Trang

1 tháng 6, 2014

Sự khiêm nhường vỹ đại

TT Obama tôn kính Nhật hoàng

Tôi từng ở chung cư Nguyễn Ngọc Phương F.19, Q.BT, tp. HCM, tại đây có một số người Nhật tạm trú...  Những lần đi thang máy họ đều nhường người VN vô/ra trước, nếu đông người quá thì họ đợi đi chuyến sau, trong khi đó người VN luôn... tranh nhau vô/ra trước (rất ít người nhường nhau). Mỗi lần tôi gật đầu chào, người Nhật đều cúi thấp người đáp lễ.

Hiện tôi đang sống tại c/c Seaview 2 tp. Vũng Tàu, ở đây có một số người Hàn Quốc tạm trú. Họ cũng như người Nhật, luôn nhường người VN mỗi lần vô/ra thang máy. Có một người Hàn  Quốc tên là “Chô” đang sống tại c/c này- ông từng là thày dạy tôi chơi golf, mỗi lần tình cờ gặp nhau ở thang máy, chúng tôi đều nhường nhau vô/ra trước. Có lần tôi cố tình nhường thày, ông mỉm cười hiền lành và đưa tay mời tôi vô trước.
...
Vậy đó! Họ nhường, họ cúi thấp nhưng tầm vóc họ vẫn rất cao. Từ những hành động khiêm nhường bình dị…đã làm nên Nhật Bản và Hàn Quốc vỹ đại mà cả thế giới đều ngưỡng mộ.

Người Việt Nam còn kiêu hãnh, còn “tự sướng” đến bao giờ?

Phạm Hải

Mỹ chưa yếu đến mức để TQ ngoi lên lúc này


Mỹ chưa yếu đến mức để TQ ngoi lên lúc này
Mỹ tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng trở lại, thậm chí tăng đến 40% để kiềm chế những hành động gây hấn, hiếu chiến liên tục gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông,  nhất là ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hung hăng, vô nhân đạo khi đâm húc tàu Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ngay trên ngư trường truyền thống của người Việt. 
Sở dĩ Trung Quốc cậy thế làm càn là do Mỹ tỏ ra yếu ớt trong vai tròng duy trì đảm bảo ổn định hòa bình tại châu Á – Thái Bình Dương. Thời điểm Trung Quốc bắt đầu các hoạt động khiêu khích là sau khi Mỹ thông báo kế hoạch cắt giảm quốc phòng khổng lồ vào tháng 2 năm nay.
Theo Valley News, khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đề xuất cắt giảm quân đội xuống quy mô nhỏ nhất sau 74 năm , đóng cửa nhiều căn cứ quân sự và tinh giản lại lực lượng để lo đối đầu với một " biến động không thể đoán trước trên thế giới” bằng phản ứng quân sự nhanh nhẹn hơn. Thật ra đó chỉ là cách nói hoa mỹ cho việc cắt giảm quân đội. Sở dĩ có chuyện Mỹ cắt giảm quy mô quân đội là do họ khá mệt mỏi sau 13 năm đối phó các diễn biến tại Iraq và Afghanistan.
 Mỹ cảm thấy mệt mỏi sau khi tham chiến tại Iraq và Afghanistan
Khi đó, ông Hagel nhận định một cách chua chát: “Chúng ta đang bước vào một thời đại mà sự thống trị của Mỹ trên biển, trên bầu trời và trong không gian có thể không còn được như trước". Cụ thể, nhân viên quân sự sẽ giảm từ 522.000 binh sĩ xuống khoảng 440.000 - 450.000 - số thấp nhất kể từ năm 1940, thời điểm Mỹ chuẩn bị bước vào Thế chiến II. Lực lượng vệ binh quốc gia sẽ giảm từ 355.000 binh sĩ xuống 335.000 vào năm 2017 , và quân dự bị sẽ giảm từ 10.000 đến 195.000 người.
Thủy quân lục chiến sẽ giảm từ 190.000 xuống 182.000 binh sĩ. Hải quân sẽ vẫn giữ 11 tàu sân bay nhưng tạm thời cắt giảm hoạt động của 11 trong 22 tàu tuần dương. Hải quân sẽ giảm từ 52 xuống 32 tàu chiến đấu ven biển. Không quân sẽ cho nghỉ hưu phi đội A-10 "Warthog" máy bay là sát thủ săn xe tăng và dừng hoạt động máy bay do thám U-2.
Việc Mỹ thông báo cắt giảm quốc phòng đã khiến Bắc Kinh nghĩ rằng đây là thời cơ chín muồi để họ thay đổi trật tự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là lý do Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động hung hăng thăm dò phản ứng của Mỹ xem Washington có dám đáp lại thách thức của Bắc Kinh hay không.
Và Mỹ đã phản ứng
Trước các hành động leo thang của Trung Quốc gần đây, Mỹ đã tỏ rõ thái độ khó chịu. Họ lên án Trung Quốc là kẻ gây hấn, khiêu khích ở nhiều cấp độ từ quốc hội đến các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cho đến hai nhân vật đứng đầu Nhà trắng là tổng thống Barack Obama đến Phó tổng thống Joe Biden.
Nhưng những lời cảnh báo đó dường như chưa làm Trung Quốc chùn tay. Đó là lý do tại sao Mỹ phải thay đổi lại chính sách quốc phòng và dường như họ không còn muốn cắt giảm quy mô quân sự như thông báo hồi tháng 2 nữa.
Tại cuộc đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã dành những lời đanh thép lên án Trung Quốc. Thái độ mạnh mẽ này khác hẳn với vẻ chán nản của ông hồi tháng 2 khi thông báo cắt giảm quy mô quốc phòng của Mỹ. Dễ hiểu cho thái độ của Bộ trưởng Hagel vì sức mạnh quân sự của Mỹ vừa được một liều thuốc phục hồi. Sau một loạt lời chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi, Hagel thông báo ngắn gọn: “Mỹ dự định tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016 và tăng 40% ngân sách cho việc luyện tập, đào tạo”.
Như thế chẳng khác gì nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ chưa yếu đến mức để Trung Quốc ngoi lên lúc này. Bắc Kinh đừng vội hung hăng.

Anh Tú (theo Valley News và Nanaimo Daily News)

Giảm phụ thuộc TQ về kinh tế, bằng cách nào?


Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, xâm chiếm lãnh hải của ta, thực tế nền kinh tế của ta đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc không chỉ được nhìn dưới góc độ miếng bánh lợi ích của tự do thương mại ta được hưởng quá ít so với Trung Quốc, mà còn ở góc độ an ninh kinh tế. 
Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình như ngoại giao, luật pháp, duy trì quan hệ kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng không loại trừ Trung Quốc trả đũa bằng biện pháp kinh tế, vì vậy ta không thể không có kịch bản ứng phó khẩn cấp.
Những kịch bản trước mắt cũng như lâu dài, tin rằng cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã chuẩn bị và cần sự hợp tác, phối hợp cũng như thêm sáng kiến của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế.
Nhưng cũng phải thấy rằng, cho dù không có sự kiện giàn khoa HD 981, thì bức tranh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng cần phải chỉnh sửa, từ chính sách vĩ mô của nhà nước đến hoạt động vi mô của doanh nghiệp hay hành vi tiêu dùng của người dân, để phía Việt Nam có nhiều gam màu sáng hơn.
Trước mắt - khẩn cấp và lâu dài - căn bản, cốt lõi, đều đòi hỏi sự hành động. Bằng việc mở diễn đàn “Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?”, báo điện tử Một Thế Giới mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để cùng nhau vượt qua lúc thời điểm khó khăn này cũng như hướng đến một cuộc chấn hưng tìm kiếm phát triển.
Giải pháp, hãy nhìn từ thực tế, bắt đầu từ thực tế về quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực tế đó là:
- Về thương mại: Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Từ năm 2000 – 2013, tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28%. Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất.
- Về đầu tư: Hiện vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được mỗi năm, nhưng cùng với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhà máy để sản xuất nguyên vật liệu tại Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ TPP.
- Về tổng thầu EPC: Trung Quốc hiện là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã trúng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) phần lớn các công trình năng lượng, khai khoáng, hóa chất ở Việt Nam.
Theo thống kê được công bố vào đầu  tháng 4.2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc bộ Công thương, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong ngành xi măng, 24 dự án lớn do Trung Quốc làm tổng thầu.  Cả nước có hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite và ba nhà máy tuyển than thì tất cả đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Nếu tình huống xấu xảy ra trong bang giao kinh tế, việc này sẽ đẩy Việt Nam vào thế khó.
Nhưng cũng có một thực tế khác, mở ra cơ hội “giảm phụ thuộc” từ Trung Quốc là bên cạnh các hiệp định tự do thương mại đã ký, Việt Nam đang tích cực đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và AFTA với EU, với triển vọng mở rộng nguồn cung và thị trường trường xuất khẩu, có thể đa phương hơn nữa để giảm việc tập trung trứng vào một giỏ.
Thư từ, bài vở tham gia Diễn đàn, xin gửi về : toasoan@motthegioi.vn
Một Thế Giới

Phó tổng tham mưu trưởng TQ cộc cằn, to tiếng tại Shangri-La

TT - Tại Đối thoại Shangri-La, đại diện Trung Quốc đã phản ứng dữ dội với các bài phát biểu của thủ tướng Nhật và bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhưng trả lời vòng vo, thiếu thuyết phục khi bị chất vấn.

Tướng Vương Quán Trung lớn tiếng chỉ trích Mỹ và Nhật nhưng ngắc ngứ trước các câu hỏi - Ảnh: T.T.

* Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Trung Quốc phải tính đến lo ngại của quốc tế
Trong một phần trao đổi căng thẳng và kịch tính bậc nhất trong lịch sử Đối thoại Shangri-La, tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra những lời chỉ trích kịch liệt với cả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Bỏ bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, tướng Vương dành tới hơn 10 phút độc diễn để lên án Mỹ và Nhật “có hành động khiêu khích với Trung Quốc”.
“Ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc - ông Vương chỉ trích - Tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Có cảm giác như họ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ, họ ủng hộ nhau, họ khuyến khích nhau. Họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-La và đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức với Trung Quốc”.
“Việt Nam khiêu khích gì?”
COC là cách duy nhất ngăn chặn xung đột
Sau phần phát biểu của tướng Vương Quán Trung, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cùng quan chức quốc phòng nhiều nước kêu gọi kiềm chế trên biển Đông để ngăn chặn nguy cơ xung đột leo thang. Ông Le Drian nhấn mạnh Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) “là cách duy nhất để ngăn chặn các cuộc xung đột trên biển”.
Trước đó tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Abe đã kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế. Còn Bộ trưởng Hagel thẳng thừng lên án những hành động gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông gần đây.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự khiêu khích dưới cái mũ là chủ nghĩa hòa bình tích cực” - tướng Vương chỉ trích việc Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật sẽ thay đổi tư duy về quốc phòng của mình.
Tướng Vương gọi bài phát biểu của Bộ trưởng Hagel là “đầy những từ ngữ đe dọa, bá quyền, chính là yếu tố gây mất ổn định và tạo ra rắc rối”.
“Với hai bài phát biểu của Abe và Hagel, nếu ta nhìn vào những hành động họ đã tiến hành thì chúng ta phải hỏi ai là kẻ gây hấn, ai là kẻ tạo ra thách thức, cáo buộc liên quan đến chủ quyền trên biển” - ông Vương lớn tiếng.
Bài phát biểu của ông Vương rõ ràng gây xôn xao khán giả. Có tới 9/12 câu hỏi sau đó là dành để chất vấn Trung Quốc thay vì chất vấn thứ trưởng quốc phòng Nga ở đó.
Đại diện của báo Financial Times đặt câu hỏi: “Tôi không biết, không hiểu đường chín đoạn là gì. Xin ông giải thích căn cứ nó ở đâu”. Một đại biểu từ Ấn Độ nói thẳng: “Đường chín đoạn thách thức mọi luật pháp, thông lệ quốc tế”.
Một đại biểu khác hỏi: “Ông nói Trung Quốc chỉ đáp trả các hành động khiêu khích chứ không bao giờ khiêu khích. Xin ông hãy nói xem Việt Nam đã khiêu khích gì Trung Quốc ở Hoàng Sa để các ông kéo giàn khoan của CNOOC vào đó?”.
Một câu hỏi khác là: “Ông nói về xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Vậy Trung Quốc có định xây dựng quan hệ kiểu mới giữa nước lớn - nước nhỏ không?”.
Rất tiếc với những câu hỏi này, tướng Vương chỉ trả lời lòng vòng mà không nêu ra được bất cứ căn cứ pháp lý hợp lý nào.
Ông ta bịa đặt trắng trợn rằng đường chín đoạn Trung Quốc “đã có từ 2.200 năm” nhưng phải đợi đến năm 1949 họ mới công bố.
Ông Vương thậm chí nêu quan điểm kỳ quái là Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) “không áp dụng đối với các đảo và biển ở biển Đông”.
Sau đó ông ta chuyển sang cáo buộc Mỹ đang dùng UNCLOS “làm công cụ” trong khi chưa hề phê chuẩn nó.
Phủ nhận luật biển quốc tế
Phần lớn các chuyên gia thường xuyên dự Đối thoại Shangri-La thừa nhận “đây là phần đối thoại kịch tính nhất” họ từng thấy.
Giáo sư Nick Bisley thuộc Đại học La Trobe (Úc) đánh giá: “Thật sự ngạc nhiên khi thấy các cường quốc lớn lại ăn nói cứng rắn với nhau như vậy”.
Chuyên gia Christian Le Miere của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, đánh giá: “Rất ngạc nhiên là phần trả lời của ông Vương về đường chín đoạn đã hoàn toàn phủ nhận hết luật biển quốc tế”.
Chuyên gia Le Miere nhận định: “Một điều thấy rõ nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Và giờ Nhật cũng tích cực hơn trong việc tham gia an ninh khu vực. Căng thẳng trên biển đang xảy ra nhưng khó có thể hiểu sao phía Trung Quốc lại tỏ ra cộc cằn đến như vậy. Có lẽ vì họ bị phê phán quá nhiều tại cuộc đối thoại lần này”.
Nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đánh giá: “Có lẽ phần tuyên bố của tướng Vương chủ yếu nhắm vào khán giả trong nước ở Trung Quốc nhiều hơn. Tôi nghĩ năm nay họ đã bị chỉ trích quá nhiều tại đối thoại. Tôi thấy rất đáng tiếc là tướng Vương đã không trả lời được nhiều câu hỏi. Ông ta dành đến 10 phút lòng vòng để nói về đường chín đoạn nhưng không giải thích được cuối cùng nó là cái gì”.
THANH TUẤN 
(từ Shangri-La, Singapore)

'Nội bộ Việt Nam vẫn chưa nhất trí'

Các khác biệt trong phát biểu của lãnh đạo Việt Nam xung quanh vụ xung đột Giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông trong dịp diễn ra Đối thoại An ninh khu vực Shangri-La 13 ở Singapore cho thấy 'nội bộ lãnh đạo' Việt Nam 'vẫn chưa nhất trí', theo một nhà phân tích từ Hoa Kỳ.

Trao đổi với BBC hôm 01/6/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Mason, cho rằng phát biểu mới nhất của ông Nguyễn Tấn Dũng tuy bên ngoài cho thấy có sự 'cứng rắn' nhưng bên trong bộc lộ 'Bộ Chính trị' chưa đồng nhất.
Nhà phân tích nói: "Trước hết là ông Thủ tướng Dũng nói trong khi ông họp Nội các rằng chuẩn bị (cho hành động pháp lý) xong rồi, đó là về vấn đề Nhà nước.
"Thứ hai ông nói thời điểm kiện tùy thuộc Bộ Chính trị. Nó có nghĩa cho đến giờ phút này, Bộ Chính trị chưa nhất trí việc đi kiện.
"Việc đi kiện này chỉ nêu ra hy vọng để Trung Quốc nhân nhượng, có thể hai bên đàm phán riêng với nhau, thì cái đó là một chính sách."
Trong bài phát biểu của mình tại Shangri-La 13, Bộ trưởng Quốc phòng VN, Tướng Phùng Quang Thanh nói quan hệ Việt Nam với 'nước bạn láng giềng' Trung Quốc 'vẫn tốt đẹp', ông không hề nhắc tới việc TQ hạ đặt giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa như một 'hành động xâm lược', đồng thời ông kêu gọi Trung Quốc cùng Việt Nam 'đàm phán'.

''Để dụ Trung Quốc thôi'

"Tôi không nghĩ đây là một sự hạ giọng, bởi vì đó là chính sách mềm dẻo, một mặt không thể nào - nghĩa là đánh nhau với Trung Quốc thì là vạn bất đắc dĩ. Cho nên ông ấy (Tướng Phùng Quang Thanh) nói làm cho TQ vui lòng, tức là nói đến... quan hệ hai nước hữu hảo tốt, nói như vậy để cho dụ TQ thôi"
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Nhận xét với BBC về thông điệp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng quan điểm của Tướng Thanh không thể hiện một sự 'hạ giọng', 'đổi giọng' hay 'mâu thuẫn' nào trong lập trường của Việt Nam.
Nhà phân tích nói: "Tôi không nghĩ đây là một sự hạ giọng, bởi vì đó là chính sách mềm dẻo, một mặt không thể nào - nghĩa là đánh nhau với Trung Quốc thì là vạn bất đắc dĩ.
"Cho nên ông ấy (Tướng Phùng Quang Thanh) nói làm cho Trung Quốc vui lòng, tức là nói đến quan hệ hai nước đặc biệt là quan hệ hai nước hữu hảo tốt, nói như vậy để cho dụ Trung Quốc thôi.
"Còn mặt khác, ông vẫn giữ lập trường không có thể chấp nhận thay đổi chủ quyền và tất cả các ông ấy, nhất là ông Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đều nói là có thể đưa ra tòa án quốc tế, tức là không dùng giải pháp chiến tranh mà nên dùng giải pháp quốc tế."
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Hùng bình luận về thái độ, lập trường và hành động của Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Diễn đàn Shangri-La lần này, ông cũng giải thích vì sao Hoa Kỳ cần phải 'làm mạnh' trong vấn đề an ninh khu vực trước các động thái 'hung hăng' của Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu không đưa ra chỉ dấu ở phần cuối trao đổi cho thấy theo ông khi nào Việt Nam sẽ 'kiện Trung Quốc' về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 đồng thời về 'chủ quyền lãnh hải' ở Biển Đông ra quốc tế, nhưng theo ông Việt Nam nên sớm ủng hộ và phối hợp trong một vụ kiện Trung Quốc với quốc gia láng giềng Đông Nam Á là Philippines.

Đích nhắm nào của TQ sau giàn khoan 981?

- Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung Việt Nam. Ý đồ Trung Quốc không thay đổi khi muốn độc tôn Biển Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

Đã có nhiều phân tích cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan là sự đáp trả chuyến công du 4 nước châu Á của Tổng thống Obama 21-29/4/2014 và sự khát năng lượng của nền kinh tế thứ hai thế giới. 
Thực tế khả năng triển khai một giàn khoan đã được dự đoán trước từ 1992 khi TQ ký thỏa thuận hợp tác bất hợp pháp với Crestone (Mỹ) trên một vùng biển rộng 125.000 km2.

Đây là khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa VN mà TQ khi đó đã viện cớ bãi Vạn An Bắc thuộc chủ quyền TQ nhưng nằm trên thềm lục địa nước khác. Khả năng này ngày càng trở nên hiện hữu khi giàn khoan Hải Dương 981 được đóng xong vào năm 2011 và khoan thử đầu tiên tháng 5/2012. 

Trung Quốc, giàn khoan, đường lưỡi bò, Hải Dương 981, dầu khí, chủ quyền, Mỹ, Philippines, CNOOC, Biển Đông
Tàu cá TQ dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan trái phép. Ảnh: Cảnh sát biển
Ngay tháng 6/2012, CNOOC gọi thầu phi pháp 9 lô dầu khí gần bờ biển miền Trung VN. Ý đồ TQ không thay đổi khi muốn độc tôn Biên Đông, tiến tới chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ. 

Biển Đông với vị trí địa chiến lược nối hai đại dương, với tài nguyên dầu khí, băng cháy và cá không tránh khỏi là điểm nóng trong ván bài giữa hai siêu cường. 

Chỉ riêng số lượng tàu chở dầu quốc tế đi qua Biển Đông đã chiếm hơn một nửa của thế giới, gấp 3 lần số qua kênh đào Suyez, 5 lần qua kênh đào Panama TQ, thị trường tiêu thụ dầu khí thứ hai thế giới và dầu chủ yếu được vận chuyển qua Thái Bình Dương, qua tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông, không thể để an ninh năng lượng của mình bị Mỹ và đồng minh khống chế. 

Chiến lược an ninh biển của TQ muốn thành công còn phải có sân sau là Biển Đông (lợi ích cốt lõi) để tránh khả năng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc ở Biển Hoa Đông. 

Chiến lược này mâu thuẫn giữa mục tiêu chiếm đoạt, tranh chấp chủ quyền với nhu cầu có môi trường “trỗi dậy hòa bình”. 

Để xoa dịu mâu thuẫn đó, TQ đưa ra sự kết hợp yêu sách đường lưỡi bò phi lý mà thế giới đều lên án với chủ thuyết ‘Chủ quyền thuộc TQ, Gác tranh chấp cùng khai thác” (GTCCKT). 

Các hoạt động trên biển của TQ những năm gần đây đều tuân thủ chiến lược cứng rắn không đối đầu với Mỹ, nhưng cứng rắn có chọn lọc với láng giềng, khiêu khích đủ để đạt mục đích ngắn hạn mà không vượt qua làn ranh đỏ chiến tranh. 

Duy trì đường lưỡi bò để có cơ sở đưa vấn đề GTCCKT. Các phương tiện hiện đại nhất của TQ đều thử nghiệm đầu tiên tại Biển Đông, từ tàu sân bay Liêu Ninh đến giàn khoan di động Hải Dương 981 hay tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân. 

Quyết định địa chính trị

Đích nhắm của Hải Dương 981 tiếp theo có thể sẽ là Tư Chính, là 9 lô dầu khí ven bờ miền Trung VN mà CNOOC gọi thầu bất hợp pháp, là Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây, bãi ngầm Tăng Mẫu, bất cứ nơi đâu trong phạm vi đường lưỡi bò nhưng ưu tiên các vùng biển ven bờ các nước nơi khả năng khai thác dầu khí thương mại đã được khẳng định. 

Việc triển khai giàn khoan ngay sau chuyến đi của Tổng thống Obama được cho là phản ứng gay gắt của TQ với chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ nhưng để chuẩn bị triển khai giàn khoan và lực lượng tàu hộ tống hùng hậu không chỉ trong 2 ngày. 

Phản ứng của Mỹ đối với việc sát nhập Crưm của Nga càng củng cố thêm quyết tâm của TQ. Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama chỉ là chất xúc tác, còn việc triển khai đã được quyết định, nằm trong lộ trình lâu dài thâu tóm Biển Đông và không thể tránh khỏi. 

Vấn đề chỉ còn là thời điểm thích hợp. Đây là một quyết định địa chính trị chứ không phải đơn thuần kinh tế khi đưa giàn khoan 1 tỷ USD đến vùng biển ít có khả năng thu lợi ích cao.

Hạ đặt giàn khoan cũng là để đe nẹt các nước trong khu vực không đi theo tấm gương của Philippines đưa các tranh chấp ra Trọng tài quốc tế. 

Nhưng không may cho TQ, hồ sơ kiện của Philippines đã được trình đúng thời hạn 30/3/2014 và được Tòa trọng tài thụ lý. 

Hải Dương 981 bề ngoài là xung đột Việt - Trung nhưng thực chất là một bước thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa TQ và Mỹ để tìm các nước đồng minh, các vệ tinh trong Biển Đông, tiến tới kiểm soát Biển Đông. 

Việt Long

Vốn hàng nghìn tỷ, lãi vài trăm triệu đồng

Hàng loạt doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng nhưng chỉ mang về cho cổ đông công ty mẹ khoản lãi vài trăm triệu đồng hoặc chịu lỗ sau những tháng kinh doanh đầu năm.
Cuối tháng Năm, hàng trăm doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với nhiều kết quả khác nhau. Trong số những công ty có quy mô vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên, 20 đơn vị thu lãi chỉ từ vài trăm triệu đồng cho đến dưới 10 tỷ đồng. Có những đơn vị quy mô vốn lớn nhưng chịu lỗ cả trăm tỷ đồng.
Dẫn đầu số này phải đến Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) với khoản lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 106 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp cũng chỉ thu về 619 triệu đồng ở khoản mục này.
Xét về doanh thu thuần, Masan vẫn dẫn đầu danh sách khi thu về 2.715 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên mỏ Núi Pháo đóng góp doanh thu cho tập đoàn với 440 tỷ đồng chỉ tính riêng trong tháng Ba. Hiện trên sàn chứng khoán, Masan được giới đầu tư đánh giá là một trong những đơn vị thuộc hàng blue-chip và có tầm ảnh hưởng lớn. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3 của Masan lên tới 14.790 tỷ đồng.
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, Mã CK: VCG) cũng vừa báo lỗ sau thuế công mẹ tới 16,4 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, đơn vị này lãi gần 79 tỷ đồng.
VCG-4164-1401423612.jpg
Vốn chủ sở hữu hơn 5.000 tỷ đồng, Vinaconex vừa báo lỗ cả chục tỷ đồng trong quý I. Ảnh: VCG
Theo giải thích của ông Vũ Quý Hà - Tổng giám đốc Vinaconex trong văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, biến động về lợi nhuận của doanh nghiệp ba tháng đầu năm chủ yếu do kết quả kinh doanh các đơn vị thành viên thấp. “Đặc biệt Công ty Vận tải Vinaconex lỗ 94,9 tỷ đồng do ghi nhận khoản lỗ vì bán tàu biển”, ông Hà nêu rõ trong văn bản.
Trên sàn chứng khoán, Vinaconex cũng được xem là một trong nhưng đơn vị có tầm ảnh hưởng lớn với vốn chủ sở hữu 5.605 tỷ đồng. Cổ phiếu VCG do công ty niêm yết đang giao dịch ở rổ HNX30 và là một trong những mã được giới đầu tư ưa chuộng nhất những tháng đầu năm 2014, khối lượng khớp lệnh trên 125 triệu đơn vị.
Ngoài những đơn vị trên, sàn chứng khoán cũng vừa đón nhận hàng loạt doanh nghiệp có quy mô vốn nghìn tỷ đồng chịu lỗ ngay quý I. Đa phần những đơn vị này thuộc lĩnh vực bất động sản như Đầu tư Nam Long, Quốc Cường Gia Lai, Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương…
Lạc quan hơn những doanh nghiệp trên, một số công ty niêm yết khác kinh doanh có lãi ba tháng đầu năm. Tuy vậy, so với mức vốn chủ sở hữu cả nghìn tỷ đồng, lợi nhuận thu về chỉ chiếm phần rất nhỏ với vài trăm triệu đồng.
Trường hợp của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã CK: PDR) là ví dụ điển hình với khoản lãi sau thuế 235 triệu đồng. Tại ngày 31/3, vốn chủ sở hữu Bất động sản Phát Đạt lên tới 1.427 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận năm nay công ty đặt ra cũng tương đối thách thức, cao gấp 13 lần so với 2013.
Chia sẻ với VnExpress, ông Võ Tấn Thành – Phó tổng giám đốc Đầu tư của Bất động sản Phát Đạt khẳng định “quý III công ty sẽ có doanh thu và tạo lợi nhuận”. Nguồn chủ yếu đến từ dự án Everrich 3, trong đó lãnh đạo này dự kiến tiền đất nền có thể thu xong hết trong năm nay, còn tiền nhà phải kéo dài sang năm sau.
Nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác trên sàn chứng khoán cũng chỉ thu về số ít lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, chưa đầy 1% so với vốn chủ sở hữu khủng. Chẳng hạn Tập đoàn Đại Dương với lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 538 triệu đồng hay Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) báo lợi nhuận gần 4,5 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Nghiên cứu Phân tích kinh tế tại Công ty Quản lý quỹ Sài Gòn Hà Nội (SHF) cho rằng kết quả kinh doanh quý I vừa qua chưa thực sự như kỳ vọng vì sức cầu của người dân thời điểm đầu năm quá thấp. “Phải nói là kém nhất trong vòng 5-6 năm trở lại đây. Những người mua cổ phiếu một số doanh nghiệp trong đợt vừa rồi có lẽ chỉ nhằm mục đích kỳ vọng”, ông Đức giải thích.
Theo chuyên gia này, thông thường quý III, IV mới là thời điểm để doanh nghiệp bứt phá, đồng thời phù hợp với chu kỳ tăng trưởng GDP. “Quan trọng nhất là quý III vì đó là lúc doanh nghiệp chuyển từ trạng thái kém sang tốt. Nếu quý III ổn thì quý IV cũng tốt theo”, chuyên gia này chia sẻ.
Về các doanh nghiệp bất động sản, ông Đức cũng cho rằng kết quả kinh doanh ba tháng đầu năm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công ty nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định tình hình cả năm 2014. Chuyên gia này đánh giá các công ty địa ốc có nhiều cơ hội lạc quanh hơn cùng kỳ năm trước.
“Năm 2012 ngành bất động sản hầu như không làm gì được nhiều. Tới năm 2013 mới triển khai tiếp, tôi thấy nhiều dự án của các công ty đang được hoàn thiện và giao nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành địa ốc năm nay”, ông Đức nói.
Tường Vi