Trang

28 tháng 4, 2014

'Bi kịch quan chức vì khó từ chức'


Việt Nam dự định sửa đổi quy chế liên quan việc từ chức của lãnh đạo trong bối cảnh dư luận trong nước đòi hỏi xem xét trách nhiệm của quan chức.
Bộ Nội vụ Việt Nam đang lấy ý kiến đến hết ngày 18/6 cho một dự thảo nghị định “về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý”.
Quy chế từ chức đã có trong nhiều văn bản của chính phủ Việt Nam.
Nhưng truyền thông trong nước nói điểm mới của dự thảo nghị định là quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức.
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị từ trong nước, nói rằng nghị định này là ‘nực cười và lố bịch’.
“Từ chức là quyền hiển nhiên của bất kể một ai,” ông giải thích, “Làm không tốt việc gì thì vì lòng tự trọng mình phải rút lui.”
“Người ta luôn nghĩ rằng tôi phải làm việc đó vì sự phân công của Đảng. Đó là lối suy nghĩ hết sức vớ vẩn để che đấy việc cố bám lấy quyền chức của họ mà thôi,” ông nói thêm.
Về việc một quan chức nào đó ở Việt Nam có thể từ chức hay không khi điều này còn tùy thuộc vào quyết định của Đảng, ông Quang A cho rằng đó là ‘bi kịch của quan chức nhà nước trong chế độ Đảng Cộng sản’.
“Họ (các quan chức Việt Nam) không còn là chính họ nữa mà trở thành đinh ốc của một bộ máy được ai đó tổ chức, lắp đặt vào,” ông nói.
“Họ phải ngoan ngoãn ở vị trí và bị tước mất những quyền cơ bản của con người.”
Theo bbc

"Huyết chiến" kinh hoàng giữa hai nhóm côn đồ


(PetroTimes) - Công an TP Hải Phòng đang tập trung điều tra vụ “huyết chiến” kinh hoàng giữa 2 nhóm đối tượng xảy ra chiều 27/4 tại khu vực khai thác đá ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
Trước đó, do mâu thuẫn trong việc đòi nợ tiền mua bán đá xay giữa Hoàng Minh Dưỡng (SN 1984, ở thôn 11, Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng) với Lương Thanh Hải tức Hải “mán” (SN 1973, trú tại thị trấn Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng). Dưỡng nhiều lần gọi điện đòi tiền nhưng Hải “mán” không chịu trả mà còn buông lời thách đố, đe dọa sẽ đánh Dưỡng.
Sáng 27/4, Dưỡng nhắn tin và gọi điện cho vợ của Hải “mán” là Nguyễn Thị Dương (SN 1974) để đòi tiền thì bị 2 vợ chồng Hải chửi và đe dọa sẽ “xử” Dưỡng. Sau đó, 2 bên đã hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn tại trạm xay đá gần đập Đà Nẵng, thuộc thôn 11, xã Lại Xuân.
Vợ chồng Hải “mán” cùng con trai là Lương Bình Minh (SN 1995) và một số đối tượng khác trong đó có Nguyễn Xuân Tuyền (SN 1988, ở Kinh Môn, Hải Dương) đi trên 2 xe ôtô, mang theo súng bắn bi và nhiều hung khí khác. Còn Dưỡng thì tụ tập em họ là Hoàng Văn Triệu, em trai là Hoàng Công Hương, Hoàng Đức Văn về trạm xay đá gần đập Đà Nẵng đợi bọn Hải “mán”.
Đến khoảng 12h15 phút cùng ngày, vừa ập đến, Hải lấy khẩu súng bắn bi, nổ một phát trúng vào ngực trái Dưỡng. Hải tiếp tục nhắm vào nhóm của Dưỡng nổ tiếp phát thứ 2 nhưng không trúng đạn.
Sau đó, hai nhóm đối tượng lao vào nhau, “huyết chiến” bằng dao, kiếm. Hậu quả, Hải bị Hương chém 3 nhát vào vùng bả vai, lưng. Khi thấy Hải gục xuống, các đối tượng trong nhóm Hải vứt lại xe ôtô bỏ chạy. Hải được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Một đàn em của Hải “mán” là Nguyễn Xuân Tuyền cũng bị đối thủ chém trong thương, buộc phải nhập viện.
Ngay sau khi gây án, các đối tượng Dưỡng, Hương, Triệu đã đến cơ quan công an đầu thú.
Đất Cảng

Thủ tướng: “Giao tôi làm doanh nghiệp thì tôi từ chối”


Thủ tướng nghiêm túc nhìn nhận, môi trường kinh doanh dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rào cản...

Thủ tướng: “Giao tôi làm doanh nghiệp thì tôi từ chối”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ làm hết sức mình, tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
In
“Có lần tôi nói với các đồng chí, nếu phân công tôi làm Thủ tướng thì có thể tôi nghiêm túc chấp hành, sẵn sàng làm, chứ giao tôi làm doanh nghiệp thì tôi từ chối, làm không được đâu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể tại hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp ngày 28/4.

Tại đây, ông khẳng định, Chính phủ sẽ làm hết sức mình, tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, có thể phát triển, vừa cho bản thân doanh nghiệp, vừa đóng góp vào nền kinh tế, đất nước.

Trước đó, trong phần phát biểu, đại diện nhiều hiệp hội, doanh nhân đã đề cập tới những bất cập, nghịch lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh, khi phải tiếp xúc với các cơ quan quản lý, những người có chức quyền.

“Đến hôm nay chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Nếu không cải thiện, sức cạnh tranh của nền kinh tế và cả quốc gia sẽ không vượt được các nước”, Thủ tướng phản hồi những ý kiến của đại diện cộng đồng doanh nghiệp.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ ngành, địa phương, cùng cộng đồng doanh nghiệp cùng chung sức tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường cạnh tranh, bắt đầu từ bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường sự vững chắc để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm kinh doanh; bảo đảm tăng trưởng của nền kinh tế; tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm tự do kinh doanh, tự chủ của doanh nghiệp, bình đẳng, minh bạch trong kinh doanh…

Thủ tướng cũng lưu ý, với cải cách thủ tục hành chính, nhiều lúc quyết tâm ở trên thì hăng hái, nhưng càng xuống dưới càng giảm, và đến nhân viên thì coi như không có chuyện gì xảy ra.

Chính vì vậy, không ít trường hợp không phải do thủ tục, quy định mà do đạo đức của cán bộ, công chức mới là nhân tố gây ra những phiền hà cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi sẽ làm, nhưng mong các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp cùng chung trách nhiệm lo cho đất nước này. Việt Nam chúng ta đâu có thể thua các nước khác được”, Thủ tướng nói.

Ông cũng lưu ý, tới đây, trong báo cáo Trung ương, Chính phủ sẽ tiếp tục kiến nghị theo tinh thần là không hình sự hoá hoạt động kinh tế.

“Nghe Hội Tư vấn thuế nói về thủ tục nộp thuế vẫn quá khó khăn, tôi rất sốt ruột. Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi người dân!”, ông phát biểu khi nói về những tồn tại, phiền hà của thủ tục hành chính đối với người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Ngay sau phát biểu trên của Thủ tướng, hội trường rộ lên tiếng vỗ tay tán thưởng.

Vụ "Tiệm vàng Hoàng Mai": Luật pháp và lòng tin

Vụ "tiệm vàng Hoàng Mai": Lệnh khám và niềm tin của DN "be bé".

BTTD: Công an nghĩ dân VN mù hết sao?

 - Vụ khám xét tiệm vàng Hoàng Mai của lực lượng Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã đạt được những hệ quả nhất định: Giới kinh doanh vàng rúng động, hoang mang và lo lắng, rơi vào thế "phòng thủ"...

Ở vụ “bắt giao dịch 100 đô, niêm phong cả triệu đô”, cơ quan công an cho biết là lệnh khám có sau khi bắt quả tang giao dịch vi phạm. Vậy, dư luận sẽ phải hiểu thế nào về ngày ký lệnh khám (23.4), ngày công an ký công văn đề nghị để có lệnh khám (22.4), trong khi việc bắt quả tang diễn ra vào ngày 24.4.

Tiệm vàng Hoàng Mai (quận Bình Thạnh, TP HCM), nơi bị công an tạm giữ 14.000 USD, niêm phong 559 lượng vàng vào ngày 24.4. Ảnh: Người Lao Động
Tiệm vàng Hoàng Mai (quận Bình Thạnh, TP.HCM), nơi bị công an tạm giữ 14.000 USD, niêm phong 559 lượng vàng vào ngày 24.4. Ảnh: NLĐ

Quyết định khám xét hành chính số 2446/QĐ-UBND đối với tiệm vàng Hoàng Mai (384 Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, TP.HCM) được bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh - ký và ngày ghi trên lệnh khám này là 23.4.2014. Ngày 24.4.2014, lực lượng Công an quận Bình Thạnh ra quân rầm rộ… bắt quả tang một người đàn ông đổi 100USD tại tiệm vàng Hoàng Mai. Và ngay sau khi bắt quả tang, “lệnh khám” đã sẵn sàng để lực lượng này lục tung 6 tầng nhà tại tiệm vàng Hoàng Mai.

Nội dung Quyết định khám hành chính 2446/QĐ-UBND là “khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở”. Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 124 và khoản 2 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh không có thẩm quyền ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là địa điểm kinh doanh. 

Còn lực lượng Công an quận Bình Thạnh, căn cứ lệnh khám này, đã lục tung cả 6 tầng lầu căn nhà số 384 Bùi Hữu Nghĩa vừa là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh Mai vừa làm địa điểm kinh doanh tiệm vàng Hoàng Mai của Công ty TNHH XNK vàng Hoàng Mai do bà Mai làm Giám đốc để rồi niêm phong khối tài sản trị giá cả triệu USD (gồm 559 lượng vàng và 14.000USD) trong khi tang vật hành vi chỉ là 100USD. Ở đây đã có dấu hiệu lạm quyền của lực lượng Công an quận Bình Thạnh trong thực thi nhiệm vụ, tùy tiện khám xét vượt quá nội dung quyết định đã ban hành. 

Khi sự việc vỡ lở, dư luận ồn ào về dấu hiệu lạm quyền và hoài nghi về việc có hay không sự “gài bẫy” trong thực thi nhiệm vụ để gán vi phạm cho chủ tiệm vàng Hoàng Mai. Trung tá Đặng Ngọc Vinh - Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an quận Bình Thạnh - trả lời phỏng vấn một tờ báo ở TP.HCM, cho rằng lúc 13h ngày 24.4 lực lượng trinh sát của đội đã phát hiện, bắt quả tang một thanh niên vào tiệm vàng Hoàng Mai bán 100USD nên lực lượng công an đã ập vào lập biên bản quả tang. Do bà Mai kiên quyết không thừa nhận nên công an đã xin lệnh khám xét hành chính từ Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh để thu thập bằng chứng liên quan tới hành vi vi phạm. Đồng thời lý giải về việc vì sao lệnh khám xét đã được ký trước khi giao dịch đổi 100USD tại tiệm vàng Hoàng Mai bị phát hiện quả tang, đã cho rằng do cán bộ trinh sát được cử đi xin lệnh khám xét đã sơ ý ghi…nhầm ngày (!?). 

Tuy nhiên, tại Quyết định số 2446 nói trên, Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh đã ghi rất rõ "xét đề nghị của Công an quận Bình Thạnh tại công văn số 246/CAQ (KT - CV) ngày 22.4.2014". 

Rõ ràng, căn cứ theo tuyên bố công khai của các bên liên quan thì có hai khả năng. Một là không có chuyện Công an quận Bình Thạnh làm công văn đề nghị và bà Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Thu Hà đã tự ý thêm vào. Hai là, có đề nghị của Công an quận Bình Thạnh để khám xét tiệm vàng Hoàng Mai trước thời điểm bắt quả tang việc “một ông khách” đến tiệm vàng này đổi 100USD, nghĩa là Công an quận Bình Thạnh đã “tiên tri đúng 100%” là sẽ có một giao dịch vi phạm để phải dùng đến tờ lệnh khám đã chuẩn bị trước.

Dù suy đoán là gì thì vụ khám xét tiệm vàng Hoàng Mai của lực lượng công an thuộc Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an quận Bình Thạnh, niêm phong 559 lượng vàng, hơn 14.000 USD đã đạt được những hệ quả nhất định: Giới kinh doanh vàng rúng động, hoang mang và lo lắng, rơi vào thế "phòng thủ".

Cuộc khám xét, niêm phong 559 lượng vàng này ngay lập tức cũng có tác dụng làm chủ doanh nghiệp “hoảng loạn” phải nhập viện và quyết định dừng kinh doanh. Công ty TNHH XNK vàng Hoàng Mai do bà Mai làm giám đốc, vào ngày 26.4, đã chính thức gửi văn bản đến Chi cục Thuế quận Bình Thạnh thông báo tạm ngưng kinh doanh dài hạn, trước mắt là đến ngày 31.12.2014.

Những tác động thật này không thể nói là tích cực cho môi trường kinh doanh và niềm tin vào lực lượng thực thi pháp luật của các doanh nghiệp “be bé” như Công ty TNHH XNK vàng Hoàng Mai. Đặc biệt, doanh nghiệp như Hoàng Mai lại vô cùng đông đảo. Ước tính, chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM, số doanh nghiệp như Hoàng Mai đếm không hết.

Và, không thể nói là niềm tin vào tờ lệnh khám của các doanh nghiệp siêu nhỏ này không quan trọng. Thông tin hôm nay (28.4) từ cuộc gặp cộng đồng doanh nghiệp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì (đơn vị tổ chức là Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam) thì doanh nghiệp siêu nhỏ thế này chiếm đến 99,99% nền kinh tế Việt Nam.

Người Việt lại xấu xí trước người nước ngoài


BTTD: Bao giờ thì mới biết nhục?
Ý thức người Việt lại khiến người nước ngoài... phải vái lạy
(Tin tức thời sự) - Một vận động viên mô tô người Malaysia đã quỳ xuống vái lạy đám đông khán giả  Việt tràn vào đường đua ở Bình Dương.
Thông tin báo chí cho biết, sự việc xảy ra vào trưa qua (27/4) tại một địa điểm ở thành phố mới Bình Dương.  
VĐV Malaysia quỳ gối vái lạy ý thức khán giả Việt
VĐV Malaysia quỳ gối vái lạy ý thức khán giả Việt
Do ý thức kém, nhiều khán giả tràn vào đường đua khiến một vận động viên mô tô người Malaysia được mời tham gia biểu diễn phải quỳ xuống vái lạy. 
Nhưng điều đáng nói, trong khi VĐV Malaysia vái lạy vì bất lực trước ý thức của khán giả người Việt thì ngược lại những người này lại tỏ thái độ cười giỡn VĐV này mà không coi đó là một hành động đáng xấu hổ.
Sự thiếu ý thức của khán giả còn là nguyên nhân khiến giải đua chạy thẳng Drag 400 mét đã bị hủy bỏ.
Nhưng những khán giả này không coi đây là hành động xấu hổ mà còn cười giỡn trước hành động lạ lùng
Nhưng những khán giả này không coi đây là hành động xấu hổ mà còn cười giỡn trước hành động lạ lùng
Võ Hoài Sơn - một tay đua tham dự cuộc thi cho biết, việc chọn địa điểm tuy có đẹp nhưng không hợp lí làm phát sinh nhiều vấn đề. Khán giả ai cũng muốn xem cả đoạn đường đua nên đã phá vỡ hàng rào để vào trong. 
Một sự việc khác được nhiều biker bức xúc phản ánh là an ninh bên ngoài đường đua. Rất nhiều xe, kể cả xe đua và xe của khán giả, đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. 
Giải đua xe mô tô 135cc toàn quốc lần thứ 1 (Đua đường thẳng 400 m - Drag Racing), Cúp vô địch quốc gia vòng 1/2014 được công bố diễn ra vào lúc 13h00 ngày 27/4/2014 tại đoạn đường thẳng Đại lộ Hùng Vương - Trung tâm thành phố Mới - Tỉnh Bình Dương.  
Giải đua cũng được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận, Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, cùng công ty Duy Thái tổ chức. 
Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh người Việt Nam xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Sự kiện cướp vợt tại sân vận động Cầu Giấy trước đó từng khiến người Việt Nam phải che mặt vì... quá ngượng. 
Ở lượt trận chung kết diễn ra vào chiều 30/3, giải đã chứng kiến những hình ảnh xấu xí từ một bộ phận khán giả có mặt tại nhà thi đấu Cầu Giấy.  
Khán giả cũng tranh thủ sự lơ là của Ban tổ chức và tràn xuống sân nhà thi đấu.
Bị BTC nhiều lần phải dùng loa nhắc nhở khán giả không được trèo trên tường, ngồi chênh vênh lên thành lan can vì sợ sự cố đáng tiếc có thể xảy ra; đồng thời yêu cầu khán giả không được bật đèn flash khi quay phim, chụp ảnh để không làm ảnh hưởng tới chất lượng, tính công bằng ở các trận chung kết. Song do thiếu ý thức mà nhiều người vẫn lặp lại những hành động thiếu chuyên nghiệp như trên. 
Đáng nói hơn cả, nhiều khán giả quá vô ý thức, làm xấu hình ảnh người hâm mộ Việt Nam cũng như hình ảnh giải đấu trong mắt các VĐV quốc tế dự giải, bởi những màn "cướp vợt" phản cảm. 
Điển hình nhất là tình huống cặp VĐV của Nhật Bản sau khi vô địch đôi nữ đã ném vợt lên khán đài tặng khán giả - một hành động thay lời tri ân những khán giả trung lập đã cổ vũ cho mình suốt giải - nhưng khi vợt vừa ném lên, nhiều khán giả đã lao vào giành giật, thậm chí suýt xảy ra ẩu đả để đoạt vợt. Xấu xí hơn là hình ảnh một khán giả đã lao vào sân, cướp chiếc vợt trên tay Yano Chiemi trong sự ngỡ ngàng của nữ VĐV Nhật Bản này. 
Sau khi giải kết thúc, tay vợt trẻ Phạm Cao Cường viết trên facebook: “Mình cảm thấy thật sự buồn vì người Việt Nam mình có những hành động đó, nhất là với người nước ngoài. Các bạn làm gì thì làm đừng nên làm mất đi cái đẹp, cái tốt của người Việt Nam, đừng để họ nhìn một hai người mà đánh giá cả Việt Nam chúng ta....”.
Thái An (Tổng hợp)

Vụ án Dương Chí Dũng: Bất ngờ công bố tài liệu mới


TTO - Sau khi nghỉ giải lao, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng cùng đồng phạm đã cho công bố tài liệu mới do phía Nga cung cấp mà tòa vừa nhận được.
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tại phiên tòa chiều 28-4
Theo biên bản bàn giao của VKSND Tối cao, HĐXX mới nhận được một tài liệu do phía Nga cung cấp. Tài liệu này đã được VKSND Tối cao làm thủ tục hợp thức hoá lãnh sự. Trong đó, có những tài liệu quan trọng là việc xác minh tại Nakhodka của Nga, biên bản thẩm vấn nhân chứng của Nga, hợp đồng 0108 giữa Nakhodka và công ty AP, các tài liệu liên quan đến thuế, tài liệu chứng minh giao dịch ụ với giá 2,3 triệu USD...
Theo tòa, đây là những tài liệu mà HĐXX mới nhận được, nếu các luật sư cần thì sẽ cung cấp cho các luật sư để trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu. Cũng vì xuất hiện các tài liệu mới tại phiên toà hôm nay nên HĐXX chuyển tài liệu để các luật sư tiếp tục nghiên cứu.
Tòa đã quyết định nghỉ, 8g sáng mai (29-4) phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Hội đồng xét xử đang làm việc - Ảnh: Minh Quang
* Trước đó, chiều 28-4, Tòa phúc thẩm đã triệu tập thêm đại diện Ngân hàng MSB và một số người liên quan để làm rõ lời khai của Trần Hải Sơn về các lần đưa tiền cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc.
Chiều nay tòa cũng triệu tập ông Bùi Văn Trung (nguyên PTGĐ), hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao, đây là liên doanh Vinalines và một số đối tác nước ngoài.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, ông Bùi Văn Trung cho biết ông và bị cáo Trần Văn Chiều được bổ nhiệm Phó TGĐ Vinalines. Ông Trung phụ trách mảng kinh doanh đối ngoại.
Ông Trung cho rằng việc đầu tư ụ nổi 83M là dự án được rất nhiều người tham gia thời gian đầu. Dự án này là dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển, trong đó có ụ nổi. Trong dự án lớn đó thì ông Trung phụ trách tìm kiếm đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính, thị trường để tham gia xây dựng nhà máy.
Theo ông Trung, ông không biết việc công ty AP chào hàng ụ nổi 83M nhưng có tham gia thẩm định.
Tòa hỏi: có tài liệu xác định ông nhận được thư chào hàng của ông Goh vào 3-7-2007, thư gửi cho ông đúng không? "Tôi phụ trách đối ngoại nên hàng ngày nhận được rất nhiều giao dịch và tôi có yêu cầu là tuỳ các giao dịch cụ thể phân công cho các cá nhân liên quan để xử lý kịp thời. Khi tôi được công an mời lên cũng trả lời như vậy rồi", ông Trung đáp.
Toà triệu tập đại diện Ngân hàng hàng hải Việt Nam để làm rõ về lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn về việc rút tiền tại ngân hàng này để đưa cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc. Tại phiên tòa, ông Nguyễn Tuấn Khang, được ông Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng giám đốc uỷ quyền đại diện tham dự.
Tòa hỏi, đại diện ngân hàng cho biết quy định của ngân hàng về việc rút tiền theo chứng minh nhân dân (CMND) là không hạn chế số tiền, thời gian lưu giữ giao dịch là 30 năm.
Tòa hỏi vì sao ngân hàng có văn bản trả lời việc xác minh của cơ quan điều tra: “Đối với giao dịch của ông Trần Hải Sơn tại MSB thì phần mềm của ngân hàng không tra soát được”. Vì sao không tra soát được?
Ông Nguyễn Tuấn Khang nói không nắm được vì sao không tra soát được: "Chúng tôi tôi phải xem xem thông tin cung cấp có đủ để tra soát không? Quá trình làm việc không nắm được rõ CQĐT tra soát đã cung cấp thông tin nào".
Tòa hỏi lại ông Khang rằng nếu trong khoảng thời gian giao dịch như của bị cáo Trần Hải Sơn thì có tra soát được không, ông Khang đáp nếu thông tin đúng thì tra soát được. Ông Khang cũng cho rằng ngoài việc lưu trữ các giao dịch bằng phần mềm thì ngân hàng vẫn có lưu trữ bằng chứng từ nhưng do nhiều giao dịch nên phải tra soát bằng phần mềm rồi mới tìm được chứng từ.  
Tòa hỏi ông Hùng: Nếu bây giờ tòa cung cấp thông tin thì ngân hàng có trả lời được là có hoặc không có giao dịch, chỉ yêu cầu trong 1 năm? Ông Hùng đáp: Có làm được.
Mai Văn Phúc: Sơn khai gian dối!
Trả lời câu hỏi của luật sư rằng vì sao khai chỉ có anh hoặc anh Dũng mới chỉ đạo được việc chia tiền, cơ sở nào để anh suy nghĩ như vậy? Bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines trả lời: "Nói như vậy cũng là hơi lạm dụng vì TGĐ chỉ có bổn phận thực hiện quyết định của HĐQT và TGĐ cũng chỉ là thành viên được tham gia vào đó. Điều bị cáo khẳng định như vậy là ý nói bị cáo sẵn sàng đối mặt với những chuyện đó".
Mai Văn Phúc cũng mô tả cụ thể nhà mình ở quê, cho rằng không có việc nhà mình kê bàn uống nước ở gian giữa như Trần Hải Sơn khai đến nhà Phúc đưa tiền. Theo Phúc, bị cáo Sơn gian dối về lời khai này, nhà bị cáo là nhà cấp 4 ba gian, ở giữa có 1 bàn thờ nên không thể kê bàn ghế ngồi được. Mai Văn Phúc nói cũng không thể có việc sau khi nhận tiền của Trần Hải Sơn bị cáo đi vào trong cất tiền như Sơn khai bởi theo Phúc, nhà bị cáo không có buồng nên không thể có chuyện nhận tiền rồi mang cất đi và trả lại cặp.
Luật sư đề nghị cho Trần Hải Sơn thực nghiệm việc đút tiền vào túi
Trong khi đó, bị cáo Trần Hải Sơn vẫn khẳng định lúc đến nhà Mai Văn Phúc để đưa tiền, bị cáo thấy nhà có đông người nên nghĩ là nhà "có việc". Luật sư chất vấn Hải Sơn về lời khai cho rằng tiền "lại quả" từ việc mua ụ nổi là của các sếp là chính, nhưng bị cáo lại nói bận công việc mà không đưa ngay cho các sếp liệu có phù hợp? Bị cáo Sơn khẳng định chỉ có lần thứ 3 đưa tiền cho Phúc là chậm, còn lại các lần khác và đưa cho Dương Chí Dũng đều sớm.
Giải thích lí do vì sao phải chuyển tiền cho Dũng, Phúc làm nhiều lần mà không phải 1 lần, bị cáo Trần Hải Sơn nói do số tiền quá lớn nên lúc chuẩn bị và chuyển đưa mà đưa 1 lần thì rất khó khăn cho việc chuẩn bị, mang đi...
Trần Hải Sơn cũng khai không nhớ rõ mỗi lần chia tiền vậy thì đưa cho Phúc trước hay Dũng trước, thuận tiện đưa cho anh nào thì đưa. Hồ sơ chứng từ có ở đấy.
Tại tòa, luật sư Trần Huy Thiệp (bào chữa cho Mai Văn Phúc) đưa một cái túi ra làm ví dụ để Sơn áng chừng cái túi đựng tiền đã đem về quê giao cho Mai Văn Phúc thế nào, bị cáo Sơn khai dùng cái túi còn "lớn gấp mấy lần cái túi đó". Túi chỉ có 1 ngăn.
Luật sư hỏi, bị cáo Trần Hải Sơn trả lời:
- Khi nhận tiền của Huyền thì anh sắp xếp hay bỏ luôn vào cặp?
- Tôi không nhớ được làm thế nào để đưa vào.
- Anh có khai tiền đựng trong túi nilon màu đen và anh bỏ túi tiền đó vào cặp để mang đi. Vậy 2,5 tỉ tiền 500 nghìn là 50 cọc, vậy số tiền trong túi nilon đó có đút được vào cặp không?
- Thừa sức đút được!
Luật sư đề nghị HĐXX thực nghiệm xem có đút từng ấy tiền vào túi được không!
MINH QUANG

Từ chức đúng lúc là tự trọng & Không "từ" thì ai " xử"?


Ông Lê Như Tiến
Từ chức đúng lúc là tự trọng


Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đánh giá như vậy khi trao đổi với Báo Người Lao Động xung quanh nghị định về từ chức đang dự thảo.


* Phóng viên: Xin ông cho biết quan điểm của mình về dự thảo nghị định đang được Bộ Nội vụ xây dựng, trong đó có đề cập công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức?

 - Ông Lê Như Tiến: Lâu nay, việc cán bộ xin từ chức vì mất uy tín ở nước ta rất hãn hữu. Phần lớn từ chức là để xin thôi việc, vì lý do sức khỏe, về quê hợp lý hóa gia đình… Còn từ chức do năng lực quản lý có hạn, do tín nhiệm thấp là gần như không có. Từ khi có Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là nhằm vào vấn đề “tín nhiệm”.

Một cán bộ không đủ năng lực hay không đủ tín nhiệm thì nên từ chức. Tôi đã nhiều lần bày tỏ trước Quốc hội là ở Việt Nam, việc cán bộ, công chức nhà nước từ chức là khó khăn; chứ ở nước ngoài, đây là việc hết sức bình thường và trở thành “văn hóa từ chức”. Không làm được việc, từ chức thì có gì đâu, còn cố níu kéo chẳng qua chỉ vì lợi ích riêng.

* Nhiều ý kiến nghi ngờ tính khả thi của nghị định này bởi ở Việt Nam chưa có “văn hóa từ chức” mặc dù không ít bộ, ngành đang gây ra nhiều bức xúc, không nhận được sự đồng thuận từ người dân qua các vụ: vắc-xindịch bệnhsách giáo khoabệnh thành tích trong giáo dục và đào tạo hay chuyện đề xuất đăng caiASIAD?

- Việt Nam chưa có thói quen từ chức. Việc gì cũng phải có lúc bắt đầu, nếu có vài trường hợp dũng cảm đi đầu sẽ tạo được hành động văn hóa này.

Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013Ảnh: Thế Dũng
Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013Ảnh: Thế Dũng

Ở phương Tây, cán bộ quản lý từ chức không phải vì tiêu cực, tham nhũng mà chỉ đơn thuần là do sai sót, thiếu bao quát dẫn đến quản lý không hiệu quả trong bộ phận do mình quản lý. Như việc Thủ tướng Hàn Quốc vừa từ chức sau vụ đắm phà. Hay người đứng đầu ngành y tế để dịch bệnh bùng phát do không có năng lực dập dịch kịp thời thì cũng phải nghĩ đến từ chức. Từ chức là để dành cơ hội cho người có năng lực, uy tín hơn thay thế nhằm giúp dân, giúp nước.

Còn ở Việt Nam, cán bộ được bầu ra sẽ làm việc cho đến khi nghỉ hưu hoặc lên chức thì mới thôi. Chúng ta cần nhìn nhận từ chức khi bộ phận của mình quản lý có biến cố, người đời không những không cười chê mà còn thiện cảm và trân trọng.

Thật ra, trong thể thao, nhiều lãnh đạo đội bóng đã xin từ chức vì tự thấy không thể dẫn dắt đội quân của mình giành được thành tích tốt hay uy tín không còn. Thời chiến, chúng ta đã có nhiều vị chỉ huy từ chức vì để chiến sĩ thương vong nhiều, kỷ luật bất ổn. Khi đã xem là bình thường thì từ chức đúng lúc là người có tự trọng.

* Để nghị định này đi vào đời sống, theo ông cần quy định cụ thể như thế nào?

- Theo tôi, để khả thi thì nghị định và thông tư hướng dẫn cần quy định rất cụ thể, phải đưa ra quy trình, thủ tục chặt chẽ, từ việc lấy phiếu tín nhiệm trong cơ quan đến đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm trong năm… Việc đánh giá thang điểm “uy tín” của cán bộ phải đưa ra đáp số chính xác. Từ đáp số “uy tín” thấp, cán bộ có tự trọng không có lý gì để “bám trụ” hoặc cơ quan quản lý phải có chế tài. Cán bộ không đủ 50% số phiếu tín nhiệm ở nơi mình công tác thì nên nghĩ ngay đến việc từ chức.

Những trường hợp được từ chức

Trước khi xây dựng dự thảo nói trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành, xây dựng các nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo hướng thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức trong 4 trường hợp, trong đó có do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cũng được xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.

So với các văn bản liên quan trước đây, điểm mới của dự thảo nghị định là quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức. Trong quy trình này, người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức.


Không" từ"  thì ai " xử"

Dương Ngọc thự hiện
“Khi nào chức vụ không còn là nơi họ có thể tranh thủ làm giàu thì khi đó việc từ chức sẽ trở nên bình thường” - ý kiến ngắn gọn của bạn đọc Trần Thành Công được nhiều người đồng tình nhất khi bàn về dự thảo nghị định từ chức.
 
Có bạn đọc cho rằng chỉ cần thực hiên tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong Ảnh: Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013
Có bạn đọc cho rằng "chỉ cần thực hiện tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong" Ảnh: Lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, tháng 5-2013

Không “từ” thì ai “xử”?

Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Từ chức đúng lúc là tự trọng”, hàng loạt ý kiến độc giả của báo từ khắp nơi gửi về bày tỏ ý kiến quanh vấn đề này. Theo thăm dò ý kiến trên Báo Người Lao Động Online, có 82% bạn đọc đồng ý nên có nghị định từ chức.

Đồng tình với quan điểm từ chức đúng lúc là tự trọng, nhiều độc giả nhấn mạnh:

“Người có lòng tự trọng thì tự từ chức nếu cảm thấy không làm tròn trách nhiệm hay đau xót trước sự kiện đau lòng nào đó...” (bạn đọc lấy nickname Tư tèo tèo) hay “Lòng tự trọng tự tâm khảm nhận thức, nó không đến từ văn bản pháp luật” (bạn đọc Lê Uy Lực).

Bạn đọc Trần Dân Việt đồng tình “Từ chức là hành động tự trọng” và “bây giờ đề cập đến văn hóa từ chức cũng tốt” nhưng cũng thẳng thắn nhận định: “Khái niệm từ chức đã có từ quá lâu nhưng hành động từ chức sao mà quá mới. Từ chức là hành động tự trọng, nhưng lâu nay thấy quá ít mặc dù người đáng ra phải từ chức thì lại không ít.”

Bạn đọc Đoàn Công Thành nêu so sánh: “Hãy nhìn về nước bạn, Thủ tướng Hàn Quốc đã cúi đầu xin lỗi nhân dân và xin từ chức sau khi chỉ đạo cấp cứu các nạn nhân trong vụ chìm phà”.

Nhận định thực tế “từ chức là rất khó”, bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về tính khả thi của nghị định. Bạn đọc Mạnh Dũng nghi ngờ: “Tôi không hiểu sao phải ra cái Nghị định từ chức này, rồi các ông quan không "từ" thì ai xử…". “Yếu kém, thờ ơ, nhũng nhiễu, hách dịch trong quản lý phải bị sa thải chứ sao lại có Nghị định "được phép từ chức"” - bạn đọc Minh Luân gay gắt.

Khi nào từ chức trở nên bình thường ?

Đi sâu phân tích, bạn đọc Hoàng Trung Thành thẳng thắn: “Về nguyên tắc nếu cán bộ biết trọng danh dự, nhân phẩm và làm việc vì dân, vì nước khi thấy mình không đủ năng lực hoặc không còn được dân tín nhiệm nữa thì tự nguyên làm đơn xin từ chức. Hiện nay tại sao cán bộ của ta yếu kém, không đủ năng lực lãnh đạo nhưng nhất quyết không từ chức, cứ cố bám lấy ghế lãnh đạo? Câu trả lời rất đơn giản. Họ có quyền lực và quá nhiều "bổng, lộc".”

Cùng đi tìm giải pháp, bạn đọc Mạnh Dũng cho rằng: “Chỉ cần thực hiên tốt Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm là đủ, cứ trên 50% không tín nhiệm thì cơ quan cấp trên quản lý ra quyết định bãi là xong”. Bạn đọc Minh Luân nêu ý kiến: “Lãnh đạo cơ quan phải được toàn thể nhân viên bỏ phiếu "tín nhiệm" hoặc "không tín nhiệm hàng năm". Hai năm liên tiếp bị bỏ phiếu "không tín nhiệm" là phải buộc từ chức và không được chuyển sang các vị trí tương đương ở bất kỳ cơ quan nào”.

Đặt vấn đề chức vụ “là thứ kim chỉ nam để "phấn đấu" có được cho nên việc từ chức là rất khó”, bạn đọc Nguyễn Quang khẳng định “Chỉ khi nào chức vụ là trách nhiệm chứ không đem lại lợi lộc gì thì chuyện từ chức mới có, và khi trách nhiệm bị ràng buộc cụ thể, không từ chức sẽ bị cách chức thì từ chức còn được tiếng là có tự trọng”.

Đồng tình với quan điểm này, ý kiến ngắn gọn của bạn đọc Trần Thành Công được nhiều người đồng tình nhất: “Khi nào chức vụ không còn là nơi họ có thể tranh thủ làm giàu thì khi đó việc từ chức sẽ trở nên bình thường”.