nam tăng vọt
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan VN, số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh thời gian qua. Trong tháng 9/2014 tổng số ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc đạt 1.359 chiếc ước đạt giá trị 52 triệu USD.
Tính chung trong 9 tháng số xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc đạt 8.388 chiếc có giá trị gần 328 triệu USD tăng gần 200% so với cùng kỳ 2013. 
Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã chính thức có thẩm tra báo cáo Đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cơ quan này cho rằng, cần tính toán theo giá đất cụ thể được xác định trên cơ sở Luật đất đai năm 2013 và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đã có hiệu lực để tránh phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai có ý kiến mong muốn dự án Cảng HKQT Long Thành sớm triển khai vì địa phương này đã công bố quy hoạch sử dụng đất quá lâu, tác động đến sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng quy hoạch dự án.
Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi trên 533 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng
Theo báo cáo của KBNN, trong 10 tháng đầu năm 2014, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 533 nghìn tỷ đồng đạt gần 76% so với dự toán.
Về tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi ước khoảng 208 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn xây dựng cơ bản tập trung giải ngân là 119 nghìn tỷ đồng, đạt 74,8% kế hoạch. Về vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân là 65 nghìn tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch; nguồn vốn khác giải ngân là 23 nghìn tỷ đồng, đạt 64,1% kế hoạch.
Nguyệt Quế (Tổng hợp)
Theo Infonet

Vì sao Hà Văn Thắm bị bắt?

Ông Hà Văn Thắm từng được tạo điều kiện tự khắc phục hậu quả

Ông Hà Văn Thắm từng được tạo điều kiện tự khắc phục hậu quả

Khi cơ quan điều tra vào cuộc đã thấy rằng ông Thắm không tự khắc phục được sai lầm của mình nên đã khởi tố, bắt giam ông này với tội danh là vi phạm quy định về cho vay tại các Tổ chức tín dụng.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2014, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, việc bắt giam ông Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bắt nguồn từ việc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thanh tra các Ngân hàng thương mại nói chung, đã phát hiện ra một số bất ổn.
Theo nguyên tắc, khi phát hiện ra sự bất ổn này, Thanh tra NHNN đã thông báo lại cho ông Hà Văn Thắm để thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những bất ổn đó trong một thời hạn nhất định.
“Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra vào cuộc đã thấy rằng ông Thắm không tự khắc phục được sai lầm của mình nên đã khởi tố, bắt giam ông này với tội danh là vi phạm quy định về cho vay tại các Tổ chức tín dụng.” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.
Cũng theo ông Nên, tại cuộc họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ không bàn đến nội dung này nhưng quan điểm của Chính Phủ là đối với những vi phạm về kinh tế phải thận trọng, không hình sự hóa và tạo điều kiện để các đối tượng vi phạm tự khắc phục hậu quả. Chỉ khi nào đối tượng không khắc phục được thì cơ quan điều tra mới phải vào cuộc.
Tiếp tục được hỏi về sâu về nguyên nhân chính dẫn đến việc phải chuyển hồ sơ của ông Thắm cho cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN khẳng định lại, sai phạm tại Ngân hàng Đại Dương được phát hiện thông qua việc thanh tra các NHTM nói chung và Ngân hàng Đại Dương nói riêng và đã yêu cầu Ngân hàng này khắc phục.
Năm 2013, NHNN cũng đã phối hợp xây dựng đề án tái cơ cấu Oceanbank nhưng trong quá trình tái cơ cấu, các cơ quan quản lý đã nhận thấy Oceanbank chưa khắc phục được những sai phạm trước đó. Do sai phạm có tính hình sự nên đã được chuyển cho cơ quan điều tra.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, việc thanh tra các Ngân hàng thương mại là việc thường xuyên và là chức năng của Thanh tra Ngân hàng. Việc phát hiện ra sự bất ổn chỉ là những phát hiện bước đầu và không phải bất cứ điều gì thanh tra phát hiện ra cũng đều là các hành vi sai phạm.
“Chúng ta hãy chờ kết quả điều tra làm rõ để có thông tin chính xác hơn.” – Bộ trưởng phát biểu.

Hải Hà
Theo Infonet

Ở VN ăn nhậu vô tội vạ rồi cũng quyết toán được!

Lãng phí chi tiêu ngân sách

Đăng Bởi  - 

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng chi ngân sách hiện nay còn nhiều lãng phí Ảnh: Hoàng Ngọc
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng chi ngân sách hiện nay còn nhiều lãng phí Ảnh: Hoàng Ngọc
Đại biểu Trần Du Lịch nhận xét: “Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều nước nhưng phải nói thật không thấy ở đâu xài tiền tùy tiện như nước mình”

Chiều 29-10, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi). Theo đánh giá của nhiều đại biểu (ĐB), ngân sách nhà nước (NSNN) tuy chưa dám nói đến thắt lưng buộc bụng song cũng đang ở giai đoạn rất khó khăn nhưng dự thảo luật chưa thay đổi tư duy một cách căn bản để giải quyết những bất cập trong quản lý, thu chi ngân sách hiện nay.
Vẫn theo kiểu bao cấp
ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) thẳng thắn nói về bất cập trong việc chi tiêu ngân sách đang gây bức xúc trong xã hội. ĐB này lấy ví dụ đi thăm một nước vào cuối tháng 12, bạn không mời được cơm vì ngân sách chưa có nhưng ở Việt Nam thì ăn nhậu vô tội vạ rồi vẫn quyết toán được.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cũng đưa ra dẫn chứng khác về sự lãng phí trong chi ngân sách. Ở một số huyện, xã, người dân vẫn còn đi chân đất nhưng lại dành tiền ngân sách xây trụ sở quá đẹp, dân không dám bước vào, tự nhiên tạo ra rào cản. Đầu tư như vậy không mang tính phát triển mà còn làm nản lòng người dân.
Đáng chú ý, ĐB Phạm Văn Tám (Hà Nam) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu Luật Ngân sách phải hạn chế tình trạng tham nhũng. Theo ĐB này, thể chế kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường song cách làm về ngân sách vẫn theo kiểu bao cấp. Việc quản lý và sử dụng đồng vốn từ NSNN chưa hiệu quả, tiền mình quản lý thì không ai dám lãng phí, còn tiền ngân sách thì tiêu thoải mái. “Tiền của quốc gia nếu không quản lý có trách nhiệm thì sẽ thành tiền chùa cả” - ĐB Phạm Văn Tám ví von.
Siết kỷ luật ngân sách
Kỳ vọng Luật NSNN mới sẽ đổi mới căn bản quy trình thiết lập ngân sách, công bố ngân sách, kiểm toán và tuân thủ ngân sách để bảo đảm kỷ cương trong sử dụng ngân sách nhưng ĐB Trần Du Lịch tỏ ra thất vọng khi Luật NSNN lần này đổi mới không đáng kể so với luật hiện hành. Quy trình ngân sách được hiểu là chạy nguồn chi trước, lấy chi xong tính ngược lại các nhu cầu chi là bao nhiêu.
Cùng quan điểm, ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) khẳng định dự thảo chưa bao quát, giải quyết tối đa bất cập của luật hiện hành, quản lý thu - chi vẫn theo tư duy cũ. Cứ lập kế hoạch xong rồi lại duyệt, rồi cứ thế chi. Thậm chí, thu không tới nhưng chi thì cứ chi như trong báo cáo ngân sách.
Theo ông Hùng, luật phải làm sao hạn chế tối đa việc chi chuyển nguồn, chi ngoài ngân sách. Đặc biệt, vấn đề nợ đọng thuế, thất thu, gian lận thuế, hạch toán, thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp các cấp.
Nhiều ĐB cũng băn khoăn khi việc phân bổ ngân sách thuộc thẩm quyền của QH nhưng thực chất chỉ mang tính hình thức vì các khoản đã được chi hết rồi, chỉ trình lên để QH thông qua. Dự thảo cũng chưa đưa ra chế tài để hướng đến thực hiện nguyên tắc sử dụng ngân sách tiết kiệm, chống lãng phí và có hiệu quả. Gần đây có nhiều dự án vốn khái toán đến khi thực hiện đội gấp 2- 3 lần mà không ai chịu trách nhiệm.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) bày tỏ: “Một đất nước muốn phát triển cần bảo đảm quốc phòng, an ninh nhưng không thấy nói đến ưu tiên cho an ninh quốc phòng”. 
Yêu cầu công khai, minh bạch

Liên quan đến quy định công khai, minh bạch ngân sách, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng quyền thu thuế là của nhà nước nhưng người dân đóng góp thì phải biết được nhà nước đã sử dụng tiền đó như thế nào. Kết quả khảo sát cho thấy luật ban hành năm 2002 chưa rõ nội dung phạm vi công khai, hình thức công khai, trách nhiệm công khai, trách nhiệm giải trình ở tất cả quy trình ngân sách. Vấn đề này cũng chưa được khắc phục trong dự thảo luật sửa đổi.
Tô Hà - Nguyễn Quyết - Thế Kha
Người Lao động 

Liên Hiệp Quốc, EU chỉ trích bầu cử ở miền đông Ukraine

TTO - Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Liên minh châu Âu (EU) hôm qua đã lên tiếng chỉ trích việc miền đông Ukraine tổ chức bầu cử.
Một chiếc PRT F-16 tại căn cứ không quân Siauliai, Lithuania tham gia ngăn chặn các máy bay Nga. Ảnh: PRT Air Force
Trong khi đó, NATO và Nga lại căng thẳng quanh cáo buộc Nga tăng cường các hoạt động của máy bay quân sự trên bầu trời châu Âu, theo BBC.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon khẳng định việc miền đông Ukraine bỏ phiếu là “vi phạm nghiêm trọng” thỏa thuận hòa bình đạt được ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 9-2014 và kêu gọi thực thi toàn diện thỏa thuận này.
EU cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại cuộc bầu cử sẽ đe dọa đến tiến trình hòa bình mong manh tại khu vực. Trước đó, Nga đã lên tiếng tuyên bố sẽ thừa nhận kết quả bầu cử của phe ly khai ở miền đông Ukraine lẫn cuộc bầu cử của Kiev.
Cùng lúc, các bộ trưởng Ukraine và Nga đã tổ chức vòng đàm phán khí đốt khác do EU làm trung gian tại Brussels để nối lại việc cung cấp khí đốt cho Kiev và giải tỏa nguy cơ khủng hoảng năng lượng cho châu Âu trong mùa đông này.
Trong khi đó ở miền đông Ukraine, lãnh đạo phiến quân tuyên bố đang “chuẩn bị cho chiến tranh” song song với cuộc bỏ phiếu.
Cũng trong ngày 29-10, NATO tuyên bố phát hiện số lượng nhiều bất thường các hoạt động của máy bay Nga trên bầu trời châu Âu. Tuyên bố đưa ra sau khi Thụy Điển mới đây mở cuộc truy lùng một chiếc tàu ngầm được cho là của Nga tiến sát bờ biển nước này.
Các máy bay, bao gồm máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp dầu, đã bị phát hiện trên vùng biển Baltic,Đại Tây Dương và Biển Đen trong hai ngày thứ ba và thứ tư, tuyên bố của NATO cho biết và nói thêm các đồng minh NATO gửi máy bay để đánh chặn các máy bay Nga. 
Theo NATO, đã có hơn 100 vụ xâm nhập của máy bay Nga trong năm nay, gấp khoảng ba lần so với năm 2013.
TRẦN PHƯƠNG

Có tình trạng hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam


30/10/2014 07:39 GMT+7
TT- Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết hiện nay ở VN chắc chắn có tình trạng hối lộ bằng tình dục cho các quan chức.
Ông Nguyễn Doãn Khánh phát biểu tại một hội thảo về mô hình phòng chống tham nhũng được tổ chức vào cuối tháng 8-2014 - noichinh.vn
Ông Nguyễn Doãn Khánh phát biểu tại một hội thảo về mô hình phòng chống tham nhũng được tổ chức vào cuối tháng 8-2014 - noichinh.vn
Trao đổi với báo chí tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương tổ chức sáng 29-10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết hiện nay ở VN chắc chắn có tình trạng hối lộ bằng tình dục cho các quan chức.
“Một khía cạnh rất mới mà các chuyên gia quốc tế nêu là khía cạnh tình dục cũng được xem như một loại lợi ích phi vật chất được đưa ra để hối lộ cho quan chức trong giai đoạn hiện nay. Đã có các truyện ngắn phản ánh thực trạng này”- ông Khánh cho biết.
Theo ông Khánh, nhiều chuyên gia tư pháp quốc tế đã khuyến cáo VN cần sớm sửa đổi Bộ luật hình sự, bổ sung các hành vi đưa hối lộ và các cơ chế kiểm soát mới mong ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.
Đồng thời, các chuyên gia cũng đã khuyến cáo VN nên quy định trong luật về hành vi hối lộ tình dục.
“Luật pháp quốc tế rất rạch ròi giữa quà biếu và hối lộ, cả về mặt giá trị và hình thức. Nhưng VN thì chưa rạch ròi. Nếu trong tình cảm thì tài sản chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Nhưng khi giá trị của tài sản được đưa cho những người có nghĩa vụ quyền hạn, tài sản không còn nằm trong giới hạn khuôn khổ thể hiện tình cảm thì sẽ chuyển hóa thành tài sản hối lộ." - ông Khánh cho biết. 
Ông Khánh đề nghị: "Những điều này cần phải được nghiên cứu đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi trong thời gian tới”.
TÂM LỤA

Cướp biển - nỗi ám ảnh của thủy thủ viễn dương

Trang bị vũ khí mạnh, sẵn sàng nhả đạn hung hãn, cướp biển là nỗi kinh hoàng với nhiều thủy thủ viễn dương, nghề từng là mơ ước của nhiều người một thời.
Thủy thủ Nguyễn Quyết Thắng (33 tuổi, quê Hải Phòng) là trường hợp hiếm hoi 2 lần bị cướp biển tấn công chỉ trong vòng 4 năm. Ngoài vụ tàu Sunrise 689 do anh làm thuyền trưởng bị cướp tấn công, cướp dầu vào ngày 3/10 trên hành trình từ Singapore về Việt Nam vừa qua, anh còn là nạn nhân của cướp biển Somalia.
Tháng 1/2011, tàu Hoàng Sơn Sun tải trọng 22.800 tấn chuyên chở hàng rời lưu thông tuyến quốc tế, trên hành trình từ Iran về cảng Xiamen (Trung Quốc), khi đến gần vùng biển Ấn Độ thì bị hải tặc Somalia bắt cóc. Thuyền phó 1 Nguyễn Quyết Thắng cùng 23 thuyền viên đã bị cướp biển Somalia giam giữ đòi tiền chuộc.
"8 tên cướp hùng hổ lao lên mạn tàu, tên nào cũng được trang bị súng tiểu liên AK, B 41... Chúng vừa đi vừa bắn chỉ thiên loạn xạ để uy hiếp tinh thần", anh Thắng kể. Khi lên đến buồng lái, chúng yêu cầu tàu dừng máy, dồn tất cả thuyền viên vào bên trong. Sau đó, khoảng 20 tên cướp biển khác từ một tàu cá leo lên canh giữ thủy thủ đoàn. Toán cướp biển yêu cầu tàu chuyển hướng chạy về phía bờ biển Somalia khi bóng đêm ập đến.
tauhang.jpg
Những con tàu biển có trọng tải vài chục nghìn tấn, tuy nhiên khi ra đến biển cũng chỉ là "chiếc lá tre". Gặp phải cướp, số phận tàu, hàng và đoàn thuyền viên trở nên rất mong manh. Ảnh: Giang Chinh.
Để uy hiếp tạo áp lực đòi tiền chuộc, nhóm cướp biển bắt thủy thủ đoàn ra nắp hầm hàng phơi nắng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C. May mắn cho các thủy thủ là trước kia tàu Hoàng Sơn Sun chở gạo xuất khẩu nên còn sót lại một ít gạo ở dưới 2 khoang hàng. Đó là số lương thực hiếm hoi để phục vụ cho mọi người trong suốt 240 ngày bị giam giữ. Thức ăn hàng ngày chỉ là mấy con cá nhỏ do thủy thủ trưởng câu được.
Thiếu nước ngọt, các thủy thủ phải đánh răng, tắm bằng nước biển. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, máy trưởng Bùi Thái Hùng chợt nhớ đến chiếc máy lọc nước biển thành nước ngọt vốn được trang bị trên tàu, nhưng anh em ít khi sử dụng. Sau nhiều lần bàn bạc, thử nghiệm với anh em thợ máy, kỹ sư Hùng đã vận hành được hệ thống lọc nước biển đủ cho mọi người trên tàu sử dụng.
Suốt thời gian bị giam giữ, bữa ăn thịnh soạn nhất với các thủy thủ là vào dịp Tết Tân Mão (tháng 2/2011). Khi đó, nhóm cướp làm thịt 2 con dê và cho nhóm thủy thủ 2 bộ da. Anh em đầu bếp phải dùng đèn khò (lửa hàn xì) thui da dê cho sạch lông, sau đó luộc thật kỹ và chế biến thành món ăn, cùng với ít miến, ít măng khô, cá biển... để cả đoàn đón Tết cổ truyền.
"Những ngày tháng sống trên tàu không khác gì bị cầm tù, tương lai, số phận đều không thể đoán định. Một số anh em đã bị khủng hoảng tinh thần khi việc đàm phán giải cứu đi vào bế tắc, nhất là khi nghe tin trên một tàu con tin khác của Đức đã có thủy thủ tự tử do không chịu được đòn roi của cướp biển", anh Thắng kể và cho hay, sau nhiều nỗ lực thương thảo, ngày 15/9/2011 thủy thủ đoàn cùng tàu được phóng thích.
Thống kê của Tổ chức chia sẻ thông tin hàng hải quốc tế (ReAAP) cho thấy, từ năm 2011 đến tháng 7/2014, vùng biển châu Á xảy ra 11 vụ cướp dầu, riêng năm 2014 có 7 vụ. Trong đó, khu vực biển Đông xảy ra 7 vụ cướp.
8 năm đi biển, lênh đênh khắp các châu lục, thủy thủ Văn Thức (32 tuổi, quê Hải An, Hải Phòng) từng gặp cướp biển. Năm 2011, anh Thức đi trên con tàu chở hàng rời mang tên Vinalines Star có trọng tải hơn 26.000 tấn. Tàu cập cảng Singapore nhận dầu, thay máy trưởng và máy 2, sau đó rời cảng lúc 24h đêm. Đến 4h sáng hôm sau, khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì bất ngờ bị toán cướp gần 10 người đi thuyền gỗ cao tốc bất ngờ cập mạn.
Chúng mang theo vũ khí tấn công thẳng vào buồng lái, khống chế đại phó 2 cùng các thuyền viên trong kíp trực, rồi vào buồng thuyền trưởng. Lúc này, thuyền trưởng đang ngủ đã bị chúng dựng dậy đánh dằn mặt, kề dao vào cổ dọa giết, đồng thời yêu cầu mở két lấy đi 30.000 USD tiền làm hàng, tiền chi phí đi lại mà thuyền trưởng vừa nhận tại đại lý của công ty tại Singapore vào chiều hôm trước.
Nhóm cướp trói và dẫn giải thuyền trưởng đến buồng đại phó, máy trưởng. Đại phó vừa mở cửa thì bị một tên cướp cầm vũ khí co chân đạp mạnh vào bụng khiến anh ngã bắn vào thành giường. Sau khi cướp sạch tiền và trói thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, bọn cướp khống chế đưa mọi người ra ngoài boong, rồi nhảy xuống xuồng gỗ cặp mạn bỏ đi. Trước khi đi, một tên dùng cán dao đập vào gáy, dúi thuyền trưởng ngã xuống sàn tàu.
Theo các thủy thủ, mỗi khi tấn công, cướp biển đều lên phương án khá bài bản và thường chọn thời điểm ban đêm, vùng biển vắng bóng dáng lực lượng chức năng, sau đó sử dụng tàu, xuồng cao tốc mang theo súng, dao, kiếm, thậm chí cả súng chống tăng B41 tấn công chớp nhoáng.
"Một khi chúng đặt được chân lên tàu coi như xong. Các thuyền viên sẽ phải đối mặt 2 tình huống xấu nhất: Một là chịu trói, để chúng cướp tiền, cướp hàng; hai là chống cự. Phương án chống cự không được thuyền viên thực hiện bởi lý do cướp biển rất manh động, có vũ khí", anh Thức chia sẻ.
tauhang1.jpg
Tàu Sơn Lộc 09 có trọng tải hơn 3.000 tấn, chạy chuyên tuyến trong nước Hải Phòng - Sài Gòn. Không chỉ lái tàu, chạy máy, một số thuyền viên tàu Sơn Lộc 09 còn kiêm cả nghề lái máy ủi thực hiện công việc ngay dưới hầm hàng. Ảnh: Giang Chinh.​ 
Ông Nguyễn Đức Khiêm, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Hàng hải Việt Nam cho biết, mấy năm gần đây ngành vận tải biển Việt Nam đứng trước khó khăn khiến nhiều sinh viên quay lưng với nghề. Số thí sinh dự thi đầu vào đối với khoa điều khiển tàu biển giảm hẳn so với trước đây. 
Những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ chọi của thí sinh khoa điều khiển tàu thường là 1/40, điểm chuẩn luôn là 23-24, nhưng nay tỷ lệ chọi chỉ 1/4, điểm chuẩn giảm xuống còn 15-16. Lý do ông Khiêm đưa ra là nạn cướp biển hoành hành dữ tợn trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch khiến nhiều thuyền viên không chỉ của Việt Nam mà cả nước ngoài bị bắt cóc, tống tiền, bị đánh, bị giết.
Do vậy, để trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết nhất cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, phòng chống cướp biển tấn công, ĐH Hàng hải Việt Nam mở hẳn khóa đào tạo an ninh hàng hải ngắn hạn với thời gian học 15 ngày. Các học viên được học kỹ năng xử lý tình huống trên biển, trên bờ, khi cập cảng…, trong đó nhấn mạnh cách phòng chống cướp biển.
Đối với các tàu hàng cỡ lớn đi qua eo biển có xác suất cướp biển cao, nhiệm vụ đầu tiên các thuyền viên phải làm là liên tục phun vòi rồng trên mặt boong, chung quanh tàu để tạo độ trơn chượt, tạo áp lực không cho cướp biển có cơ hội tiếp cận mạn tàu, quăng dây trèo lên. Còn với những tàu bé hơn, có mạn thấp như các tàu chở dầu, cần phải tăng cường ca kíp trực, tăng số lượng thuyền viên trực và sẵn sàng phát tín hiệu khẩn nếu phát hiện cướp biển đang đến gần.
Giang Chinh