Trang

21 tháng 5, 2014

Putin không ký được thỏa thuận khí đốt với TQ


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng Hải ngày 20/5 - Ảnh: AP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng Hải ngày 20/5 - Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ký một thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong cuộc gặp diễn ra ngày hôm qua (20/5) tại Thượng Hải.

Cho dù, thỏa thuận này chính là mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin trong chuyến thăm trung Quốc kéo dài hai ngày.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom cho hay, các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn tiếp tục nhằm đạt tới sự đồng thuận. Tuyên bố này được ông Miller đưa ra sau khi ông Putin và ông Tập ký các thỏa thuận song phương trong đó không có thỏa thuận về khí đốt.

Nga và Trung Quốc đã đàm phán về thỏa thuận trên trong suốt một thập kỷ, nhưng chưa thể đi đến kết quả cuối cùng do cả hai bên còn những bất đồng về giá cả.

Trước cuộc gặp ngày hôm qua giữa ông Putin và ông Tập, giới chức Nga cho biết hai bên đã tiến rất gần đến chỗ đạt thỏa thuận, mở đường cho việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối giữa quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới với nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Người đứng đầu điện Kremlin đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc dự kiến kết thúc hôm nay (21/5).

Trong bối cảnh Nga chịu sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới quan sát kỳ vọng, khả năng Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin là rất cao. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã không trở thành sự thực.

“Kết quả này cho thấy, Nga không muốn giảm giá bán khí đốt để giành điểm số chính trị trước phương Tây”, ông Chris Weafer, nhà sáng lập công ty tư vấn Macro Advisory ở Moscow, đánh giá. “Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu năm nay không có thỏa thuận với Nga, Trung Quốc có thể chuyển hướng sang tìm khí đốt ở các nước khác”.

Theo phát ngôn viên của Tổng thống Putin, hai nước hiện tiếp tục đàm phán về vấn đề giá cả, và có thể đạt thỏa thuận bất kỳ lúc nào.

Nếu Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt, Gazprom sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí trị giá 22 tỷ USD sang Trung Quốc. Đường ống này có khả năng vận chuyển 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo dự kiến mà Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak đưa ra hồi tháng 3, Gazprom có thể bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2019-2020. Tuy vậy, do hai bên chưa đạt thỏa thuận, thời hạn này sẽ bị lùi lại.

Theo số liệu của công ty Nomura International Hong Kong, khối lượng khí đốt trên tương đương khoảng 1/4 mức tiêu thụ khí đốt hiện nay của Trung Quốc và đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khí đốt của nước này vào năm 2020.

Trong đàm phán thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc, Nga muốn sử dụng giá trong hợp đồng ký với các khách hàng ở châu Âu để làm giá chuẩn. Trong khi đó, Trung Quốc đề xuất mức giá thấp hơn dựa trên mức giá mà nước này mua khí đốt từ Trung Á.

Theo số liệu của công ty tư vấn CLSA, giá bán khí đốt của Gazprom ở châu Âu trong năm ngoái trung bình là 380,5 USD/1.000 mét khối. Nếu lấy giá này làm chuẩn, thì theo CLSA, giá khí đốt Nga vận chuyển tới biên giới Trung Quốc là khoảng 335-350 USD/1.000 mét khối.

Với mức giá như vậy, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung sẽ có trị giá tổng cộng 400 tỷ USD trong vòng 30 năm.

Theo An Huy
VnEconomy

Thiếu nước sạch, người Hà Nội nhịn tắm, nhịn mặc… và kêu trời

Sau hàng loạt sự cố vỡ đường ống nước thời gian qua, gần 1 tuần nay hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội lại phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt một cách trầm trọng. Nhiều gia đình buộc phải mua nước sạch với giá cắt cổ, thậm chí nhịn tắm, nhịn giặt để tiết kiệm.
Đường ống nước sông Đà lại vỡ, 70.000 hộ dân sẽ bị mất nước 2 ngày Vỡ ống cấp nước, TP.HCM mất nước diện rộng Lại vỡ ống nước sạch Hòa Bình, 70 nghìn hộ dân phía Tây Nam mất nước sinh hoạt Người Hà Nội "trăm kế" xoay xở với tình trạng mất nước
Theo khảo sát nhanh của chúng tôi nhiều ngày nay tại một số khu vực tại quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, quận Nam Từ Liêm khốn đốn vì rơi vào cảnh mất, thiếu nước sạch một cách trầm trọng
Chị Minh Hiền (trú tại Định Công – Hoàng Mai – HN) cho biết: “Nước sinh hoạt đã bị cắt 6 ngày nay rồi, sáng sớm thì có nhưng chỉ nhỏ giọt và tốc độ chảy không thể cung cấp đủ cho sinh hoạt tối thiểu của gia đình tôi. Thế nên chúng tôi buộc phải đi mua nước để dùng với giá 200 ngàn đồng/1 mét khối nước sạch”.
Với chị Minh Hiền thì việc mua được nước sạch đã là may mắn bởi nhiều hộ dân thuộc chung cư CT1 Sông Đà (Mỹ Đình) thì đành phải dùng xô, chậu, bình đựng nước để “vét” nước dưới bể của chung cư.
Thiếu nước sạch kéo dài, người Hà Nội nhịn tắm, nhịn mặc… và kêu trời
Một người dân đang phải "vét nước" dưới bể ngầm của chung cư CT1.
Việc múc được nước đã thấy khổ nhưng việc mang vác, vận chuyển nước lên các căn hộ lại càng khổ sở và vất vả gấp bội lần. Nói về điều này, chị Tuyết cho hay: “Cứ sáng sớm là cả đoàn người ùn ùn xuống lấy nước cũng như giặt giũ ngay tại sân chung cư”.
Cũng chính vì điều này mà việc ngày tắm đôi ba lần đối với người dân những khu vực này lại trở nên vô cùng xa xỉ. Nhiều gia đình lại tiết kiệm nước bằng cách dùng nước vo gạo để rửa rau, dùng nước rửa rau để dội bồn cầu.
Thậm chí ở một số hộ gia đình ở khu vực Thanh Xuân còn phải mang xô, chậu đi xin hàng xóm vài lít nước sạch.
Đại diện Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex cho biết: Từ 16h đến 21h ngày 17/5, nhà máy cấp nước ở Hòa Bình mất điện; do vậy, nhà máy nước phải giảm áp suất trong đường ống, dẫn đến hiện tượng một số khu vực đầu nguồn có nước, khu vực ở xa không có nước.
Đường ống cung cấp nước cho người dân Thủ đô vẫn hoạt động bình thường, không xảy ra sự cố. Công suất của nhà máy là khoảng 220.000 m3/ngày đêm, nhưng vào những ngày cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng của người dân vọt lên 260.000 m3/ngày đêm; do vậy nhiều nơi bị thiếu nước.
Dưới đây là những hình ảnh chúng tôi ghi lại người dân Thủ đô khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt.
Thiếu nước sạch kéo dài, người Hà Nội nhịn tắm, nhịn mặc… và kêu trời
 
Thiếu nước sạch kéo dài, người Hà Nội nhịn tắm, nhịn mặc… và kêu trời
Rửa rau, thực phẩm để chuẩn bị bữa cơm trưa là bài toán khó đối với người nội trợ khi nước khan hiếm.
Thiếu nước sạch kéo dài, người Hà Nội nhịn tắm, nhịn mặc… và kêu trời
Nước chảy một cách nhỏ giọt không thể đáp ứng hàng nghìn gia đình.
Theo Trí Thức Trẻ

TQ: "trỗi dậy hòa bình” biến thành "bành trướng"


Cuộc chơi của TQ tại Biển Đông chấm dứt “trỗi dậy hòa bình”?


(Tinmoi.vn) Hành vi của Trung Quốc chỉ có thể chứng minh rằng thuyết "trỗi dậy hòa bình" đã chết. Sự quyết đoán và gây hấn của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng ngày một xa lánh Trung Quốc.
Cuộc chơi của TQ tại Biển Đông chấm dứt trỗi dậy hòa bình?
 Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng để thuyết phục cả thế giới rằng họ đang trỗi dậy hòa bình. Thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” được sử dụng lần đầu tiên năm 2003 khi Zheng Bijian, người sau đó trở thành Phó giám đốc Trường Đảng Trung Quốc, phát biểu tại Diễn đàn châu Á Boao. Về sau, thuật ngữ này được các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng trong các bối cảnh quan hệ quốc tế khác nhau.
Những nguyên tắc chính trong thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, được thay thế bằng “phát triển hòa bình” từ năm 2004 là: Trung Quốc sẽ không theo đuổi mộng bá chủ, tăng trưởng kinh tế và quân sự không đe dọa hòa bình và ổn định tại khu vực và quốc tế, các nước khác sẽ được hưởng lợi từ sức mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tầm nhìn này trở thành hiện thực, Bắc Kinh đánh giá cao vai trò của quyền lực mềm và cho rằng việc thúc đẩy quan hệ tốt với các nước láng giềng sẽ giúp họ nâng cao sức mạnh quốc gia một cách toàn diện. Như vậy, luận án trỗi dậy hòa bình nhấn mạnh việc hợp tác để hướng tới giải quyết tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, kể cả những tranh chấp lãnh hải.
Một lý do để thuyết trỗi dậy hòa bình xuất hiện là chống lại những quốc gia coi Trung Quốc là một mối đe dọa. Nói rộng ra, “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc” cho rằng sự tăng trưởng bền vững của Bắc Kinh sẽ cho phép họ mở rộng và hiện đại hóa quân đội. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc có khả năng làm thay đổi cán cân quyền lực tại khu vực và quốc tế theo hướng có lợi cho họ, đe dọa đến lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia khác. Nhiều người Trung Quốc cho rằng thuyết này là do Mỹ đưa ra nằm trong chiến lược ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, các sự kiện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2007 đã chứng minh rằng “thuyết đe dọa Trung Quốc” là do chính Trung Quốc vô tình gây ra khi Bắc Kinh ngày càng tiếp cận với các nước láng giềng một cách hung hãn. Tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hoạt động tích cực tại khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông.  Họ bắt và tấn công tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á tại vùng đánh bắt truyền thống của các nước này, gây hấn với tàu hải quân Mỹ khi đang hoạt động tại biển Hoa Đông và Biển Đông  và có những phản ứng thô bạo khi tàu Trung Quốc hoạt động đánh bắt trái phép tại khu vực của quốc gia khác.
Bắc Kinh cũng đã có những động thái khác nhau để thách thức tình trạng hiện tại ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra luận điểm đường 9 đoạn, đòi chủ quyền tại hơn 80% Biển Đông. Trong năm 2012, Trung Quốc đã phái nhiều tàu thuyền tới để thách thức sự hiện diện của Philippines tại bãi cạn Scarborough và thậm chí sau đó còn chiếm luôn quyền kiểm soát bãi cạn này. Cũng trong năm đó, Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đưa quân đồn trú tới đây để đòi chủ quyền tại Biển Đông.  
Từ năm 2011, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mở rộng phạm vi hoạt động rộng hơn về phía nam, mời thầu quốc tế các khối dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong vài tuần trước, căng thẳng đã leo lên một nấc thang mới. Việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan dầu vào khu vực cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý là một trong những hành động nghiêm trọng nhất. Để bảo vệ các giàn khoan khỏi tàu chấp pháp của Việt Nam, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến tới đây. Các tàu Trung Quốc đã cố tình đâm tàu Việt Nam khi phía Việt Nam muốn tiếp cận giàn khoan. Tình hình nguy hiểm có nguy cơ làm tăng căng thẳng giữa hai nước.
Hành vi của Trung Quốc chỉ có thể chứng minh rằng thuyết "trỗi dậy hòa bình" đã chết. Sự quyết đoán và gây hấn của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng ngày một xa lánh Trung Quốc. Chỉ có tôn trọng hòa bình khu vực và quốc tế, an ninh, luật pháp quốc tế thì Bắc Kinh mới có thể làm giảm căng thẳng tại khu vực khi muốn phát triển lâu dài.
Bảo Linh (Theo Thenationalinterest)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về Biển Đông


 


Cảm ơn bạn bè iu quý vừa gửi cho mình bài này. Xin được đưa lên Blog để bạn đọc gần xa đọc và suy ngẫm về dự báo của bậc tiền nhân.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
20140519-235945-86385936.jpg
Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán:
巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城
Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
20140520-000027-27065.jpgDịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.
.
Xin mạn dịch thơ như sau:
Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:
“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)
Vào những ngày này Biển Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.
Biển Đông vạn dặm giang tay giữ / Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.
Theo blog Viet Anh

20 tháng 5, 2014

Hợp tác Nga-Trung, đối sách của Mỹ và đồng minh?


 BTTD: Hợp tác Nga- Trung sẽ thay đổi cục diện thế giới. TQ sẽ tăng sức ép VN... Cơ hội để TQ vươn xa ra biển Đông.
(Quan hệ quốc tế) - Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin đã mở ra một trang mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này: Họ đang chứng tỏ, họ không thể thiếu nhau.
Nga – Trung Quốc song ca trên trường quốc tế
Ngày 20/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt chân đến thành phố Thượng Hải, bắt đầu chính thức chuyến thăm Trung Quốc. Tại đây, Tổng thống Nga sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai vị nguyên thủ sẽ cùng tham dự cuộc tập trận chung mang tên “Tương tác hải quân”, sau đó, họ sẽ có cuộc tiếp xúc với doanh nhân hai nước.
Ngay sau khi kết thúc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, cả hai bên đã ký hàng loạt những thỏa thuận chung, tuyên bố chung, để đảm bảo cho cái gọi là quan hệ đối tác chiến lược tầm cao mới, hay niềm tin chiến lược, láng giềng thân thiện…
Để minh chứng cho tình thân mến thân giữa hai quốc gia, Nga và Trung Quốc dường như đang hát cùng một bài ca trên các vấn điểm nóng của thế giới.
Đề cập tới cuộc nội chiến ở Syria, hai vị nguyên thủ này tuyên bố: "Bất kỳ nỗ lực can thiệp bằng sức mạnh từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria là không thể chấp nhận."
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình với bản ghi nhớ chung giữa hai quốc gia trong tay
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình với bản ghi nhớ chung giữa hai quốc gia trong tay
Tuyên bố chung giữa hai bên nhấn mạnh, Moscow và Bắc Kinh ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Syria về việc tiêu hủy vũ khí hóa học, kêu gọi nhanh chóng giải quyết vấn đề nhân đạo và tị nạn, đồng thời khẳng định ủng hộ chính quyền Damascus của Tổng thống Bashar al-Assad.
Với vấn đề Ukraine, cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ sự lo lắng cho cục diện của đất nước này đang ngày càng bên bờ vực nội chiến. Ngược lại với Syria, hai quốc gia này không ủng hộ chính phủ Kiev mà cho rằng, quyền của những người biểu tình mới đáng trân trọng.
Có thể thấy, Syria và Ukraine đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và sống còn đến lợi ích Nga. Và Trung Quốc đang chơi trò tung hứng, phụ họa để hỗ trợ cho người Nga đảm bảo quyền lợi của mình.
Vì ta cần nhau
Việc Trung Quốc ủng hộ quyền lợi Nga một cách quyết liệt không phải là ngẫu nhiên. Cần nhớ một câu: có đi có lại mới toại lòng nhau. Trong bối cảnh thế giới hiện tại, hai cường quốc này muốn tồn tại, chỉ còn cách nắm chặt lấy tay nhau một cách chân thành và gạt bỏ mọi toan tính.
Bởi lẽ, Nga có những cái mà Trung Quốc cần, còn Trung Quốc, họ cũng có những thứ mà Nga khao khát.
Thực chất, nền kinh tế Nga đang ngàn cân treo sợi tóc khi hàng loạt lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu chuẩn bị giáng xuống. Phải nói rằng châu Âu đang phụ thuộc 30% nhu cầu năng lượng vào Nga, nhưng nếu không có Nga, liên minh này cũng không thể “chết rét.”
Việc trừng phạt Nga chỉ làm tăng quyết tâm đoạn tuyệt sự lệ thuộc vào năng lượng của quốc gia này. Nếu không có nguồn dầu khí từ phương Bắc, EU sẽ tăng cường việc nhập khẩu dầu mỏ từ phía các quốc gia vùng Vịnh, vốn cũng là đồng minh của họ.
Tàu khu trục Bystry của Nga cập cảng Thượng Hải ngày 18/5
Tàu khu trục Bystry của Nga cập cảng Thượng Hải ngày 18/5 để tham gia tập trận
Tuy nhiên, Nga không bán được dầu, đồng nghĩa với việc nền kinh tế này sẽ chết. Bởi 50% ngân sách quốc gia của Nga thu được từ việc xuất khẩu năng lượng. Trong bối cảnh đó, Nga buộc phải tìm những đối tác mới. Và Trung Quốc, nền kinh tế khát năng lượng này luôn rộng vòng tay đón chào nước Nga.
Nếu như trước đây một vài năm, Moscow, Bắc Kinh còn cò kè bớt một thêm hai về giá của một thùng dầu, thì hiện tại, vấn đề giá cả này có lẽ sẽ được thông qua một cách nhanh chóng, một khi họ đã là hàng xóm tốt qua thỏa thuận chung giữa hai nguyên thủ.
Nga giải quyết cho Trung Quốc cơn khát năng lượng, còn Trung Quốc dùng đồng Nhân dân tệ cứu kinh tế Nga trước đòn trừng phạt.
Về quân sự, vấn đề này không cần phải diễn giải nhiều. Trung Quốc thèm khát vũ khí Nga. Và trước sức ép của phương Tây, Moscow đã gật đầu bán nhanh cho Bắc Kinh một vài món “hàng nóng”, trong đó có tổ hợp tên lửa S-400. Đổi lại, Moscow cũng thu về được nhiều ngoại tệ.
Có thể thấy, trong lĩnh vực kinh tế, Nga có nhiều thứ Trung Quốc thèm, còn Trung Quốc chỉ có một thứ duy nhất Nga cần: tiền, rất nhiều tiền. Trong sự hợp tác này, đôi bên đã giải tỏa được nhu cầu của nhau.
Về quan hệ quốc tế, dù thế giới đang trong thời kỳ đa cực với vai trò chủ đạo của Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Nga V.Putin đã tuyên bố như đinh đóng cột rằng từ khi Crimea sáp nhập vào Nga, thế giới sẽ chứng kiến nhiều thay đổi, và Mỹ sẽ không còn vai trò như trước nữa.
Lời ngài Putin nói không phải là tiên tri hay sấm truyền, mà là cả một kế hoạch. Bởi lẽ, Trung Quốc và Nga đang từng bước thành lập một liên minh từ kinh tế đến quân sự. Cuộc tập trận “tương tác hải quân” đang diễn ra tại biển Hoa Đông đã cho thấy đối tượng mà liên minh này nhắm vào. Đó chính là Nhật Bản, cái gai trong mắt Trung Quốc, đồng minh của Mỹ.
Nga sẽ bán cho Trung Quốc nhiều vũ khí hiện đại, từ tổ hợp tên lửa S-400 cho đến chiến đấu cơ Su-35
Nga sẽ bán cho Trung Quốc nhiều vũ khí hiện đại, từ tổ hợp tên lửa S-400 cho đến chiến đấu cơ Su-35
Nga – Trung tin rằng, với sức mạnh quân sự, kinh tế của họ, họ có thể đủ sức đối đầu với liên minh mà Mỹ tạo ra trên toàn thế giới. Điều mà ông Putin ám chỉ, sự đơn cực mà Mỹ cố gắng tạo dựng sẽ được thay thế bằng mối quan hệ đối đầu hai cực, và nổi lên là vai trò của liên minh Nga – Trung.
Tổng thống Nga đang nỗ lực thực hiện cái gọi là “phục hưng Liên Xô”, còn Chủ tịch Tập Cận Bình lại miệt mài theo đuổi “giấc mơ Trung Hoa.” Một khi hai giấc mơ này song hành, có lẽ Mỹ sẽ phải có nhiều hành động thiết thực hơn là nói suông.
Mỹ và đồng minh đang làm gì?
Một thực tế cho thấy, nhiều ngày nay, Mỹ đang quan tâm đến Ukraine, đến Đông Âu nhiều hơn là châu Á – Thái Bình Dương – trọng tâm của chiến lược chuyển trục mà Tổng thống Obama đề ra.
Có nhiều ý kiến cho rằng quyết sách này là sai lầm, là nói một đằng làm một nẻo. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, Mỹ đang chơi một nước cờ khôn khéo.
Mục đích của Mỹ là kiềm chế, cô lập Trung Quốc. Nhưng chiến lược xuyên suốt từ sau thế chiến thứ hai của cường quốc này đến nay, và cả tương lai, đó là bảo vệ lợi ích của đồng minh. Bởi người Mỹ hiểu, muốn bạn bè sẵn sàng vì mình, thì bản thân phải hết lòng vì họ.
Nếu như NATO, châu Âu đang trong sự đối đầu với Nga, thì bản thân Mỹ với vai trò của người dẫn dắt phải thể hiện sao cho đúng mực. Dù sao, NATO vẫn là xương sống trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Còn châu Âu với Mỹ như những người bạn già không thể thiếu nhau.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể với các nước Đông Nam Á
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể với các nước Đông Nam Á
Vậy còn châu Á – Thái Bình Dương, vai trò dẫn dắt sẽ là của ai? Hiện tại, Mỹ đã xây dựng được ở đây chuỗi đảo đồng minh, với Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài Loan – Philippines, ngoài ra còn có sự hậu thuẫn của Australia. Một khi Mỹ vắng mặt trên trận địa này, buộc lòng sẽ phải có một quốc gia đứng lên giữ vai trò điều phối. Có thể nói rằng, Mỹ đang mở đường cho Nhật quay lại tái thiết quân đội.
Mới đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể không chỉ đối với Mỹ mà còn cả những quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Theo Aashi Shimbun – tờ báo lớn thứ hai tại Nhật Bản, chính sự quan ngại về Trung Quốc đã thúc ông Abe đẩy mạnh việc trao thêm quyền cho lực lượng phòng vệ của quốc gia này, đồng thời chủ động can dự quân sự vào các vấn đề trên vùng Biển Đông.
Ngoài ra, Nhật Bản và Ấn Độ đang có mối quan hệ rất tốt đẹp. Tân Thủ tướng của Ấn Độ, ông Narendra Modi đã lựa chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên cho chuyến công du nước ngoài của mình.
Có thể thấy, Nhật Bản đã thay Mỹ thiết lập những mối quan hệ chiến lược mới. Hành động này cho thấy bản thân Mỹ đang chia sẻ gánh nặng của mình cho những đồng minh giàu có và đầy thực lực. Đây là một chiến lược khôn ngoan và đầy thực dụng mà người Mỹ áp dụng trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu.
Đỗ Minh Tú

Biết sống sao đây!


Tôm ăn 6 triệu mỗi ngày, biết sống sao đây!

Tôm ăn 6 triệu mỗi ngày, biết sống sao đây!

Sau thời gian hồ hởi “được giá”, người nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL lại đang đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm, trong lúc năng suất và chất lượng chưa được nâng lên.

Rớt giá 40%

Tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau hiện chỉ có giá 90.000 - 120.000 đ/kg (tùy loại), giảm 60.000- 80.000 đ/kg so với đầu năm 2014. Ông Nguyễn Văn Xiếu ở ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc (Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết, với giá hiện nay, trừ chi phí là huề vốn đến lỗ. “Khi tôm rớt giá, thương lái tôm còn vặn nài bẻ ống đủ điều, hẹn lần hẹn lữa chẳng đến mua”, ông Xiếu nói.
Ông Nhiếp Mạnh Tiến nuôi tôm ở xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) cho biết, thời điểm này, thương lái gộp chung loại 70 đến 100 con/kg mua một giá 90.000 đ/kg. Trước đây, tôm có giá cao, thương lái phân ra nhiều loại: 70 con, 80 con, 90 con và 100 con/kg, giá chênh lệch nhau mỗi loại hơn 10.000 đ/kg. Người nuôi tôm chân trắng ở ĐBSCL mấy năm nay có lời là nhờ giá tăng. 

Theo ông Nguyễn Việt Khái ở ấp Công Nghiệp, xã Lợi An (Trần Văn Thời, Cà Mau) cùng trên một ao nuôi, năm 2013, thu hoạch 2,8 tấn, lời 320 triệu đồng; đầu năm 2014, thu hoạch chỉ được 2,6 tấn, nhưng lời 500 triệu đồng.

Tôm chân trắng bất thường giảm giá, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi bình tĩnh theo dõi thị trường, hạn chế việc thu hoạch ồ ạt, làm giá giảm thêm. Tuy nhiên, tôm đến lứa mà chưa thu hoạch, người nuôi cũng gặp khó. 
Ông Nguyễn Văn Tuệ ở xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) nuôi 2 ao tôm chân trắng đã hơn 3 tháng, đạt 60 con/kg, ước 6 tấn, than thở: “Trung bình mỗi ngày đêm, tôm ăn hết 6 triệu đồng. Cố vay mượn để cho tôm ăn nhưng không biết giá có lên trở lại không? Với giá trước đây, 2 ao tôm này lời khoảng 600 triệu đồng nhưng với giá hiện nay chắc chỉ lời hơn 100 triệu đồng, ráng kéo dài sợ lỗ thêm”.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản Cà Mau (Casep) nhận định: “So với thời điểm trước ngày nghỉ lễ 30/4, giá tôm chân trắng giảm 7.000-10.000 đ/kg là do công nhân nghỉ, các nhà máy ngưng mua nguyên liệu”. Nhưng người nuôi vẫn rất lo lắng, nhiều người đã treo ao hoặc chuyển sang nuôi con khác. 
Việc giảm giá tôm chân trắng gây ra nỗi lo lớn bởi vừa qua, phát triển ồ ạt, lấn át tôm sú, vượt khỏi quy hoạch. Tại Cà Mau tăng 7.000 ha, Bạc Liêu trên 9.000 ha và Sóc Trăng hơn 4.000 ha. Trong lúc tôm thẻ chân trắng giảm giá thì giá tôm sú vẫn ở mức 270.000 - 300.000 đ/kg (loại 30 con/kg) và dễ bán.
Dịch bệnh tràn lan
Ba năm qua, năng suất tôm nuôi liên tục giảm, trong đó tôm thẻ chân trắng giảm nhiều hơn tôm sú. Năm 2013 so với năm 2011, năng suất tôm sú giảm 11,8%; còn tôm thẻ chân trắng giảm đến 20,6%. Số liệu cụ thể về năng suất tôm những năm qua: Năm 2011 theo Tổng cục Thủy sản: Tôm sú diện tích 623.377 ha, sản lượng 319.206 tấn; tôm thẻ chân trắng 33.049 ha, sản lượng 176.451 tấn; năng suất bình quân tôm sú 0,51 tấn/ha; tôm chân trắng 5,34 tấn/ha.
Trong ba năm, diện tích và sản lượng tôm sú liên tục giảm, còn tôm thẻ chân trắng liên tục tăng, do tôm sú bị dịch bệnh, người nuôi chuyển sang tôm thẻ chân trắng, ban đầu thăm dò nhưng năm 2013 có đột biến để chớp cơ hội tôm được giá trên thị trường.
Khi diện tích tôm thẻ chân trắng tăng quá nhanh, dẫn tới hai nguy cơ lớn là thiếu quy hoạch và phải sử dụng giống kém chất lượng. Quy hoạch với tôm thẻ chân trắng rất quan trọng. 
TS Nguyễn Văn Hảo (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) cho biết, ở các nước khác, nuôi tôm thẻ chân trắng phải quy hoạch khu vực riêng để quản lý dịch bệnh. Ở nước ta, năm 2011, khi bắt đầu phát triển tôm chân trắng, Tổng cục Thủy sản đã lưu ý các địa phương quy hoạch vùng nuôi riêng để quản lý môi trường. Tuy nhiên, đến nay, quy hoạch nuôi tôm nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Chất lượng giống tôm thẻ chân trắng còn ẩn chứa nguy cơ lớn hơn, bởi nước ta phải nhập khẩu tôm bố mẹ. Tổng cục Thủy sản cho biết, năm 2011, nhập 156.371 con tôm chân trắng bố mẹ, kiểm tra phát hiện 17.020 con (gần 10,9%) nhiễm bệnh, trong lúc “việc kiểm dịch con giống còn nhiều hạn chế”. Năm 2013 “kiểm dịch nhiều nơi còn mang tính hình thức” lại phát hiện doanh nghiệp Thái Lan bán tôm chân trắng bố mẹ không đảm bảo chất lượng cho bốn doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Tiến Hưng - Sáu Nghệ
Tiền phong

CHỊ NÓI CHO CHÚ BIẾT


Ha Dinh đã chia sẻ ảnh của Hùng Khoa.
2 giờ · 
Hihi...

Chị đây hơn tuổi chú
Thủ tướng mấy nhiệm kì
Dân Đức bầu cho chị
Còn chú, đảng bầu hi.
Chị nói cho mà biết
Đừng đực mặt thế kia
Đừng giả câm giả điếc
Chơi bẩn, chú nhất nhì.
Chú một vừa hai phải
Đừng ức hiếp láng giềng
Hàng xóm của nhà chú
Xem đi, có ai thương?
Từ Nhật, Hàn, Ấn Độ
Mianma, Việt Nam
Chú xỏ mũi vào cả
Cướp mãi chẳng rầy rà.
Đừng hòng qua mặt chị
Chú bày trò khoan dầu
Hơn ai hết chú biết
Còn lâu mới có màu.
Chú biết vùng biển ấy
Vừa sâu lại bão nhiều
Vốn bỏ ra một chuc
Thu về vài đồng bèo.
Dầu, chú chơi đòn gió
Cái mà chú muốn là
Ép Việt Nam thế yếu
Bắt họ thần phục mà.
Bởi thế chị nói thật
Chú hơi bị ngu nhiều
Chú đẩy Việt Nam chạy
Như Nhật, Đài Mỹ theo.
Thế là chuốc lấy hoạ
Cả cửa ngõ Biển Đông
Đều bạn của Mỹ cả
Chú thành nằm trong chuồng.
Đừng chủ quan mãi nhé
Đừng khinh thường họ nghèo
Tung hết lực ra đánh
Thế nhà để ai coi?
Khôn hồn chơi cho đẹp
"Bốn tốt" họ để yên
"Mười sáu chữ" họ giữ
Với họ, vẫn hoà bình.
Đài Loan, hỏi bố chú
Hơn sáu mươi năm rồi
Từ hồi chú chưa đẻ
Trung quốc dám sờ đuôi?
(Sưu tầm)
Bỏ thích ·  ·