Trang

12 tháng 8, 2014

Cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về

BTTD: Ô ô ô! Lại thêm 01 đảng viên thoái hóa vì lối sống Mẽo.

(Dân trí) - Một cán bộ Sở Ngoại vụ Cần Thơ được cử đi công tác ở Canada. Sau đó ông này tự tách khỏi đoàn. Mới đây ông này gửi thư từ Mỹ về xin lãnh đạo cho nghỉ việc.
Đó là trường hợp ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) - Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế (Sở Ngoại vụ Cần Thơ).
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Trước đó, TP Cần Thơ được Hội Hữu nghị Việt Nam mời một số đại biểu của TP sang Canada giao lưu. Đầu tháng 7/2014, ông Long được Giám đốc Sở Ngọai vụ cử đi công tác tại Canada nhưng từ đó tới nay không thấy ông Long về. Mới đây ông Long đã viết thư gửi qua đường bưu điện cho lãnh đạo Sở Ngoại Vụ Cần Thơ xin nghỉ việc.
Sáng 13/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Thế Vinh - Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ - cho biết: “Việc ông Long được cử đi công tác, sau đó tự tách khỏi đoàn, trốn ở lại nước ngoài là hoàn toàn chính xác”.
Ông Vinh cho biết thêm: “Ông Long gửi một phong bì có đóng dấu bưu điện từ Mỹ, bên trong có đơn xin nghỉ việc. Việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan. Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Long là cán bộ nguồn từng được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành về “quản lý quan hệ quốc tế” tại Anh từ tháng 1/2007 đến 15/6/2009 theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Số tiền địa phương tài trợ cho ông Long đi học khoảng 300 triệu đồng.
Sau khi về nước, ngày 1/8/2009, ông Long được bố trí nhận nhiệm vụ tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ. Ông Long là một cán bộ giỏi ngoại ngữ cũng như chuyên môn nên thường được chọn làm phiên dịch cho lãnh đạo TP Cần Thơ khi đi công tác nước ngoài hoặc khi có khách nước ngoài đến làm việc với địa phương.
Sáng cùng ngày, một lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long gửi thư về xin nghỉ việc. Do ông Long đang được phân công đi công tác và trốn ở lại nên Sở sẽ xử lý buộc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Cũng theo vị lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ, quy định của chương trình 150 là người được đưa đi đào tạo bằng ngân sách địa phương bắt buộc cam kết phải phục vụ cho địa phương khoảng thời gian bằng ba lần thời gian học tập.
Phạm Tâm

Kim Jong Un dẫn dắt Triều Tiên thoát Trung

BTTD: "ngu tối" như Bình Nhưỡng cũng hiểu thoát Trung mới phát triển.
(Tin tức 24h) - Kim Jong Un xóa bỏ hình ảnh ông nội trong tờ tiền giấy có mệnh giá lớn nhất ở Triều Tiên như một động thái "tống cựu nghênh tân".
Tháng 7 vừa qua, chính quyền Bình Nhưỡng đã chính thức công bố tờ tiền giấy mệnh giá 5.000 won trong đó hình ảnh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành đã bị xóa bỏ.
Mặt trước tờ tiền in hình ngôi nhà mà ông Kim Nhật Thành sống thời niên thiếu tại khu vực Mangyongdae (hiện là một phần của thủ đô Bình Nhưỡng), còn mặt sau là viện bảo tàng cùng hình các món quà mà ông Kim và con trai là Kim Jong Il nhận từ các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Giới quan sát cho rằng, hành động loại bỏ hình ảnh của ông nội có khả năng cho thấy Kim Jong Un sẽ đi theo con đường độc lập để phát triển Triều Tiên.
Kể từ khi lên cầm quyền, Kim Jong Un đã dần xóa bỏ được định kiến dư luận rằng ông còn quá trẻ và không có năng lực bằng loạt động thái đổi mới Triều Tiên mang đậm dấu ấn cá nhân của Kim Jong Un.
Du học ở nước ngoài về nên tư tưởng của Kim Jong Un cũng "thoáng" hơn. Ông biến đổi Triều Tiên theo hướng mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây. Những dịch vụ trước đây coi là “lối sống của chủ nghĩa tư bản” nay mọc lên rất nhiều, như khách sạn, mỹ viện, phòng nhảy, karaoke, bách hóa, thậm chí cả các phòng massage.
Kim Jong Un đã chỉ đạo thực hiện xây dựng thành công “tòa nhà bị dừng thi công” lớn nhất thế giới; khách sạn Liễu Kinh (Ryugyong) cũng đã hoàn thành và trở thành một cảnh đẹp của thủ đô Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, Kim Jong Un còn xây dựng rất nhiều tòa nhà, chợ, khu vui chơi miễn phí cho người dân. Khu công nghiệp La Tiên, khu kinh tế thương mại tự do Rason, đảo Hoàng Kim Bình (Hwanggeumpyeong) do Trung Quốc và Triều Tiên hợp tác cũng không ngừng phát triển. Triều Tiên còn mở khu công nghiệp Kaesong ở biên giới với Hàn Quốc. Kaesong đã tạo nhiều công ăn việc làm cũng như ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.
Gần gũi với phương Tây hơn cũng có nghĩa là Kim Jong Un đưa Triều Tiên thoát dần sự lệ thuộc vào  Trung Quốc, người bảo trợ, đồng minh truyền thống của nước này. Quan hệ Trung-Triều được gây dựng từ thời ông nội của Kim Jong Un và được ông Kim Jong Il củng cố. Bản thân ông Kim Nhật Thành từng sinh sống ở Trung Quốc, là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Còn ông Kim Jong Il không dưới 4 lần thăm Trung Quốc. Vậy nhưng, đến thời Kim Jong Un, chưa lần nào nhà lãnh đạo Triều Tiên đến Trung Quốc. Đó là chưa kể việc ông Kim Jong Un còn nhiều lần thẳng thừng phớt lờ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế - điều chưa từng xảy ra dưới thời các nhà lãnh đạo trước của đất nước này.
Đơn cử, khi Triều Tiên quyết định tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi giữa năm 2013, Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi, thuyết phục, thậm chí là đã bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Bình Nhưỡng nhưng cuối cùng ông Kim Jong Un vẫn “chẳng thèm quan tâm”.
Ông Kim Jong Un cũng công khai bày tỏ thái độ không hài lòng khi lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên phá vỡ truyền thống sang thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên vào đầu thàng 7/2014. Hàng loạt vụ phóng tên lửa đã diễn ra như sự dằn mặt của ông Kim đối với Trung Quốc.
Tiền cũ (trái) và tiền mới phát hành (phải) của chính quyền Bình Nhưỡng.
Tiền cũ (trái) và tiền mới phát hành (phải) của chính quyền Bình Nhưỡng.
Vào tháng 12/2013, đúng dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ 2 của cố lãnh tụ Kim Jong Il, đã xảy ra một sự kiện chấn động ở Triều Tiên. Ông Jang Song Thaek, nhân vật quyền lực số 2 của nước này bất ngờ bị cách mọi chức vụ, kết án tử và nhanh chóng hành quyết vào ngày 12/12.
Ông Jang nằm trong nhóm 7 quyền lực và thân Trung Quốc. Cho đến nay, với việc ông Jang bị xử tử thì nhóm trên đã bị thanh trừng tổng cộng 5 người. Trong thời gian 2 năm cầm quyền, lãnh đạo Kim Jong Un đã cho nghỉ hưu nhiều quan chức từ thời cha mình, đồng thời cất nhắc những người mới trẻ hơn và gần gũi với mình hơn.
Dưới thời Kim Jong Un cầm quyền, dù Triều Tiên là quốc gia luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới hơn 50% trong nửa đầu năm nay.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong nửa đầu năm 2014, Triều Tiên mới chỉ nhập khẩu 58.387 tấn ngũ cốc các loại từ Trung Quốc, giảm 53% so với mức 124.228 tấn của năm trước đó.
Đây có thể là dấu hiệu của việc Triều Tiên tiến tới việc đa dạng đối tác kinh tế và dần mở cửa để xóa bỏ sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
An Thái

TQ là bạn hay là kẻ thù nguy hiểm của VN?

Việt Nam đứng trước 3 kịch bản TQ 'diễn' trên biển Đông?
(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm nuốt trọn biển Đông, để hiện thực hóa tham vọng của mình, Bắc Kinh sẽ làm gì ?
Việt Nam và các nước Asean đã không còn đường lùi
Sau vài chục năm “giấu mình chờ thời”, hiện Bắc Kinh cho rằng mình đã lớn mạnh và bắt đầu “trỗi dậy bạo lực” bằng chiến lược “gặm nhấm biển Đông” - nơi có 5 quốc gia có tiềm lực không mạnh là Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney, liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển này.
Hiện nay, cả 5 nước đông nam Á liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia trong nội khối còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển như Malaysia với Philippines, Malaysia với Indonessia.
Trung Quốc xác định, đây là thời điểm hợp lý nhất để “gặm nhấm biển Đông”, hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ. Để thực hiện điều này, Trung Quốc đang áp dụng những hành động kiểu “bá quyền nước lớn”, cậy mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử.
Trong khủng hoảng chính trị tại Ukraine, Bắc Kinh luôn theo dõi phản ứng của Washington và Liên minh châu Âu đối với tình hình tại Ukraine, đồng thời quan sát những hành động và biện pháp giải tỏa sức ép của Nga. Từ đó có thể rút kinh nghiệm và chuẩn bị dối phó với phản ứng dữ dội của quốc tế đối với tình hình biển Đông.
Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên biển
Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự trên biển
Khủng hoảng chính trị tại Kiev, đặc biệt là cú sáp nhập ngoạn mục Crime của Nga được xem như là “hướng dẫn cụ thể nhất” đối với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng định “học hỏi” và nhân cơ hội này để áp dụng kinh nghiệm vào biển Đông, nhưng do sự khác biệt về địa chính trị, kinh tế khiến cho âm mưu của họ không thực hiện được.
Chúng ta không ảo tưởng Trung Quốc sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc với Việt Nam, cũng như các nước có tranh chấp khác để giải quyết hòa bình và công bằng các tranh chấp lãnh thổ. Tham vọng độc chiếm biển Đông là vấn đề thuộc về bản chất và Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ.
Chúng ta cũng đừng nên hy vọng Trung Quốc đồng ý để các toà án quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông. Do sự yếu kém của Trung Quốc trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền, nên Bắc Kinh kiên quyết phản đối luật hoá hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông, kiên trì với chủ trương “đàm phán song phương”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ rằng Việt Nam có chứng cứ chủ quyền lâu dài hơn và chắc chắn hơn, hành động sử dụng vũ lực năm 1974 và 1988 để chiếm đóng các đảo nổi, đảo đá ở Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam cũng khiến họ cảm thấy đuối lý và sợ thua kiện phải đối diện với các toà án quốc tế.
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Những hành động xâm lược của Trung Quốc xuất phát từ tư tưởng chủ đạo “Biên giới chiến lược và không gian sinh tồn” được Bắc Kinh đưa ra ngay đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trung Quốc xác định đất nước mình “đất chật, người đông”, nhằm đảm bảo xây dựng một nước “Trung Quốc vĩ đại” thì phải đẩy “biên giới chiến lược” ra xa biên giới địa lý của mình, nhằm bảo đảm “không gian sinh tồn” cho dân tộc Trung Hoa.
Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi bành trướng, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là Việt Nam và Philippines vì cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, nếu giải quyết được 2 quốc gia chạy dọc suốt phía tây và phía đông biển Đông, không khó để Trung Quốc bắt nạt nốt Indonessia và Malaysia ở điểm cực nam của đường lưỡi bò.
Hiện nay, thẳng thắn mà nói là Việt Nam và các nước Asean đã không còn đường lùi. Trung Quốc đã hết thời kỳ “giấu mình chờ thời”, quyết tâm “trỗi dậy bằng vũ lực”, bộc lộ dã tâm nuốt trọn biển Đông, nên chắc chắn là Bắc Kinh chỉ có lấn tới chứ không bao giờ ngừng lại, chứ đừng nói là lùi bước.
Vấn đề quan trọng là Việt Nam và các nước Asean phải dự đoán được đường đi nước bước của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò, “liếm trọn” 80% diện tích biển Đông. Có dự đoán đúng chúng ta mới có thể đưa ra đối sách đúng để ngăn chặn âm mưu độc chiếm các vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Quốc.
Vừa qua Trung Quốc đã xua hàng vạn tàu cá xuống “xâm chiếm” biển Đông
Vừa qua Trung Quốc đã xua hàng vạn tàu cá xuống “xâm chiếm” biển Đông
3 kịch bản Bắc Kinh sẽ áp dụng trên biển Đông
Kịch bản thứ nhất, Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, nhằm “giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020” như các học giả Trung Quốc đã từng nhiều lần rêu rao.
Kịch bản này là lựa chọn cuối cùng và tồi tệ nhất của Trung Quốc bởi nếu làm như thế Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt thật của một kẻ xâm lược. Khi đó, Trung Quốc sẽ bị cuốn vào 1 những xung đột quân sự trên biển với các nước Asean, bị cả thế giới tẩy chay, đồng thời đẩy họ vào thế đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không phải không thể xảy ra khi trong quá khứ, Trung Quốc từng áp dụng các biện pháp quân sự với Đài Loan vào thập niên 1950, và sử dụng vũ lực để đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam năm 1974, 1988 và khơi mào cuộc chiến tranh xâm lược trên biên giới Việt-Trung năm 1979.
Kịch bản thứ 2 là Trung Quốc không đánh chiếm thêm các đảo và bãi đá ở Trường Sa nhưng tiếp tục chiến thuật kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Trung Quốc sẽ ra sức củng cố vị thế trên Biển Đông nhằm chiếm đóng vĩnh viễn các đảo hiện đang kiểm soát bất hợp pháp đồng thời sẽ ra sức ngăn cản đạt được bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp.
Thực tế cho thấy, Bắc Kinh đã thành công trong hơn 20 năm qua khi các nước Asean không đạt được bước tiến nào với Trung Quốc trong xây dựng bộ “Quy tắc ứng xử trên biển Đông” (COC), đồng thời “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông” (DOC) cũng không được thực thi đúng với tinh thần của nó.
Tàu Trung Quốc hút cát, cải tạo đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tàu Trung Quốc hút cát, cải tạo đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đây là kịch bản bất lợi cho Việt Nam, nếu chúng ta không sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trong thời gian tới như việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982) đầu năm 2013.
Thứ 3 là Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chiến thuật “gặm nhấm” trên Biển Đông. Họ tiếp tục tuyên bố và hành xử chủ quyền ở các khu vực đang chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, đồng thời đưa ra con bài “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” mà thực chất là “cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!”.
Kịch bản này bất lợi trên nhiều mặt cho chúng ta nếu Việt Nam không đưa ra được các biện pháp hiệu quả trong thời gian tới vì Trung Quốc sẽ biến các đảo của Việt Nam đang bị họ chiếm đóng bất hợp pháp thành lãnh thổ của họ, khu vực thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sẽ biến thành khu vực có “tranh chấp” với Trung Quốc.
Kịch bản này sẽ giúp cho Trung Quốc xác lập “ranh giới thực tế” của “đường lưỡi bò” (còn gọi là đường 10 đoạn mới), độc chiếm hầu hết biển Đông. Bởi vì, nếu các nước Asean chấp thuận “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” có nghĩa là họ đã từ bỏ chủ quyền biển đảo mà mình tuyên bố trước đó.
Trên thực tế, hiện Trung Quốc đã tiến hành cả 3 kịch bản này. Kịch bản thứ nhất đã từng được sử dụng trong quá khứ, kịch bản thứ 2 và thứ 3 hiện đang song song triển khai. Có thể khẳng định là Trung Quốc sẽ không tái áp dụng kịch bản thứ nhất vào thời điểm hiện nay, nó chỉ được xem xét khi nào 2 kịch bản sau không đạt mục đích.
Trung Quốc đã sử dụng tàu công vụ để đâm húc tàu chấp pháp Việt Nam
Trung Quốc đã sử dụng tàu công vụ để đâm húc tàu chấp pháp Việt Nam
Có thể khẳng định là Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền ngang ngược và phi lý của mình. Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong EEZ của Việt Nam và đang nỗ lực thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam không thể chần chừ, trì hoãn trong giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Việc cần thiết nhất Việt Nam phải làm là củng cố bằng chứng lịch sử trong và ngoài nước để xây dựng và củng cố hồ sơ chứng cứ chủ quyền của Việt Nam và gấp rút đưa Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế. Mặc dù biết chắc là Trung Quốc sẽ không ra hầu tòa và tòa án cũng không có biện pháp nào bắt họ phải trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam, nhưng nhất định là chúng ta phải kiện.
Bởi vì điều này đã thể hiện thiện chí của Việt Nam mong muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế chứ không phải bằng “luật rừng” như Trung Quốc. Đồng thời, việc “trốn tòa” cũng sẽ cho cộng đồng quốc tế thấy rõ sự sai trái của Bắc Kinh vì chỉ có những “kẻ có tội” mới trốn tránh pháp luật.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải huy động toàn bộ nguồn lực trong nước và mở rộng hợp tác đa phương để đón nhận sự giúp đỡ của các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn bàn tay xâm lược trên biển của Bắc Kinh. Chỉ cần các nước Asean đoàn kết lại và tập hợp được sức mạnh của cộng đồng quốc tế thì Bắc Kinh sẽ không thể đạt được mục đích độc chiếm biển Đông.
  • Thiên Nam

Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ

BTTD: Khi xã hội suy đồi

Đăng Bởi  - 
Khi "cán bộ đỏ" và “xã hội đen” thành liên minh ma quỉ

Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man, nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, ở địa điểm không xa trụ sở Bộ Công an mà ở chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một tội ác nghiêm trọng như vậy.
Nguyên nhân, mức độ phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ (bước đầu, đã có thông tin cho biết, ông này đã cung cấp số liên lạc của các đối tượng xã hội đen cho người thuê chúng). Nhưng mức độ ảnh hưởng, gây mất lòng tin ở những người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp, của người dân đóng góp là không phải nhỏ.
Những kẻ sẵn sàng nhận tiền thuê, chỉ vài chục triệu để giết người đã gây nguy hiểm, làm mất sự bình yên cho cuộc sống của người dân, tội đã lớn. Nhưng là người trong cơ quan nhà nước như ông Phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy lại còn dính líu, tiếp tay cho chúng thì tác hại của nó không chỉ dừng lại ở vụ án, mà còn làm tổn thất niềm tin đối với chế độ.   
Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân.
Tại một hội nghị về an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực”.
Mặc dù cũng có ý kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình ảnh, vật chứng… mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi” trước mặc các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông… là những hoạt động "nằm ngoài hệ thống pháp luật VN”.
Hay trước đó, đầu tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ hải quan TP.HCM vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu 10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động.
Tất cả những vụ việc như vậy, chắc chắn gây mất lòng tin lớn của nhân dân vào hiệu quả, sự chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước cho dù, tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt, tiêu cực… lâu nay, thường xuyên xảy ra ở nơi này, nơi khác, chưa ngăn chặn, đầy lùi được đã làm xói mòn đi khá nhiều lòng tin ấy.
Nhưng ở đây, là mức độ nguy hiểm hơn, có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là tội ác để kiếm tiền bất chính. Cho nên, niềm tin của người dân vào những tổ chức, bộ máy có những cán bộ, công chức “lưu manh” ấy càng dễ tan vỡ.
Cho nên, biểu hiện gần đây, ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”… tuy là những hành động cũng vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống của họ?
Cho dù, nói như lời một số lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục gây hại, làm đổ vỡ lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
Mạnh Quân

Gần 300 xe tải Nga ùn ùn sang Ukraine cứu trợ

BTTD: Chính trị luôn có nửa mặt là thâm hiểm và bẩn thỉu: một tay đưa vũ khí cho người ta bắn giết nhau, tay kia thò ra củ cà rốt nhân đạo. 

Xem lại cuộc chiến tranh VN từ 1955-1975 với chiêu bài "nhân đạo", "giúp nhân dân VN"..., một bên là Mỹ và phe TBCN, một bên là Liên Xô, TQ và phe XHCN đổ vũ khí vào VN để người Việt bắn giết nhau, kết cục là: "Mỹ đưa VN về thời kỳ đồ đá", "TQ đánh Mỹ tới người VN cuối cùng"...

Để tránh "thảm họa chính trị" thì phải xây dựng quốc gia DÂN GIÀU- NƯỚC MẠNH- TỰ LỰC- TỰ CƯỜNG!

TTO - Gần 300 xe tải chở 2.000 tấn hàng hóa viện trợ nhân đạo đã bắt đầu lên đường rời Nga qua Ukraine sáng 12-8, theo lời nhà chức trách Nga ở Matxcơva.

Đài truyền hình Nga RT nói khoảng 300 xe tải Kamaz mang lương thực thực phẩm, thuốc men, nước uống và các nhu yếu phẩm khác đã được Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho lệnh xuất phát từ vùng Matxcơva vào sáng 12-8.
"Đoàn xe này sẽ đưa hàng cứu trợ cho người dân ở đông Ukraine. 2.000 tấn hàng hóa này là đóng góp của người dân vùng Matxcơva và thủ đô Matxcơva", một thông báo từ chính quyền vùng Matxcơva cho biết.
Cụ thể, đoàn xe gồm 400 tấn ngũ cốc, 100 tấn đường, 62 tấn thức ăn cho trẻ em, 54 tấn thiết bị y tế và thuốc men, 12.000 túi ngủ và 69 máy phát điện nhiều kích thước.
Quân đội Nga không tham gia sứ mệnh nhân đạo này, theo lời người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Baroso ngày 11-8 rằng Nga sẽ hợp tác với Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) để đưa hàng viện trợ sang Ukraine.
Trong tuyên bố mới nhất, Hội chữ thập đỏ nhấn mạnh sự khẩn thiết của việc cứu trợ cho các vùng bị ảnh hưởng bởi chiến sự ở miền đông. Hiện hàng nghìn người ở miền đông Ukraine đang sống trong tình trạng khốn khó, thiếu điện, nước sạch và các chăm sóc y tế thiết yếu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói bất cứ sự can thiệp nào của Nga, dù là nhân đạo, ở Ukraine mà không có sự đồng ý của Kiev sẽ là không thể chấp nhận và vi phạm luật quốc tế.
Theo Liên Hiệp Quốc, hơn 1.100 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ kéo dài bốn tháng qua ở đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bày tỏ sự ủng hộ với sứ mệnh nhân đạo của Nga, nhưng nói ông muốn đó là một nỗ lực quốc tế dưới sự bảo trợ của ICRC với sự tham gia của cả Liên minh châu Âu (EU) và Nga.
Về tình hình chiến sự, Kiev thông báo họ đang tiến tới "những giai đoạn cuối cùng" trong việc giành lại thành phố miền đông Donetsk, thủ phủ không chính thức của quân nổi dậy.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đã rút quân ở gần biên giới Ukraine. Khi được hỏi khả năng Nga can thiệp quân sự vào nước láng giềng lớn tới đâu, ông Rasmussen nói với Hãng tin Reuters: "Khả năng rất cao".
Theo Reuters, cũng trong hôm nay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ tìm cách hỗ trợ Nga và Ukraine hợp tác để thực hiện cuộc điều tra nguyên nhân vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi.
CHIÊU VĂN - NGUYỆT PHƯƠNG

Đau xót thanh long đổ đống đầy đường, cho bò ăn

BTTD: Vai trò "Quản lý nhà nước", "Quản lý kinh tế", "Định hướng phát triển", "kế hoạch..."... ở đâu?

Người lao động đang phải t cạnh tranh để sinh tồn!

TTO - Dọc Quốc lộ 1 thuộc huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận, trái thanh long bị các chủ vựa, nhà vườn đổ bỏ từng đống hoặc cho gia súc ăn bởi không bán được.


Thanh long bị đổ ra đường cho bò ăn tại huyện Hàm Thuận Nam sáng 11-8 - Ảnh: Nguyễn Nam
Thanh long bị đổ ra đường cho bò ăn tại huyện Hàm Thuận Nam sáng 11-8 - Ảnh: Nguyễn Nam
Khoảng 1 tháng nay, thanh long tại Bình Thuận mất giá thê thảm khiến các chủ thu mua và nhà vườn điêu đứng.
Thanh long trái nhỏ, "hàng dạt" trước đây còn bán được giá rẻ, thì nay loại hàng này phải đem vứt đổ đống ngoài đường, hoặc để cho gia súc ăn.
Thanh long rớt giá, trái hư hỏng nhẹ và hàng dạt bị đem đổ ra đường vì đem bán không có lãi - Ảnh: Nguyễn Nam
Thanh long rớt giá, trái hư hỏng nhẹ và hàng dạt bị đem đổ ra đường vì đem bán không có lãi - Ảnh: Nguyễn Nam
Tại các vườn thanh long, trái thanh long bị đem bỏ giữa đường làng - Ảnh: Nguyễn Nam
Tại các vườn thanh long, trái thanh long bị đem bỏ giữa đường làng - Ảnh: Nguyễn Nam
Từng đống thanh long bị đem ra đổ khi chủ vườn không bán được - Ảnh: Nguyễn Nam
Từng đống thanh long bị đem ra đổ khi chủ vườn không bán được - Ảnh: Nguyễn Nam
Khắp các tuyến đường làng ở huyện Hàm Thuận Nam, hình ảnh thanh long bị đổ bỏ thế này đã thành điều quen thuộc trong những ngày nay - Ảnh: Nguyễn Nam
Khắp các tuyến đường làng ở huyện Hàm Thuận Nam, hình ảnh thanh long bị đổ bỏ thế này đã thành điều quen thuộc trong những ngày nay - Ảnh: Nguyễn Nam
Nhiều người đi đường băn khoăn không hiểu sao trái cây đặc sản của Bình Thuận lại bị đem bỏ nhiều như vậy - Ảnh: Nguyễn Nam
Nhiều người đi đường băn khoăn không hiểu sao trái cây đặc sản của Bình Thuận lại bị đem bỏ nhiều như vậy - Ảnh: Nguyễn Nam
Phần lớn thanh long bị bỏ là hàng dạt, bị hỏng nhẹ trước đây bán được nhưng giờ giá rớt thê thảm bán không ai mua - Ảnh: Nguyễn Nam
Phần lớn thanh long bị bỏ là hàng dạt, bị hỏng nhẹ trước đây bán được nhưng giờ giá rớt thê thảm bán không ai mua - Ảnh: Nguyễn Nam
Giá thanh long niêm yết tại các điểm thu mua rẻ như bèo - Ảnh: Nguyễn Nam
Giá thanh long niêm yết tại các điểm thu mua rẻ như bèo - Ảnh: Nguyễn Nam
Người nông dân sau khi thu hoạch xong chỉ bán được trái đẹp, còn hàng dạt phải đem đi đổ bỏ - Ảnh: Nguyễn Nam
Nông dân sau khi thu hoạch xong chỉ bán được trái đẹp, còn hàng dạt phải đem đi đổ bỏ - Ảnh: Nguyễn Nam
Thăng long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Thanh long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều nơi rao bán thăng long với giá 3 ngàn đồng/kg và không quên kèm theo câu cân đủ để thu hút người mua - Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều nơi rao bán thanh long với giá 3 ngàn đồng/kg và không quên kèm theo câu cân đủ để thu hút người mua - Ảnh: Thuận Thắng
Những trái thăng long chất đống phơi nắng nhanh chóng dập héo - Ảnh: Thuận Thắng
Những trái thanh long chất đống phơi nắng nhanh chóng dập héo - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng đống thăng long phơi nắng chờ người mua trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Hàng đống thanh long phơi nắng chờ người mua trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Một cửa hàng Thăng Long phơi nắng ế ẩm trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Một cửa hàng thanh long phơi nắng ế ẩm trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Thăng long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
Thanh long bán với giá rẻ như cho trên đường Nguyễn Thái Sơn Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp sáng 12-8) - Ảnh: Thuận Thắng
NGUYỄN NAM - THUẬN THẮNG

Hơn 1.000 người chết vì bệnh Ebola

Đến ngày 12/8, 4 nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc, với 1.031 ca tử vong. Bộ Y tế nhận định dịch diễn biến phức tạp nhưng người dân không nên quá hoang mang và Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch Ebola sáng 12/8, ông Kato Masaya, điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, nguy cơ lây nhiễm virus vào Việt Nam rất thấp.
Có hai lý do, thứ nhất bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người, động vật nhiễm virus Ebola. Thứ hai, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác phòng chống.
virusebola-4896-1407819251.jpg
Việt Nam tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu nhằm ngăn dịch Ebola xâm nhập. Ảnh:Hà An.
Hiện dịch bùng phát tại 4 nước Tây Phi. Việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm virus có biểu hiện bệnh, chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường hô hấp.
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, những đáp ứng hiện tại của Bộ Y tế là cần thiết, không làm quá. Dịch bệnh mới nổi thường biến đổi không lường hết được, càng hạn chế các bệnh vào Việt Nam càng tốt. 
“Ví dụ, bệnh tay chân miệng trước năm 2000 nước ta không hề có, giờ mỗi năm cả nghìn ca mắc. Điều chúng tôi lo ngại là vấn đề tâm lý, xã hội. Trên Facebook có thông tin Việt Nam có một ca bệnh Ebola ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi khẳng định đây là thông tin không chính xác. Hiện nước ta chưa ghi nhận ca bệnh nào”, tiến sĩ Phu nói.
Theo ông Kato Masaya, có hai cách lây truyền virus Ebola. Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vương ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo... Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.
Đại diện WHO nhấn mạnh, hiện tại không có văcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. “Cả thế giới đang nỗ lực phát triển văcxin, tuy nhiên rất khó trả lời chính xác khi nào có. Việc sản xuất văcxin mới trải qua rất nhiều khâu, chúng tôi hy vọng sẽ sớm có”, ông Kato nói.
Từ tháng 12/2013 đến nay dịch Ebola đã bùng phát tại 4 nước: Nigeria, Guinea, Liberia và Sierra Leone. Đến ngày 12/8, có 1.848 người mắc, 1031 người tử vong. WHO đánh giá đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua, tốc độ lan truyền nhanh. Virus Ebola dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có nghiên cứu nói nó có thể sống khoảng một tuần tùy điều kiện.
Nam Phương