BTTD: "ngu tối" như Bình Nhưỡng cũng hiểu thoát Trung mới phát triển.
(Tin tức 24h) - Kim Jong Un xóa bỏ hình ảnh ông nội trong tờ tiền giấy có mệnh giá lớn nhất ở Triều Tiên như một động thái "tống cựu nghênh tân".
Tháng 7 vừa qua, chính quyền Bình Nhưỡng đã chính thức công bố tờ tiền giấy mệnh giá 5.000 won trong đó hình ảnh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành đã bị xóa bỏ.
Mặt trước tờ tiền in hình ngôi nhà mà ông Kim Nhật Thành sống thời niên thiếu tại khu vực Mangyongdae (hiện là một phần của thủ đô Bình Nhưỡng), còn mặt sau là viện bảo tàng cùng hình các món quà mà ông Kim và con trai là Kim Jong Il nhận từ các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Giới quan sát cho rằng, hành động loại bỏ hình ảnh của ông nội có khả năng cho thấy Kim Jong Un sẽ đi theo con đường độc lập để phát triển Triều Tiên.
Kể từ khi lên cầm quyền, Kim Jong Un đã dần xóa bỏ được định kiến dư luận rằng ông còn quá trẻ và không có năng lực bằng loạt động thái đổi mới Triều Tiên mang đậm dấu ấn cá nhân của Kim Jong Un.
Du học ở nước ngoài về nên tư tưởng của Kim Jong Un cũng "thoáng" hơn. Ông biến đổi Triều Tiên theo hướng mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây. Những dịch vụ trước đây coi là “lối sống của chủ nghĩa tư bản” nay mọc lên rất nhiều, như khách sạn, mỹ viện, phòng nhảy, karaoke, bách hóa, thậm chí cả các phòng massage.
Kim Jong Un đã chỉ đạo thực hiện xây dựng thành công “tòa nhà bị dừng thi công” lớn nhất thế giới; khách sạn Liễu Kinh (Ryugyong) cũng đã hoàn thành và trở thành một cảnh đẹp của thủ đô Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, Kim Jong Un còn xây dựng rất nhiều tòa nhà, chợ, khu vui chơi miễn phí cho người dân. Khu công nghiệp La Tiên, khu kinh tế thương mại tự do Rason, đảo Hoàng Kim Bình (Hwanggeumpyeong) do Trung Quốc và Triều Tiên hợp tác cũng không ngừng phát triển. Triều Tiên còn mở khu công nghiệp Kaesong ở biên giới với Hàn Quốc. Kaesong đã tạo nhiều công ăn việc làm cũng như ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.
Gần gũi với phương Tây hơn cũng có nghĩa là Kim Jong Un đưa Triều Tiên thoát dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc, người bảo trợ, đồng minh truyền thống của nước này. Quan hệ Trung-Triều được gây dựng từ thời ông nội của Kim Jong Un và được ông Kim Jong Il củng cố. Bản thân ông Kim Nhật Thành từng sinh sống ở Trung Quốc, là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn ông Kim Jong Il không dưới 4 lần thăm Trung Quốc. Vậy nhưng, đến thời Kim Jong Un, chưa lần nào nhà lãnh đạo Triều Tiên đến Trung Quốc. Đó là chưa kể việc ông Kim Jong Un còn nhiều lần thẳng thừng phớt lờ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế - điều chưa từng xảy ra dưới thời các nhà lãnh đạo trước của đất nước này.
Đơn cử, khi Triều Tiên quyết định tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi giữa năm 2013, Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi, thuyết phục, thậm chí là đã bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Bình Nhưỡng nhưng cuối cùng ông Kim Jong Un vẫn “chẳng thèm quan tâm”.
Ông Kim Jong Un cũng công khai bày tỏ thái độ không hài lòng khi lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên phá vỡ truyền thống sang thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên vào đầu thàng 7/2014. Hàng loạt vụ phóng tên lửa đã diễn ra như sự dằn mặt của ông Kim đối với Trung Quốc.
Tiền cũ (trái) và tiền mới phát hành (phải) của chính quyền Bình Nhưỡng. |
Vào tháng 12/2013, đúng dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ 2 của cố lãnh tụ Kim Jong Il, đã xảy ra một sự kiện chấn động ở Triều Tiên. Ông Jang Song Thaek, nhân vật quyền lực số 2 của nước này bất ngờ bị cách mọi chức vụ, kết án tử và nhanh chóng hành quyết vào ngày 12/12.
Ông Jang nằm trong nhóm 7 quyền lực và thân Trung Quốc. Cho đến nay, với việc ông Jang bị xử tử thì nhóm trên đã bị thanh trừng tổng cộng 5 người. Trong thời gian 2 năm cầm quyền, lãnh đạo Kim Jong Un đã cho nghỉ hưu nhiều quan chức từ thời cha mình, đồng thời cất nhắc những người mới trẻ hơn và gần gũi với mình hơn.
Dưới thời Kim Jong Un cầm quyền, dù Triều Tiên là quốc gia luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới hơn 50% trong nửa đầu năm nay.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong nửa đầu năm 2014, Triều Tiên mới chỉ nhập khẩu 58.387 tấn ngũ cốc các loại từ Trung Quốc, giảm 53% so với mức 124.228 tấn của năm trước đó.
Đây có thể là dấu hiệu của việc Triều Tiên tiến tới việc đa dạng đối tác kinh tế và dần mở cửa để xóa bỏ sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
An Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét