Trang

13 tháng 8, 2014

Luật BHXH sửa đổi: "Viết thế này thì vỡ hết quỹ, mất hết tiền"

BTTD: Tiền BHXH mà người ta cứ nghĩ là của DNTN, sử dụng chỉ có lợi cho người quản lý.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 11-8. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 11-8. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã phải thốt lên như vậy tại phiên họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật BHXH sửa đổi của Ủy ban Thường vụ QH sáng 13-8.

Sáng 13-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) họp cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi.
Góp ý cho điều khoản quy định về các hình thức đầu tư của quỹ BHXH (điều 94) trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên: “Tôi đề nghị các đồng chí phải ngồi lại với nhau để xem lại và viết lại, chứ viết thế này là vỡ quỹ rồi mất hết tiền”.
Chủ tịch QH cho rằng BHXH không phải là cơ quan đầu tư tài chính, làm gì có nghề. Vì vậy vác tiền đi đầu tư là phải thận trọng ."Ví dụ cho ngân sách nhà nước vay nhưng cho vay như thế nào thì phải nói cho rõ".
Thứ hai là đầu tư vào công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. “Trời đất ơi, đường sắt cao tốc rồi đường này đường kia, đường Bắc-Nam vv.. các đồng chí có đầu tư không? viết thế này là không được”.
Về ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư, chủ tịch QH nói: Anh có phải công ty chứng khoán đâu, anh có phải là người có nghề đâu mà chịu rủi ro mất tiền. Tiền này không phải là tiền của cơ quan BHXH, vì vậy giao cho các anh cái quyền này là không được.
“Ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư làm sao mà các đồng chí làm được và không được làm”
Rồi còn các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định. “Như vậy là chết rồi. Cái gì cho phép làm là làm, chứ không có hình thức khác được. Cái gì mà được ngân sách bảo đảm, bảo lãnh ủy thác thì được chứ còn có cổ phần là không được rồi”
Góp ý cho điều 93 của dự thảo Luật BHXH sửa đổi về nguyên tắc đầu tư: Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
“Viết như thế này thì an toàn, hiệu quả cái gì? Tôi đề nghị các ủy ban của QH, hội đồng soạn thảo, các cơ quan liên quan cần xem xét lại. Với Bộ Tài chính, tôi thấy khi thông qua dự thảo này ở Chính phủ, tôi thấy Bộ thiếu trách nhiệm”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: các đồng chí phải xem lại điều 94, khi nào nó có thể thực hiện được như quy định ở điều 93 thì mới được, đó là hoạt động của quỹ phải an toàn, hiệu quả và phải thu hồi được khi cần thiết.
Theo Văn Duẩn
Người lao động

Bị người đáng bậc cha chú ôm hôn

BTTD: Gã đàn ông này có biểu hiện là "Sở Khanh" rồi.

 Nhưng ông GS-TS Hiền khuyên cô gái làm gì vậy? Giáo dục kiểu gì thế? Ông khuyên cô gái lừa gạt người đàn ông xóa nợ cho gia đình mình?

- "như vậy bạn phải khôn ngoan để ông ta xóa nợ cho gia đình bạn trước khi điều gì xảy ra. Khi ông ta xóa nợ thực sự rồi, lúc đó bạn sẽ giữ vị thế chủ động về việc này”.
Gia đình tôi biết ông ấy khi tôi mới ba tuổi. Khi tôi lớn lên, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần nhiều, ông ra tay giúp đỡ, tôi về công ty ông phụ việc.
Gia đình ông không hạnh phúc. Ông luôn tìm một người để cận kề chăm sóc, an ủi. Lúc đầu ông xem tôi như cháu. Ông cũng có người yêu nhưng gần đây hai người phát sinh mâu thuẫn. Tôi luôn bên cạnh động viên, an ủi ông như một người cha. Một hôm, bất ngờ ông cầm tay tôi, hôn và nói: "Đây là hành động thay lời muốn nói". Tôi vô cùng bất ngờ. Khi ra về, ông ấy còn muốn hôn tôi nhưng tôi cự tuyệt. Giờ tôi đang lo sợ. Món nợ gia đình tôi đối với ông quá lớn. Liệu có thể xảy ra điều gì không thể cứu vãn? Xin cho tôi một lời khuyên, giờ tôi phải làm thế nào? (Giao)
girl-worried-6612240-8035-1407837111.jpg
Ảnh: wordpress.com
Trả lời:
Khi người ta có tiền bạc, nhất là đàn ông dễ rơi vào vợ bé, bồ nhí... Đây là việc đáng lên án. Khi có tiền, người ta có thể tìm mọi cách để đạt được sự thỏa mãn tính dục mà không có tình yêu. Cái bẫy tiền bạc cũng dễ đẩy đối tượng vào đường cùng mà phải bán thân. Chỉ có ai thông minh, đủ bản lĩnh mới tránh được cái bẫy này.
Cái khó của bạn là “ông ra tay giúp đỡ gia đình bạn”, nhưng bạn không cho biết giúp đỡ đó là gì, nợ nần ông ấy về tiền bạc, của cải như thế nào... Bởi vì phải xác định được việc nợ đó mới có cách giải quyết. Nếu bạn có hiếu mà vì món nợ quá lớn của gia đình thì phải bàn bạc với cha mẹ để cha mẹ bạn cùng tìm cách giải quyết. Còn nếu chỉ “về công ty ông phụ việc” thì tìm cách nghỉ việc để tìm việc nơi khác.
“Luôn tìm một người cận kề chăm sóc” cho thấy ông ta là người không đứng đắn trong quan hệ nam nữ. Cái nguy hiểm và sai lầm của bạn là “luôn bên cạnh động viên, an ủi ông như một người cha” mà bạn đã không biết giới hạn giữa đàn ông và đàn bà không lệ thuộc quá nhiều vào tuổi tác. Khi bạn gần ông ta, ông ta bị kích thích giới tính và sẽ tạo cơ hội chiếm đoạt, còn bạn là người bị động hoàn toàn. Ông ta đã bộc lộ hôn và nói “đây là hành động thay lời muốn nói”. Ông ta cũng không đủ can đảm nói ra với một cô gái coi mình như cha nhưng lòng ham muốn đã thúc đẩy ông ta hành động để tìm sự thỏa mãn dục tính của ông ta.
Bạn có nói “món nợ gia đình bạn đối với ông ta quá lớn” là vấn đề phải xem xét và tính toán cho thật kỹ. Bạn từ chối thì ông ta có thể đòi nợ được không, đòi cách nào, có giấy nợ gì không? Đây là hiện thực mà bạn phải trả lời. Nếu thực sự món nợ có giấy tờ mà ông ta không đạt được mục đích sẽ quay trở mặt đòi tiền gia đình bạn thì quả thực là khó khăn cho bạn khi phải đối mặt thực tế này. Nếu món nợ có giấy tờ mà quá lớn thì sự cứu vãn là khó. Trong cuộc đời này có người dùng tình đánh bẫy để lấy tiền, nhưng cũng có kẻ dùng tiền để bẫy tình. Ông ta biết bạn từ lúc ba tuổi thì không phải là đánh bẫy bạn, nhưng sự nợ nần của gia đình bạn và sự hấp dẫn của bạn đã thúc đẩy ông ta mất đạo lý.
Bạn có thể nói đạo lý xem ông ta có thay đổi thái độ không, biết đâu ông ta thức tỉnh đạo lý để giữ đạo đức. Nếu những “kêu than” không được thì bạn phải biết ông ta là người mất đạo đức rồi, như vậy bạn phải khôn ngoan để ông ta xóa nợ cho gia đình bạn trước khi điều gì xảy ra. Khi ông ta xóa nợ thực sự rồi, lúc đó bạn sẽ giữ vị thế chủ động về việc này.
Chúc sự khôn ngoan.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Hội Khoa học Tâm lý & Giáo dục TP HCM

Nhìn vào phong trào 'thoát Trung'

Nguyễn Hùng

Cập nhật: 15:09 GMT - thứ ba, 12 tháng 8, 2014
Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc ở London hôm 18/5
Hàng vạn người Việt khắp nơi xuống đường phản đối TQ trong thời gian qua

Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không phải là điều mới.
Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.
Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án tù 12 năm, blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt hồi năm 2008 và bị kết án lần đầu 30 tháng tù giam một phần vì các hoạt động chống Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Việt Nam cũng để lại những hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Đảng viên BấmNguyễn Chí Đức đã bị công an, theo lời anh, "khống chế như một con lợn" và bị đạp vào mặt trong một lần đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011.
Hai năm sau Bấmông Đức viết đơn bỏ Đảng Cộng sản và trong các lý do ông đưa ra có "mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu."
Giàn khoan nổi trị giá hàng trăm triệu đô la mà Trung Quốc mang ra Biển Đông tạo ra điều mà nhiều người xem như cơ hội để Việt Nam nhìn lại quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, Giáo sư Jonathan London từ Đại học City University of Hong Kong nhận xét:
"Vấn đề không phải là thoát Trung vì Việt Nam vẫn luôn ở cạnh Trung Quốc và như vậy phải cố gắng để tạo ra quan hệ tốt nhất có thể tạo được... phải thay đổi cơ bản quan hệ giữa hai nước.
"Rất có ích khi so sánh quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc so với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì chẳng bao giờ có chuyện Hàn Quốc sẽ gọi mình là em và Trung Quốc là anh."

'Thời kỳ đô hộ mới'

Chính quan hệ đồng chí và anh em giữa hai nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới làm cho nhiều người Việt Nam cảm thấy bất an.
Một khảo sát hồi tháng Bảy cho thấy người BấmViệt Nam đứng thứ nhì trong số những nước không ưa Trung Quốc ở châu Á mà nước đứng đầu là Nhật Bản.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao vừa Bấmtừ bỏ Đảng Cộng sản sau 30 năm và hiện đang xin tị nạn tại Thụy Sĩ, nói:
"Muốn thoát Trung phải nhìn thấy âm mưu của Trung Quốc và phải nhìn thấy chính mình.
Ủy viên Quốc vụ viên Dương Khiết Trì (trái) gặp ông Nguyễn Phú Trọng hồi tháng Sáu
Quan hệ Việt - Trung đã rạn nứt trông thấy trong mấy tháng qua
"Vì quyền lợi của quốc gia, của đất nước hay vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của các phe nhóm lãnh đạo.
"Người Pháp [khi đô hộ Việt Nam] đã kéo Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và bộ mặt của Việt Nam đã tách rời khỏi Trung Quốc. Chính người Pháp đã làm cho chúng ta Hiệp ước Pháp - Thanh [về biên giới].
Ông Hùng dẫn lời cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói về hội nghị Thành Đô hồi năm 1990 khi các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc bí mật ký thỏa ước về quan hệ song phương: "Đó là một thời kỳ đô hộ mới của Trung Quốc với Việt Nam."
Cũng như nhiều người khác, vị cựu ngoại giao đòi phải công khai những gì ký kết ở Thành Đô và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cứng rắn hơn nhằm chống lại "cuộc chiến tranh không có súng đạn" của Bắc Kinh.
Ông nói: "Lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta đã bị gặm nhấm dần dần và cách gặm nhấm của Trung Quốc rất êm dịu, tức là làm cho chúng ta có thể nghĩ họ sẽ không làm cho chúng ta mất một cái gì quá lớn để chúng ta giật nảy mình lên.
"Bằng những kỹ thuật mà chính chúng ta lại giải thích là chúng ta mất như thế là hợp lý như mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan."
"Nó như cuộc chiến tranh không có súng đạn."

Lũng đoạn kinh tế?

Một số người khác lại lo ngại về điều có thể coi là lũng đoạn kinh tế của thương lái và các nhà thầu Trung Quốc trong một số lĩnh vực.
"Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."
Một nhà quan sát bình luận
Họ nói thương lái Trung Quốc được thoải mái thu mua nông sản mà không có giấy phép cần thiết.
Thực tế con số thống kê của Việt Nam và Trung Quốc về buôn bán giữa hai nước cũng khác nhau.
Có nhà quan sát nói trong khi Việt Nam cho biết họ nhập khẩu của Trung Quốc 28,8 tỷ đô la và xuất khẩu 12,8 tỷ sang nước láng giềng, con số tương ứng của Trung Quốc lại là 34 tỷ đô la và 16,2 tỷ đô la.
Vẫn nhà quan sát này nói nhà thầu Trung Quốc cũng thắng thầu phần lớn các dự án xi măng và nhiệt điện.
Lý do ông đưa ra là "Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."
Những chuyên gia như ông Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, lại đặt câu hỏi tại sao các nhà thầu Việt Nam không thể thắng trong ngay cả những dự án tưởng chừng như đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.
Tiến sỹ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ
Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ cần nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong một dự án làm tàu cao tốc là họ đã có thể học để tự làm và thậm chí còn xuất khẩu được công nghệ sang Hoa Kỳ.
Tiến sỹ Việt nói cách phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào gia công của Việt Nam đã khiến khoảng cách thu nhập đầu người giữa Việt Nam và Trung Quốc càng tăng trong những năm vừa qua.
Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án khai thác tài nguyên như hai dự án bauxite hiện nay ở Tây Nguyên càng làm những người phản đối Trung Quốc thêm lo ngại.
Họ sợ rằng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người thiểu số sẽ bị hủy hoại trong khi thế hệ tương lai sẽ không được thừa kế tài nguyên mà họ cho rằng đang bị khai thác tối đa.

Ủng hộ quốc tế

Một nhà quan sát khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói sự phụ thuộc Trung Quốc là khó tránh khỏi nhưng 'lệ thuộc' mới là điều cần xem xét:
"Cái ý mà tôi nghĩ rằng những thảo luận thoát Trung muốn nói là cố gắng làm sao để chúng ta không lệ thuộc, lệ thuộc chứ không phải là phụ thuộc, vào Trung Quốc về mọi mặt kể cả tư tưởng, kinh tế và quan trọng nhất là hoạt động chính trị, hoạt động ngoại giao, hoạt động quân sự của mình."
"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm. Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."
Cựu quan chức ngoại giao Đặng Xương Hùng
Đây cũng là điều được nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến hồi đầu tháng này.
Bà nói: "Ở đây vấn là làm sao cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc, thoát khỏi sự vũ kỹ lạc hậu. Càng vận hành thể chế này càng như sự tự sát nên phải thoát Trung và trước hết là phải thoát chính mình.
"Nếu không thoát Trung hay không thoát chính mình thì sẽ lao xuống dốc và đi về phía địa ngục."
Tiến sỹ Jonathan London trong khi đó nhấn mạnh giờ đã là Thế kỷ 21 và Việt Nam cần thoát khỏi "quan hệ không tốt" với Trung Quốc.
Ông bình luận: "Vấn đề chủ yếu của Việt Nam là muốn chống lại những hành vi phi lý, hành hung của Trung Quốc thì chắc chắn phải có ủng hộ quốc tế và chỉ có một con đường duy nhất để lấy được sự ủng hộ quốc tế là cải cách trong nước.. để thế giới thấy Việt Nam là một nước nên ủng hộ.
"Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn."
Ông Jonathan London nói Việt Nam cần ủng hộ quốc tế để thoát Trung
Nhà cựu ngoại giao Đặng Xương Hùng thậm chí nói Việt Nam cần 'thoát Á':
"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm.
"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."
Mặc dù vậy, điều các chính trị gia cao cấp Việt Nam quan tâm hơn cả vào lúc này có lẽ là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2016.
Một nguồn thạo tin bình luận rằng sẽ có những lãnh đạo sẵn sàng có cách tiếp cận thân Trung Quốc để đảm bảo sinh mạng chính trị của chính mình.

12 tháng 8, 2014

Cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về

BTTD: Ô ô ô! Lại thêm 01 đảng viên thoái hóa vì lối sống Mẽo.

(Dân trí) - Một cán bộ Sở Ngoại vụ Cần Thơ được cử đi công tác ở Canada. Sau đó ông này tự tách khỏi đoàn. Mới đây ông này gửi thư từ Mỹ về xin lãnh đạo cho nghỉ việc.
Đó là trường hợp ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) - Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế (Sở Ngoại vụ Cần Thơ).
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Trước đó, TP Cần Thơ được Hội Hữu nghị Việt Nam mời một số đại biểu của TP sang Canada giao lưu. Đầu tháng 7/2014, ông Long được Giám đốc Sở Ngọai vụ cử đi công tác tại Canada nhưng từ đó tới nay không thấy ông Long về. Mới đây ông Long đã viết thư gửi qua đường bưu điện cho lãnh đạo Sở Ngoại Vụ Cần Thơ xin nghỉ việc.
Sáng 13/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Thế Vinh - Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ - cho biết: “Việc ông Long được cử đi công tác, sau đó tự tách khỏi đoàn, trốn ở lại nước ngoài là hoàn toàn chính xác”.
Ông Vinh cho biết thêm: “Ông Long gửi một phong bì có đóng dấu bưu điện từ Mỹ, bên trong có đơn xin nghỉ việc. Việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan. Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Long là cán bộ nguồn từng được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành về “quản lý quan hệ quốc tế” tại Anh từ tháng 1/2007 đến 15/6/2009 theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Số tiền địa phương tài trợ cho ông Long đi học khoảng 300 triệu đồng.
Sau khi về nước, ngày 1/8/2009, ông Long được bố trí nhận nhiệm vụ tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ. Ông Long là một cán bộ giỏi ngoại ngữ cũng như chuyên môn nên thường được chọn làm phiên dịch cho lãnh đạo TP Cần Thơ khi đi công tác nước ngoài hoặc khi có khách nước ngoài đến làm việc với địa phương.
Sáng cùng ngày, một lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long gửi thư về xin nghỉ việc. Do ông Long đang được phân công đi công tác và trốn ở lại nên Sở sẽ xử lý buộc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Cũng theo vị lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ, quy định của chương trình 150 là người được đưa đi đào tạo bằng ngân sách địa phương bắt buộc cam kết phải phục vụ cho địa phương khoảng thời gian bằng ba lần thời gian học tập.
Phạm Tâm

Kim Jong Un dẫn dắt Triều Tiên thoát Trung

BTTD: "ngu tối" như Bình Nhưỡng cũng hiểu thoát Trung mới phát triển.
(Tin tức 24h) - Kim Jong Un xóa bỏ hình ảnh ông nội trong tờ tiền giấy có mệnh giá lớn nhất ở Triều Tiên như một động thái "tống cựu nghênh tân".
Tháng 7 vừa qua, chính quyền Bình Nhưỡng đã chính thức công bố tờ tiền giấy mệnh giá 5.000 won trong đó hình ảnh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành đã bị xóa bỏ.
Mặt trước tờ tiền in hình ngôi nhà mà ông Kim Nhật Thành sống thời niên thiếu tại khu vực Mangyongdae (hiện là một phần của thủ đô Bình Nhưỡng), còn mặt sau là viện bảo tàng cùng hình các món quà mà ông Kim và con trai là Kim Jong Il nhận từ các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Giới quan sát cho rằng, hành động loại bỏ hình ảnh của ông nội có khả năng cho thấy Kim Jong Un sẽ đi theo con đường độc lập để phát triển Triều Tiên.
Kể từ khi lên cầm quyền, Kim Jong Un đã dần xóa bỏ được định kiến dư luận rằng ông còn quá trẻ và không có năng lực bằng loạt động thái đổi mới Triều Tiên mang đậm dấu ấn cá nhân của Kim Jong Un.
Du học ở nước ngoài về nên tư tưởng của Kim Jong Un cũng "thoáng" hơn. Ông biến đổi Triều Tiên theo hướng mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây. Những dịch vụ trước đây coi là “lối sống của chủ nghĩa tư bản” nay mọc lên rất nhiều, như khách sạn, mỹ viện, phòng nhảy, karaoke, bách hóa, thậm chí cả các phòng massage.
Kim Jong Un đã chỉ đạo thực hiện xây dựng thành công “tòa nhà bị dừng thi công” lớn nhất thế giới; khách sạn Liễu Kinh (Ryugyong) cũng đã hoàn thành và trở thành một cảnh đẹp của thủ đô Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, Kim Jong Un còn xây dựng rất nhiều tòa nhà, chợ, khu vui chơi miễn phí cho người dân. Khu công nghiệp La Tiên, khu kinh tế thương mại tự do Rason, đảo Hoàng Kim Bình (Hwanggeumpyeong) do Trung Quốc và Triều Tiên hợp tác cũng không ngừng phát triển. Triều Tiên còn mở khu công nghiệp Kaesong ở biên giới với Hàn Quốc. Kaesong đã tạo nhiều công ăn việc làm cũng như ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.
Gần gũi với phương Tây hơn cũng có nghĩa là Kim Jong Un đưa Triều Tiên thoát dần sự lệ thuộc vào  Trung Quốc, người bảo trợ, đồng minh truyền thống của nước này. Quan hệ Trung-Triều được gây dựng từ thời ông nội của Kim Jong Un và được ông Kim Jong Il củng cố. Bản thân ông Kim Nhật Thành từng sinh sống ở Trung Quốc, là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn ông Kim Jong Il không dưới 4 lần thăm Trung Quốc. Vậy nhưng, đến thời Kim Jong Un, chưa lần nào nhà lãnh đạo Triều Tiên đến Trung Quốc. Đó là chưa kể việc ông Kim Jong Un còn nhiều lần thẳng thừng phớt lờ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế - điều chưa từng xảy ra dưới thời các nhà lãnh đạo trước của đất nước này.
Đơn cử, khi Triều Tiên quyết định tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi giữa năm 2013, Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi, thuyết phục, thậm chí là đã bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Bình Nhưỡng nhưng cuối cùng ông Kim Jong Un vẫn “chẳng thèm quan tâm”.
Ông Kim Jong Un cũng công khai bày tỏ thái độ không hài lòng khi lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên phá vỡ truyền thống sang thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên vào đầu thàng 7/2014. Hàng loạt vụ phóng tên lửa đã diễn ra như sự dằn mặt của ông Kim đối với Trung Quốc.
Tiền cũ (trái) và tiền mới phát hành (phải) của chính quyền Bình Nhưỡng.
Tiền cũ (trái) và tiền mới phát hành (phải) của chính quyền Bình Nhưỡng.
Vào tháng 12/2013, đúng dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ 2 của cố lãnh tụ Kim Jong Il, đã xảy ra một sự kiện chấn động ở Triều Tiên. Ông Jang Song Thaek, nhân vật quyền lực số 2 của nước này bất ngờ bị cách mọi chức vụ, kết án tử và nhanh chóng hành quyết vào ngày 12/12.
Ông Jang nằm trong nhóm 7 quyền lực và thân Trung Quốc. Cho đến nay, với việc ông Jang bị xử tử thì nhóm trên đã bị thanh trừng tổng cộng 5 người. Trong thời gian 2 năm cầm quyền, lãnh đạo Kim Jong Un đã cho nghỉ hưu nhiều quan chức từ thời cha mình, đồng thời cất nhắc những người mới trẻ hơn và gần gũi với mình hơn.
Dưới thời Kim Jong Un cầm quyền, dù Triều Tiên là quốc gia luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới hơn 50% trong nửa đầu năm nay.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong nửa đầu năm 2014, Triều Tiên mới chỉ nhập khẩu 58.387 tấn ngũ cốc các loại từ Trung Quốc, giảm 53% so với mức 124.228 tấn của năm trước đó.
Đây có thể là dấu hiệu của việc Triều Tiên tiến tới việc đa dạng đối tác kinh tế và dần mở cửa để xóa bỏ sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
An Thái

TQ là bạn hay là kẻ thù nguy hiểm của VN?

Việt Nam đứng trước 3 kịch bản TQ 'diễn' trên biển Đông?
(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm nuốt trọn biển Đông, để hiện thực hóa tham vọng của mình, Bắc Kinh sẽ làm gì ?
Việt Nam và các nước Asean đã không còn đường lùi
Sau vài chục năm “giấu mình chờ thời”, hiện Bắc Kinh cho rằng mình đã lớn mạnh và bắt đầu “trỗi dậy bạo lực” bằng chiến lược “gặm nhấm biển Đông” - nơi có 5 quốc gia có tiềm lực không mạnh là Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney, liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển này.
Hiện nay, cả 5 nước đông nam Á liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia trong nội khối còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển như Malaysia với Philippines, Malaysia với Indonessia.
Trung Quốc xác định, đây là thời điểm hợp lý nhất để “gặm nhấm biển Đông”, hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ. Để thực hiện điều này, Trung Quốc đang áp dụng những hành động kiểu “bá quyền nước lớn”, cậy mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử.
Trong khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Bắc Kinh luôn theo dõi phản ứng của Washington và Liên minh châu Âu đối với tình hình tại Ukraine, đồng thời quan sát những hành động và biện pháp giải tỏa sức ép của Nga. Từ đó có thể rút kinh nghiệm và chuẩn bị dối phó với phản ứng dữ dội của quốc tế đối với tình hình biển Đông.
Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên biển
Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên biển
Khủng hoảng chính trị tại Kiev, đặc biệt là cú sáp nhập ngoạn mục Crime của Nga được xem như là “hướng dẫn cụ thể nhất” đối với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng định “học hỏi” và nhân cơ hội này để áp dụng kinh nghiệm vào biển Đông, nhưng do sự khác biệt về địa chính trị, kinh tế khiến cho âm mưu của họ không thực hiện được.
Chúng ta không ảo tưởng Trung Quốc sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc với Việt Nam, cũng như các nước có tranh chấp khác để giải quyết hòa bình và công bằng các tranh chấp lãnh thổ. Tham vọng độc chiếm biển Đông là vấn đề thuộc về bản chất và Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ.
Chúng ta cũng đừng nên hy vọng Trung Quốc đồng ý để các toà án quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông. Do sự yếu kém của Trung Quốc trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền, nên Bắc Kinh kiên quyết phản đối luật hoá hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông, kiên trì với chủ trương “đàm phán song phương”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ rằng Việt Nam có chứng cứ chủ quyền lâu dài hơn và chắc chắn hơn, hành động sử dụng vũ lực năm 1974 và 1988 để chiếm đóng các đảo nổi, đảo đá ở Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam cũng khiến họ cảm thấy đuối lý và sợ thua kiện phải đối diện với các toà án quốc tế.
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Những hành động xâm lược của Trung Quốc xuất phát từ tư tưởng chủ đạo “Biên giới chiến lược và không gian sinh tồn” được Bắc Kinh đưa ra ngay đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trung Quốc xác định đất nước mình “đất chật, người đông”, nhằm đảm bảo xây dựng một nước “Trung Quốc vĩ đại” thì phải đẩy “biên giới chiến lược” ra xa biên giới địa lý của mình, nhằm bảo đảm “không gian sinh tồn” cho dân tộc Trung Hoa.
Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi bành trướng, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là Việt Nam và Philippines vì cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, nếu giải quyết được 2 quốc gia chạy dọc suốt phía tây và phía đông biển Đông, không khó để Trung Quốc bắt nạt nốt Indonessia và Malaysia ở điểm cực nam của đường lưỡi bò.
Hiện nay, thẳng thắn mà nói là Việt Nam và các nước Asean đã không còn đường lùi. Trung Quốc đã hết thời kỳ “giấu mình chờ thời”, quyết tâm “trỗi dậy bằng vũ lực”, bộc lộ dã tâm nuốt trọn biển Đông, nên chắc chắn là Bắc Kinh chỉ có lấn tới chứ không bao giờ ngừng lại, chứ đừng nói là lùi bước.
Vấn đề quan trọng là Việt Nam và các nước Asean phải dự đoán được đường đi nước bước của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò, “liếm trọn” 80% diện tích biển Đông. Có dự đoán đúng chúng ta mới có thể đưa ra đối sách đúng để ngăn chặn âm mưu độc chiếm các vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Quốc.
Vừa qua Trung Quốc đã xua hàng vạn tàu cá xuống “xâm chiếm” biển Đông
Vừa qua Trung Quốc đã xua hàng vạn tàu cá xuống “xâm chiếm” biển Đông
3 kịch bản Bắc Kinh sẽ áp dụng trên biển Đông
Kịch bản thứ nhất, Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhằm “giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020” như các học giả Trung Quốc đã từng nhiều lần rêu rao.
Kịch bản này là lựa chọn cuối cùng và tồi tệ nhất của Trung Quốc bởi nếu làm như thế Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt thật của một kẻ xâm lược. Khi đó, Trung Quốc sẽ bị cuốn vào 1 những xung đột quân sự trên biển với các nước Asean, bị cả thế giới tẩy chay, đồng thời đẩy họ vào thế đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không phải không thể xảy ra khi trong quá khứ, Trung Quốc từng áp dụng các biện pháp quân sự với Đài Loan vào thập niên 1950, và sử dụng vũ lực để đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam năm 1974, 1988 và khơi mào cuộc chiến tranh xâm lược trên biên giới Việt-Trung năm 1979.
Kịch bản thứ 2 là Trung Quốc không đánh chiếm thêm các đảo và bãi đá ở Trường Sa nhưng tiếp tục chiến thuật kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Trung Quốc sẽ ra sức củng cố vị thế trên Biển Đông nhằm chiếm đóng vĩnh viễn các đảo hiện đang kiểm soát bất hợp pháp đồng thời sẽ ra sức ngăn cản đạt được bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp.
Thực tế cho thấy, Bắc Kinh đã thành công trong hơn 20 năm qua khi các nước Asean không đạt được bước tiến nào với Trung Quốc trong xây dựng bộ “Quy tắc ứng xử trên biển Đông” (COC), đồng thời “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông” (DOC) cũng không được thực thi đúng với tinh thần của nó.
Tàu Trung Quốc hút cát, cải tạo đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tàu Trung Quốc hút cát, cải tạo đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đây là kịch bản bất lợi cho Việt Nam, nếu chúng ta không sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới như việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982) đầu năm 2013.
Thứ 3 là Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến thuật “gặm nhấm” trên Biển Đông. Họ tiếp tục tuyên bố và hành xử chủ quyền ở các khu vực đang chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, đồng thời đưa ra con bài “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” mà thực chất là “cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!”.
Kịch bản này bất lợi trên nhiều mặt cho chúng ta nếu Việt Nam không đưa ra được các biện pháp hiệu quả trong thời gian tới vì Trung Quốc sẽ biến các đảo của Việt Nam đang bị họ chiếm đóng bất hợp pháp thành lãnh thổ của họ, khu vực thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ biến thành khu vực có “tranh chấp” với Trung Quốc.
Kịch bản này sẽ giúp cho Trung Quốc xác lập “ranh giới thực tế” của “đường lưỡi bò” (còn gọi là đường 10 đoạn mới), độc chiếm hầu hết biển Đông. Bởi vì, nếu các nước Asean chấp thuận “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” có nghĩa là họ đã từ bỏ chủ quyền biển đảo mà mình tuyên bố trước đó.
Trên thực tế, hiện Trung Quốc đã tiến hành cả 3 kịch bản này. Kịch bản thứ nhất đã từng được sử dụng trong quá khứ, kịch bản thứ 2 và thứ 3 hiện đang song song triển khai. Có thể khẳng định là Trung Quốc sẽ không tái áp dụng kịch bản thứ nhất vào thời điểm hiện nay, nó chỉ được xem xét khi nào 2 kịch bản sau không đạt mục đích.
Trung Quốc đã sử dụng tàu công vụ để đâm húc tàu chấp pháp Việt Nam
Trung Quốc đã sử dụng tàu công vụ để đâm húc tàu chấp pháp Việt Nam
Có thể khẳng định là Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền ngang ngược và phi lý của mình. Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong EEZ của Việt Nam và đang nỗ lực thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam không thể chần chừ, trì hoãn trong giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Việc cần thiết nhất Việt Nam phải làm là củng cố bằng chứng lịch sử trong và ngoài nước để xây dựng và củng cố hồ sơ chứng cứ chủ quyền của Việt Nam và gấp rút đưa Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế. Mặc dù biết chắc là Trung Quốc sẽ không ra hầu tòa và tòa án cũng không có biện pháp nào bắt họ phải trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam, nhưng nhất định là chúng ta phải kiện.
Bởi vì điều này đã thể hiện thiện chí của Việt Nam mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế chứ không phải bằng “luật rừng” như Trung Quốc. Đồng thời, việc “trốn tòa” cũng sẽ cho cộng đồng quốc tế thấy rõ sự sai trái của Bắc Kinh vì chỉ có những “kẻ có tội” mới trốn tránh pháp luật.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải huy động toàn bộ nguồn lực trong nước và mở rộng hợp tác đa phương để đón nhận sự giúp đỡ của các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn bàn tay xâm lược trên biển của Bắc Kinh. Chỉ cần các nước Asean đoàn kết lại và tập hợp được sức mạnh của cộng đồng quốc tế thì Bắc Kinh sẽ không thể đạt được mục đích độc chiếm biển Đông.
  • Thiên Nam

Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ

BTTD: Khi xã hội suy đồi

Đăng Bởi  - 
Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ

Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man, nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, ở địa điểm không xa trụ sở Bộ Công an mà ở chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một tội ác nghiêm trọng như vậy.
Nguyên nhân, mức độ phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ (bước đầu, đã có thông tin cho biết, ông này đã cung cấp số liên lạc của các đối tượng xã hội đen cho người thuê chúng). Nhưng mức độ ảnh hưởng, gây mất lòng tin ở những người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp, của người dân đóng góp là không phải nhỏ.
Những kẻ sẵn sàng nhận tiền thuê, chỉ vài chục triệu để giết người đã gây nguy hiểm, làm mất sự bình yên cho cuộc sống của người dân, tội đã lớn. Nhưng là người trong cơ quan nhà nước như ông Phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy lại còn dính líu, tiếp tay cho chúng thì tác hại của nó không chỉ dừng lại ở vụ án, mà còn làm tổn thất niềm tin đối với chế độ.   
Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân.
Tại một hội nghị về an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực”.
Mặc dù cũng có ý kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình ảnh, vật chứng… mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi” trước mặc các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông… là những hoạt động "nằm ngoài hệ thống pháp luật VN”.
Hay trước đó, đầu tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ hải quan TP.HCM vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu 10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động.
Tất cả những vụ việc như vậy, chắc chắn gây mất lòng tin lớn của nhân dân vào hiệu quả, sự chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước cho dù, tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt, tiêu cực… lâu nay, thường xuyên xảy ra ở nơi này, nơi khác, chưa ngăn chặn, đầy lùi được đã làm xói mòn đi khá nhiều lòng tin ấy.
Nhưng ở đây, là mức độ nguy hiểm hơn, có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là tội ác để kiếm tiền bất chính. Cho nên, niềm tin của người dân vào những tổ chức, bộ máy có những cán bộ, công chức “lưu manh” ấy càng dễ tan vỡ.
Cho nên, biểu hiện gần đây, ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”… tuy là những hành động cũng vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống của họ?
Cho dù, nói như lời một số lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục gây hại, làm đổ vỡ lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
Mạnh Quân