Trang

5 tháng 5, 2014

Liverpool trao cub cho MC?

 Suarez khóc nức nở khi Liverpool để tuột chiến thắng

Cầu thủ hay nhất Ngoại hạng Anh mùa này ôm mặt khóc tu tu sau trận Liverpool hòa chủ nhà Crystal Palace 3-3 hôm qua 5/5.
Trận đấu trên sân Selhurst Park khởi đầu không thể suôn sẻ hơn với Liverpool.
Ứng cử viên vô địch dẫn 1-0 trong hiệp đầu nhờ công của Joe Allen, trước khi Daniel Sturridge rồi Luis Suarez ghi bàn nâng tỷ số lên 3-0. Cầu thủ hay nhất năm Premier League đã có bàn thắng thứ 31 tại Ngoại hạng Anh mùa này.
Cách biệt ấy tưởng chừng đã đủ đảm bảo cho Liverpool một chiến thắng, điều họ rất cần để tiếp tục nuôi hy vọng trong cuộc đua vô địch mà Man City đang ít nhiều chiếm lợi thế.
Nhưng bất ngờ đã xảy ra ở nửa cuối hiệp hai, khi Liverpool đánh mất sự tập trung và trả giá bằng ba bàn thua liên tiếp từ phút 79 đến 88.
Từ chỗ có ba điểm và phơi phới hy vọng, Suarez và đồng đội chỉ kiếm được một điểm ít ỏi - kết quả gần như đồng nghĩa với việc Liverpool dâng cup vô địch cho Man City.
Suarez là người thất vọng hơn cả vì màn cầm vàng mà để vàng rơi này. Tiền đạo người Uruguay ngồi sụp xuống sân, ôm mặt khóc nức nở và phải nhờ hai đồng đội Gerrard, Kolo Toure dìu về phòng thay đồ.

Phương Minh

Giám đốc công ty dầu khí PV EIC nhảy từ tầng 9 tự tử


Đăng Bởi  - 
Vợ nạn nhân Trần Danh Lam (người ngồi giữa) cho biết thời gian gần đây, ông Lam thường xuyên than phiền vì nội bộ công ty lục đục...
Vợ nạn nhân Trần Danh Lam (người ngồi giữa) cho biết thời gian gần đây, ông Lam thường xuyên than phiền vì nội bộ công ty lục đục...
Trước khi nhảy từ lầu 9 kết thúc đời mình, vị giám đốc gọi điện về dặn vợ chăm sóc con.
Ông Trần Danh Lam, Giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá EIC Việt Nam (công ty thành viên của Tổng công ty năng lượng dầu khí Việt Nam (PV EIC), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN), đã nhảy lầu tự tử lúc 14 giờ 30 chiều nay 5.5, tại tòa nhà Indochina, số 4 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM.
Hiện trường vụ tự tử là hành lang tầng trệt của tòa nhà khá rùng rợn bởi máu và thi thể ông Lam.
Ông Trần Danh Lam có 21 năm công tác trong lĩnh vực giám định và thẩm định:
- Thẩm định viên về giá - Bộ Tài chính
- Cử nhân vật giá - Đại học Kinh tế TP.HCM
- Cử nhân thẩm định giá - Đại học Tài chính Marketing TP.HCM.
- Chứng chỉ thẩm định giá của Hiệp hội thẩm định giá Singapore.
- Chuyên viên cao cấp giám định và thẩm định các loại tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.
Nguồn: Eicv.vn
Theo tìm hiểu ban đầu của phóng viên Một Thế Giới, ông Trần Danh Lam mới nhận chức giám đốc công ty khoảng 1 tháng rưỡi. Một nguồn tin khác cho biết, công ty này mới bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỉ đồng.
Vợ ông Lam cho biết thêm, thời gian gần đây, ông thường xuyên than phiền vì nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông có nhiều phiền muộn.
Trước khi chọn cái chết bằng cách nhảy lầu, ông Lam gọi điện cho vợ dặn chăm sóc con. Ông Lam sinh năm 1965, nhà ở đường Cô Bắc, quận 1, TP.HCM.
Một số nhân viên tòa nhà cho biết, buổi sáng, ông Lam tới văn phòng không có biểu hiện gì bất thường. Giày dép của ông vẫn để trong phòng làm việc và không có dấu hiệu xáo trộn ở phòng của ông Lam.
Trước đó vài tháng, cũng tại tòa nhà này từng xảy ra một vụ tự tử tương tự.

Công ty TNHH Thẩm Định Giá EIC Việt Nam(Vietnam EIC Valuation Limited Company - EIC Valuation Co., Ltd) được thành lập ngày 9.3.2009, là đơn vị thẩm định giá độc lập đầy đủ điều kiện pháp lý, được Bộ Tài chính công nhận và cấp phép hoạt động cho các hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam (theo thông báo số 56/TB-BTC ngày 29.1.2013).
EIC Valuation là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
EIC Valuation có trụ sở chính tại phòng 901 - lầu 9 - Tòa nhà Indochina Park Tower ở số 4 Nguyễn Đình Chiểu, ohường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM. Công ty có hệ thống các chi nhánh - văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Vũng Tàu.
EIC Valuation xây dựng mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển công ty trở thành “Doanh nghiệp thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam", với phương châm hoạt động "Chuyên nghiệp - Chính xác - Uy tín". 
Nguồn: Eicv.vn

Bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) vì đăng tin sai trên Internet

BTTD: Anh Ba Sàm bị bắt. Tiếp theo sẽ là ai?

 Ngày 5/5, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh.
Tối 5/5, cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh, SN 1956, hộ khẩu thường trú: số 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội, chỗ ở: Phòng số 1508, Tòa nhà G03, Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cũng đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Minh Thúy, SN1980, thường trú và chỗ ở: Số 411 – E1, Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
2 đối tượng này bị bắt vì "có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân" theo Điều 258 – Bộ luật Hình sự.
Hiện Cơ quan An ninh điều tra đang tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của 2 đối tượng trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
PV

Bắt tạm giam Phó TGĐ Tổng công ty đường sắt

Theo một nguồn tin riêng xác nhận VietNamNet, ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt VN đã bị bắt tạm giam vì liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng từ công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).

Ngoài ông Đông thì ba cán bộ Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Tổng Công ty đường sắt VN cũng bị bắt tạm giam vì liên quan nghi án nhận hối lộ trên.
Được biết, việc bắt ông Trần Quốc Đông diễn ra tại trụ sở Tổng Cty Đường sắt VN hôm 3/5.
bawtsm, đường sắt, hối lộ
Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt VN Trần Quốc Đông (Ảnh: tienphong)
Ông Đông từng làm Trưởng ban Quan hệ quốc tế rồi làm GĐ Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường sắt của Tổng Cty ĐSVN.
Ngoài 4 cán bộ của Tổng công ty đường sắt VN bị bắt tạm giam, xác nhận với VietNamNet một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, bộ này đã đình chỉ chức vụ không thời hạn với ông Trần Văn Lục - giám đốc Ban quản lý dự án của Cục đường sắt VN từ trước dịp nghỉ lễ 30/4.
Ông Lục bị đình chỉ do nghi vấn liên quan đến nghi án nhận hối lộ của JTC từ thời kỳ ông này làm GĐ Ban QLDA của Tổng Cty Đường sắt VN.
Vũ Điệp

Ông Trần Công Trục: 'Trung Quốc đang có bước đi nguy hiểm'


Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước đi nguy hiểm, tạo cạm bẫy với các nước có cùng tranh chấp, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nhận định.
Dàn khoan HD-981 của Trung Quốc trên Biển Đông, tháng 5.2012 - Ảnh: Xinhua
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc trên biển Đông, tháng 5/2012. Ảnh: Xinhua.
- Ông đánh giá thế nào trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
- Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, vi phạm đến lợi ích kinh tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Công ước) đã quy định.
Cách đây mấy năm, Trung Quốc đã rùm beng công bố và đầu tư hàng tỷ USD để sản xuất giàn khoan này. Hạ đặt giàn khoan khổng lồ khác hoàn toàn những hành động trên giấy tờ, phát ngôn hoặc gây hấn như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Đây là hành động cốt lõi để Trung Quốc thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông không chỉ là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc mà một lần nữa khẳng định lập trường chủ quyền của họ với quần đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Khi đó, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với tư cách như một quốc gia quần đảo để tạo ra vùng chồng lấn với các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đây là những điều cực kỳ nguy hiểm.
Vị trí được chọn để hạ giàn khoan cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Giàn khoan HD 981 được hạ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 81 hải lý. Chiểu theo quy định của Công ước, rõ ràng giàn khoan của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước.
truc.jpg
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
- Vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để công bố việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thưa ông?
- Có người nói hành động này của Trung Quốc là đột biến, nhưng tôi cho rằng không phải như vậy. Đó là kết quả logic của một chuỗi các hoạt động của Trung Quốc như xua tàu đánh cá tràn xuống biển Đông, tổ chức tuần tra, mở rộng hoạt động của lực lượng hải giám, công bố đấu thầu 9 lô dầu khí, tiến hành các hoạt động có tính chất dùng sức mạnh để đe dọa...
Lúc này, cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Ukraine, những căng thẳng Nga - Mỹ.  Khả năng can thiệp của Mỹ là thấp, mặc dù Tổng thống Obama vừa đi thăm một số nước châu Á và có tuyên bố mạnh mẽ. Vì thế, Trung Quốc lợi dụng thời điểm này để tránh búa rìu dư luận.
Dư luận trong nước và quốc tế thời gian qua có cảm tưởng tình hình Biển Đông êm dịu hơn, Trung Quốc không làm gì mạnh hơn và có vẻ muốn cùng các nước đàm phán.
Nhưng theo tôi, cảm giác đó là do truyền thông tạo nên. Chúng ta muốn giữ hòa khí, nhằm vận động Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán với mong muốn giải quyết êm thấm, tránh căng thẳng không cần thiết. Chúng ta có những kiềm chế trong xử lý mối quan hệ này với Trung Quốc trong khi họ lại có những toan tính chặt chẽ và hành động cụ thể. 
- Từng là người làm công tác biên giới biển đảo, ông đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam?
- Chúng ta đã có những phản đối, lên tiếng về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, phản ứng như vậy đã đủ chưa và phản ứng đến mức độ nào còn là vấn đề mà dư luận chưa chia sẻ được do tính phức tạp và tế nhị trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Theo tôi, đây là vấn đề lợi ích quốc gia, chủ quyền đất nước, lợi ích chính đáng của mình được luật pháp quốc tế thừa nhận, chúng ta phải bảo vệ, cần có những biện pháp cụ thể, thực tế và hiệu quả.
- Chẳng hạn như biện pháp gì?
- Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa, bằng Công hàm chính thức gửi cho phía Trung Quốc, cũng như gửi lưu chiểu cho các tổ chức quốc tế. Không thể dừng lại ở tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Công hàm có những lời lẽ phân tích đầy đủ, chính xác, tránh những câu có tính nguyên tắc, chung chung, vì sẽ khó thuyết phục.
Về mặt dư luận, chúng ta cần tăng cường truyền thông chính xác, nói rõ địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở đâu để mọi người hiểu rõ. Nếu chúng ta không phân biệt rõ ràng khu vực này có vị trí như thế nào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì sẽ mắc vào cái bẫy, thừa nhận yêu sách vô lý của họ, biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp như ý đồ của họ.
- Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì?
- Logic của vấn đề là Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng, muốn độc chiếm Biển Đông, kiểm soát khống chế toàn bộ khu vực này giống như là khu vực thuộc lợi ích cốt lõi. Chiến lược đó không thay đổi, thậm chí họ làm mạnh mẽ hơn nhiều.
Nếu dùng biện pháp quân sự chắc chắn sẽ vấp phải dư luận và thế giới sẽ không để điều đó xảy ra. Trung Quốc thực hiện bước đi nguy hiểm hơn là dùng biện pháp dân sự và kinh tế. Họ chọn vị trí, tính toán hình thức hoạt động khiến dư luận ít phản ứng hơn. Rõ ràng đây là những vi phạm lợi ích sống còn mà chúng ta có lợi ích kinh tế chính đáng ở đó.
gian-khoan-5529-1399257886-9776-13992745
Vị trí giàn khoan (chấm đen vuông) mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVN
- Ông đánh giá thế nào về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc như Philippines đã làm?
- Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc vì Trung Quốc giải thích, áp dụng sai về Công ước, thực hiện các hành động vi phạm trên thực tế.
Hiện Tòa án đang thụ lý đơn của Philippines được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Nếu so sánh với bãi cạn Scarborough của Philippines thì Việt Nam có điểm chung là Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước để đưa ra những yêu sách, những hoạt động thực tế, tranh chấp thực tế hoàn toàn sai.
Chúng ta có quyền kiện với tư cách quốc gia thành viên của Công ước, nếu như nước khác vi phạm do giải thích và áp dụng sai Công ước.
Ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 02/5 đến 15/8. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
HD 981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m.
Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị rất hiện đại. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương.
HD 981 được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.
Việt Anh

'Việt Nam sẽ có phương án đối phó' với TQ?


Giàn khoan 981 do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vận hành
Trung Quốc vừa loan báo việc chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển gần đảo Lý Sơn của Việt Nam.
Vị trí tác nghiệp của giàn khoan nước sâu khổng lồ này cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
Trước hành động này, nhà nghiên cứu chủ quyền Biển Đông Hoàng Việt nói với BBC, chính phủ Việt Nam 'chắc chắn sẽ có các phương án' để đối phó.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Thực ra việc Trung Quốc kéo giàn khoan tới đây là điều không chỉ tôi mà một số người khác cũng đã đề cập, chứ không phải là không nghĩ tới, cho dù không biết sẽ vào thời điểm nào. Thế nhưng thời điểm Trung Quốc chọn để làm công việc này, là khi Việt Nam đang say sưa nghỉ lễ và chào đón chiến thắng Điện Biên Phủ thì cũng hơi bất ngờ.
Năm 2011, Trung Quốc mới chỉ tuyên bố sẽ mang giàn khoan xuống Biển Đông và lúc đó mới chỉ tới gần Hong Kong. Nhưng lần này là vào tận trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.
BBC: Thưa ông, liệu có phỏng đoán nào về lý do khiến Trung Quốc thực hiện việc đưa giàn khoan vào lúc này?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Có nhiều suy đoán, thí dụ như đây có thể là hành động đáp trả lại chuyến đi châu Á vừa rồi của ông [Tổng thống Hoa Kỳ] Obama, hay là tín hiệu phản ứng trước chính sách chuyển dịch sang châu Á của chính phủ Mỹ.
Hướng suy đoán thứ hai là bên trong nội bộ Trung Quốc đang có nhiều vấn đề, thí dụ như mới nhất là các cuộc 'khủng bố' Tân Cương, nên chính phủ nước này đang muốn hướng dư luận về phía khác.
Chúng ta cũng đừng quên rằng tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển rất là mạnh mẽ, họ không dễ từ bỏ chúng.
Về phía Việt Nam, thì cũng có thể gần đây do Việt Nam đã cho hợp đồng khai thác một số lô dầu, và tôi cũng nghe thông tin rằng Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng muốn nhảy vào nhưng không được Việt Nam cấp phép. Tất nhiên cần phải kiểm chứng thêm, nhưng có thể đây là một trong các nguyên nhân trực tiếp chăng?
BBC: Thưa ông từ 2013, căng thẳng chủ quyền Việt-Trung được cho là có dịu đi. Thế nhưng bây giờ với những diễn tiến mới này, ông có cho là sẽ có đợt căng thẳng mới giữa hai nước không ạ?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Tôi nghĩ chắc chắn là có. Trung Quốc sẽ không bao giờ ngơi nghỉ tham vọng của mình đối với các vùng biển của Việt Nam.
Dường như Trung Quốc có nhiều mặt trận và họ xoay chuyển các mặt trận khác nhau. Lúc thì hướng về Philippines, lúc thì Nhật Bản, và nay là hướng về Việt Nam. Nay thì giàn khoan của Trung Quốc đã có mặt hoàn toàn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn có 120 hải lý.
Phía Việt Nam bằng mọi cách sẽ phải có phản ứng và ngăn chặn.
Giàn khoan của Trung Quốc hiện đang trôi lập lờ, và để cố định giàn khoan cho nó hoạt động trên vùng biển đó thì phải mất 5-7 ngày. Và trong giai đoạn đó Việt Nam sẽ phải bằng mọi cách ngăn không cho Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì nếu Trung Quốc đạt được thì điều này sẽ trở thành tiền lệ và Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới.
Vấn đề là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào? Nếu Trung Quốc cứ kiên quyết đặt giàn khoan vào thì chắc chắn sẽ có xung đột.

Vị trí được nói nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
BBC: Hiện ta mới thấy Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối. Nếu không có hiệu quả, thì bước tiếp theo sẽ là gì ạ?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Chắc chắn là Việt Nam sẽ phải phản ứng bằng nhiều phương án. Trước mắt thì là phản đối ngoại giao, kêu gọi tiếng nói của dư luận.
Tuy nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thì theo phỏng đoán của cá nhân tôi, Việt Nam sẽ phải có các phương án khác, trong đó có phương án như đã từng làm khi Trung Quốc ký hợp đồng với công ty Creston hoạt động ở bãi Tư Chính, các tàu hải quân của Việt Nam cũng đã ra bao vây và kêu gọi, mặc dù giữ hòa bình và không nổ súng.
Tôi nghĩ trong trường hợp này lực lượng hải quân của Việt Nam cũng cần sẵn sàng để làm nhiệm vụ tương tự như vậy.
BBC: Có ý kiến cho rằng những sự kiện như thế này sẽ khiến Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn trong ủng hộ vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế. Ông nghí thế nào về đánh giá này ạ?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Trong trường hợp này cần phải khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Họ cho rằng vị trí [giàn khoan] thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng là chủ quyền nào?
Thứ nhất, cấu trúc địa lý mà Việt Nam gọi là Tri Tôn không phải đảo mà chỉ là một bãi ngầm thôi và không có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Thứ hai, dù thế nào đi chăng nữa Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy Việt Nam có thể khẳng định chủ quyền đầy đủ và rõ ràng tại đây.
Nếu là vùng biển tranh chấp Trung Quốc cũng không thể có hành động đơn phương như kéo giàn khoan ra như vậy.
Nói về vụ kiện của Philippines thì chính phủ Việt Nam vẫn ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có thể thông quan tòa án quốc tế. Còn có trực tiếp tham gia vụ kiện cùng Philippines hay không thì đây là vấn đề còn phải tranh luận.

Thư phản đối của các nhà khoa học quốc tế gửi Trường ĐHSP Hà Nội và Bộ Giáo dục (vụ Nhã Thuyên)

PSG, TS Nguyễn Văn Minh
Hiệu trưởng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
136 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy
Hà Nội, Việt Nam

Ngày  02 Tháng 5, 2014
Thưa Ông Hiệu trưởng,
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm đối với bà Đỗ Thị Thoan (bút danh Nhã Thuyên), người đã được trao bằng thạc sĩ từ trường đại học của ông trong năm 2010, sau khi nhận được điểm tối đa từ Hội đồng đánh giá .
Rõ ràng là luận văn thạc sĩ của bà Thoan sau đó lại được xem xét bởi một hội đồng khác và trên cơ sở đó bà Thoan đã bị thu hồi văn bằng của mình theo các Quyết định số 667/QD-DHSPHN và Quyết định số 708/QD-DHSPHN, cả hai quyết định này đều được ban hành vào tháng 3 năm 2014. Những hành động này xảy ra mà không có bất kỳ thông báo nào cho bà Thoan và người hướng dẫn về việc đánh giá lại luận văn; cả hai người này đều không được cung cấp chứng cứ về những sai sót nghiêm trọng về mặt học thuật của luận văn. Nhà trường đã lờ đi yêu cầu của bà Thoan và người hướng dẫn về việc tạo cho họ một cơ hội để giải thích và bày tỏ sự không đồng ý.
Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những hành động nói trên sẽ làm tổn hại nghiêm trọng uy tín Nhà trường với tư cách một tổ chức học thuật. Thu hồi một bằng thạc sỹ đã được cấp trước đó mà không tuân theo các nguyên tắc cơ bản về quá trình thu hồi bằng cấp chỉ có thể có nghĩa là các quyết định trên xuất phát từ chính trị chứ không phải vì các lý do liên quan đến việc quản lý bằng cấp.
Chúng tôi ủng hộ 166 học giả tại Việt Nam và 100 học giả Việt kiều là những người đã ký tên trên các bức thư ngỏ gửi đến trường Đại học Sư phạm Hà Nội để yêu cầu rút lại quyết định thu hồi bằng thạc sỹ của bà Thoan. Chúng tôi đề nghị Ông đáp ứng yêu cầu của họ để bảo vệ tự do học thuật và lẽ công bằng. Chúng tôi cũng mong Ông khôi phục lại vị trí công việc cho PGS Nguyễn Thị Bình, người dường như đã bị trừng phạt vì đã hướng dẫn luận văn của bà Thoan, và đã không hề có bất kỳ cáo buộc nào về các hành vi sai trái.
 Trân trọng,
 Ký tên:
 Joel L. Lebowitz
Paul H. Plotz
Walter Reich
Eugene M. Chudnovsky
Alexander Greer
Đồng chủ tịch, “Ủy ban các nhà khoa học có quan tâm”
Đồng kính gửi:
PGS, TS Phạm Vũ Luận,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
49 Đại Cồ Việt
Hà Nội, Việt Nam
Chú thích của Vũ Thị Phương Anh (người dịch):
Bản gốc ở đây, có vài lỗi nhỏ (vd: nhầm ĐHSP Hà Nội với ĐH Giáo dục thuộc ĐHQG Hà Nội) vì tổ chức CCS không nắm rõ hệ thống của VN:http://concernedscientists.org/2014/05/revocation-of-degree-four-years-later-leads-to-protest-by-vietnamese-academics/
Bản dịch tiếng Việt do tôi thực hiện (đã sửa lại vài chi tiết chưa chính xác) để cung cấp thông tin đến cho cộng đồng học giả trong nước. Và mong có ai đó làm việc trong hệ thống đọc kỹ và có ứng xử phù hợp, để không làm xấu hình ảnh của giới nghiên cứu và giáo dục VN trước cộng đồng quốc tế.