Trang

11 tháng 5, 2014

Chuyên gia Nga: "Hành động của Trung Quốc hết sức nguy hiểm"

Chuyên gia Nga: "Hành động của Trung Quốc hết sức nguy hiểm"

Cộng đồng quốc tế hôm 11-5 tiếp tục phản ứng trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) trong vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tại Nga, giới chuyên gia nước này cho rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông lần này hết sức nguy hiểm. Trên tập chí New Eastern Outlook, chuyên viên cao cấp viện nghiên cứu phương Đông Dmitry Mosyakov cho rằng an ninh và sự ổn định của các nước ven biển Đông đang đối mặt với thách thức nguy hiểm.
Giải pháp hợp lý nhất trong tình huống này là Trung Quốc nên từ bỏ việc thăm dò dầu mỏ cho đến khi các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được giải quyết rõ ràng.Chuyên gia Anton Svetov thuộc hội đồng đối ngoại Nga cho rằng Bắc Kinh đang muốn kiểm tra ngưỡng chịu đựng cũng như thăm dò phản ứng của các nước trong khu vực. Bắc Kinh cũng đang muốn xem liệu nước này còn có thể tiến thêm bao nhiêu trong việc phô trương sức mạnh.
Còn theo ông Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước phương Đông thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg, sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông gây ra căng thẳng, làm phương hại lòng tin và khiến các quốc gia liên quan phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới.
Báo The Sydney Morning Herald (Úc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Úc cho biết nước này đang theo dõi sát tình hình ở biển Đông hiện nay, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể làm căng thẳng leo thang.
Trả lời trên báo này, chuyên gia về châu Á - Michael Wesley thuộc Đại học Quốc gia Úc nhận định hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam khiến các nhà phân tích phải xem xét lại quan điểm cho rằng Trung Quốc đang muốn xoa dịu các nước Đông Nam Á khác.
Theo Mỹ Loan
Tuổi trẻ

Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam

12/05/2014 08:28 (GMT + 7)
TT - 10g sáng 11-5, một hồi còi dài báo động vang lên từ buồng lái, thuyền trưởng Cao Duy phát lệnh: “Đã phát hiện mục tiêu, toàn tàu vào vị trí chiến đấu”.


Hai phóng viên Tuổi Trẻ Viễn Sự và Tấn Vũ trên tàu kiểm ngư Việt Nam khi rời cảng Tiên Sa, Đà Nẵng - Ảnh do một thủy thủ trên tàu kiểm ngư chụp

Lúc này trên biển dày đặc tàu Việt Nam và Trung Quốc đang chen nhau ở thế cài răng lược. Từ mạn phải của con tàu, chúng tôi có thể quan sát thấy khá rõ giàn khoan HD981 cách tàu khoảng 5 hải lý. Cạnh giàn khoan này là hai tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc. Trên mỗi tàu có ít nhất ba khẩu pháo đang quay hướng liên tục theo đường di chuyển của các tàu Việt Nam. Trung Quốc còn bố trí ba tàu quân sự cùng khoảng mười tàu hải giám và hải cảnh có trọng tải khoảng 5.000 tấn để bảo vệ giàn khoan HD 981. Ở khoảng cách xa hơn và luôn di chuyển cơ động để uy hiếp tàu Việt Nam là hàng chục tàu hải giám và hải cảnh khác của Trung Quốc.
Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ, có khoảng 80 tàu vây quanh giàn khoan HD 981. Ở vị trí này, các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam xuất hiện cũng khá nhiều và liên tục di chuyển để đề phòng sự tấn công của tàu Trung Quốc, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ những tàu Việt Nam khác đang có dấu hiệu bị tàu Trung Quốc tấn công.
10g20, chuông báo động lại vang lên. Thuyền trưởng Cao Duy thông báo có ít nhất tám tàu Trung Quốc đang quay mũi trực tiếp vào các tàu kiểm ngư Việt Nam. Các kiểm ngư cho biết đây là cách “chào sân” quen thuộc mấy ngày qua mà các tàu Trung Quốc thường xuyên làm với tàu Việt Nam. Và gần như ngay lập tức, một máy bay của Trung Quốc không rõ số hiệu cũng xuất hiện, quần thảo trên bầu trời tại vị trí các tàu Trung Quốc đang tấn công tàu Việt Nam.
10g35, nhóm tàu Trung Quốc tách tốp, ba chiếc lao trực diện vào tàu kiểm ngư của Việt Nam, năm chiếc tăng tốc bọc ra phía sau, tìm cách đâm vào hông tàu của ta. Âm mưu này của các tàu Trung Quốc bị các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn, khiến đội hình tấn công gồm tám tàu Trung Quốc bị xé lẻ. Tuy nhiên chiếc tàu to nhất trong nhóm tàu của Trung Quốc là tàu hải giám 3401 vẫn không từ bỏ mục tiêu, tiếp tục lao thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam. Khi tàu hải giám Trung Quốc cách tàu kiểm ngư của Việt Nam (có trọng tải 4.000 tấn) chừng 200m thì đổi hướng, quay sang tấn công tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. Lúc tàu hải giám chuẩn bị đâm ngang mạn phải thì tàu cảnh sát biển 4032 tránh được cú đâm này.
Từ sáng đến chiều tối qua, các tàu vận tải của kiểm ngư Việt Nam tiếp tục nhiều lần bị tàu hải giám của Trung Quốc truy đuổi nhưng các thuyền viên trên tàu Việt Nam đã không để các tàu hải giám Trung Quốc thực hiện được ý đồ này.
Trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ, ông Vũ Đức Tạo - một chỉ huy của lực lượng kiểm ngư đang có mặt tại đây - cho biết trong hai ngày qua các tàu Trung Quốc có giảm bớt sự hung hăng, trong khi đó các tàu Việt Nam đã có kinh nghiệm tác chiến nhiều hơn, nên các tàu Trung Quốc không còn áp sát được để xịt vòi rồng như trước. Tuy nhiên, việc truy cản của các tàu Trung Quốc đang hết sức manh động. Tàu Trung Quốc còn dùng thêm loa công suất lớn áp sát gây tiếng ồn với tần số âm thanh cực lớn. Vào ban đêm, tàu Trung Quốc dùng đèn pha rọi thẳng vào các tàu Việt Nam.
PV Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục tường thuật diễn biến nóng trên biển trong các số báo tới.
VIỄN SỰ -TẤN VŨ
Những chiếc áo nghĩa tình
Chiều 11-5, sáu bạn trẻ mặc đồng phục áo trắng in cờ đỏ sao vàng với dòng chữ “Hướng về biển Đông” đã đến Tuổi Trẻ gửi 90 chiếc áo y hệt mẫu áo các bạn đang mặc nhờ gửi đến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên biển Đông. Các bạn đều là công nhân của một xưởng may gia công tại nhà ở quận Tân Phú. Mẫu áo với dòng chữ “Hướng về biển Đông” do chính các bạn chọn mẫu đã lan truyền qua mạng những ngày qua để in lên áo.
“Bà chủ trẻ” Nguyễn Thị Yến Nhi (24 tuổi) kể rằng 10g đêm hôm trước cả xưởng vẫn còn hì hục ngồi may để kịp có áo tặng các chiến sĩ. “Tụi mình là công nhân, thu nhập eo hẹp nhưng cũng muốn góp tiếng nói để bảo vệ chủ quyền đất nước” - Nhi chia sẻ.
VŨ THỦy

Malaysia kêu gọi giảm căng thẳng Biển Đông bằng luật pháp


Thủ tướng Malaysia hôm qua nhấn mạnh tất cả các bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần giảm căng thẳng bằng cách tìm ra giải pháp cho vấn đề, dựa trên nền tảng của luật quốc tế. 
Thủ tướng Malaysia hôm qua phát biểu trước phóng viên sau khi tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 ở Naypyidaw, Myanmar. Ảnh: Bernama
Thủ tướng Malaysia hôm qua phát biểu trước phóng viên sau khi tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 ở Naypyidaw, Myanmar. Ảnh: Bernama
"Tinh thần và các nguyên tắc của luật quốc tế là nền tảng để chúng ta tiến tới những giải pháp cho tranh chấp", tờ Bernama dẫn lời Thủ tướng Najib Razak hôm qua nói, sau khi tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar.
Vấn đề căng thẳng do tranh chấp trên Biển Đông đã được tất cả 10 nước thành viên ASEAN thảo luận sâu, ông Najib cho biết. Thủ tướng Malaysia cho rằng cần đạt được giải pháp thông qua đàm phán và tạo ra một môi trường thuận lợi, và điều quan trọng là phải diễn giải Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thành những thuật ngữ tất cả các bên đều chấp nhận. Ông Najib nói thêm rằng ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy để COC được triển khai đầy đủ vào năm tới. 
Lãnh đạo các nước ASEAN hôm qua thống nhất ra tuyên bố chung Naypytaw, trong đó kêu gọi các bên sử dụng biện pháp hòa bình và không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Các tuyên bố của ASEAN được đưa ra một tuần sau sự kiện Trung Quốc đặt một giàn khoan nước sâu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và trái luật pháp quốc tế, gây đụng độ và căng thẳng trên Biển Đông.
Trong hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu Việt Nam "cực lực phản đối" việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam và kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng của mình, phù hợp với luật pháp quốc tế. 
Trọng Giáp (Vnexpress)

VN phải giảm lệ thuộc vào kinh tế TQ

Nếu năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chỉ 210 triệu USD (thời điểm trước đó còn xuất siêu qua thị trường này) thì đến cuối năm 2013, con số này đã lên tới hơn 36,9 tỉ USD.

Phụ thuộc nhiều về nguồn nguyên liệu
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan về tình hình nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013 cho thấy: Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhiều nhất với hơn 6,5 tỉ USD; kế đó là điện thoại các loại và linh kiện (5,69 tỉ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4,5 tỉ USD); sắt thép các loại (2,3 tỉ USD)…
Không chỉ nguyên vật liệu, máy móc, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được, chúng ta vẫn nhập từ Trung Quốc. Dệt may, da giày hiện là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỉ USD nhưng nguồn nguyên phụ liệu, bông, vải, sợi cho sản xuất đều nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2013, ngành dệt may, da giày nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường này đến 1,2 tỉ USD; nhập khẩu vải, bông các loại, xơ, sợi dệt 4,3 tỉ USD. Ngoài ra, một số doanh nghiệp (DN) dệt may nhỏ cũng tìm đến máy móc từ Trung Quốc với giá rẻ.
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Garmex Sài Gòn, cho biết: Trước đây, khoảng 70% nguồn nguyên phụ liệu phục vụ hoạt động sản xuất và gia công xuất khẩu, công ty phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến nay, dù nhà nước liên tục khuyến khích tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành dệt may nhưng Garmex vẫn phải nhập khẩu 50% nguyên liệu từ Trung Quốc do đây là “công xưởng của thế giới”. Hơn nữa, năng lực sản xuất của DN trong nước không đáp ứng được.
“Từ 2 năm nay, công ty đã thỏa thuận được với khách hàng Mỹ mua 1 triệu mét vải tại Việt Nam dù giá trong nước nhỉnh hơn Trung Quốc. Hiện công ty cũng thăm dò các thị trường nhập khẩu khác như Malaysia nhưng đây không phải thị trường mạnh về nguyên phụ liệu dệt may” - ông Hùng nói.
Tìm thị trường thay thế
Cũng lệ thuộc đến 80% nguyên liệu nhập khẩu, thời gian gần đây, các DN nhựa chủ động giảm dần tỉ lệ nhập hạt nhựa từ Trung Quốc. Ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhựa Rạng Đông, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam - cho biết do thuế nhập khẩu trong các nước ASEAN bằng 0 nên hiện các DN nhựa đã tăng nhập nguyên liệu của các nước trong khu vực, nhất là Singapore.
“Cạnh tranh trong lĩnh vực nhựa và nguyên liệu nhựa khá gay gắt nên nguồn cung dồi dào. Các DN tùy theo chiến lược, nhu cầu của mình mà lựa chọn nhà cung cấp dựa trên tiêu chí chất lượng và giá cả. Hàng Trung Quốc có lợi thế lớn nhất là giá rẻ nhưng đó không còn là ưu tiên hàng đầu để DN lựa chọn. Hiện nguyên liệu nhựa Trung Quốc nhập về Việt Nam phải chịu thuế trung bình 5%, nhiều DN bỏ làm ăn với Trung Quốc vì chất lượng hàng hóa phập phù, đạo đức kinh doanh của họ không tốt…” - ông Lam cho biết.
Với các đơn vị xuất khẩu, thị trường Trung Quốc nhiều tiềm năng nhưng không phải là cánh cửa duy nhất để DN đưa hàng ra thế giới.
Công ty CP Vinamit có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc với khoảng 60%-70% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, không tỏ ra quan ngại.
Theo ông Viên, chính sách của Trung Quốc là đẩy mạnh bán hàng vào Việt Nam nên giao thương qua đường biên mậu sẽ không ảnh hưởng nhiều. Còn về đường chính ngạch, tự do thương mại đã mở rất nhiều, nơi nào có thị trường tiêu thụ thì hàng hóa các nước sẽ đổ về.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn có thị trường ASEAN, rộng hơn là thị trường châu Á. Việc xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đang rất thuận tiện. DN có thể xuất khẩu sang các nước ASEAN rồi từ các nước này xuất sang những thị trường khác. Hồng Kông cũng là điểm đến lý tưởng mà những DN Việt nên đặt văn phòng tại đó để tiện giao dịch, buôn bán.
Còn đối với lĩnh vực máy móc thiết bị, lâu nay DN chọn nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ Trung Quốc bởi giá rẻ nhưng không bền. Trong khi đó, công nghệ từ các nước phát triển như châu Âu giá lại cao.
Dù vậy, theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên Việt Nam - EU, cho rằng khi FTA Việt Nam - EU được ký kết, DN xuất khẩu vào châu Âu không chỉ được hưởng thuế suất ưu đãi mà các DN có thể nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại từ châu Âu với mức giá rẻ hơn nhiều so với trước.
Chủ động nguồn nguyên liệu
Câu chuyện phát triển nguồn nguyên liệu nhiều lần được lãnh đạo ngành, Hiệp hội Dệt may đem ra bàn thảo. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực dệt may, Việt Nam có thế mạnh ở khâu sản xuất nhưng rất yếu ở khâu nguyên liệu. Chúng ta không có nhiều đất nên việc quy hoạch vùng trồng bông cho sản xuất dệt là không khả thi.
Đến nay, nguồn bông trong nước chỉ đáp ứng 1% nhu cầu sản xuất trong nước. Thật ra, chúng ta không nhất thiết phải trồng bông để làm sợi. Các hiệp định kinh tế Việt Nam ký với các nước, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều kiện ưu đãi xuất khẩu cũng không yêu cầu xuất xứ hàng hóa từ bông mà bắt đầu từ sợi. Làm sao phát triển ngành dệt để cung cấp cho ngành may mặc? Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi phải có chính sách của nhà nước. Hiện những DN đủ năng lực làm dệt không nhiều, chỉ có Thái Tuấn, Phong Phú...
Cũng theo chuyên gia này, trước mắt chưa thể chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, chúng ta có thể tận dụng lợi thế trong việc sử dụng nguyên liệu của các nước trong khu vực. Liên đoàn Dệt may Đông Nam Á (AFTEX) đang có chương trình liên minh dịch vụ trọn gói ASEAN. Theo đó, các nước có thế mạnh về nguyên liệu như Indonesia, Thái Lan sẽ liên kết với Việt Nam là nước có ngành may tốt để tạo chuỗi liên kết.
Với chuỗi này, Việt Nam vừa được hưởng lợi thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào bằng 0, nếu xuất sang thị trường Nhật và sắp tới là châu Âu sẽ được hưởng thuế suất 0% (theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU).
Trước mắt, các nước ASEAN khó cạnh tranh với Trung Quốc về giá nhưng có thể tăng sức cạnh tranh bằng việc tăng chất lượng. Với việc hưởng thuế 0% ở cả đầu vào và đầu ra, chất lượng nguyên liệu bảo đảm, DN may mặc sẽ lợi nhiều hơn so với mua nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc.
Song song đó, có thể giải bài toán nguyên liệu ngành dệt may bằng cách đẩy mạnh đầu tư cho nguyên liệu hóa dầu mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển. Xơ sợi tổng hợp chiếm khoảng 50%-60% nguyên liệu dệt may.
Hiện ngoài dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp của liên doanh Petrolimex - Vinatex Đình Vũ, cả nước có khoảng 6-7 dự án sản xuất xơ sợi polyester, đáp ứng được khoảng 50%-60% nhu cầu xơ sợi tổng hợp cho ngành may mặc và sẽ vươn lên mức 100% nếu có chính sách phát triển tốt.
Với ngành nhựa, các DN đang phải phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Kế hoạch tự cấp nguyên liệu nhựa cũng đã được đem ra bàn thảo từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Theo ông Hồ Đức Lam, các DN nhựa trong nước không đủ lực để đầu tư sản xuất nguyên liệu mà phải kêu gọi sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia. Muốn vậy, cần phải có chính sách ưu đãi đầu tư, các cam kết hỗ trợ của Chính phủ để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khoảng 5-7 năm nữa, ngành nhựa có thể giảm phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập.
“Một trong những hướng ra để giảm dần sự lệ thuộc nhập siêu từ Trung Quốc là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như TPP, Việt Nam - EU… Hiện 7/8 FTA mà Việt Nam đã tham gia phần lớn ký kết với khu vực châu Á” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 45,74 tỉ USD, tăng 16,9% và nhập khẩu gần 45,1 tỉ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thị trường nhập khẩu từ châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu hàng hóa của cả nước với trên 79,8%.
Ngoài ra, Việt Nam phải nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từ thị trường Đông Á hơn 59,2%, riêng Trung Quốc đã chiếm gần 27,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Theo Thanh Nhân - Thái Phương
Người Lao động

Năng suất lao động VN thấp nhất Châu Á- TBD

Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore

Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố một nghiên cứu của tổ chức này cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý hơn là tốc độ tăng năng suất lao động tại Việt Nam cũng bị giảm mạnh. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm – mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ còn 3,3%.
Một trong những nguyên nhân của vấn đề chính là kỹ năng, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. ILO cho biết, trong một cuộc khảo sát về nhu cầu về kỹ năng với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền trung, tất cả chủ lao động đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của họ. Nguyên nhân là vì thiếu sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo.
Ông Phan Danh Dũng - Phó Giám đốc Khách sạn Viễn Đông cho hay, phần lớn người lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề còn rất yếu kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ kém, không tự tin khi tiếp cận với khách hàng...Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, chưa bổ sung những ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường tuyển dụng.
Thực tế nhiều năm qua, các cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” mà chưa chú trọng đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng dạy nghề còn hạn chế; nội dung chương trình và giáo trình giảng dạy nghề chưa có sự tham gia của doanh nghiệp, thiếu phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất của doanh nghiệp dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu...
Trước những lo ngại về chất lượng lao động cũng như sự thiếu hụt lao động ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung, nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vào những năm tới, ILO khuyến nghị: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, củng cố các chính sách thị trường lao động hợp lý và ổn định. Cùng với đó, cần thúc đẩy người sử dụng lao động và các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội và thách thức của AEC…
Được biết, Quốc hội Việt Nam cũng dự kiến sẽ thông qua Luật Dạy nghề sửa đổi trong kỳ họp vào cuối năm 2014. Dự thảo luật nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo thông qua các chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia.
Hy vọng, với những nét mới trong dự thảo Luật Dạy nghề sửa đổi được thông qua vào kỳ họp cuối năm nay sẽ dần xóa bỏ được khoảng cách giữa học và hành nghề, tạo sự tin cậy cho các nhà tuyển dụng.
Theo Thanh Tâm
Báo Công thương

VN bán, nước ngoài mua...

Khối ngoại trọn tuần mua ròng trên HoSE với mức tiền đổ vào sàn này lên đến gần 520 tỷ đồng.

Dấu ấn thị trường chứng khoán tuần qua là phiên thứ 5 (8/5) đen tối và phiên hồi phục mạnh thứ 6 (9/5). Có lẽ, thông tin về vấn đề biển Đông đưa ra hôm họp báo quốc tế cuối ngày 7/5 đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và bán mạnh phiên giao dịch ngày 8/5. Tuy nhiên, nỗ lực trấn an đã giúp thị trường vực dậy phiên sau đó-9/5.
VnIndex chốt tuần đạt 542,5 điểm, giảm 35,5 điểm tương đương mức giảm 6,14% so với chốt tuần trước. HNX-Index đạt 74,19 điểm, giảm 7,12% so với chốt tuần trước.
Khối ngoại trọn tuần mua ròng. Khối lượng mua ròng trên HNX trong tuần là 6,1 triệu cổ phiếu tương đương 103 tỷ; khối lượng mua ròng trong tuần trên HSX là 16,98 triệu cổ phiếu tương đương 419 tỷ. Tính chung, khối ngoại rót ròng hơn 520 tỷ đồng vào TTCK Việt tuần qua.
Giao dịch ròng của khối ngoại tháng 5
HSX
HNX
KLGD ròng
GTGD ròng
KLGD ròng
GTGD ròng
4,541,350
91,109,882,000
3,294,310
44,601,720,000
7,873,440
243,446,226,000
1,955,500
36,167,954,000
2,676,220
49,978,136,000
315,764
7,661,426,000
471,520
17,631,825,000
912,893
13,322,198,200
1,420,840
16,918,201,000
-380,050
1,020,425,000
16,983,370
419,084,270,000
6,098,417
102,773,723,200
Nhìn vào thống kê giao dịch của tháng 5 trong 3 năm trở lại đây có thể thấy: Dù tháng 5 luôn là tháng thị trường đi vào vùng điều chỉnh nhưng giao dịch vẫn ở mức khá cao. Khối ngoại gom hàng khá nhiều trong tháng này nhưng hành động gom không ồ ạt.
Hành động của khối ngoại tuần qua trên thị trường chứng khoán Việt là một minh chứng về việc khối ngoại vẫn đang ở lại Việt Nam trước động thái của Việt Nam về hành vi của Trung Quốc. Dư luận Quốc tế những ngày qua cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam. 
Thanh Hiên
Theo Trí Thức Trẻ

Bài múa về mẹ khiến hàng triệu người rơi nước mắt


Bài múa về mẹ khiến hàng triệu người rơi nước mắt
Nhóm múa Attraction tiếp tục mang đến cho khán giả và lay động trái tim triệu con người khi thực hiện bài múa chủ đề mẹ. 
Sau lần xuất hiện thu hút thành công tại Britain's got talent, nhóm Attraction tiếp nối những phần múa trước đó với chủ đề tình yêu thương con người, nhưng lại đan xen chủ đề mẹ. Bài múa là phần tiếp nối câu chuyện trước đó nhưng đan xen những giọt nước mắt và được trình diễn trong trận chung kết Britain's got talen 2013. 
Câu chuyện cảm động hơn về tình mẫu tử, từ khi cậu còn là một đứa trẻ, mẹ đã nâng niu, dắt cậu đi từng bước đầu đời, rồi cậu lớn lên, tốt nghiệp đại học, có sự nghiệp, có tình yêu, có gia đình riêng của mình mà quên mất người mẹ của mình. Chỉ đến khi mẹ bệnh nặng, cậu mới có dịp về thăm mẹ thì không còn kịp. Mẹ đã ra đi mãi mãi, nhưng 1 sinh linh bé bỏng đã được gửi đến, bắt đầu môt mầm sống mới.
Phần biểu diễn đã khiến 4 giám khảo trong đó "Ông trùm truyền thông" Simon Cowell lẫn khán giả đứng dậy tán thưởng và kèm theo đó là những giọt nước mắt xúc động. 
Minh Minh - (Tổng hợp từ Youtube)