Trang

13 tháng 10, 2014

Ukraine xây “vạn lý trường thành” ngăn chặn Nga

Đăng Bởi  - 

Ukraine tính học Trung Quốc xây vạn lý trường thành
Ukraine tính học Trung Quốc xây vạn lý trường thành
Chính quyền thân phương Tây của Ukraine đã quyết định xây một bức tường dài hàng ngàn cây số dọc biên giới Nga, để ngăn chặn cái mà họ gọi là "sự xâm lược từ Nga". Việc xây "vạn lý trường thành" có thể khiến nền kinh tế Ukraine sụp đổ.
Ngày 3.9, Itar Tass dẫn lời Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thông báo họ đã bắt đầu công việc xây dựng vành đai ngăn chặn tại biên giới với Nga, có độ dài 2.300 km. 
Theo dự án xây "vạn lý trường thành" được gọi là "dự án Wall", Ukraine sẽ tạo một hào rộng 4m và sâu 2m dọc theo đường biên giới trên bộ. 
Còn trên biển, Kiev sẽ cài đặt hệ thống cảnh báo dọc trên biên giới biển giữa hai nước. Tổng chi phí của dự án là... 66 triệu euro.
Kế hoạch này bị bà Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine chỉ trích mạnh mẽ. Bà cho rằng con số 66 triệu euro để xây công trình to như vậy là dối trá và cảnh báo "vạn lý trường thành" chỉ làm kiệt quệ và thậm chí là sụp đổ nền kinh tế Ukraine.
"Trong sự thiếu minh bạch, thiếu hiệu quả, họ nêu ra dự án vốn đã thất bại trong lịch sử thế giới.
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây Vạn lý trường thành (nhà Tần xây nhằm chặn quân Hung Nô) hay phòng tuyến Maginot (giữa Pháp và Đức trong Thế chiến 2), hoặc phòng tuyến Mannerheim (giữa Phần Lan và Liên Xô trong thế chiến 2) - không cái nào trong số này đã chứng minh được hiệu quả khi chống lại sự xâm lược bằng quân sự, chúng đều có thể bị phá hủy hoặc bị đối phương vượt qua", bà Tymoshenko tuyên bố trên kênh truyền hình Inter.
"Tôi hy vọng ít nhất là sau cuộc bầu cử, các dự án kiểu này sẽ kết thúc. Tôi sợ hãi, nếu sau cuộc bầu cử, dự án Wall vẫn tiếp tục được tiến hành để bòn rút ngân sách, làm chúng ta kiệt quệ".
Đây là lần thứ 3 trong vòng một thời gian ngắn, bà Tymoshenko tung ra các đòn tấn công vào chính quyền Ukraine. Tuần trước, bà Tymoshenko đã lên đài truyền hình Ukraine kêu gọi chính quyền ông Poroshenko Poroshenko đừng quỳ gối cầu xin Nga nữa trong vấn đề đàm phán mua khí đốt từ Nga.
"Chúng ta có một truyền thống mà tôi không biết dùng từ nào hay hơn là cầu xin một cái gì đó", bà nói trên kênh ICTV. "Hãy thôi quỳ gối mà hãy ngẩng cao đầu và trả giá như tất cả các nước khác đã làm. Chúng ta là một quốc gia châu Âu và thật khó coi khi phải xin xỏ bất cứ điều gì từ Nga", bà nói. "Ký hợp đồng sòng phẳng và nghiêm túc là cách thể hiện độc lập thực sự".
Cách đây ít ngày, bà cáo buộc Bộ trưởng quốc phòng Valeriy Geletey tội bán vũ khí cho Nga và góp phần tạo áp lực khiến viên thượng tướng của Ukraine phải từ chức.
Anh Tú (theo Itar Tass)

Sốc: Barca chấp nhận rời La Liga

Mới đây, Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha, Javier Tebas đã lên tiếng cảnh báo rằng Barcelona sẽ bị loại khỏi La Liga nếu như xứ Catalan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, điều đó không khiến CLB này chùn bước.

Bất chấp việc bị loại khỏi La Liga, Barcelona đã chấp nhận ký vào hiệp ước đòi quyền độc lập cho xứ Catalan. Các cầu thủ CLB này như Pique cũng ủng hộ xứ Catalan sẽ tách ra khỏi Tây Ban Nha.
Trang chủ của Los Blaugrana khẳng định CLB đã ký hiệp ước đòi quyền độc lập cho xứ Catalunya. Trong đó có đoạn: “FC Barcelona đã ký vào vào hiệp ước đòi quyền độc lập cho xứ Catalunya. CLB chính thức trở thành thành viên của hiệp ước trong bức thư của Chủ tịch Josep Maria Bartomeu gửi tới Chủ tịch hội đồng xứ Catalunya, Joan Rigol. Có tới 3.500 tổ chức, hiệp hội với mọi tầng lớp xã hội, chính trị đã ủng hộ quyền độc lập của xứ Catalunya”.
Barca, Catalunya
Barcelona ủng hộ xứ Catalunya giành độc lập
Trong cuộc họp hồi năm 2013, Chủ tịch Sandro Rosell từng tuyên bố:“Barcelona luôn sát cánh cùng đất nước cùng với ý chí, nguyện vọng của người dân. Chúng tôi bảo vệ quyền tự quyết vì đó là quyền cơ bản mà mọi người ở mọi quốc gia đều phải có”.
Các cầu thủ CLB này như Pique cũng ủng hộ xứ Catalunya sẽ tách ra khỏi Tây Ban Nha. Trước báo giới, trung vệ này nói: “Tôi bảo vệ quyền độc lập chính đáng của những người dân xứ Catalunya. Đó là quyền dân chủ. Tôi cũng muốn cống hiến cho ĐT Tây Ban Nha. Vì vậy, sau này, nếu họ triệu tập, tôi sẵn lòng phục vụ”.
Hiện tại, Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha, Javier Tebas đang đấu tranh để Barcelona ở lại La Liga bởi ai cũng hiểu, sự vắng mặt CLB này sẽ mang tới hậu quả vô cùng lớn. Luật pháp của Tây Ban Nha mới chấp nhận 1 CLB duy nhất ngoài lãnh thổ nước này tham dự các giải đấu ở xứ Bò tót, đó là FC Andorra.
Theo Dân trí

Một triệu bản kê khai tài sản để làm gì?

TT - Trong năm qua chỉ có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ có một người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực. Vì sao?
Ông Phí Ngọc Tuyển - Ảnh: Minh Quang
Ông Phí Ngọc Tuyển - Ảnh: Minh Quang
                        
VN hiện đứng thứ nhì thế giới về số lượng bản kê khai tài sản với gần 1 triệu người kê khai, nhưng trong năm qua chỉ có năm người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ có một người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực. Vì sao?
Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Phí Ngọc Tuyển, cục phó Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ.
Tôi đã đề xuất hai bước. Một là thu hẹp diện cán bộ, công chức, viên chức phải kê khai tài sản. Hai là tất cả các bản kê khai phải được xác minh, cứ sau khi anh nộp bản kê khai cho tổ chức thì sẽ có đơn vị làm nhiệm vụ xác minh bản kê khai đó
Ông Phí Ngọc Tuyển
Nên xác minh kê khai
* Vì sao số lượng kê khai nhiều mà số người được xác minh lại ít như vậy, thưa ông?
- Hiện nay, Thanh tra Chính phủ không có thẩm quyền ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập cá nhân. Việc ra quyết định xác minh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người được xác minh.
Ví dụ như vừa qua có dư luận về tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền, cán bộ thuộc diện trung ương quản lý, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh và trực tiếp đi xác minh là Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Đối với các cán bộ, công chức, viên chức bình thường thì thủ trưởng trực tiếp phụ trách là người có quyền ra quyết định xác minh. Với quy định như vậy, việc xác minh nhiều hay ít phụ thuộc vào người đứng đầu các cấp, ở đây vai trò của người đứng đầu rất quan trọng.
Dư luận có thể chưa hài lòng với quy định đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nếu thật sự quy định như vậy ít hiệu lực sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm sửa đổi.
* Ông nói Thanh tra Chính phủ không trực tiếp làm, nhưng trong vụ tiêu cực ở Công ty Xổ số kiến thiết Hậu Giang, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và làm rõ việc ông Cao Thanh Tùng (nguyên giám đốc công ty) kê khai không trung thực tài sản thu nhập cá nhân?
- Việc xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập của ông Cao Thanh Tùng nằm trong quyết định thanh tra của chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Đến khi Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thẩm tra mới phát hiện vấn đề. Nghĩa là quyết định xác minh tài sản của ông Cao Thanh Tùng không phải bắt nguồn từ Thanh tra Chính phủ.
* Ông Jairo Acuna, chuyên gia của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN, cho rằng gần 1 triệu bản kê khai tài sản là quá nhiều, nên thu hẹp còn khoảng 1% trong số đó để tập trung kiểm soát. Ông nghĩ sao?
- Đây là vấn đề có ý kiến khác nhau. Tôi còn nhớ năm 2012, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội mời tôi đến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng.
Trước các đại biểu Quốc hội, tôi đã nói rõ quan điểm cá nhân là nên giảm bớt diện cán bộ, công chức, viên chức phải kê khai tài sản. Với gần 1 triệu người, nếu ước tính mỗi người cần nửa ngày làm việc để hoàn tất bản kê khai của mình, hằng năm có tới nửa triệu ngày công dành cho công việc này.
Tuy nhiên, ý kiến của tôi chỉ là quan điểm cá nhân, cuối cùng các cấp có thẩm quyền vẫn quyết định giữ nguyên số lượng như dự thảo luật.
Hiện tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Tôi đã đề xuất hai bước. Một là thu hẹp diện cán bộ, công chức, viên chức phải kê khai tài sản. Hai là tất cả các bản kê khai phải được xác minh, cứ sau khi anh nộp bản kê khai cho tổ chức thì sẽ có đơn vị làm nhiệm vụ xác minh bản kê khai đó.
* Nếu theo đề xuất của ông, sẽ có một đơn vị chuyên trách làm công tác xác minh các bản kê khai tài sản, thu nhập?
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có đề xuất thành lập một cơ quan độc lập của trung ương để quản lý tất cả bản kê khai tài sản, thu nhập. Đây là mô hình mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.
Kê khai cả “những người có liên quan”
* Sao chúng ta không cho công khai việc xác minh các bản kê khai tài sản, thu nhập bằng cách công khai tại nơi cư trú thay vì chỉ công khai tại nơi làm việc?
- Nhiều ý kiến cho rằng đã công khai là phải công khai toàn dân. Nhưng cách hiểu về công khai ở ta có chỗ chưa chính xác. Nhiều nước không làm theo cách công khai toàn bộ bản kê khai chi tiết của quan chức.
Ví dụ Indonesia là nước làm mạnh về minh bạch tài sản, thu nhập, ủy ban chống tham nhũng của họ có 300 người thì 100 người chuyên làm các công việc trong lĩnh vực này.
Người ta chỉ công khai các bản kê khai sau khi đã tiến hành xác minh. Nội dung được công khai là nội dung tổng hợp, chứ không phải công khai bản kê khai chi tiết ban đầu. Như vậy vừa để đảm bảo bí mật cá nhân, vừa bảo vệ an ninh, an toàn tài sản và tính mạng của người kê khai.
* Ngày nay quan chức nào đó có tài sản bất chính dễ dàng chuyển cho người thân, người quen đứng tên, như vậy cho dù có thu hẹp diện kê khai và xác minh tất cả các bản kê khai thì biện pháp này vẫn có thể bị vô hiệu hóa?
- Thu hẹp diện kê khai nhưng phải mở rộng phạm vi và nội dung kê khai. Một số nước quy định quan chức phải kê khai cả những người có liên quan, mà “những người có liên quan” thì rất rộng chứ không chỉ riêng gia đình, vợ con.
Chúng ta không dừng lại ở các quy định hiện nay. Chính vì nhìn thấy vấn đề nên Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện các quy định về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản.
Chưa thống kê theo giá trị tài sản
* Vừa qua Thanh tra Chính phủ đã tổ chức chín đoàn công tác đi kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai tài sản thu nhập trên toàn quốc, qua đó đã phát hiện những vấn đề gì?
- Từ sau khi có nghị định 78 và thông tư 08 về minh bạch tài sản thu nhập vào cuối năm 2013, nhìn chung các bộ ngành và địa phương rất tích cực triển khai.
Ví dụ như Bộ Xây dựng khi Chính phủ ban hành nghị định vào tháng 7 thì họ triển khai luôn, đến tháng 10 có thông tư họ làm lại lần nữa. Tuy nhiên, qua kiểm tra đã phát hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phần lớn bộ ngành và địa phương triển khai chậm, quy định chậm nhất 30-12 hằng năm phải kê khai xong, nhưng năm vừa rồi nhìn chung chậm so với mốc thời gian này.
Thứ hai, hầu hết các bản kê khai không đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Ở đây không phải là vấn đề trung thực mà là không đủ các tiêu chí.
Ví dụ như người ta chỉ kê khai rằng tôi có một căn nhà, lẽ ra phải kê khai đầy đủ các thông tin như địa chỉ nhà, thời gian có nhà, giá trị nhà, tình trạng pháp lý. Có thể do mọi người quen theo nếp quy định thời kỳ trước năm 2013.
Lần này còn khác với lần trước ở chỗ yêu cầu người kê khai ký vào từng trang và đề rõ ngày nào là ngày kê khai. Tuy nhiên các bản kê khai thường thiếu chữ ký, thiếu ngày tháng.
* Việc công khai bản kê khai có được các bộ ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc không, thưa ông?
- Câu chuyện công khai đã có quy định từ trước năm 2013, nhưng đa số các nơi không thực hiện, đến năm 2013 quy định cụ thể hơn. Lần này các nơi đều thực hiện nhưng chưa đầy đủ, chưa đúng quy định.
Lẽ ra phải lên phương án, kế hoạch rõ ràng, công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan hay công bố tại cuộc họp, rồi đưa lên thủ trưởng phê duyệt. Nhiều nơi không có chương trình gì cả, đến hội nghị cán bộ, viên chức thì có người đứng đọc bản kê khai vậy thôi, cũng không lập biên bản theo quy định.
Hoặc như ở Bộ Giao thông vận tải, làm rất nghiêm túc là niêm yết ở hành lang công sở, không có rào chắn phía trước bản niêm yết mà cử một cán bộ tổ chức trực ở chỗ niêm yết. Người cán bộ này nói rằng anh ấy phải ngồi ở đó suốt ngày.
Theo tôi, tới đây Bộ Giao thông vận tải nên nghiên cứu cách thức khác để vừa công khai, vừa bảo quản được bản niêm yết.
Có nơi sau khi niêm yết rồi gỡ bỏ cũng chẳng lập biên bản, hỏi cán bộ ở đó thì đều nói có thực hiện công khai, nhưng hỏi tiếp tài liệu đâu thì chẳng ai trình ra được tài liệu cho thấy có thực hiện việc công khai.
* Thưa ông, còn ở Thanh tra Chính phủ thực hiện công khai như thế nào?
- Chúng tôi thực hiện đầy đủ theo quy định và niêm yết bản kê khai tại phòng tổng hợp, nơi mọi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đều có thể nhìn thấy.
* Qua kiểm tra có phát hiện bản kê khai nào có tài sản lên đến triệu đô hoặc có tài sản ở nước ngoài không, vì thực tế có những người có biệt thự, vườn cao su có giá trị cỡ này?
- Việc thống kê theo giá trị tài sản thì cơ quan quản lý nhà nước chưa đặt ra.
Trong chỉ thị của Bộ Chính trị có yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Đây là vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu và theo quan điểm cá nhân của tôi thì chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được.
Thành lập các tổ công tác nắm tình hình
Ban Nội chính trung ương vừa ban hành kế hoạch theo dõi việc thực hiện chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.
Mục đích của kế hoạch nhằm nắm chắc tình hình, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trung ương, kịp thời tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chỉ thị.
Ban Nội chính trung ương cũng sẽ thành lập các tổ công tác nắm tình hình triển khai thực hiện chỉ thị đối với các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trung ương.
V.V.THÀNH - M.QUANG thực hiện

VN vào top 10 quốc gia du lịch rẻ nhất thế giới

Một ngày ở Việt Nam, du khách chỉ tốn khoảng 170.000 đồng bao gồm tiền thuê phòng, thức ăn, di chuyển và đồ uống.
Trong top 10 quốc gia du lịch rẻ nhất thế giới do Skyscanner của Anh giới thiệu, Việt Nam xếp ở vị trí số 2, chỉ sau Campuchia:
1. Campuchia
Ở Campuchia, du khách chỉ mất một bảng Anh (khoảng hơn 34.000 đồng) cho một đêm ngủ. Như vậy, tính cả tiền ăn uống, du khách tốn chưa đầy 100.000 đồng là đủ cho một ngày thoải mái. Campuchia nổi tiếng với Angkor Wat, một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
2. Việt Nam
Là nước đang phát triển, cùng với sức tăng dân số trong những năm qua, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước du lịch giá rẻ. Một ngày ở Việt Nam, du khách chỉ tốn khoảng 170.000 đồng bao gồm tiền thuê phòng, thức ăn, di chuyển và đồ uống.
6-Hoi-An-dem-ram-Nguyen-Pho-8466-1413172
Hội An, một trong các điểm đến đẹp của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Phố
3. Ấn Độ
Du khách dù ngồi ghế hạng nhất trên tàu và bắt taxi để đi mọi nơi ở Ấn Độ thì cũng không phải bỏ quá nhiều tiền. Chỉ khoảng 500.000 đồng, bạn có thể thưởng ngoạn trọn vẹn một ngày ở đất nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc này.
4. Bolivia 
Du khách có thể tham quan khu phố Calle Jaen với những con đường cổ kính từ thời Bolivia còn là nước thuộc địa, hoặc đi các bảo tàng mà chỉ tốn khoảng 34.000 đồng. Bolivia có lẽ là đất nước có giá ăn uống rẻ nhất ở Nam Mỹ, ví như một chai bia hoặc một bát súp khoai tây cũng có giá như vậy.
 5. Hungary 
Budapest, thủ đô của Hungary nằm bên dòng sông Danube, là một điểm đến nổi tiếng trong các tour du lịch châu Âu. Mặc dù vé máy bay không rẻ nhưng rất đáng để du khách chi và đến thăm. Ở Budapest, bạn chỉ mất khoảng 70.000 đồng cho đồ ăn, hơn 34.000 đồng cho vé tàu và 350.000 đồng cho phòng nghỉ.
buda2-2937-1413172204.jpg
Budapest, thủ đô của xứ sở hoa hồng. Ảnh: Skyscanner.
6. Honduras 
Tuy rằng Honduras chưa phải một đất nước du lịch nổi tiếng nhưng du khách vẫn có cơ hội khám phá những bãi biển đẹp, trải nghiệm lặn ở biển Đỏ và thưởng thức các loại đồ ăn đồ uống cực rẻ. Bạn chỉ mất khoảng 600.000 đồng cho một ngày ở Honduras.
7. Bulgaria 
Những khu nghỉ mát ở biển Đen của Bulgaria đã có thay đổi lớn khi rất nhiều khách Anh đến vài năm gần đây. Du khách chỉ tốn  khoảng 700.000 đồng một ngày ở thủ đô Sofia để chi trả cho đồ uống, thức ăn và chỗ ngủ nghỉ.
8. Sri Lanka 
Sri Lanka thực sự là một thiên đường với những bãi biển đẹp, núi non hùng vỹ, những thác nước, đồn điền chè... Du khách có thể trải nghiệm tất cả mà chỉ tốn chưa đến  khoảng 850.000 đồng một ngày.
 9. Argentina
Buenos Aires là một trong số những thành phố sôi động nhất trên thế giới vì các buổi tiệc tùng về đêm không bao giờ ngừng nghỉ. Để trải nghiệm một cuộc sống đầy màu sắc và sống động như vậy ở thủ đô của Argentina, du khách chỉ cần chi ra khoảng 850.000 đồng một ngày.
10. Hy Lạp
Do khủng hoảng kinh tế, mức sống ở Hy Lạp đã giảm dần. Đến các đảo nổi tiếng của Hy Lạp, du khách có thể tắm nắng miễn phí, tiền trả cho chỗ ngủ và một bữa ăn chỉ mất khoảng 170.000 đồng.
Hương Chi (theo Skyscanner)