Trang

29 tháng 4, 2014

Real vũ nhục Bayern, hiên ngang vào chung kết


BTTD: Pep Guardiola và Tiki-taka đã bộc l tử huyệt, "chết" nhục nhã ngay trên sân nhà.


Kết cục trận lượt về bán kết Champions League được an bài khi Real Madrd ghi bàn từ rất sớm, trước khi khép lại bằng chiến thắng khó tin 4-0.
Allianz Arena hôm 29/4 thực sự trở thành địa ngục trần gian như lời nói của Giám đốc Bayern Munich, ông Karl-Heinz Rummenigge trước trận. Không may cho ông và đội chủ nhà, “địa ngục” này không dành cho vị khách Real Madrid. 90 phút ở trận bán kết lượt về là cơn ác mộng kinh hoàng đối với các cầu thủ Bayern. Trên khán đài, người hâm mộ gã khổng lồ nước Đức chỉ t

hầm mong trận đấu sớm kết thúc để thoát khỏi cảnh đày ải trong địa ngục mà Real đã tạo ra.

Trận đấu sớm được an bài khi bóng mới chỉ lăn trên sân 20 phút. Trung vệ Sergio Ramos với hai cú đánh đầu thành bàn dũng mãnh như những phát búa tạ giáng xuống "Hùm xám xứ Bavaria". Cristiano Ronaldo tiếp đó tung đường kiếm sắc lẹm ở phút 34, ghi bàn nâng tỷ số lên 3-0 sau một đường phản công nhanh. Phút 89, tiền đạo người Bồ đóng chiếc đinh cuối cùng vào "cỗ quan tài" của Bayern, với cú sút phạt ấn định tỷ số 4-0 (sau hai lượt trận là 5-0), chính thức biến Bayern thành nhà cựu vô địch châu Âu. 
2098582-w2-8486-1398805369.jpg
Ramos lập đại công cho Real với cú đúp bàn thắng. Ảnh: Getty Images.
Real đang tiến gần đến tham vọng Decima, Ronaldo cũng có cho mình niềm vui riêng. Cú đúp hôm qua nâng thành tích ghi bàn của anh ở Champions League mùa này lên con số 16, qua đó phá kỷ lục ghi nhiều bàn nhất một mùa ở châu Âu mà Lionel Messi trước đó nắm giữ (14 bàn).
Điều đáng tiếc nhất đối với đội bóng Hoàng gia chính là chiếc thẻ vàng của Xabi Alonso. Trong một tình huống không cần thiết và Real đã dẫn 2-0, Alonso vẫn phạm lỗi với cầu thủ Bayern. Tiền vệ quan trọng trong sơ đồ của HLV Carlo Ancelotti vì vậy vắng mặt ở trận chung kết vì nhận đủ hạn mức thẻ phạt.
Lời nguyền Champions League tiếp tục đứng vững với thời gian. Kể từ khi giải đấu này đổi tên vào mùa 1992-1993, sau hơn 20 năm vẫn chưa có CLB nào bảo vệ thành công chức vô địch. Bayern với binh hùng tướng mạnh cũng không thể tránh khỏi lời nguyền.
"Hùm chết để da", nhưng sau 90 phút thi đấu với Real, Bayern chẳng để lại được danh dự, đẳng cấp mà một gã khổng lồ nước Đức cần có. HLV Pep Guardiola không cho thấy ông rút được kinh nghiệm gì sau trận lượt đi bế tắc trừ những sự thay đổi nhân sự. Bayern vẫn trung thành với lối chơi tiki-taka, giữ bóng nhiều nhưng bất lực trước hàng phòng ngự của đội khách. Cầu thủ mà HLV Tây Ban Nha tin tưởng nhất, người mà ông dành lời khen trước trận là Frank Ribery cũng thi đấu không hiệu quả, để rồi bị thay ra trong hiệp hai.
Bayern kiểm soát 64% thời gian, tung ra 19 pha dứt điểm (10 trúng đích) nhưng phần lớn trong đó là những cú sút xa, những pha dứt điểm chệch khung thành hoặc sút bóng quá hiền. Đội chủ nhà chỉ tạo ra một số cơ hội nguy hiểm nhưng không có tình huống nào thực sự làm khung thành Iker Casillas chao đảo. Sự thiếu ý tưởng của Bayern thể hiện rõ ràng trong hiệp một. "Hùm xám" liên tục tung các đường chuyền bóng qua lại rồi kết thúc bằng những pha tạt cánh, dễ dàng bị Ramos và Pepe hóa giải.
2098615-w2-9196-1398807040.jpg
Các cầu thủ Bayern bất lực nhìn đối phương ghi bàn. Ảnh: AFP.
Pep Guardiola không chỉ đem tiki-taka đến Bayern, ông còn đem cả hạn chế bóng bổng đến với nhà đương kim vô địch Bundesliga. Hai pha kèm người sai sót trong tình huống cố định khiến Bayern nhận trái đắng. Phút 16, từ quả đá phạt góc của Luka Modric, Ronaldo bật cao trong vòng cấm, thu hút sự chú ý của hàng phòng ngự chủ nhà. Ramos ngay phía sau còn bật cao hơn, thoát khỏi pha kèm cặp của trung vệ Dante rồi đánh đầu mở tỷ số. Bàn thứ hai diễn ra bốn phút sau đó bắt đầu từ cú đá phạt của Angel Di Maria và lần này Ramos còn chạy chỗ và dứt điểm quyết đoán hơn.
Cách đây hai mùa cũng ở sân chơi bán kết Champions League, Ramos sút phạt đền hỏng trong trận gặp Bayern khiến Real mất vé vào chung kết. Tinh thần quyết tâm đòi lại nợ cũ có lẽ giúp trung vệ Tây Ban Nha chơi như lên đồng trong trận này. Bên cạnh hai bàn thắng có được, Ramos chơi phòng ngự rất hay, áp sát và cắt bóng từ các chân sút Bayern mỗi khi có cơ hội.
2098566-w2-2913-1398808794.jpg
Ronaldo đi vào lịch sử Champions League, ghi nhiều bàn nhất trong một mùa. Ảnh: Getty Images.
Sự cơ động của Ronaldo và Garteh Bale ở hai cánh là vũ khí phản công quá lợi hại của Real. Bayern chẳng còn tâm trí đâu mà tấn công khi phải nơm nớp lo sợ bị hỏng ở tuyến sau. Thủ thành Manuel Neuer có ít nhất 3 lần dâng quá cao để phá bóng từ những pha phản công của Real. Đây đều là những tình huống hú vía với Bayern vì chỉ cần một chút sai sót thôi, tốc độ của Bale và Ronaldo sẽ khiến đội chủ nhà trả giá. Tiền vệ xứ Wales có một cơ hội như vậy khi đối diện với khung thành trống từ khoảng cách 25m nhưng anh sút lên trời.
Đến phút 34, Bayern hứng chịu sự trừng phạt từ phản công của Real. Bale và Ronaldo cùng băng xuống trong khi Bayern chỉ có một người theo kèm. Bale nhanh nhẹn đẩy bóng lại cho Ronaldo trống trải và tiền đạo người Bồ không bỏ lỡ nâng tỷ số lên 3-0.
Sang hiệp hai, Real chủ động thay những cầu thủ trụ cột rời sân nhằm hạn chế thẻ phạt và chấn thương. Đội khách ít có cơ hội phản công như trước. Bayern nhờ thế tạo ra hàng loạt pha hãm thành nhưng đều dừng lại ở mức độ cơ hội. Đến phút 89, CR7 khép lại cơn ác mộng cho đội chủ nhà bằng một pha sút phạt thông minh.
Đội hình thi đấu
Bayern Munich: Neuer; Lahm, Dante, Boateng, Alaba; Schweinsteiger, Kroos; Ribery (Gotze 73’), Muller (Pizzaro 73’), Robben; Mandzukic (Martinez 46’)
Real Madrid: Casillas, Carvajal, Pepe, Ramos (Varane 75’), Coentrao; Alonso, Modric; Di Maria (Casemiro 84’), Ronaldo, Bale; Benzema (Isco 80’).
Bàn thắng: Ramos 16′, 20′, Ronaldo 34′, 89′
Hữu Nhơn (Vnexpress)

Công an TP HCM: 'Thiếu cơ sở khám xét tiệm vàng Hoàng Mai'


Lãnh đạo Công an TP HCM đã xem xét toàn bộ quá trình khám xét tiệm vàng Hoàng Mai và nhận thấy cơ sở đề xuất khám xét nơi này là thiếu chắc chắn.
Ngày 29/4, Đại tá Lê Anh Tuấn, Chánh văn Phòng Công an TP HCM, cho biết, Công an quận Bình Thạnh đã trả lại gần 14.000 USD và camera an ninh đã thu giữ trước đó cho bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai (quận Bình Thạnh). Hiện, cơ quan này chỉ giữ lại 100 USD tang vật bởi có đủ cơ sở để xác định tiệm vàng này đổi 100 USD cho khách.
Trước đó, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM đã trực tiếp làm việc với Công an quận Bình Thạnh, xem xét hồ sơ vụ việc và nhận thấy cơ sở để phía cơ quan này đề xuất lệnh khám xét tiệm vàng là thiếu chắc chắn dù có nhiều chứng cứ trong quá trình trinh sát.
khamxet-1316-1398776765.jpg
Cảnh sát khám xét tiệm vàng Hoàng Mai. Ảnh: Q.T.
Trưa 24/4, tình nghi tiệm vàng Hoàng Mai thu đổi ngoại tệ trái phép sau khi cho là bắt quả tang một thanh niên vào đổi 100 USD ra tiền đồng, Công an quận Bình Thạnh đã ập vào khám xét. Ngoài 100 USD tang vật, lực lượng chức năng còn thu giữ gần 14.000 USD, nhiều ngoại tệ khác, camera an ninh và niêm phong gần 560 lượng vàng SJC trong két sắt và tủ của gia đình để điều tra về nguồn gốc.
Thời điểm khám xét, chủ tiệm vàng đã phản ứng quyết liệt, cho rằng mình không vi phạm pháp luật trong khi việc khám xét của Công an Bình Thạnh là không đúng. Bà Mai khẳng định, số vàng này là tất cả tài sản bà kinh doanh hàng chục năm nay, số USD có trong tiệm là do con cái gửi và không phải là tiền mua bán, kinh doanh.
Đến chiều 26/4, công an quận Bình Thạnh đã giải toả gần 560 lượng vàng bị niêm phong.
Quốc Thắng

Báo động an toàn tài chính VN?

Giới chuyên gia vừa lên tiếng cảnh báo về an toàn tài chính quốc gia của Việt Nam, với tình trạng nợ công quá cao, nợ xấu chưa có hướng xử lý hiệu quả trong lúc ngân sách vẫn trong tình trạng bội chi.

Các bài liên quan
Theo cách tính hiện nay của giới chức, nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng căn bản. Với cách tính này, nợ công hiện chiếm khoảng dưới 60% GDP.
Tuy nhiên, nếu tính đủ để gộp các khoản trên, "nợ công phải lên tới gần 100% GDP", trang tin VnExpress.net dẫn lời Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 được tổ chức hôm 28/4.
'Khả năng thanh toán nợ công yếu'
Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, có nhiều cách diễn giải khác nhau về tình trạng nợ công.
"Nhà nước có thể tính nợ công của nhà nước trung ương gồm các khoản nhà nước trực tiếp đi vay từ các nguồn trong nước hoặc nước ngoài, cùng một số các khoản nợ mà nhà nước bảo lãnh," ông Bùi Kiến Thành nói với BBC Tiếng Việt.
- "Ngoài ra còn các khoản nợ công của chính quyền địa phương. Rồi còn các khoản nợ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Định nghĩa nợ công gồm những khoản nào và vấn đề mỗi người hiểu một cách. Chính phủ [Việt Nam] hiểu theo cách hẹp nhất, còn các chuyên gia lại hiểu theo cách rộng hơn," ông Thành nói thêm."Việt Nam đi vay về làm chưa xong đã hỏng, bị rút ruột công trình, bị tham nhũng bớt xét, cho nên không tạo được hiệu quả kinh tế mong muốn khi đi vay."
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành 
Tuy nhiên, theo ông Bùi Kiến Thành thì tác động của khoản nợ công đối với nền kinh tế một nước không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ nợ so với GDP của nước đó, mà còn vào nhiều yếu tố khác.
"[Con số] nợ công của Hoa Kỳ cũng không hoàn toàn chính xác. Nợ công của chính phủ liên bang, của các chính phủ tiểu bang, của các thành phố, v.v... cộng lại sẽ không phải là 100% GDP mà có thể lên tới vài trăm phần trăm."
"Hay như ở Nhật, con số nợ công lên tới 240% GDP."
"Khả năng thanh toán được khi nợ công đáo hạn mới là quan trọng. Nếu có khả năng thì [nợ công] bằng 100% GDP cũng không sao, nhưng nếu không có khả năng thì 30-40% cũng đã là vấn đề rồi."
"Nền kinh tế Việt Nam trong lúc này khiến tôi thấy lo lắng. Không chỉ là ở khả năng thanh toán nợ công mà còn ở hiệu quả đầu tư của những khoản nợ công đó nữa."
"Các nước khác đi vay về để làm các công trình cơ sở hạ tầng, chất lượng tốt, làm một lần dùng được 50, 60 năm. Còn Việt Nam đi vay về làm chưa xong đã hỏng, bị rút ruột công trình, bị tham nhũng bớt xét, cho nên không tạo được hiệu quả kinh tế mong muốn khi đi vay."
"Do vậy, tôi e rằng nền kinh tế Việt Nam không tạo được đủ luồng tiền để giải quyết vấn đề nợ công."
'Chưa có giải pháp cho nợ xấu'
Ngoài vấn đề nợ công, thì nợ xấu lâu nay đã là điều khiến giới chuyên gia lo lắng.
Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, nợ xấu "nếu tiếp tục duy trì như hiện nay thì nguy hiểm," VnExpress dẫn lời Tiến sỹ Trần Đình Thiên.
Thế còn kinh tế gia Bùi Kiến Thành nhận định: "Hiện chưa có giải pháp nào cho việc xử lý nợ xấu."

"- VAMC mua nợ xấu nhưng lại không trả tiền mà chỉ trả trái phiếu đặc biệt để quét cả đống nợ xấu đó vào kho của VAMC, nhằm làm sạch sổ sách cho các ngân hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng này có thể tiếp tục vay và cho vay"
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành

Mới đây, trang tin điện tử của Chính phủ công bố số liệu tổng nợ xấu tính đến cuối 2/2014 là khoảng 307 nghìn tỷ, tương đương khoảng 9,7% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, trong số này, có khoảng 185 nghìn tỷ được đưa vào tái cơ cấu nên không bị coi là nợ xấu.
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành bình luận: "Nhiều khoản nợ xấu đã không được trả mà lại được cấu trúc lại, cho vay nợ mới để trả nợ cũ, thì đó vẫn là các khoản nợ cũ nhưng được mang lốt mới."
"Việc thành lập VAMC (công ty quản lý tài sản) để mua nợ xấu chỉ là giải pháp nhất thời chứ không giải quyết được nợ xấu. VAMC mua nợ xấu nhưng lại không trả tiền mà chỉ trả trái phiếu đặc biệt để quét cả đống nợ xấu đó vào kho của VAMC, nhằm làm sạch sổ sách cho các ngân hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng này có thể tiếp tục vay và cho vay."
"Đó chỉ là biện pháp hành chính tạm thời. Còn việc giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển thì VAMC không có phương tiện để làm."
Trong số các khoản nợ xấu, có một phần không nhỏ là khoản các ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay.
Tại một cuộc hội thảo hồi cuối 12/2013, Quyền Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Thế Anh cho rằng các khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước mới là rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam, bởi có khả năng sẽ phải dùng tới ngân sách nhà nước để trang trải những khoản nợ xấu này, Thời báo Kinh tế Bấmtường thuật.
Chính phủ là chủ sở hữu các doanh nghiệp này, nhưng trách nhiệm của chính phủ đối với các khoản vay đó ra sao lại là điều chưa được làm rõ, theo ông Bùi Kiến Thành.
"Đó là một cách để chính phủ chạy khỏi trách nhiệm của mình," ông Thành nói thêm.
Ngân sách thâm hụt
Vấn đề thâm hụt ngân sách cũng khiến cho bức tranh kinh tế Việt Nam không mấy sáng sủa.
Theo số liệu chính thức, mức tăng trưởng GDP năm ngoái đạt 5,42%, tuy cao hơn 2012 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra 5,5%. Trong lúc đó mức bội chi ngân sách năm 2013 cao hơn nhiều so với mức dự toán 4,8%.
"Chính phủ đã phải xin Quốc hội nâng mức trần vay lên 5,3% do bội chi quá lớn mà không có gì bù đắp nên phải đi vay. Bởi đã vượt qua trần vay rồi nên phải xin Quốc hội nâng trần lên để Chính phủ đi vay tiếp," ông Bùi Kiến Thành nói.
"Vấn đề thu chi ngân sách rất nghiêm trọng. Chúng ta thực sự cần nhìn lại tình hình kinh tế Việt Nam. Phải ra khỏi ảo tưởng để đi vào thực tế, phải tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển mới có thể giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế, bội chi ngân sách hay nợ công, nợ khó đòi," chuyên gia kinh tế này cảnh báo.
Theo bbc

Việt Nam có 432 loại phí "gõ đầu dân"


Việt Nam: Phí 'ngủ đêm', phí 'tắc nghẽn' và 432 loại phí
 Việc người dân, doanh nghiệp Việt Nam phải "cõng" hàng trăm loại phí, phụ phí đã không còn là chuyện lạ nữa. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người dân bức xúc chính là việc kinh tế đang đối diện với muôn vàn những khó khăn, nhưng các loại "phí kỳ quặc" vẫn thi nhau ra đời. Điều đáng nói, những phụ "phí siêu lạ" đều ra đời từ các địa phương.
Người Việt hoảng hồn giữa 'mê hồn trận' phí 'siêu lạ'
TS. Ngô Trí Long, phó viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (bộ Tài chính) cho biết, hiện nay, trên cả nước có đến 432 khoản phí và lệ phí đang được triển khai thu. Trong đó, 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí; trong số này có 393 khoản thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương, còn lại phân cấp cho địa phương. Theo TS. Long, ở nước ta, việc thu phí và lệ phí đang bị lạm dụng. Từ trong kinh doanh, giao thông đến đời sống, các loại phí đang "nhảy múa". Điều này thể hiện cho tình trạng "phép vua thua lệ làng". Nhiều địa phương, ban quản lý bến bãi, khu công nghiệp... họ tự đặt ra các loại phí để thu tiền của người dân, doanh nghiệp. Thậm chí, có những địa phương kêu gọi đóng góp tự nguyện nhưng thật ra, người dân không đóng không được.
Cuối tháng 8, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định điều chỉnh tăng mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Việc tăng mức thu phí ở các địa điểm du lịch này không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, ở lần này (được áp dụng từ 1/1/2014), mức phí chia thành hai phần riêng biệt: Phí tham quan và "phí ngủ đêm" trên vịnh. Cụ thể, "phí ngủ đêm" trên vịnh Hạ Long là 200.000 đồng/khách/đêm; ngủ 2 đêm sẽ có phí 350.000 đồng/khách; 3 đêm là 400.000 đồng/khách. Phí ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long là 150.000 đồng/khách/đêm, 2 đêm 300.000 đồng/khách và 3 đêm giá 350.000 đồng/khách. Khách du lịch và các công ty lữ hành đều phẫn nộ vì việc, từ năm 2014, ngoài chi phí thuê phòng họ còn phải trả thêm "phí ngủ đêm" trên vịnh. Đây là loại "phí kỳ quặc" mà các khách tham quan có nằm mơ cũng không thể nghĩ ra được.
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thanh Lan (Trưởng phòng  Hành chính công ty du lịch Trường Tồn) bức xúc: "Chúng tôi không thể ngờ lại có khoản phí kỳ cục đến như vậy. Các hợp đồng du lịch cả trong nước và quốc tế công ty đã tiến hành ký từ mấy tháng, thậm chí cả năm trước. Đến bây giờ, UBND tỉnh Quảng Ninh đòi tăng và thêm loại phí mới, chúng tôi không biết giải thích với khách thế nào. Mà có giải thích, chắc gì họ đã chấp nhận. Nhiều du khách trong nước, khi nghe đến loại "phí kỳ quặc" này cũng đã đến công ty hủy tour".
Việt Nam: Phí 'ngủ đêm', phí 'tắc nghẽn' và 432 loại phí    - Ảnh 1
Giao thông là ngành "nổi tiếng" với nhiều loại phí chồng phí khiến người dân bức xúc. (Ảnh minh họa).
Từ trước đến nay, nhiều loại thuế, phí "kỳ lạ" cũng khiến nhiều người "sốc". Cách đây không lâu, hàng loạt hãng tàu biển đồng loạt thông báo thu "phí tắc nghẽn cảng" tại TP.HCM với mức từ 50-100 USD tùy theo container. Việc bất ngờ "đẻ" thêm loại phí đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp (DN) xuất, nhập khẩu. Đang điêu đứng và khó hiểu vì "phí tắc nghẽn cảng", nhiều doanh nghiệp vận tải lại "choáng" về "phụ phí mất cân đối vỏ container" với giá 30USD/container... Lúc đó, nhiều chuyên gia đã khẳng định, việc xuất hiện nhiều loại "phí lạ hoắc" là do "lệ làng" quá lớn ở các bến bãi.
Trao đổi với PV về gánh nặng thuế, phí của người dân, doanh nghiệp, nguyên ĐBQH Lê Văn Cuông khẳng định: "Đây là một trong những vấn đề gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Việc một lúc phải đóng nhiều loại phí, phí chồng phí là hiện tượng tồn tại trong vài năm trở lại đây. Thực tế cho thấy, có khoản phí do Nhà nước thu nhưng cũng không ít loại phí do địa phương sinh ra. Điều đặc biệt, nhiều loại phí rất kỳ quặc mà chẳng ai có thể nghĩ ra được. Theo quy định, chỉ có hội đồng nhân dân cấp tỉnh mới có quyền ban hành thu phí, nhưng trên thực tế, ở nhiều địa phương, hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã vẫn ban hành bình thường".
Người nông dân "còng lưng" cõng 93 loại phí
Theo viện Nghiên cứu thị trường và Giá cả, Việt Nam nằm trong số những nước có mức thu thuế và phí rất cao so với khu vực. Trung bình trong 5 năm qua, tỷ lệ thu thuế, phí tính trên GDP (không kể dầu thô) của Việt Nam là hơn 20%, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan chừng 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1%... hiện nông dân phải gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước và 38 khoản đóng góp xã hội khác.
Cũng theo vị nguyên ĐBQH, thì nhiều nơi, chính quyền các cấp hiện nay ra chiêu bài vận động các khoản thu tự nguyện. Nhưng trên thực tế, đó là cách thu phụ phí một cách hợp pháp. Người dân không đóng không được. Nhiều người cho rằng, hiện nay nguồn ngân sách Nhà nước ta nói chung và các địa phương đang gặp khó khăn là nguyên nhân dẫn đến chính quyền các cấp đang tìm cách hợp thức hoá các khoản thu. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tế, chính quyền thiếu tiền để hoạt động, nhân dân cũng rất khó khăn trong việc tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy, các công bộc phải nghĩ đến “khoan thư sức dân”, không thể, cứ thiếu kinh phí là tăng thu.
Qua nhiều năm công tác, tiếp xúc với cử tri, ông Cuông cho biết, thực trạng loạn thu hiện nay tại nhiều địa phương. Trong khi, thu nhập người dân không cao hơn trước, cuộc sống người dân khó khăn, nhiều nơi vẫn quy định nhiều khoản đóng góp. Ở nông thôn, có nhiều nơi đóng góp tới vài chục khoản thuế, phí, thậm chí có nhiều nơi có từ 20 đến 30 loại phí. Vị nguyên ĐBQH này cho rằng: "Nhà nước nên quy định rõ các loại phí nào là cần thiết phải thu chứ không nên thu tràn lan. Hiện nay, không chỉ có thuế trung ương, phí tỉnh và còn có cả phí huyện, phí xã, phí thôn".
Ông  Lê Văn Cuông cũng cho rằng, việc loạn phí không chỉ tồn tại ở những địa bàn dân cư, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cũng đưa ra nhiều loại thuế phí bất hợp lý. Nhiều ví dụ cho thấy, nhiều loại thuế phí chỉ đọc tên ra đã khiến người dân bất bình. Như "phí tắc nghẽn cảng", "phí mất cân đối vỏ container" ở một cảng Hải Phòng. Những trường hợp cơ quan chủ quản đặt lợi ích kinh tế cục bộ như trên mà gây phiền hà cho doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần phải xem xét kỹ. Muốn ban hành một khoản thuế, phí nào có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, sự lưu thông hàng hoá cần thiết phải hỏi ý kiến của người dân xem như vậy có hợp lý, có gây cản trở đến sự tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, vận chuyển của doanh nghiệp.
 “Phí kỳ cục” sinh ra từ lợi ích cục bộ?
Theo nhiều chuyên gia, không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện nhiều loại thuế, phí lạ kỳ, bất hợp lý mà còn tồn tại lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích ngành, khiến các loại phí được thông qua gây bức xúc dư luận. Đây chính hiện tượng nhiều địa phương, nhiều ngành chỉ nhìn vào cái lợi trực diện để tăng thu. Bên cạnh đó, pháp luật quy định chưa chặt chẽ nên nhiều nơi lợi dụng lách luật để tăng nguồn thu lên.
Khi được hỏi về "phí ngủ" ở Hạ Long (Quảng Ninh), nguyên ĐBQH Lê Văn Cuông cho rằng đây là loại "phí kỳ lạ" thể hiện sự cục bộ địa phương. Theo tính toán, việc tăng phí cho khách tham quan lên sẽ thu về số tiền không nhỏ cho ngân sách địa phương, nhưng Hạ Long là thương hiệu du lịch quốc gia, không thể tuỳ tiện nâng phí được. Việc tăng phí du lịch ở vịnh Hạ Long cần thiết phải có điều tra khách hàng, không thể có chuyện thấy cần tiền thì đặt ra phí để tăng thu. "Tất cả khoản thu phí vì lợi ích ngành, địa phương mà ảnh hưởng đến bối cảnh chung, cần thiết phải huỷ bỏ", ông Cuông nhấn mạnh.            
Phép vua thua lệ làng
Trao đổi với PV, bác Nguyễn Văn Trung (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất bất ngờ khi bộ Tài chính công bố các khoản đóng góp mà người nông dân hiện nay đang phải "cõng" trên lưng 131 khoản đóng góp mà trong đó là 93 loại thuế phí. Từ trước đến nay, vẫn biết là thế nhưng không thể ngờ con số đó lại lớn như vậy. Chẳng nói gì đâu xa, trước đây, tôi làm ban điều hành tổ dân phố nên biết rõ cái kiểu "phép vua thua lệ làng" hiện nay. Mỗi năm, phường đều phát cho tổ thông báo liệt kê những khoản thu và vận động người dân đóng. Nói là vận động nhưng thực ra là một hình thức bắt buộc. Bởi khi vận động, người dân không thích đóng sẽ bị nhắc nhở trước cuộc họp tổ dân phố. Và, chính tổ dân phố không thu đủ sẽ bị cấp trên cắt thi đua".
Phúc Chương ( Người Đưa Tin )

‘VN nên thừa nhận xã hội dân sự’


BTTD:  "xã hội dân sự" là nhu cầu tất yếu của xã hội dân chủ.

Cập nhật: 10:30 GMT - thứ ba, 29 tháng 4, 2014

Ông Trương Đình Tuyển (góc phải) trong buổi ký kết với WTO năm 2006
Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói nên thừa nhận xã hội dân sự và coi đó là sản phẩm của sự phát triển dân chủ.
Bình luận của ông được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế trong khuôn khổ một diễn đàn về kinh tế tại Hạ Long.
“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.
Ông Tuyển, người được biết đến nhiều với vai trò nhà đàm phán chính của Việt Nam khi gia nhập WTO, được Thời báo Kinh tế Việt Nam (BấmVneconomy) trích dẫn nhắc lại thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó “ông Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người”.
“Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự”, ông Tuyển nói trong bài phát biểu được mô tả là ngắn gọn nhưng nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng.
"Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật"
Trương Đình Tuyển
“Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói thêm.
Theo VnEconomy, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển tuy cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.

'Tránh hiểu lầm'

Trong bài viết Bấm'VN cần cộng đồng dân sự', luật sư Lê Công Định cho rằng việc “chuyển ngữ cụm từ 'civil society' thành 'xã hội dân sự' vừa không chính xác, vừa khiến chính quyền hiện tại phải lo ngại và đề phòng không cần thiết” và “để tránh hiểu lầm và lo ngại, không nên gọi là tổ chức xã hội dân sự, mà chỉ giản dị là tổ chức hay hội đoàn dân sự.
“Khi bầu không khí chính trị-xã hội dần thông thoáng, các nhóm dân sự nhỏ hình thành để bảo vệ lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong những vấn đề mà họ không được chính quyền giúp đỡ.
"Khi bầu không khí chính trị-xã hội dần thông thoáng, các nhóm dân sự nhỏ hình thành để bảo vệ lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong những vấn đề mà họ không được chính quyền giúp đỡ."
Luật sư Lê Công Định
“Các hội dân sự như vậy không đối trọng với quyền lực nhà nước, do vậy không nên sử dụng hoặc nhìn chúng như những công cụ đối kháng với nhà nước.
“Ngược lại, chúng chính là những 'van' xả áp lực, giúp xoa dịu sự bất bình của người dân đối với nhà nước và chế độ”, luật sư Lê Công Định, người đang bị quản chế sau khi ra tù, nhận định.

Xã hội Dân sự

Xã hội dân sự là một mạng lưới các nhóm, cộng đồng và quan hệ kết nối nằm giữa một bên là cá nhân và một bên là Nhà nước hiện đại.
Sau khi đã phát triển qua nhiều giai đoạn và có nhiều lý thuyết diễn giải, nay, xã hội dân sự được cho là "trở thành mục trung tâm của cuộc tranh luận chính trị ở Phương Tây”.
Cuộc thảo luận về xã hội dân sự “được cho là có tính chất giúp dự báo và tìm giải pháp cho một loạt căn bệnh xã hội Phương Tây hiện đại, từ tính cá nhân ích kỷ quá mức, nạn tội phạm gia tăng, làn sóng tiêu dùng và sự suy thoái của cộng đồng”.
Nguồn: Báck khoa toàn thư Anh Britanica
Trả lời Bấmphỏng vấn với BBC, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà Việt Nam học từ Đại học Maine Hoa Kỳ, mô tả điều ông gọi là “Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự”.
Giáo sư Long cho rằng việc có thực tế này là "vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng".
“Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước", Giáo sư Long nói.
Trong khi đó nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ Tp HCM trong bài viết Bấm'Thách thức của xã hội dân sự VN' bình luận rằng “Thực ra, những tiền lệ trứng nước về hội nhóm dân sự độc lập đã hình thành từ năm 2009 với sự ra đời của trang mạng Bauxite Vietnam”.
Theo ông Dũng, người đang bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, thì đến năm 2013, nhóm Kiến nghị 72 là một bước chuyển tiếp chưa từng thấy về những đề nghị cải cách Hiến pháp và chế độ một đảng - hiện tượng có thể so sánh với phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc năm 1977 và phong trào dân chủ đối lập của Viện sĩ Sakharov ở Liên Xô vào năm 1986.
Tuy thế, trên thế giới hiện có nhiều cách giải thích 'xã hội dân sự'.
Theo Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica, thì “xã hội dân sự là một mạng lưới các nhóm, cộng đồng và quan hệ kết nối nằm giữa một bên là cá nhân và một bên là Nhà nước hiện đại...giúp chữa trị các căn bệnh xã hội từ tính cá nhân ích kỷ, nạn tội phạm, làn sóng tiêu dùng và sự suy thoái của cộng đồng”.

Chuyện Hoa Xương Rồng




Ngày ấy...tang thương buổi biệt ly

Một người ở lại, một người đi


Lưỡi liềm trăng muộn soi ghềnh đá


Hai mảnh hồn đau...buổi chia ly




Từ cuộc tang thương, dạo bảy lăm


Con nước lạc nguồn, nước xa xăm


Chia đôi tình mộng...duyên không hẹn


Dòng trôi nghiệt ngả...buồn tháng năm.




Em ở lại quê, chốn ngục tù


Nơi vùng kinh tế, vùng hoang vu


Rừng thiêng nước độc đêm hoang lạnh


Rờn rợn vọng về tiếng ma tru


.

Buồn lắm...nơi đây những chiều
 về

Nhung nhớ người xưa dạ tái tê

Ai đi biền biệt tình không hẹn


Xa cả người yêu, biệt đường quê.




Cha nơi tù ngục tận rừng xa


Lam lũ hình hài, em thay cha

Chăm mẹ, nuôi em lo đồng áng


Chỉ ba năm thôi, em đã già!.




Một ngày Đông đến mây giăng mắc


Còn chút tàn hơi, em nguyện cầu


Gởi đến người xưa xa xăm ấy


Hẹn ngày hạnh ngộ ở kiếp sau.




Em nguyện được chôn bên ghền
h đá

Nơi dải mịn màn cát thùy dương

Để đêm còn được nghe sóng vỗ


Hòa theo âm điệu tiếng người thương.




Hơn nửa đời xuân tôi trở lại


Ôm ghì cát trắng, dậy đau thương...


Bên cạnh mồ con, xương rồng trổ


Hôn em...máu nhỏ giọt bên đường.



T
ác giả: Nguyên Thạch- Vườn thơ

Phi công Mỹ khẳng định tìm thấy máy bay mất tích MH370

Một phi công Mỹ tin rằng ông đã tìm thấy xác chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines sau khi rà soát hàng nghìn bức ảnh vệ tinh trên mạng.

 >> Cuộc tìm kiếm MH370 bước sang giai đoạn 60 triệu USD

Ông Michael Hoebel.
Ông Michael Hoebel.
 
Ông Michael Hoebel, ở New York, Mỹ đã dành nhiều giờ để xem xét hàng nghìn bức ảnh vệ tinh được đăng tải công khai trên TomNod.com, trang web chuyên chia sẻ các hình ảnh vệ tinh, trước khi tình cờ phát hiện hình ảnh mà ông tin là xác chuyến máy bay xấu số MH370.
 
Viên phi công 60 tuổi đã tìm thấy các bức ảnh chụp một chiếc máy bay nằm dưới nước ngay ngoài khơi bờ biển đông bắc Malaysia và phía tây tỉnh Songkhla tại Thái Lan mà ông nói Hoebel là hoàn toàn phù hợp với kích thước của chiếc Boeing 777 mất tích.
 
Bức ảnh mà ông Hoebel tin là chụp chiếc máy bay mất tích MH370.
Bức ảnh mà ông Hoebel tin là chụp chiếc máy bay mất tích MH370.
 
Nếu nhận định của ông Hoebel được chứng minh là chính xác, chiếc máy bay dường như vẫn còn nguyên vẹn vào thời điểm các bức ảnh vệ tinh được chụp ít ngày sau khi nó mất tích gần 2 tháng trước.
“Tôi rất bất ngờ vì không tin có thể tìm thấy nó”, ông Hoebel nói với kênh truyền hình WIVB.
So sánh bức ảnh đáng ngờ với bức ảnh chụp chiếc máy bay của Malaysia Airlines, ông Hoebel nói: “Vùng màu sáng là nơi cánh nối với thân - Các bạn có thể nhìn thấy vùng màu sáng trong bức ảnh này”.
 
Ông Hoebel đã rà soát hàng nghìn bức ảnh vệ tinh và tình cờ phát hiện bức ảnh này.
Ông Hoebel đã rà soát hàng nghìn bức ảnh vệ tinh và tình cờ phát hiện bức ảnh này.
Khi được hỏi rằng liệu đó có phải là một con cá mập, ông Hoebel hài hước đáp: “Đó là một con cá mập dài 64 m!”.

Ông Hoebel cho biết ông đã liên lạc với Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nhưng chưa nhận được phản hồi.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Úc cho biết nhiều khả năng không tìm thấy chiếc máy bay mất tích.
 
Ông Hoebel đã rà soát hàng nghìn bức ảnh vệ tinh và tình cờ phát hiện bức ảnh này.
Nếu khẳng định của ông Hoebel được chứng minh là đúng, chiếc máy bay dường như vẫn còn nằm nguyên vẹn dưới nước.
7 tuần sau khi chiếc Boeing 777 của Malaysia biến mất cùng 239 người trên khoang, Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 28/4 cho hay cuộc tìm kiếm MH370 giờ đây sẽ bước sang một giai đoạn mới, tập trung vào một khu vực lớn hơn dưới đáy Ấn Độ Dương.
Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 28/4 cho biết nước này sẽ ngừng tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370.
 
Điểm chấm đỏ là nơi ông Hoebel tin có xác máy bay MH370.
Điểm chấm đỏ là nơi ông Hoebel tin có xác máy bay MH370.
 
An BìnhTheo Dailymail