Trang

6 tháng 10, 2014

Ủng hộ biểu tình tại Hồng Kông diễn ra khắp thế giới

(Dân trí) - Ngày 1/10, khoảng 4.000 nghìn người Đài Loan đã tham gia tuần hành để bày tỏ sự ủng hộ với phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông. Tại nhiều thành phố khác, trong đó có London, New York, Stockholm...nhiều người cũng đã xuống đường.

 >>  3.000 người “vây” văn phòng trưởng đặc khu Hồng Kông
 >>  Biểu tình Hồng Kông: Trung Quốc cảnh báo Mỹ "lùi lại"

Theo hãng tin AFP, khoảng 4.000 người đã xuống đường trong ngày hôm qua tại thủ phủ Đài Bắc của đảo Đài Loan, mang theo ô và bật sáng màn hình điện thoại trong đêm, để bày tỏ sự đoàn kết với cuộc “cách mạng ô” tại Hồng Kông.
Đám đông người tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Đài Loan
Đám đông người tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Đài Loan
Tại London, khoảng 2.000 người cũng đã xuống đường ủng hộ các cuộc biểu tình tại Hồng Kông, trong khi những nhóm biểu tình nhỏ hơn xuất hiện bên ngoài nhiều đại sứ quán Trung Quốc khắp thế giới.
“Hồng Kông - thế giới ủng hộ các bạn”, một biểu ngữ được dòng người biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại London mang theo viết. Một biểu ngữ khác thì viết “Các người không thể giết tất cả chúng tôi”, trong khi một người tuần hành yêu cầu thủ tướng David Cameron “bảo vệ dân chủ” và gây sức ép lên Bắc Kinh.
Chủ yếu gồm những người trẻ tuổi, nhóm người tuần hành đã lắng nghe một loạt bài phát biểu, cùng hô vang khẩu hiệu và kêu gọi Trung Quốc mở cửa tiến trình bầu cử, chọn người đứng đầu Hồng Kông năm 2017 tới cho mọi ứng viên.
“Nhiều người cho rằng dưới sự cai trị của người Anh chúng tôi không có dân chủ nhưng mọi người đều hạnh phúc”, dược sỹ Lilia So, 31 tuổi, người rời Hồng Kông 14 năm trước cho biết. “Chúng tôi có việc làm, nền kinh tế ổn định. Từ khi được trao trả, mọi thứ đều trượt dốc”.
“Mới chỉ là sự khởi đầu”
Sinh viên Lionel Mok, 25 tuổi, quả quyết các cuộc biểu tình tại Hồng Kông “mới chỉ là màn dạo đầu”, và rằng những người tới du lịch thành phố này sẽ giúp truyền tải tin tức về biểu tình tới Trung Quốc đại lục.
“Chúng tôi phải cho quốc tế thấy rằng thế giới nhận thấy đây là một vấn đề. Chúng tôi cần cho thấy Hồng Kông đủ chín chắn để đấu tranh vì dân chủ, và sự thực là như vậy”, Mok nói.
Đám đông tuần hành ủng hộ Hồng Kông trước đại sứ quán Anh tại London
Đám đông tuần hành ủng hộ Hồng Kông trước đại sứ quán Trung Quốc tại London
Tại Manchester, phía Bắc nước Anh, khoảng 200 người đã tụ tập trước khu vực Piccadilly Gardens của thành phố, tham gia một màn trình diễn ánh sáng bằng điện thoại để bày tỏ sự phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Trong khi đó, khoảng 4000 người đã xuống được trong tối muộn ngày 1/10 tại Đài Bắc, hô vang khẩu hiệu ủng hộ phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Một người tham gia tuần hành cho rằng đặc khu hành chính này đang đối diện với thời khắc “sống còn”.
Đám đông này, nhiều người trong số họ là du học sinh Hồng Kông đang học tại Đài Loan, giơ cao nắm đấm và hát bài “Đại dương vô bờ bến, bầu trời rộng lớn”, một bài hát được xem như truyền thống của người biểu tình.
Ở bên kia bán cầu, khoảng 350 người cũng đã tụ tập tại quảng trường Thời đại, New York trong tối thứ Tư và hô vang: “Hồng Kông, hãy kiên cường”, để thể hiện sự ủng hộ với người biểu tình. Không ít người cũng mang theo những chiếc ô, vốn đã trở thành một biểu tượng của các cuộc biểu tình hiện tại ở Hồng Kông.
Khoảng 300 người tham gia tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Quảng trường Thời đại, New York
Khoảng 300 người tham gia tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Quảng trường Thời đại, New York
Laurie Wen, một cư dân gốc Hồng Kông là thành viên ban tổ chức buổi tuần hành khẳng định: “Làm sao chúng ta có thể ngồi yên được? Tôi được sinh ra tại Hồng Kông nhưng không có quyền bỏ phiếu, và điều đó phải chấm dứt. Chuyện này là không chấp nhận được”.
Các hoạt động tương tự cũng diễn ra tại Boston, Mỹ và Stockhom, Thụy Điển.
Tại Toronto, Canada, gần 1000 người tham gia một cuộc tuần hành trong chiều thứ Tư theo giờ địa phương để biểu thị sự ủng hộ. Hô vang “chúng tôi ủng hộ Hồng Kông”, nhóm người này đã tuần hành từ đại học Toronto tới Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông.
“Điều chúng tôi đang nỗ lực lúc này đó là thức tỉnh mọi người, không chỉ những người tại Hồng Kông mà ở khắp thế giới”, Teresa Woo, một thành viên đoàn tuần hành nói. 
Tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Toronto, Canada
Tuần hành ủng hộ Hồng Kông tại Toronto, Canada
“Chúng tôi ở đây để cổ vũ toàn thể học sinh, sinh viên và nhân dân Hồng Kông đang tham gia tuần hành hòa bình nhưng phải đối diện với vũ lực quá mức từ cảnh sát. Chúng tôi ở đây để nói không với điều đó, và chúng tôi đang đấu tranh vì dân chủ thực sự”.
Trong khi đó tại Hồng Kông, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn khi nhiều người tìm cách phong tỏa lối vào văn phòng của người đứng đầu đặc khu hành chính này. Cảnh sát đã phải dựng hàng rào tại một giao lộ gần đó để ngăn đoàn người biểu tình, nhưng đám đông đã ngồi lại bên kia rào chắn.
“Chúng tôi không yêu cầu đối thoại với ông Lương Chấn Anh. Chúng tôi đề nghị ông ta từ chức”, May Tang, một sinh viên 21 tuổi tại đại học Lingnan nói. “Đã quá muộn để chính phủ của ông ấy đứng ra chịu trách nhiệm nên mọi người muốn có một chính phủ mới”.
Thanh Tùng
Tổng hợp

5 tháng 10, 2014

Bom nổ rung chuyển nước Nga

Đăng Bởi  - 

Hiện trường vụ nổ bom
Hiện trường vụ nổ bom
Trong lúc nước Nga còn mải tập trung đến các diễn biến tại Ukraine thì đã có một vụ nổ bom làm rung chuyển nước Nga khiến hàng chục người thương vong, trong đó có cả các quân nhân cảnh sát.
Cụ thể, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Nga nói với RIA Novosti rằng đã có 5 cảnh sát thiệt mạng và 12 người bị thương sau một vụ nổ xảy tại một nhà hát ở Grozny, thủ phủ nước CH tự trị Chechnya.
Vào tối chủ nhật (5.10), một buổi hòa nhạc dự kiến được tiến hành ​​để kỷ niệm ngày lễ của thành phố Grozny. Tại lối vào hội trường, cảnh sát nhận thấy một người đàn ông trẻ đáng ngờ. Khi họ tiến hành kiểm tra và hỏi giấy tờ tùy thân, gã này đã nổ bom tự sát gây nên vụ thương vong.
Ủy ban điều tra của Nga đã tuyên bố rằng nghi phạm của vụ tấn công là là thanh niên 19 tuổi, người địa phương có tên Opti Mudarov. Ủy ban cũng cho biết "đã khởi tố một vụ án hình sự dựa trên hiện trường vụ nổ ở Grozny và căn cứ vào quy định tại Điều 317 của Bộ luật hình sự Nga (tấn công người thi hành công sự), và một khoản 1 của Điều 222 Bộ luật hình sự (mang vũ khí bất hợp pháp).
Cảnh sát đang tích cực điều tra xem ai đứng sau vụ nổ này vì họ tin rằng thanh niên mang bom tự sát chỉ là con tốt trong vụ nói trên. Các cảnh sát thiệt mạng đang được cơ quan nội vụ khẩn trưởng truy tặng danh hiệu vì hy sinh trong khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu cảnh sát không phát hiện ra gã này và để thâm nhập vào bên trong nhà hát thì sự việc còn bi thảm hơn.
Nguồn clip:  
Ossetia.tv
Anh Tú (theo ria.ru)

VN nhận 'rác' từ TQ: Trình độ kém hay lợi ích nhóm?

(Thị trường) - Rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, mua công nghệ thấp, lạc hậu của Trung Quốc vì ham rẻ, vì phù hợp với trình độ, khả năng tài chính.

PGS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho biết như vậy.
PV:- Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ, Tập đoàn Intel, vừa công bố sẽ đầu tư tới 1,5 tỷ USD cho hai công ty chip Trung Quốc. Việc đầu tư này cũng sẽ giúp Trung Quốc tự chủ được nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ thị trường 1,3 tỷ dân. Điều này cho thấy biểu hiện gì của nền kinh tế Trung Quốc, thưa ông?
PGS Nguyễn Huy Quý: - Việc chuyển đổi công nghệ từ chiều rộng sang chiều sâu, từ lượng sang chất là quy luật tất yếu của phát triển kinh tế. Giả sử trước đây, 20 vạn công nhân Trung Quốc sản xuất hàng triệu đôi giày khi xuất khẩu chỉ bằng giá mua 1 máy bay Boeing của Mỹ, tức công nghệ thấp thì giá trị gia tăng không bao nhiêu.
Trước đây, trình độ công nghệ của Trung Quốc còn thấp, họ phải dựa vào lao động giá rẻ, thị trường rộng lớn để phát triển kinh tế nhưng cứ như thế mãi thì không cạnh tranh được bởi vì bây giờ hàm lượng công nghệ sẽ quyết định giá trị sản phẩm. Vì thế, đã đến lúc Trung Quốc cần chuyển từ nền công nghiệp giá trị gia tăng thấp sang nền công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao để tạo ra giá trị gia tăng cao. Đó là xu thế tất yếu.
PGS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc
PGS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc
PV: Với sự chuyển mình đó, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc sẽ được mở ra thế nào? Những lợi thế lâu nay của Trung Quốc (lao động giá rẻ, thị trường siêu rộng lớn) được khai thác ra sao, thưa ông?
PGS Nguyễn Huy Quý: - Trung Quốc phải cải tổ, đổi mới nền kinh tế, họ có điều kiện về tài chính, trình độ kỹ thuật nhưng trong quá trình ấy, họ phải gặp một số khó khăn sau:
Thứ nhất, bây giờ sản xuất điện thoại di động thông minh hay là máy phát điện từ ánh sáng mặt trời có thể làm ra giá trị đủ để mua một chiếc Boeing nhưng công việc ấy không cần tới 20 vạn công nhân mà chỉ cần 1 vạn công nhân là đủ, vậy số lao động dư thừa ra sẽ giải quyết  thế nào?
Cải cách cơ cấu kinh tế phải giảm thiểu lao động, tức là giảm chi phí của sản phẩm, tiền lương trả cho lao động ít đi, có lợi cho sản xuất, có lợi cho việc gia tăng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, một loạt người lao động sẽ thất nghiệp. Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế phải kết hợp với việc đảm bảo việc làm, an sinh xã hội. Đó là một khó khăn.
Thứ hai, yêu cầu chuyển đổi sang công nghiệp hiện đại là cần thiết nhưng trình độ khoa học của Trung Quốc dù tiến bộ rất nhiều nhưng vẫn thấp hơn, sức cạnh tranh kém hơn các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ... Vì thế, quá trình chuyển đổi phải dần dần và gặp nhiều khó khăn.
PV: -  Lâu nay Trung Quốc vẫn bị mang tiếng là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ, công nghệ thấp. Vậy với sự chuyển mình nói trên, Trung Quốc sẽ giải quyết những tồn đọng này thế nào?
Đã có hiện tượng Trung Quốc tuồn công nghệ kém, lạc hậu sang các nước phát triển kém hơn. Để làm được việc này, Trung Quốc đã có chính sách gì và thực hiện ra sao, thưa ông? Là một chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về bước đi của Trung Quốc?
PGS Nguyễn Huy Quý: - Bản thân Trung Quốc phải thay đổi, nếu không xuất đi được thì phải hủy thôi. Trung Quốc một mặt đổi mới thiết bị, mặt khác phải bảo đảm công ăn việc làm. Một số nhà máy vẫn phải giữ lại công nhân dù năng suất thấp trong khi họ chưa có việc làm. Với những công nghệ thấp, nếu Trung Quốc chuyển giao được ra nước ngoài thì chuyển, còn không họ sẽ phải hủy.
Có nhiều con đường để Trung Quốc đẩy công nghệ thấp, lạc hậu ra nước ngoài. Họ có thể đẩy thông qua viện trợ ODA, trong đó bắt buộc nước nhận viện trợ phải sử dụng thiết bị, nhân lực của họ. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần, chủ yếu Trung Quốc đẩy công nghệ thấp đi qua con đường thương mại, tức qua mua bán. Họ xuất khẩu máy móc với giá rẻ, thậm chí nhiều công ty Trung Quốc không ngại hối lộ để bán cho được hàng kém chất lượng.
Trung Quốc làm việc này ở tất cả các khu vực, ở các nước đang phát triển có thị trường chưa ăn nhập với thị trường phương Tây, như Việt Nam chẳng hạn. Việt Nam trước đây chưa mở rộng quan hệ với các nước phát triển, kinh nghiệm quản lý yếu nên muốn nhập những công nghệ thấp giá rẻ.
Việt Nam đã có bài học khi nhập công nghệ xi măng lò đứng từ Trung Quốc
Việt Nam đã có bài học khi nhập công nghệ xi măng lò đứng từ Trung Quốc
Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa tất yếu phải chuyển giao công nghệ, cải cách cơ cấu kinh tế. Nhưng tiến trình đó không thể nhanh chóng được bởi vướng gánh nặng lao động, kỹ thuật, đặc biệt là vướng lợi ích nhóm. Đổi mới công nghệ có lợi cho đất nước, cho nền kinh tế nhưng với nhiều người thì chưa chắc.
Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay những người nắm giữ cổ phần trong các công ty tư nhân, công ty nếu cứ giữ nguyên cái cũ sẽ có lợi cho họ hơn bởi đổi mới thì phải bán công nghệ cũ với giá rẻ và luôn có nguy cơ không bán được, trong khi đó, nếu nhập công nghệ mới về sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền, lợi ích của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Bởi thế, đổi mới công nghệ luôn phải gắn với đấu tranh chống tham nhũng. Trung Quốc đang làm như vậy, để phát triển các ngành công nghiệp, họ đã phải đánh đổ các "lô cốt quyền lực", những người có địa vị chính trị đồng thời cũng là những ông trùm tham nhũng, đứng đầu các ngành kinh tế.
PV: - Các nước nhận rác công nghệ từ Trung Quốc phải đối mặt với những nguy cơ gì từ công nghệ kém và lạc hậu, đặc biệt là các nước có nền tảng công nghệ thấp lại ở ngay sát Trung Quốc như Việt Nam?
PGS Nguyễn Huy Quý: - Rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, mua công nghệ thấp, lạc hậu của Trung Quốc vì ham rẻ, vì nó phù hợp với khả năng tài chính, trình độ của người lao động. Tuy nhiên, đó chỉ là cái lợi trước mắt còn về lâu dài rất nguy hiểm bởi nó tác động đến quá trình hiện đại hóa của nền công nghiệp.
Việt Nam từng nhập rất nhiều dây chuyền xi măng lò đứng của Trung Quốc vì công nghệ thấp, giá thành rẻ, kỹ thuật lao động giản đơn. Nhưng một thời gian sau, công nghệ này đã cho thấy sự lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, tiêu hao nhiều nhiên liệu, chất lượng sản phẩm thấp. Việt Nam buộc phải loại bỏ công nghệ này và chuyển sang công nghệ hiện đại hơn.
Việt Nam thừa hiểu được điều này nhưng vì ham rẻ, vì cái lợi trước mắt mà nhập về. Một loạt thiết bị công nghệ thấp được nhập về Việt Nam không phải do kỹ thuật hay trình độ của ta kém, họ không phải không biết mà là do tham nhũng.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp rồi cán bộ nhiều địa phương thông đồng với bên xuất khẩu của Trung Quốc, nhập công nghệ thấp về để được hối lộ, lại quả. Bài học Vinashin, Vinalines nhập hàng loạt tàu biển đã qua sử dụng của Trung Quốc và các nước khác vẫn còn đó, hay các lô thiết bị y tế công nghệ thấp, đã qua sử dụng được nhập về Việt Nam thời gian qua... đó là gian lận trong nhập khẩu.
Bởi thế, trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, để tránh việc Việt Nam trở thành bãi rác công nghiệp phải xem xét ở hai phương diện. Thứ nhất, về mặt kỹ thuật phải tinh thông trình độ công nghệ mới, phải lựa chọn những công nghệ hiện đại, chấp nhận mất nhiều tiền hơn nhưng được lợi về lâu dài. Thứ hai, về mặt quản lý, phải tăng cường chống tham nhũng trong quá trình nhập khẩu công nghệ.
Việt Nam đã nêu rõ phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Như vậy Việt Nam đã quyết tâm vượt qua rào chắn kỹ thuật cũ để đổi mới. Chúng ta cũng đã tiến hành rà soát lại các tổng công ty nhà nước, đẩy mạnh chống  tham nhũng. Những trường hợp làm ăn gian dối, nhập rác công nghệ vào trong nước như Vinalines, Vinashin đã bị xử lý nhưng hệ quả nó để lại vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Những cái làm được đó mới chỉ là bắt đầu, đây là cả một quá trình khó khăn và lâu dài.
Thành Luân

Hàng ngàn tỉ đầu tư sai, Bộ KHĐT thiếu tiền

ĐẤT VIỆT

(Tài chính) - Hàng trăm dự án bố trí vốn không đúng, hàng ngàn tỉ ngân sách không rõ đi đâu nhưng Bộ KHĐT vẫn than thiết tiền.

Số liệu báo cáo Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, chỉ riêng trong vòng 2 năm 2013 – 2014, đã có hàng trăm dự án được bố trí vốn không đúng quy định với số vốn kế hoạch lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.
Năm 2014, tổng vốn ngân sách trung ương rà soát là 62.431 tỷ đồng, gồm 47.579 tỷ đồng vốn trong nước và vốn ngoài nước là 14.852 tỷ đồng.
Hai bộ vênh nhau báo cáo NSNN
Hai bộ vênh nhau báo cáo NSNN
Các bộ, ngành và địa phương đã bố trí cho 5.657 dự án. Trong đó, có 5.615 dự án được bố trí đúng quy định với số vốn kế hoạch là 61.660,4 tỷ đồng (vốn trong nước là 46.808,4 tỷ đồng; vốn ngoài nước là 14.852 tỷ đồng).
Như vậy, có tới 42 dự án được bố trí vốn không đúng quy định, với tổng số vốn là 602,9 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng số vốn trong nước của ngân sách trung ương.
Trong đó, các bộ, cơ quan Trung ương có 19 dự án với số vốn là 331,6 tỷ đồng; các địa phương có 23 dự án với số vốn là 271,3 tỷ đồng.
Tương tự với năm 2013 cũng có 220 dự án bố trí vốn không đúng, với số vốn trong nước là 2.146,1 tỷ đồng, chiếm 4,4% tổng số vốn trong nước của ngân sách trung ương.
Trong khi có hàng trăm dự án được bố trí vốn không đúng quy định, khiến hàng ngàn tỉ đồng chạy đi đâu không rõ thì mới đây Bộ KHĐT đã có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng kêu thiếu tiền.
Bộ KHĐT cho rằng, Bộ Tài chính dự toán thu chi ngân sách năm 2015 chưa chính xác (thấp hơn dự toán của Bộ KHĐT là gần 40.000 tỷ) so với Bộ KHĐT.
Cụ thể, Bộ Tài chính dự thu là 901.100 tỷ đồng; Bộ KHĐT là 940.000 tỷ đồng. Bộ tài chính dự chi là 1.127.100 tỷ đồng; bộ KHĐT là 1.166.000 tỷ đồng. Từ việc dự thu không chính xác dẫn tới dự toán chi cho ĐTPT thấp (chiếm 16%). Từ lý lẽ phải đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế, xã hội, Bộ này đã kiến nghị Bộ Tài chính cân đối lại các khoản thu chi ngân sách; đảm bảo vốn cho ĐTPT là 20,8%.
Vẽ kế hoạch trên trời
ThS Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị nêu quan điểm: "NSNN chỉ hộ trợ một phần trong khả năng có thể. Không thể bắt Bộ tài chính điều chỉnh ngân sách để chi. Đó là tư duy cứ ngồi chờ tiền, xin tiền".
Ông Sơn cho rằng, Bộ KHĐT thừa biết NSNN đang khó khăn, nguồn thu ngân sách giảm (tháng 8/2014 giảm 32%), quy mô chi tiêu ngân sách lại tăng nhanh, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 tăng khoảng 9 lần so với năm 2000 (đặc biệt là chi thường xuyên tăng rất nhanh, chiếm 10,7%) thế nhưng Bộ KHĐT vẫn đòi hỏi phải chi đủ tiền cho một kế hoạch đã được lập sẵn từ vài năm trước là không đúng.
"Đó là lý lẽ của người đi lập kế hoạch trên trời, chi tiền trên trời thì phải xin cho đủ. Lẽ ra với vai trò trách nhiệm của mình Bộ KHĐT phải xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư có hiệu quả, đầu tư phải sinh lời đem lại nguồn lợi cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, điều ai cũng thấy là kế hoạch chi tiền thì xin cho đủ còn hiệu quả không thấy đâu", ông Sơn nói.
Chuyên gia Huỳnh Thế Du phân tích, đứng trước bối cảnh nguồn thu ngân sách khó khăn, thứ tự xếp hạng ưu tiên sẽ được cân nhắc giữa chi cho thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, mà hiển nhiên chi cho đầu tư phát triển chỉ được xếp đứng thứ hai.
Hay nói cách khác, chỉ được cắt chi cho đầu tư công chứ không thể cắt chi thường xuyên. Như vậy, trong bối cảnh thu thấp hơn chi việc Bộ Tài chính giảm cho đầu tư phát triển là cách tiếp cận phù hợp với lệ thông thường, ,còn người bị mất mát nhiều nhất là Bộ KHĐT và đương nhiên họ phải "la làng".
Lam Lam

Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành ‘ốc đảo kỳ lạ’

Quyền im lặng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân.

Những người làm luật thường dẫn ra câu chuyện "gấu bị bắt nhận làm thỏ" để mô tả hiện tượng khi chịu sự áp lực của tra khảo và giam giữ, con người ta thường có xu hướng khai nhận những hành vi mình không làm.
Thực tế, những quyền cơ bản của bị can, bị cáo, người bị tạm giam (gọi chung là quyền can phạm) được đưa ra để bảo vệ con người khỏi tình trạng đó.
Can phạm, cho đến khi bị tòa án kết án, vẫn là một công dân vô tội, cho dù hành vi của người này đã rõ ràng đến mức nào. Điều này không chỉ còn là những quyền con người bất thành văn nữa, mà đã được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp nước ta, cũng như Bộ luật tố tụng dân sự. Thuật ngữ pháp lý gọi đây là "quyền suy đoán vô tội".
Tuy nhiên, để "quyền suy đoán vô tội" được thực thi, người can phạm phải được hưởng quyền không bị buộc đưa ra những chứng cứ chống lại mình, hay gọi đơn giản là "quyền không chống lại bản thân". Bởi lẽ, suy đoán vô tội không chỉ mang ý nghĩa buộc cơ quan điều tra, truy tố và xét xử phải luôn suy đoán vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo, mà còn có nội dung rằng việc xác định một người có tội hay không là trách nhiệm của phía Nhà nước.
Để đảm bảo "quyền không chống lại bản thân" đó, người can phạm phải có "quyền im lặng", tức là quyền không hợp tác, không tự buộc tội bản thân với cơ quan điều tra.
Nguyễn Thanh Chấn, án oan, tố tụng hình sự, tòa án, thẩm phán, quyền im lặng, công an, nhục hình, ép cung
Ảnh minh họa
Người can phạm phải thực sự hiểu rõ quyền
Vậy thì ta nên hiểu thế nào về "quyền im lặng" như đang được đề xuất đưa vào Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi?
Thật ra đây không phải là quyền gì mới mẻ. Trên thực tế, khai báo với cơ quan điều tra chưa bao giờ được coi là một nghĩa vụ của người can phạm, kể cả trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc không hợp tác với cơ quan điều tra cũng không phải là một tình tiết tăng nặng khi lượng hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
Cho nên, một khi đã không phải là nghĩa vụ thì việc người can phạm có khai báo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào lựa chọn của họ. "Quyền im lặng" được đưa ra thực chất chỉ là một sự tái khẳng định và thành văn hóa cái nguyên tắc cơ bản, dễ hiểu đã nêu trên.
Quay trở lại với câu chuyện "gấu thành thỏ", người can phạm khi bị truy vấn đã phải chịu một sự áp lực rất lớn, cả vô hình lẫn hữu hình, từ cơ quan điều tra và thậm chí là dư luận xã hội. Vũ khí duy nhất bảo vệ họ trong lúc này chính là những quyền mà pháp luật trao cho, trong đó có cả "quyền im lặng". Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, áp lực và sự thiếu nhận thức pháp luật khiến cho người can phạm không thực thi những quyền năng của mình một cách đầy đủ nhất.
Nghĩa vụ của Nhà nước trong lúc này là phải giải thích thật rõ cho người can phạm biết họ có những quyền gì.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thực chất là có quy định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là phải giải thích rõ quyền của người can phạm trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Nhưng trên thực tế, cái chúng ta thiếu chính là một cách giải thích chuẩn nhất, rõ ràng nhất để người can phạm thực sự hiểu rõ quyền của mình. Hiện nay, trong các trại tạm giam, tạm giữ của cơ quan điều tra, luôn dán sẵn một bảng rất lớn, chữ to về quyền của người can phạm, tiếc rằng chúng vẫn mang nặng tính chất sự sao chép máy móc văn bản pháp luật.
Ở Hoa Kỳ, Hong Kong và Anh, pháp luật bắt buộc cơ quan điều tra, viện công tố và kể cả tòa án, trong mọi giai đoạn tố tụng đều phải lặp đi lặp lại với can phạm về quyền im lặng của họ, trước khi tiến hành lấy cung. Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải nhắc nhở người can phạm rằng nếu họ chọn việc cho lời khai thì những lời khai đó sẽ được sử dụng để chống lại họ trước tòa.
Với cách đó, một người bình thường sẽ biết lựa chọn giữa việc cho lời khai để hưởng khoan hồng, hoặc im lặng để bảo vệ mình. Từ đó, hai quyền suy đoán vô tội và quyền không chống lại mình sẽ được bảo đảm cao nhất.
Ở Đức, Pháp và các quốc gia có hệ thống thẩm phán thẩm tra (investigating judge) giống Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cũng buộc phải giải thích cặn kẽ quyền im lặng cho người can phạm như vậy.
Vấn đề cốt lõi
Sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu như người can phạm không hiểu rõ các quyền của mình. Chính vì thế, vấn đề cốt lõi trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi hiện nay, thiết nghĩ không thực sự nằm ở chuyện đưa thêm một quyền mới vào rồi nhưng lại ít quan tâm đến việc giải thích cho can phạm biết.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các quy định hiện hành và quy định rõ hơn. Như vậy, vừa tránh được cảm giác pháp luật "thiên vị" can phạm và gây khó khăn cho hoạt động điều tra như một đại biểu đã lo ngại, vừa đảm bảo sự công bằng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Cụ thể, trong các điều luật quy định về quyền của người can phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa thêm một điều khoản rõ ràng, minh định rằng: "Người bị tạm giữ/ bị can/ bị cáo không có nghĩa vụ phải khai báo hoặc đưa ra các bằng chứng, lời khai chống lại mình trong toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan tiến hành tố tụng không được phép đe dọa, gây áp lực hay tạo sự bất lợi cho người bị tam giữ/ bị can/ bị cáo khi thực hiện quy định tại điều này".
Quy định rõ ràng như vậy chính là để ngay cả khi cơ quan tiến hành tố tụng chỉ trích dẫn luật ra khi giải thích quyền cho người can phạm thì người can phạm vẫn sẽ hiểu.
Thiết nghĩ, mục tiêu của Bộ luật tố tụng hình sự chính là để vừa tìm ra chân tướng sự thật, vừa tạo sự công bằng cho can phạm, giúp bảo vệ quyền con người. Tất cả các quốc gia, thiết chế văn minh đều hướng đến mục tiêu như thế.
"Quyền im lặng" là một định chế lý tưởng để góp phần đi đến mục tiêu đó. Nhưng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ nó và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân. Gần đây, xuất hiện một cách hiểu quyền im lặng là người can phạm được quyền không khai báo cho đến khi có luật sư.
Theo thiển nghĩ của người viết, cách hiểu này không chuẩn về mặt khái niệm. Khi chúng ta đã hiểu rằng "quyền im lặng" là quyền phái sinh từ "quyền suy đoán vô tội" và "quyền không chống lại mình" thì cần đảm bảo quyền đó được thực thi trong suốt quá trình tố tụng, chứ không dừng lại khi có luật sư. Hiểu như cách trên sẽ vô hình khiến cho người can phạm có nghĩa vụ khai báo khi luật sư của anh ta xuất hiện, như vậy thì sự có mặt của luật sư trở nên vô nghĩa.
Chính vì thế, nếu Quốc hội chưa thể thống nhất đưa vào được một quy định về một quyền có tính đầy đủ, trọn vẹn, thì phải chăng nên tập trung sử dụng các công cụ hiện hành để đạt được mục tiêu.
Bởi lẽ, nếu cứ chần chừ hoặc hiểu sai về một quyền có thể coi là căn bản trong bối cảnh thế kỷ 21, thế kỷ của minh bạch, thì Việt Nam sẽ trở thành một "ốc đảo" kì lạ. Mà điều đó thì hẳn không người Việt Nam nào mong muốn.
Lê Nguyễn Duy Hậu
*Tác giả hiện đang hành nghề luật tại TP.HCM.

Người biểu tình Hồng Kông không chịu lùi bước trước hạn chót

(Dân trí) - Hàng trăm người biểu tình vẫn cắm trại trên các đường phố Hồng Kông vào sáng sớm nay, vài giờ trước hạn chót của chính phủ nhằm yêu cầu họ phải rút lui. 

 >>   Cảnh sát Hồng Kông lại đụng độ với người biểu tình

Người biểu tình ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Người biểu tình ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh ngày 4/10 đã yêu cầu cảnh sát phải dọn dẹp các đường phố, nơi những người biểu tình đã chiếm đóng hơn 1 tuần qua, để công sở và các trường học mở cửa trở lại vào sáng nay 6/10.
Ông Lương cũng cảnh báo sẽ "thực hiện tất cả các hành động cần thiết để phục hồi trật tự xã hội" các chiến dịch rầm rộ kêu gọi bầu cử tự do, vốn chứng kiến hàng chục nghìn người đổ xuống các đường phố.
Trước đó, lãnh đạo Hồng Kông đã buộc phải đóng các trụ sở chính quyền hôm 3/10, khiến 3.000 viên chức phải nghỉ ở nhà do những người biểu tình chặn các đường phố.
Các nhóm biểu tình vào đêm qua đã không còn chặn lối vào các tòa nhà chính quyền và khẳng định các viên chức có thể trở lại làm việc mà không bị cản trở.
Mặc dù các đám đông bên ngoài trụ sở chính quyền đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1.000 người vào sáng sớm nay nhưng một số người biểu tình tuyên bố không có ý định rời đi.
"Chúng tôi sẽ ở đây suốt đêm và đợi cảnh sát tấn công. Đó sẽ là một cuộc chiến dài", Ken Chung, 20 tuổi, một trong những người tham gia biểu tình, tuyên bố.
Nhiều người hoài nghi rằng cảnh sát sẽ cố gắng giải tán họ bằng vũ lực trong những giờ tới.
Cả chính quyền Hồng Kông và người biểu tình ngày 5/10 đều thể hiện rằng họ sẽ sàng khởi động các cuộc đối thoại để tìm ra một giải pháp cho cuộc đối đầu kéo dài cả tuần qua.
Lãnh đạo sinh viên Lester Shum đã có cuộc gặp với các quan chức cấp cao để bàn thảo các điều điện cho một cuộc gặp giữa hai bên, nhưng chưa rõ kết quả ra sao.
Các cuộc đối thoại ban đầu được lên kế hoạch hôm 4/10 nhưng phe biểu tình đã hủy bỏ sau các vụ tấn công nhằm vào người biểu tình vào tối ngày 3/10, khiến hơn chục người bị thương.
Hàng chục nghìn người Hồng Kông đã đổ xuống đường biểu tình kể từ ngày 28/9 nhằm phản đối các kế hoạch của chính phủ trung ương Trung Quốc nhằm hạn chế các ứng viên cho vị trí lãnh đạo đặc khu hành chính vào năm 2017.
Những người biểu tình đã yêu cầu chính phủ trung ương tại Bắc Kinh cho phép bầu cử hoàn toàn tự do lãnh đạo Hồng Kông.
An BìnhTheo AFP

Sàn vàng cái ôm triệu đô "biến mất" trước mũi nhà đầu tư Việt Nam

BTTD cảnh báo !

Nhiều người VN trong đó có bạn tôi đang "chơi" vàng, ngoại tệ trên mạng mà không biết đó là những sàn ảo, sàn bất hợp pháp. Can ngăn họ không được vì có lúc họ "trúng đậm". Hãy đọc bài này để rút kinh nghiệm.

(Dân trí) - Khi đưa người chơi lún sâu vào giao dịch vàng tài khoản và tổng số tiền tại sàn chính lên đến hàng triệu USD thì sàn cái tại nước ngoài ôm tiền “lặn mất tăm”. Dù nhà đầu tư cuống cuồng truy tìm ông chủ nhưng đã quá muộn.

 >>  Những cơn say đốt tiền tỷ trên sàn vàng ảo
 >>  Đường đi của dòng tiền "khủng" trên các sàn vàng phi pháp
 >>  Từ vụ sàn vàng "khủng" trái phép: Vạch trần “chiêu trò” chơi vàng tài khoản

Hệ thống phụ thuộc vào quản lý của nhà cái
Ngay sau khi nhà nước cấm hình thức kinh doanh vàng tài khoản, nhiều sàn nước ngoài đã dồn dập đầu tư vào Việt Nam nhằm trục lợi. Những sàn đình đám nhất trong những năm qua phải kể đến sàn ETC (Indonesia), TEC (Philippines) và BOL (Hồng Kông). Ba sàn trên đều nhận thấy tiềm năng của những nhà đầu tư Việt và coi đây thị trường “màu mỡ” để lừa đảo.
Để khách hàng yên tâm, ba sàn trên đều thuê người Việt đứng tên pháp lý tại Việt Nam và chuyển một phần hệ thống phụ cho người đại diện quản lý. Tuy vậy, toàn bộ số tiền người chơi đóng vào đều chuyển thẳng sang sàn chính. Người đại diện cũng chỉ hưởng lương hàng tháng như một nhân viên thông thường. Nếu chiêu dụ được nhiều khách hàng, người đại diện sẽ được hưởng thêm hoa hồng theo thoả thuận với nhà cái, thường sẽ ở mức 1 – 2 % số tiền khách đóng vào.
Nhiều nhà đầu tư vào vàng tài khoản tại Việt Nam khẳng định “nỗi đau” đến giờ vẫn chưa thể nào quên được từ “cú lừa 3 triệu đô” đầu tiên của sàn ETC xảy ra vào năm 2012. Sau gần một năm đầu tư tại Việt Nam, ETC đã tạo được một niềm tin nhất định đối với khách hàng bằng việc chi trả sòng phảng tiền bạc cho người chơi. Từ đó, nhiều nhà đầu tư dồn hết vốn vào đánh những cú lớn với số tiền “khủng”. Theo hồ sơ giao dịch đến thời điểm trước khi bỏ trốn, số tiền người chơi đóng vào sàn ETC đã xấp xỉ 3 triệu USD.
Khi tiền vào đầy túi, sàn ETC bất ngờ đóng hệ thống và ngưng kết nối với tất cả các tài khoản. Sự việc khiến thị trường vàng tài khoản rơi vào trạng thái hoảng loạn. Hàng trăm người chơi truy tìm người đại diện của sàn ETC để tìm hiểu thì người đại diện cho biết họ cũng không có cách nào liên hệ được với sàn cái. Nhiều người đã sang tận trụ sở đăng ký giao dịch chính của sàn ở Indonesia nhưng trụ sở đã biến mất. Toàn bộ thông tin về sàn cái và số tiền 3 triệu USD của nhà đầu tư Việt cũng biệt tăm. Sàn vàng này cũng chỉ là một sàn chui ở Indonesia, người đứng tên pháp lý cũng chỉ là ảo.
Tưởng rằng “cú lừa 3 triệu đô” của ETC sẽ làm những người nuôi mộng làm giàu từ vàng tài khoản sẽ “tỉnh giấc”, tuy nhiên, nhiều người vẫn bất chấp để lao vào. Chỉ 6 tháng sau thị trường vàng tài khoản tại Việt Nam lại chứng kiến một chiêu trò tương tự như sàn ETC áp dụng. Lần này là sàn BOL và TEC. Vẫn với “cú lừa 3 triệu đô”, hai sàn này đã “bốc hơi” cùng khoảng 6 triệu USD của nhà đầu tư Việt.
Quy trình mua và bán của vàng tài khoản
Quy trình mua và bán của vàng tài khoản
Một đầu nậu trong giao dịch vàng tài khoản tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thành phố cũng có nhiều sàn áp dụng chiêu thức giống như ETC, TEC, BOL để trục lợi bất chính. Tuy vậy, hai sàn để lại nhiều tai tiếng nhất là sàn Thiên Bình Minh (Availcapital) và sàn Phương Nam (Bigfuture). Hai sàn trên thường xuyên thay đổi hệ thống để nhằm đưa người chơi vào tròng rồi bỏ trốn. Giới trong nghề cũng nhiều lần muốn can thiệp nhưng không thể nào tìm ra trụ sở của những sàn này”.
“Một điều dễ nhận thấy là các nhà đầu tư tưởng mình chơi vàng là giao dịch với thế giới, song thực chất, họ đều phải chịu sự giám sát trên hệ thống máy chủ của chủ sàn. Khi cần thiết, chủ sàn có thể can thiệp, thay đổi lệnh. Mọi rủi ro đều đổ lên nhà đầu tư mà phổ biến nhất là người chơi khi thắng thì rất khó rút tiền nhưng khi thua tiền trừ vào tài khoản rất dễ, mất trắng là chuyện thường” – T.H. (nhân viên tư vấn một sàn vàng chui) khẳng định.
Trung Kiên