Trang

1 tháng 6, 2014

Châu Á trỗi dậy


Trong vòng 2 thập kỷ qua, các công ty châu Á đã thành công vang dội. Tuy nhiên,
 giờ đây họ cần cải cách để trở nên thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và tiến ra toàn 
cầu nhiều hơn.
Năm 2012, các tổ chức nghiên cứu của Mỹ dự đoán rằng châu Á sẽ sớm trở thành các đối thủ nặng ký trên thương trường quốc tế. Năm 2030, châu Á được dự đoán vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại trên phương diện sức mạnh toàn cầu (dựa trên GDP, quy mô dân số, chi tiêu cho quốc phòng và đầu tư vào công nghệ). Họ coi đây là một kết luận hiển nhiên mang tính tất yếu.

Dẫu vậy, những dự báo này dường như quá lạc quan so với những gì diễn ra trên thực tế. Hòa bình – nền tảng giúp nền kinh tế khu vực bùng nổ suốt 20 năm qua – đang bị đe dọa bởi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và những nước láng giềng. Vì tranh chấp biển đảo, các doanh nghiệp Nhật Bản tháo chạy khỏi Trung Quốc. Hai yếu tố chính tạo nên kỳ tích của các doanh nghiệp châu Á là lực lượng lao động và vốn đang trở nên đắt đỏ. Tiền lương tăng lên và qui mô lao động ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ sớm bị thu hẹp do hiện tượng già hóa dân số. Lãi suất trên toàn thế giới sẽ sớm tăng lên và các ngân hàng nhà nước ở Ấn Độ và Trung Quốc (vốn có rất nhiều nợ xấu) sẽ tăng chi phí đi vay. 

Cho tới nay, thành công của các doanh nghiệp châu Á thậm chí còn gây nên “cơn đau đầu”. Tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều. Ví dụ, châu Á tạo ra 45% lượng khí thải carbon của toàn thế giới nhưng chỉ sở hữu 10% các thương hiệu lớn nhất. Ở các quốc gia mới nổi trên khắp châu Á xuất hiện tầng lớp trung lưu mới mong muốn “chủ nghĩa tư bản” ít tham nhũng hơn, ít nguy hiểm hơn và ít ô nhiễm hơn. Các nhà kinh tế học giờ đây lo lắng rằng Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình với thể chế yếu kém và thiếu vắng sáng tạo sẽ khiến quá trình phát triển bị chậm lại.  

Châu Á trỗi dậy (1)

Nhà đầu tư cũng dự báo châu Á chuẩn bị bước qua những thay đổi rất lớn. Trong 3 năm gần đây, bị kéo tụt lại bởi các cổ phiếu “thuộc nền kinh tế già nua”, giá trị vốn hóa của cổ phiếu châu Á thấp hơn 40% so với cổ phiếu Mỹ. Khi Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ trong thời gian sắp tới, giá trị vốn hóa của công ty này sẽ tương đương với giá trị vốn hóa của toàn bộ các doanh nghiệp thép Trung Quốc. Các quỹ đầu tư ráo riết săn tìm các doanh nghiệp mới ở châu Á nhưng họ không thể tìm thấy đủ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu.

Trái ngược với những mâu thuẫn về ngoại giao, châu Á đang đoàn kết hơn bao giờ hết về góc độ kinh tế. 54% kim ngạch thương mại của châu Á là với quốc gia trong cùng châu Á, tăng mạnh so với tỷ lệ 25% của năm 1990. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Mạng lưới chuỗi cung ứng dày đặc kết nối các tập đoàn đa quốc gia với những nhà máy Trung Quốc. Các nhà máy Thái Lan, Malaysia và Việt Nam cũng đang trở thành một phần của “đại công xưởng châu Á”. Ấn Độ và Indonesia sẽ sớm gia nhập. Sự trỗi dậy của nhân dân tệ cũng giúp ích cho quá trình kết nối toàn châu Á. 

Châu Á (bài viết này không tính đến Australia) không chỉ rộng lớn về lãnh thổ mà còn đa dạng về mọi mặt. Châu Á có các quốc gia giàu có và “đang già đi” (như Nhật Bản), nghèo hơn nhưng cũng “đang già đi” (như Trung Quốc) và cả những quốc gia còn non trẻ như Ấn Độ, Indonesia cho tới những nền kinh tế mới mở cửa như Myanmar.

Tất cả các lãnh đạo châu Á đều mong muốn cải cách, nhưng vì từ những xuất phát điểm khác nhau, thách thức mà họ phải đối mặt cũng khác nhau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn nền kinh tế thị trường, tiêu dùng, cải tiến và nhà nước pháp quyền đóng vai trò quan trọng hơn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang loay hoay tìm cách thoát khỏi lạm phát và bẫy dân số trong khi Thủ tướng mới của Ấn Độ và Indonesia sẽ phải đẩy mạnh công nghiệp hóa bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà sản xuất lớn. Thách thức mà họ gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều so với Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc khi những nước này bước vào giai đoạn tương tự hồi cuối thế kỷ 20. 

Các chính trị gia và nhà kinh tế học có thể nghĩ rằng họ là “tài xế” đưa đất nước đến đích, nhưng các doanh nghiệp sẽ đóng một vai trò quan trọng. Trong thời kỳ 1960 – 80, Sony, Toyota và các doanh nghiệp khác của Nhật Bản là động lực chính tạo nên thành công của nền kinh tế. Kể từ những năm 1970, các chaebol của Hàn Quốc (đặc biệt là Hyundai và Samsung) đã thành công trong ngành đóng tàu và giờ đây là ô tô và điện thoại thông minh. Kể từ những năm 1990, lợi nhuận của các công ty công nghệ thông tin đã cứu Ấn Độ khỏi khủng hoảng cán cân thanh toán. Kể từ năm 2000, các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây đổ xô về châu Á và khiến hoạt động tiêu dùng bùng nổ. 

Báo cáo đặc biệt này sẽ tập trung vào những công ty có vai trò định hình một châu Á hoàn toàn mới. Chính bản thân các công ty này sẽ phải cải cách theo 5 xu hướng mấu chốt ảnh hưởng đến toàn châu Á. 

Thứ nhất, họ phải thích nghi với môi trường chính trị không mấy thuận lợi. Xu hướng thứ hai là dân số vàng không còn và chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng lên. Thứ ba, xã hội châu Á đang khao khát chuyển từ số lượng sang chất lượng với tầng lớp trung lưu có đòi hỏi một môi trường sống tốt hơn. Thứ tư, internet sẽ ảnh hưởng đến châu Á nhiều hơn so với các nước phát triển. Các ngành chưa phát triển đầy đủ như bán lẻ và logistics sẽ nhảy vọt từ giai đoạn tiền công nghiệp sang giai đoạn internet. 

Thứ năm và cũng là xu hướng quan trọng nhất, rất nhiều doanh nghiệp châu Á sẽ đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu. Ngày nay, thị hiếu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội chứ không phải bởi những tấm biển quảng cáo. Do đó, các doanh nghiệp châu Á sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia trên sân nhà bằng cách đẩy mạnh chuỗi cung ứng toàn cầu, sức mạnh thương hiệu và công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist

Người SG vật lộn trong biển nước

(Dân trí) - Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1h vào cuối giờ chiều 1/6 làm nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng, giao thông tại một số khu vực bị kẹt cứng vì dòng người đổ xô tìm cách tránh ngập. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, cơn mưa lớn kéo dài hơn 1h khiến một số tuyến đường như Kinh Dương Vương, Hồng Bàng, Tân Hóa, An Dương Vương … bị ngập lênh láng, nước tràn vào nhà dân. Nhiều phương tiện lưu thông qua  những đoạn đường này đã bị chết máy la liệt.

 

Nhiều tuyến đường ngập nặng trong chiều 1/6
Nhiều tuyến đường ngập nặng trong chiều 1/6
Ghi nhận tại đường Kinh Dương Vương đoạn gần bến xe miền Tây (phường An Lạc, quận Bình Tân), toàn bộ làn đường dành cho xe gắn máy, ô tô bị ngập sâu hơn nửa mét, có nơi ngập đến gần 1 mét, khiến các phương tiện bị chết máy phải dẫn bộ.
Tương tự tại đường Hồng Bàng đoạn gần vòng xoay Phú Lâm đến vòng xoay Mũi Tàu, tình trạng ngập cũng diễn ra. Do khu vực ngập nằm gần vòng xoay đã khiến nhiều phương tiện đứng “chôn chân” tại chỗ.
Một số nơi ngập đến nửa xe gắn máy
Một số nơi ngập đến nửa xe gắn máy
Tình trạng ngập đã khiến nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều cây xăng, cửa hàng ăn uống phải đóng cửa do nước ngập. Đến 18h cùng ngày, nhiều khu vực vẫn chìm sâu trong biển nước.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại:
Cơn mưa trút nước vào chiều 1/6 trên khắp địa bàn TPHCM
Cơn mưa trút nước vào chiều 1/6 trên khắp địa bàn TPHCM
 
Sau khi cơn mưa kết thúc, nhiều tuyến đường tại TPHCM bị ngập nặng
 
Sau khi cơn mưa kết thúc, nhiều tuyến đường tại TPHCM bị ngập nặng
Nhiều tuyến đường ngập nặng trong chiều 1/6
Sau khi cơn mưa kết thúc, nhiều tuyến đường tại TPHCM bị ngập nặng
 
Một số nơi ngập đến yên xe gắn máy
Một số nơi ngập đến yên xe gắn máy
 
Cây xăng chìm trong biển nước
Cây xăng chìm trong biển nước
Cây xăng chìm trong biển nước
 
Đắp đê ngăn lũ
Đắp đê ngăn lũ
 
Một cụ bà được người dân giúp đỡ thoát qua vùng ngập
Một cụ bà được người dân giúp đỡ thoát qua vùng ngập
 
Nhiều trường hợp bị té xe, ướt hết đồ đạc do mưa ngập
Nhiều trường hợp bị té xe, ướt hết đồ đạc do mưa ngập
 
Các khu vực xung quanh kẹt xe nghiêm trọng
Các khu vực xung quanh kẹt xe nghiêm trọng
Dịch vụ lau bugi hốt bạc
Dịch vụ lau bugi hốt bạc
Dịch vụ lau bugi hốt bạc
Đình Thảo

Trung Quốc giỏi thật!

(Dân trí) - Phải thừa nhận là Trung Quốc giỏi thật, giỏi hơn tất cả các nước trên thế giới.

Hình ảnh lai dắt tàu cá Đà Nẵng bị tàu
Trung Quốc đâm chìm
Hình ảnh lai dắt tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm

Phải thừa nhận là Trung Quốc giỏi thật, giỏi hơn tất cả các nước trên thế giới.

Bạn không tin ư? Thế tôi hỏi bạn, trên thế giới đã có nước nào mà hàng loạt cơ sở sản xuất dầu ăn đã giỏi nghĩ được ra cách vớt dầu cặn từ cống rãnh và thức ăn thừa trong rác thải từ các nhà hàng, mang về lọc lấy dầu thành phẩm và phù phép thành những chai dầu ăn như mới nguyên, để tung ra thị trường.
Cũng đã có nước nào giỏi nghĩ được ra cách làm tai lợn giả nghi làm từ nhựa như Trung Quốc. Việc này vừa xảy ra tại thành phố Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Hoàng, một người tiêu dùng không may mua phải loại tai lợn giả mạo này đã phát hoảng khi phát hiện mùi vị của thực phẩm mua về rất nhạt nhẽo, vị lạ, mất mùi đặc trưng của thịt lợn.
Lại có nước nào giỏi nghĩ được ra cách làm gạo giả từ nhựa như Trung Quốc. Một chuyên gia thực phẩm HongKong cho biết: “Những nhà sản xuất bất lương đã nhào nặn bột khoai tây, khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào để phù phép thành sản phẩm y thật. Nhưng khi nấu thành cơm, hạt gạo giả sẽ cứng ngắc và khô đét tới mức đáng ngờ”. gạo giả này làm từ hỗn hợp tạp phế lù, gồm: bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đang được bày bán tràn lan tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Cũng lại có nước nào giỏi nghĩ ra được cách làm giả thực phẩm vây cá mập bằng cao su như Trung quốc. Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate, chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng. Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh đã dùng vây cá mập giả này để chế biến đồ ăn.
Giỏi hơn nữa, chẳng nước nào có đủ dũng cảm và trí tuệ để có thể sáng tạo ra loại thịt cừu, dê giả được làm từ thịt chuột cống, hồ ly, chồn. Cũng trong đợt truy quét tội phạm về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc từ đầu tháng 1 năm ngoái, cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện một cơ sở chuyên “sản xuất” thịt dê, cừu bằng cách pha chế thêm chất keo gelatin, chất nhuộm đỏ cùng nhiều chất phụ gia khác vào thịt chuột, hồ ly, chồn… Kinh hãi hơn những chất phụ gia trên còn được sản xuất từ gián.
Qua đó thấy đây quả là một đất nước rất nhiều thứ giỏi làm giả  ngoài sức tưởng tượng khiến mọi người sửng sốt. Nhưng làm giả giỏi nhất ở đất nước này đáng phải kể đến, đó chính là đạo đức giả. Thì đấy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh to tiếng rêu rao “Chúng tôi kêu gọi Mỹ hành động phù hợp để duy trì và giữ gìn an ninh hòa bình trong khu vực, đồng thời hành động và phát ngôn cẩn trọng trước những sự kiện liên quan, chấm dứt những phát ngôn thiếu trách nhiệm và hành động nhiều hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực”., nhưng trên thực tế Trung Quốc lại thực thi những hành động mang tính “cả vú lấp miệng em” nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
 
Rồi Trung Quốc chỉ trích gay gắt Mỹ và kêu gọi hòa bình, ổn định, tuy nhiên thực tế tại khu vực đặt giàn khoan trái phép, chính họ tiếp tục có những hành động hung hãn, đâm húc và tấn công tàu thuyền thực thi công vụ của Việt Nam. Các vòi rồng từ tàu hải cảnh Trung Quốc nhằm vào những chỗ hiểm của tàu Việt Nam như ống khói, ăng-ten, rađa, các tấm cửa kính, thiết bị truyền tin... để phun với mục đích phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, làm tê liệt và mất tác dụng tàu của Việt Nam trên biển.
 
Dã man hơn, Trung Quốc còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này của Việt Nam, lại còn vừa ăn cướp vừa la làng trắng trợn rằng chính Trung quốc mới là nạn nhân, bù lu bù loa cáo buộc Việt Nam cố ý đâm vào tàu của họ trên Biển Đông. Đạo đức giả đến cấp cao nhất là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bảo: “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải”. ông Tập nói vậy, nhưng vẫn cho giàn khoan Hải Dương - 981, ngang nhiên đặt vào vùng biển của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Vì vậy, trong các thứ giả của Trung Quốc, đạo đức giả vẫn là thứ được xếp hàng đầu, là cái giỏi nhất của Trung Quốc
Nguyễn Đoàn

Tàu TQ đâm thủng tàu Cảnh sát biển VN

TTO - Ngày 1-6, Trung Quốc đã 3 đợt xua tàu tấn công tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam thi hành nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép. Tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam bị đâm thủng.

Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam vào ngày 28-5 - Ảnh: My Lăng
Có những cuộc tấn công sử dụng cả máy bay đe dọa, kèm vòi rồng và đâm va vào các tàu Việt Nam ở vị trí phía Tây nam của giàn khoan Hải Dương 981.
Khoảng 6g, khi phát hiện các tàu Việt Nam đang di chuyển về phía giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 8,5 hải lý, Trung Quốc đã điều hàng chục tàu lao ra, sử dụng 2-3 tàu để kèm chặt một tàu Việt Nam.
6g20 sáng, khi chỉ cách tàu kiểm ngư 769 khoảng 100m, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu KN 769. Tuy nhiên do ngược chiều gió nên một lượng lớn nước từ vòi rồng đã bay ngược trở lại tàu hải cảnh. Tàu KN 769 đã cơ động thoát ra khỏi tầm phun và thoát được tàu hải cảnh 46001 đang hướng đâm trực diện vào tàu.
Đến 6g25 phút, tàu hải cảnh 3210 đã đuổi theo và phun vòi rồng thẳng vào tàu KN 635. Ngoài ra, Trung Quốc còn khoảng 20 tàu hải cảnh, hải giám và tàu kéo, tấn công các tàu kiểm ngư và CSB của Việt Nam, liên tục ủi vào đuôi tàu, phát loa công suất cao với lời lẽ xuyên tạc về chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của  Việt Nam.
Cuộc tấn công kéo dài hơn 1 giờ. Đến 7g30 sáng các tàu Trung Quốc mới rút về tập trung xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý.
Cuộc tấn công thứ hai bắt đầu lúc 11g30, khi các tàu Việt Nam đang cách giàn khoan khoảng 9 hải lý. Trung Quốc đã tiếp tục xua một đội tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo ra tấn công tàu Việt Nam tiến vào.
Đặc biệt, cuộc tấn công điên cuồng nhất diễn ra lúc 16g chiều của các tàu Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tàu Việt Nam, nhất là tàu CSB 2016.
Vào thời điểm trên tàu hải cảnh 46105 của Trung Quốc đã chạy tốc độ cao áp sát tàu CSB 2016. Trên tàu có hai người điều khiển vòi rồng để tấn công. Tàu 46105 vừa phun nước, vừa lao thẳng vào tàu CSB 2016 khiến tàu đã bị thủng 4 lỗ bên mạn phải, chỉ cách mép nước 0,4m.
Sau đó tàu CSB 2016 phải tăng hết tốc độ để tránh né cú đâm tiếp theo của tàu 46105. Ngoài việc bị đâm thủng bốn lỗ bên mạn phải, tàu CSB 2016 còn bị gãy vòi bơm nước, hai cột ống thông hơi của tàu cũng bị gãy và mối hàn con lươn trên tàu cũng bị gãy, gây nguy hiểm cho tàu CSB 2016 khi hoạt động.
Theo thuyền trưởng tàu CSB 2016, với mức hư hỏng như vậy thì tàu CSB 2016 vẫn có thể hoạt động được nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu gặp sóng to hoặc bị đâm va tiếp. Do đó, các chiến sĩ trên tàu sẽ phải tìm cách khắc phục khẩn cấp ngay trong đêm nay 1-6.
Trung Quốc điều máy bay trinh sát điện tử
Vào lúc 8g45 phút, tàu CSB 8001 đã ghi nhận được hình ảnh của máy bay trinh sát điện tử số hiệu 81223 bay vòng phía trên các tàu chấp pháp Việt Nam. Máy bay này đã thực hiện bay 2 vòng ở độ cao khoảng 200m.
Đến 11g30, Trung Quốc tiếp tục điều hai máy bay cánh bằng CMS số hiệu P 3843 và P 3586 quần thảo trên các tàu Việt Nam trong khoảng 20 phút ở độ cao khoảng 300 m. Sau đó các máy bay này bay trở lại về hướng giàn khoan Hải Dương 981.
MINH QUANG - MY LĂNG

Phùng Quang Thanh "Quan hệ Việt- Trung...tốt đẹp".(???)

-"Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế". (???)

- Quân đội Việt-Trung phải hết sức kiềm chế, không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát - Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên toàn thể Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 31/5.

Bộ trưởng Quốc phòng, Phùng Quang Thanh, Shangri-La, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981, TQ, giàn khoan
Theo Vnexpress

Nhiều nước yêu cầu TQ giải thích "đường 9 đoạn"

Chiều 1/6, diễn đàn Đối thoại Shangri La lần thứ 13 đã bế mạc sau 3 ngày nhóm họp với 5 phiên thảo luận chung về các chủ đề liên quan đến an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Một trong những chủ đề được nhiều diễn giả, học giả tham dự diễn đàn quan tâm nhất chính là những diễn biến mới đây về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hầu hết các đại biểu tham dự đều bày tỏ quan ngại, khẳng định đây là những hành động gây căng thẳng trong khu vực.
Shangri-La 13, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Shangri La lần thứ 13. (Ảnh: Lê Hải/TTXVN)
Tại phiên thảo luận chung thứ 4 diễn ra sáng 1/6 với chủ đề “Quan điểm của các cường quốc lớn về hòa bình và an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương,” Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc khẳng định Trung Quốc ủng hộ hợp tác, đối thoại, tăng cường tin lòng tin chiến lược giữa các nước; cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền bằng các quyền liên quan đến biển.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước lớn khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm duy trì an ninh và thúc đẩy thịnh vượng trong khu vực.

Cũng tại phiên thảo luận, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định mục tiêu chính của Nga là đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn có ý nghĩa sống còn cho phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của các quốc gia.
Để đối phó với các nguy cơ an ninh, cần phải dựa vào các nỗ lực phối hợp dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an, cũng như các cấu trúc khu vực và tiểu khu vực, như hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực về an ninh ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)...
Tại phần hỏi đáp sau thảo luận, các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới đã tập trung yêu cầu ông Vương Quán Trung giải thích về cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Vương Quán Trung cho biết Trung Quốc chuẩn bị “đàm phán trực tiếp” với từng nước có liên quan.
Trưa 1/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ năm và cuối cùng với chủ đề “Đảm bảo quản lý xung đột nhanh chóng tại châu Á-Thái Bình Dương.”

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ "hy vọng và trông đợi việc hoàn tất nhanh chóng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), mà sẽ là cách thức duy nhất để ngăn ngừa các sự cố” và để xây dựng một môi trường “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” hơn nữa trong khu vực.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã nhấn mạnh đến tính “phi dự báo” của những thách thức an ninh đối với khu vực, trong đó có các sự cố trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore khẳng định có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng “việc chủ động xây dựng các mối quan hệ và khuôn khổ đa phương mạnh mẽ nhằm gây dựng lòng tin thông qua hợp tác và đồng thuận."
Theo Vietnam +

Nhật sẽ gửi tàu tuần duyên cho VN

VN dự kiến sẽ nhận tàu tuần duyên Nhật Bản vào đầu năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với hãng tin Reuters ngày 1/6.

Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết phía Nhật sẽ huấn luyện và chia sẻ thông tin với lực lượng tuần duyên Việt Nam, cũng như sẽ gửi một số tàu cho VN.
TQ, Nhật Bản, Biển Đông, Thứ trưởng Quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
Mọi việc đang tiến triển rất thuận lợi và VN dự kiến sẽ nhận tàu vào đầu năm 2015 - Thứ trưởng nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản và Mỹ, đồng thời cho rằng các nước khác nên lên tiếng phản đối các hành động hiếu chiến của TQ ở Biển Đông.
Ông bình luận ông có cảm giác các nước, công khai hoặc chưa công khai, đều nhận ra hành động sai trái của TQ và không đồng ý với những hành động này. Ông kêu gọi các nước cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn, công khai hơn.
Trong cuộc gặp gỡ với Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ Vương Quán Trung tại Shangri-La, Thứ trưởng đã nói rõ rằng VN không bao giờ muốn có căng thẳng với TQ.
"VN không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình", ông nói. 
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La khai mạc tối 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định ủng hộ VN trong những nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại. 
PV