Trang

6 tháng 4, 2014

Bộ ảnh tuyệt đẹp về tình bạn giữa người và vật


- BTTD sẵn sàng đi "xuất khẩu lao động" sang Nga, tình nguyện thế chỗ những con vật đáng yêu kia. Còn bạn?


Katerina Plotnikova - nữ nhiếp ảnh trẻ người Nga đã cho ra đời những bức ảnh tuyệt vời với sự giúp đỡ của những loài động vật hoang dã. Những bức hình của Katerina Plotnikova hoàn toàn không sử dụng photoshop.Điều này đồng nghĩa với việc những bức hình thể hiện thân thiết giữa con người với thiên nhiên hoang dã được thể hiện một cách sống động và chân thật nhất.


Để có được sự hòa hợp giữa người mẫu và các con vật, Katerina phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều nhà huấn luyện thú chuyên nghiệp.
Để có được sự hòa hợp giữa người mẫu và các con vật, Katerina phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều nhà huấn luyện thú chuyên nghiệp.

Sưu tầm trên internet

Khi dân coi hối lộ như “việc phải làm”!


 - PCI đã cho biết, 40% DN phải sử dụng phí "bôi trơn". Đặc biệt, đây lại là việc làm thường xuyên và DN đưa phí này vào trong chi phí kinh doanh của chính mình, coi như "việc phải làm".

- Theo BTTD thì ở VN 90% doanh  nghiệp phải sử dụng phí bôi trơn.

Tham nhũng như “quốc nạn”, đòi hỏi chúng ta phải có những bước cải thiện toàn diện mới có thể chống được" - Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã nói như vậy khi trả lời phóng viên NTNN sau khi chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2013 được công bố.

Thưa luật sư, ông nghĩ sao về việc cứ đụng đến thủ tục là người dân phải "lót tay"?

- Ở đây có nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Trước hết chúng ta phải xem lại chính thủ tục của chúng ta hiện nay. Số lượng thủ tục của chúng ta có phải đang quá lớn với sức của người dân không(?). Có phải chúng đang không công khai, minh bạch hay không(?). Chúng ta nói nhiều tới việc cải cách thủ tục hành chính thì ở đây chính là cải cách từ bộ máy, con người đến thủ tục. 

Nếu thủ tục là cần thiết thì phải có hình thức như thế nào để người dân có thể tiếp cận dễ dàng, tránh mù mờ để dân không hiểu, phải lót tay mới có thể "trôi". Còn về con người thực thi các thủ tục đó, chúng ta có thường xuyên giám sát họ trong nội bộ với nhau không? Hằng năm, chúng ta vẫn thực hiện việc đánh giá lại cán bộ công chức, song tại sao người dân vẫn phải "lót tay", người dân vẫn phải chịu cảnh bị lạnh nhạt, đối xử không hòa nhã khi thực hiện các thủ tục hành chính?! 

Tôi cho rằng đã đến lúc, Việt Nam cần duy trì các công cụ đánh giá độc lập bên cạnh việc đẩy mạnh việc giám sát nhà nước để cho các tổ chức tự đánh giá qua góp ý của người dân để người dân đỡ khổ mỗi khi đụng đến thủ tục.
Doanh nghiệp, người dân muốn mau chóng hoàn thành thủ tục đều phải lót tay (ảnh minh họa).
Doanh nghiệp, người dân muốn mau chóng hoàn thành thủ tục đều phải lót tay (ảnh minh họa).

Kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 vừa qua cho thấy, ở các thành phố lớn thì tham nhũng vặt càng lớn hoặc các tỉnh nghèo miền núi thì điều này cũng hay xảy ra. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?
- Quản trị ở các thành phố lớn có mức độ phức tạp hơn nhiều so với các địa phương vùng nông thôn, miền núi. Hiện chúng ta đang xây dựng cái gọi là "chính quyền đô thị". Mục tiêu là làm sao để tiếng nói của người dân đến được với người đứng đầu thành phố. Kết quả công bố PAPI đang cho thấy, không phải do có mức sống thấp, khó khăn mới có tham nhũng mà ngược lại sung túc, đầy đủ cũng dễ dàng nảy sinh tham nhũng. 

Đô thị lớn đòi hỏi sự minh bạch cao hơn, nếu điều này không đạt sẽ nảy nở sinh sôi tham nhũng. Đô thị có thể kiếm tiền tốt hơn thì mức độ "bôi trơn" nhiều hơn, người ta có thể "tặc lưỡi" để bôi trơn cho xong. Việc các tỉnh miền núi có tình trạng tham nhũng vặt xảy ra không kém các đô thị cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa được VCCI công bố: chỉ số PCI của họ cũng không cao.

Việc chỉ có 38% số người dân cho rằng, chính quyền địa phương nghiêm túc trong việc xử lý các vụ tham nhũng được phát hiện, nói lên điều gì trong công tác chống tham nhũng của ta hiện nay, thưa ông?

- Kết quả này cũng tương tự với kết quả PCI mà VCCI vừa công bố mới đây. PCI đã cho biết, 40% DN phải sử dụng phí "bôi trơn" trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đây lại là việc làm thường xuyên và DN đưa phí này vào trong chi phí kinh doanh của chính mình, coi như "việc phải làm". Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả này song việc xử lý các vụ tham nhũng chưa nghiêm, thậm chí bao che tham nhũng, phải chi tiền mới xong... đã phần nào tác động, làm cho tham nhũng càng lớn. Tham nhũng, vòi vĩnh tiền với người dân, DN cũng được xem như việc làm bình thường.

Cơ chế hành chính "một cửa" được coi là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của ta nhưng người dân vẫn phải thông qua "cò" - khâu trung gian để thực hiện. Ông nghĩ sao về điều này?

- Như tôi đã nói, tham nhũng đã trở thành việc mà người dân, DN coi như "việc phải làm" thì quá đáng báo động. Nó được ví như "giặc nội xâm", "quốc nạn" đòi hỏi chúng ta phải có những bước cải thiện toàn diện mới có thể chống được.

Chúng ta đã ban hành nhiều cơ chế chính sách (kể cả cơ chế một cửa) để cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu, triệt tiêu tham nhũng nhưng hiệu quả thu được lại chưa cao, như cảm nhận của người dân và DN. Tôi cho rằng, chống tham nhũng như chữa ung nhọt, đừng để cho nó nhờn thuốc. Chúng ta phải có một "bài thuốc" toàn diện, ở đây là cả về bộ máy, con người, giám sát, trách nhiệm giải trình... nếu không sẽ là khó khăn để giảm thiểu tham nhũng hiện nay.

Xin cảm ơn ông!
Người dân e ngại tố cáo
Theo kết quả công bố PAPI, khi được hỏi về trải nghiệm thực tế với các hành vi tham nhũng ở địa phương, người dân có xu hướng e dè. Theo kết quả khảo sát năm 2013, chỉ có 17 người trong số 336 người bị cán bộ chính quyền hoặc công an cấp xã, phường vòi vĩnh trên phạm vi toàn quốc tố cáo. 48,4% cho rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì; 8,9% sợ bị trù úm, trả thù; 11,5% cho rằng thủ tục tố cáo quá rườm rà trong khi khoảng 16% không biết tố cáo thế nào.

Kết quả PAPI 2013 cho thấy, Quảng Bình là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh thành phố đạt điểm cao nhất ở cả 6 chỉ số nội dung, trong khi Bắc Giang lại thuộc về nhóm địa phương đạt điểm thấp nhất ở cả 6 chỉ số nội dung. 
Mai Nguyễn

Nhân viên hàng không ăn cắp, buôn lậu có hệ thống?


BTTD: Phi công và tiếp viên là những người có thu nhập rất cao trong xã hội VN nhưng vẫn ăn cắp, buôn lậu. Hiện tượng này có phải là "bản chất xã hội VN"? Hy vọng là không !

(Tin tức thời sự) - Phi công từ chính đến phụ, từ tiếp viên tới nhân viên mặt đất liên tục gây ra scandal vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian.
Từ phi công, tới nhân viên
Đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) thừa nhận, tình trạng trộm cắp tài sản của hành khách trên các chuyến bay của hãng đang có chiều hướng gia tăng.
Nhân viên VNA ăn cắp, buôn lậu gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa)
Nhân viên VNA ăn cắp, buôn lậu gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa)
Theo thống kê của VNA, trong năm 2012 đã xảy ra 28 vụ khách bị mất tài sản trên chuyến bay, năm 2013 xảy ra 15 vụ và tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2014 đã xảy ra 9 vụ.
Ông Lê Trường Giang, người phát ngôn VNA, cho biết tài sản mất thường là tiền hoặc đồ vật giá trị như laptop, máy tính bảng, điện thoại... và 11 thủ phạm bị bắt mang nhiều quốc tịch khác nhau.
Trên thực tế, phi công và tiếp viên của VNA đã buôn lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ, từ nhân viên phi hành đoàn tới nhân viên mặt đất của ngành hàng không liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn, Úc,… vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian. 
Nhân viên của VNA còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn bán ma túy.
Chẳng hạn vụ hai tiếp viên của VNA là Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân bị Hải quan Nam Hàn tạm giữ vì vận chuyển trái phép khoảng 300,000 USD vào Nam Hàn hồi tháng 2/2008.
Tháng 3/2008, ông Lại Quốc Việt, 58 tuổi, phi công chính của VNA bị Ủy ban Chống tội phạm của Úc bắt tại phi trường Sydney, vì giúp một tổ chức buôn lậu ma túy rửa tiền, bằng cách chuyển bất hợp pháp 3.7 triệu USD ra khỏi Úc.
Đến tháng 4/2008, Hải quan Nam Hàn tạm giữ thêm một tiếp viên khác vì vận chuyển trái phép 30 ngàn USD vào Nam Hàn...
Kế đó, tháng 4/2009, Nhật đã trục xuất ông Đặng Xuân Hợp – một phi công của VNA- giao lại cho chính quyền Việt Nam sau khi đưa ra xử và phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm, phạt tiền 500,000 yen, vì là thành viên trong một tổ chức chuyên trộm cắp tại Nhật rồi vận chuyển số hàng hóa.
Và mới đây nhất là vụ việc nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1988) bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6/2013.
Điều đáng nói, việc làm của nữ tiếp viên này lại được sự đồng ý và giới thiệu của cơ phó.
Ngoài việc triệu tập 1 cơ phó và 4 tiếp viên của VNA, Cảnh sát Nhật Bản còn nghi ngờ 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia vào đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp này.
Chính ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, thú nhận “không loại trừ khả năng” nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi công, tiếp viên liên tục phạm pháp.
Tuồn hàng qua rác thải
Trong khi đó, Tuổi Trẻ vừa thông tin ngày 5/4, đại diện Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết đã lập biên bản bàn giao công an một nhân viên Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS) vì vận chuyển hàng hóa có giá trị lớn, không rõ nguồn gốc ra bên ngoài sân bay.
Vụ việc được phát hiện vào khoảng 16h, ngày 4/4, tại cổng số 8 (cổng dành cho nhân viên sân bay). 
Khi kiểm tra rác thải do nhân viên N.V.T. của Tiags vận chuyển ra bên ngoài, các nhân viên an ninh hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện lẫn trong nhóm rác này có bốn điện thoại hiệu Samsung Galaxy Note 3 còn mới trong bao kín, chưa qua sử dụng.
Nhân viên N.V.T. không thừa nhận các điện thoại này do mình vận chuyển và cũng không cho biết nguồn gốc từ đâu. Giá trị của món hàng lên tới gần 60 triệu đồng.
Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã lập biên bản bàn giao cho Công an phường 2, Q.Tân Bình xử lý.
Đến tối 5/4,  Công an Q.Tân Bình đã cho gia đình bảo lãnh N.V.T. về, chờ điều tra ra thời gian, địa điểm và chủ nhân của những chiếc điện thoại này.
Thái An ( Đất Việt )

Biển Đông sau chấn động mang tên Crimea


(Bình luận quân sự) - Hoạt động quân sự trên Biển Đông không chỉ đơn thuần đánh chiếm vài hòn đảo mà là cắt đứt hay bảo vệ tuyến hàng hải của 2 bên đối đầu.
Biển Đông không phải là Ukraine!
 Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga là cơn chấn động địa chính trị lớn nhất từ trước tới nay của thế giới đầu thế kỷ XXI.
Bắt đầu từ đây, thế giới đơn cực đã kết thúc sau hơn 20 năm làm mưa làm gió của Mỹ và NATO trên chính trường quốc tế.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự trở lại của Nga, sự thức tỉnh của Nhật Bản, sự già cỗi của NATO và sự xuống sức của Mỹ…đã làm cho thế giới trở nên bất ổn, khó lường hơn bao giờ hết. Các cường quốc là trung tâm quyền lực họ có thể trở nên hung hăng, bất chấp, để làm bất kỳ điều gì họ muốn. Các cường quốc họ có thể bắt tay nhau mặc cả, chia chác quyền lợi trên lưng quốc gia khác mà không ngại ngùng.
Liệu Biển Đông sẽ bị rung chấn sau cơn chấn động địa chính trị mang tên Crimea này hay không? Liệu Trung Quốc-một cường quốc khu vực, sau cơn chấn động địa chính trị này sẽ học được gì?
Quả thật, chỉ có những người hiền lành, cả nghĩ họ mới đặt ra câu hỏi này, nhưng những quốc gia sống quanh Trung Quốc, hiểu biết Trung Quốc trong hàng ngàn năm qua thì diễn biến, tình thế Biển Đông hiện nay chẳng ai đặt ra câu hỏi đó. Bởi vì, thứ nhất, nếu như vậy thì chúng ta đã đánh giá quá thấp ý chí, quyết tâm, tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc từ trước tới nay, đồng thời, thứ hai là đánh giá quá cao khả năng, sức mạnh tổng hợp, sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà coi thường sức mạnh, bản lĩnh trí tuệ của các quốc gia Tây TBD.
Biển Đông, một vùng biển hẹp được bao quanh các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân hiện đại trang bị các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, bởi chúng đều nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bờ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền. Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân quyền kiểm soát trên biển bởi rất nhiều chiến thuật.
Biển Đông không phải là Ukraine.
Biển Đông với Trung Quốc không có chuyện sau hay trước, học Nga hay học Mỹ mà đã, đang và sẽ còn tiếp diễn trường kỳ.
Thế trận của Trung Quốc trên khu vực Tây TBD.
Khu vực Tây TBD nếu chỉ biểu diễn vị trí 2 lực lượng đối địch giữa Trung Quốc với Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ trên bản đồ (bản đồ tình hình), thì tại biển Hoa Đông, Trung Quốc bị quây chặn bởi quần đảo Ryukyu của Nhật Bản vòng trong và vòng ngoài là quần đảo Guam của Mỹ. Tại Biển Đông có Philipines và căn cứ quân sự của Mỹ tai Singapo chốt eo biển Malacca và xa hơn về hướng cực nam là căn cứ tại Darwin, Australia.
Căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh trên khu vực Tây TBD
Căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh trên khu vực Tây TBD (vietnamdefence)
Nếu như Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi Tây TBD để chia đôi TBD với Mỹ…thì xét về thế trận, Trung Quốc đang ở thế bị bao vây. Lực lượng bao vây rất mạnh ở phía Đông nhưng yếu ở phía Nam (Biển Đông) của Trung Quốc.
Vì vậy sẽ có tình huống xung đột quân sự xảy ra cao nhất, với sự đối đầu quyết liệt nhất mà Trung Quốc luôn luôn nắm quyền quyết định tấn công trước để phá vây, vươn ra Thái Bình dương.
Xung đột quân sự xảy ra giữa Trung Quốc với Nhật Bản-Mỹ khi Trung Quốc đổ bộ chiếm quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu ngư. Ngoài ra có thể là Philipines cũng là một nguyên nhân để cho Trung Quốc và Mỹ xung đột quân sự, nhưng tình huống xảy ra là không cao. Tuy vậy, trong thời gian gần đây khi Philipines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và tranh chấp Bãi cỏ mây (thuộc Trường Sa của Việt Nam) đang diễn ra căng thẳng thì xung đột quân sự Trung Quốc-Philipines cũng rất dễ xảy ra giống với cách Crimea của Ukraine nhất.
Hình thái của hải chiến Biển Đông.
Nếu như chỉ nhìn nhận đơn thuần về mặt quân sự thì tình huống xung đột nêu trên rất dễ xảy ra, nhưng hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại thì đối tượng tác chiến trực tiếp không chỉ là lực lượng quân sự mà còn nền kinh tế (thương mại, năng lượng) của đối phương. Do đó, nếu như tấn công vào mục tiêu kinh tế mà hậu quả gây cho đối phương nặng nề thì chắc chắn nó sẽ được lựa chọn, ưu tiên.
Lịch sử Việt Nam trong lần thứ 3 đối đầu với quân Nguyên đã chứng tỏ sẽ không có việc Thoát Hoan ra lệnh rút quân, sẽ không có trận đại chiến trên sông Bạch Đằng nếu không có cú đánh hiểm vào tử huyệt kẻ thù là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Ngày nay, các đòn tấn công vào tàu vận tải quân sự, hậu cần, kỹ thuật cũng làm cho hạm đội đối phương chịu hậu quả nặng nề, mất sức chiến đấu hơn cả tiêu diệt một vài khu trục tên lửa.
Đánh vào nền kinh tế của đối phương có nhiều cách, nhưng với một quốc gia có tính “quốc đảo”, nghĩa là thương mại, năng lượng…hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển như Nhật Bản và thậm chí Trung Quốc, thì ngăn chặn, cắt đứt đường biển là một đòn đánh vô cùng hiểm mà trước khi tiến hành hoạt động quân sự, Trung Quốc, Nhật Bản đều phải “ suy nghĩ 2 lần”: Rằng, liệu các tuyến hàng hải vận chuyển năng lượng, thương mại của mình có bị xâm hại, gián đoạn, hay không?
Thủ tướng Việt Nam tại Shangri-La cảnh báo: “Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường”.
Sự cảnh báo đó đã cho thấy rõ tư tưởng tác chiến của lực lượng hải quân các quốc gia trong khu vực là tấn công vào các tuyến đường hàng hải huyết mạch của đối phương là nhiệm vụ ưu tiên và là một đòn đánh cực hiểm khi xung đột quân sự xảy ra.
Vì vậy hoạt động quân sự trên Biển Đông không chỉ đơn thuần đánh chiếm vài hòn đảo mà nhiêm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của tác chiến là tấn công hay phòng thủ, như thế nào để cắt đứt hay bảo vệ tuyến hàng hải của 2 bên đối đầu.
Ở châu Á-TBD, trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược, có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia).
Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá từ Trung Đông, Châu Phi đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Bắc Á đều phải đi qua eo biển này. Ba eo biển thuộc chủ quyền của lndonesia là Sunda, Lombok và Makassar đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Nói “dự phòng” bởi nếu hành trình theo tuyến hàng hải này thì con đường phải dài ra nên cước phí vận chuyển cao hơn nhiều lần qua eo biển Malacca.
Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Có thể thấy, tuyến đường hàng hải huyết mạch của an ninh năng lượng, thương mại, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gặp rất nhiều bất trắc, rủi ro hoặc ít nhất cũng bị gián đoạn trong một thời gian không định trước khi xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông.
Tuy Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng trên bộ như các đường ống dẫn dầu ở Myanmar… nhưng chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu cả nước là không đáng kể so với đường biển.
Trong tình thế đó nếu Trung Quốc muốn dùng sức mạnh quân sự để biến Biển Đông thành “ao nhà” thì phải đảm bảo chắc chắn không được để gián đoạn dòng hàng hóa thương mại và năng lượng đến Trung Quốc từ Trung Đông và Châu Phi…có nghĩa là lúc đó Trung Quốc buộc phải khống chế được eo biển Malacca hoặc 3 eo biển “dự phòng”, đồng thời, phải bảo đảm chắc chắn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” trên Biển Đông thành công để tránh bị sa lầy.
Đây là 2 yêu cầu sống còn, quyết định Trung Quốc sẽ dùng biện pháp quân sự trên Biển Đông hay không và dùng lúc nào, với ai.
(Còn tiếp)
  • Lê Ngọc Thống ( Đất Việt )

Chủ tịch phường bắt người, hốt tài sản của dân


- BTTD: Lại cảnh cướp ngày tại tp HCM. Công lý ở đâu?

Chủ tịch phường bắt người, 'hốt' tài sản của dân
 Ảnh: Ông Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đang tạo ra bức xúc dư luận vì hình ảnh thế này.
Dẫn theo hàng chục người tràn vào khu vực nhà, mua bán của người dân, tự tay “hốt” tài sản rồi ra lệnh bắt người về công an mà không tiến hành lập biên bản... Đó là một phần của những việc làm trái pháp luật của ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Đầu tháng tư, nắng hầm hập, chị Thạch Thị Hoành nhìn trước ngó sau, rồi thỏ thẻ: “Coi chừng có người theo dõi. Đã từng có nhà báo xuống đây rồi bị xã hội đen đòi đánh”.
Giải thích xong về sự cẩn trọng của mình, chị Hoành bắt đầu kể lại lúc hai vợ chồng chị bị bắt, bị lấy đồ đạc rồi giải về phường. Chị Hoành bị kéo đi, còn chồng chị, anh Lý Huy Bình bị kẹp cổ dẫn về công an phường.
Đó là sáng ngày 20.3, ông Chủ tịch Tú dẫn theo hàng chục người, gồm dân phòng, công an xuống khu nhà ở và mua bán của bà con. Ông Tú chắp tay sau lưng dẫn đầu đám người trên, li cà phê đong đưa sau mông tiến thẳng vào, miệng không ngớt chỉ đạo: “Hốt”.
Lực lượng dân phòng còn chưa kịp thực hiện mệnh lệnh, ông chủ tịch sốt sắng lao vào chụp một cái cân của chị Hoành. Điều đáng nói, khu vực chị Hoành và rất nhiều hộ dân khác mua bán là một khu đất rộng gần 4.000 mét vuông, tách biệt hẳn với mặt đường số 6, khu phố 2.
Không đồng tình với cách hành xử trên, nhiều người dân phản ứng, đòi lập biên bản, ông Tú chỉ đạo công an bắt giữ.
Ngoài vợ chồng chị Hoạch còn có nhiều người khác. Ngay cả bà lão 75 tuổi tên Võ Thị Biên, sống bằng nghề làm thuê giữ đồ đạc cho dân, mỗi ngày tiền công chỉ có 30.000 đồng cũng bị dẫn về phường.
Tổng cộng có 6 người dân bị dẫn về trụ sở từ 9 sáng đến 22 giờ cùng ngày mà không có lí do, không lập biên bản thu giữ tài sản và bắt người. Bức xúc, người dân quay phim cũng bị ông Tú chỉ đạo công an ép xóa ảnh.
“Hai ngày không mua bán được gì. Tôi bán gà trong nhà cũng bị ông Tú cho người xộc vào tự ý mở tủ đem đi 30 kg gà mà không lập biên bản. Bây giờ mỗi khi nghe đến hơi ông Tú là chúng tôi sợ như cọp”, chị Lê Thị Thanh Loan, nhà số 5, đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh nói.
Tố cáo đến thanh tra Chính phủ
Theo tìm hiểu của phóng viên Một Thế Giới, đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh trước đây là đường đất, hoang hóa được nhà nước giao cho Công ty thuốc lá Vĩnh Hội xây nhà cho cán bộ nhân viên. Dự án đứng im nhiều năm, tệ nạn xã hội phát sinh.
Năm 2010, chính quyền thành phố giao gần 4.000 mét vuông đất cho gia đình ông Nguyễn Văn Bé Ba và bà Phạm Thị Ánh sử dụng. Hai ông bà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Ngay khi có đất, bà Ánh làm giấy phép kinh doanh và các hộ dân vào kinh doanh. Số đất trên cũng được làm hạ tầng, đảm bảo phòng cháy chữa cháy được Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an TP.HCM chứng nhận đạt.
Gần 150 sạp kinh doanh các loại hàng hóa hợp pháp được phép hoạt động từ năm 2010 đến nay.
Năm 2013, ông Trần Minh Tú được bổ nhiệm về làm Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh. Nhậm chức, ông ban hành thông báo số 30/TB-UBND ngày 10.3.2014 về việc lập lại trật tự lòng lề đường và giải tỏa chợ tự phát trên tuyến đường trên.
Điều đáng nói là trong khi người dân mua bán trong khu đất của mình, có giấy đăng kí kinh doanh hợp pháp, không lấn ra ngoài đường thì ông Tú vẫn dẫn người xộc vào cưỡng chế tài sản và bắt người. Trong khi các hộ dân đang khiếu nại vì tính trái pháp luật của thông báo trên thì ông Tú tỏ ra sốt sắng một cách bất thường.
Trước thái độ hung hăng của lực lượng phường, bà Phạm Thị Ánh làm đơn tố cáo gửi đến các cấp và Thanh tra Chính phủ.
Ngày 28.3, trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng và nhà nước gửi công văn trả lời tố cáo của bà, đồng thời chuyển đơn đến UBND quận Thủ Đức giải quyết theo thẩm quyền thì mọi việc mới tạm yên. Tuy nhiên, các hộ dân mua bán trong khu vực trên vẫn nơm nớp lo sợ và cực kì hoang mang.
“Chúng tôi đang rất bức xúc vì cách hành xử không tôn trọng pháp luật của ông Chủ tịch Trần Minh Tú. Việc ông tự ý lấy tài sản của dân, vào tận nhà dân mở tủ là không thể chấp nhận được. Không những thế, ông Tú còn không cho lập biên bản và tự ý bắt người làm dư luận địa phương rất bất bình”, bà Phạm Thị Anh nói.
Trong một diễn tiến khác, phóng viên Một Thế Giới đã cố gắng liên lạc với ông Trần Minh Tú để làm rõ nội dung tố cáo nhưng chưa được.
Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Thanh Nhã ( Mothegioi )

Thảm cảnh nghèo xơ xác của Thủ tướng Nepal


BTTD: Chuyện thật như ...tiếu lâm. Nếu ở VN các nguyên thủ cũng nghèo như thế thì VN đã xây dựng xong CNCS rùi.

Thảm cảnh nghèo xơ xác khó tin của Thủ tướng Nepal

Một vài năm trước, báo chí thế giới gọi Tổng thống Uruguay là “nhà lãnh đạo nghèo nhất thế giới”. Nhưng có lẽ, độ nghèo khó của ông còn chưa thấm vào đâu so với Thủ tướng Nepal Sushil Koirala.

Khi viết về José Mujica, Tổng thống Uruguay, báo chí thế giới thường lưu ý một số điều khá đặc biệt của ông: tính cách tiết kiệm, lối sống “thắt lưng buộc bụng”, thậm chí thiếu cả những đôi giày nghiêm trang. Tờ BBC từng phong cho ông danh hiệu “vị tổng thống nghèo nhất thế giới”.

Danh tiếng của Tổng thống Uruguay thực sự ấn tượng vì đã thể hiện mối quan tâm chân thành của ông tới sự bất bình đẳng kinh tế giữa các tầng lớp người trong xã hội. Điều đó được minh họa thông qua một bức ảnh gần đây chụp ông Mujica ăn mặc giản dị hơn cả bình thường tại một cuộc họp của chính phủ.

Lối sống thanh đạm của ông Mujica sẽ luôn luôn đáng ngưỡng mộ. Nhưng có lẽ, danh hiệu về nhà lãnh đạo nghèo nhất thế giới có thể sẽ không còn thuộc về ông nữa. Theo truyền thông đưa tin mới nhất, sự xuất hiện của Thủ tướng Nepal Sushil Koirala đang thay thế “ngai vàng” của Tổng thống Uruguay.

Ông Koirala tuyên thệ nhậm chức ngày 11/2/2014. Trước đó, ông từng được biết đến với lối sống vô cùng giản dị. Ông xuất thân từ một gia đình giàu có nhưng đã từ chối thừa kế. Danh tiếng của ông trở nên “nổi như cồn” từ một số hoạt động sau khi nhậm chức.

Ví dụ, tài sản của ông được công bố trên website cá nhân là 3 chiếc điện thoại di động, một trong số đó là một chiếc iPhone và những cái khác đều không còn sử dụng được nữa.

Con số đó không nghĩa lý gì về “sự nghèo khổ” nếu xét đến chiếc ô tô Volkswagen Beetle đã già cỗi của ông Koirala. 

Tờ Washington Post cho biết, chiếc xe chỉ đáng giá 1.900 USD khi được kiểm kê trong năm 2010. Ông Koirala đã khai báo trong bản kê khai tài sản của mình rằng ông không hề có bất cứ bất động sản nào. Trước khi thành nhà lãnh đạo đất nước Nepal, ông sống trong một căn hộ cho thuê. Gần đây, ông mới được chính quyền cấp cho một nơi ở chính thức dành cho Thủ tướng.

Lối sống của Koirala xuất phát từ tính giản dị của chính ông. Theo BBC, ông thậm chí đã trả lại 650 USD cho ngân sách quốc gia khi ông nhận được một khoản trợ cấp cho một chuyến công du gần đây tới Myanmar.

Lối sống thanh đạm của cả ông Mujica và Koirala có vẻ như đã bị ảnh hưởng từ tuổi trẻ cấp tiến của họ. Ông Mujica trước đây là một thành viên của nhóm du kích cánh tả Tupamaros, trong khi ông Koirala đã bị bắt giam khi 30 tuổi vì đã tham gia vào một vụ cướp máy bay.

Nếu xét trên phương diện quyền lực, ông Mujica vẫn hơn ông Koirala trong việc nắm quyền điều hành đất nước. Trong pháp luật Uruguay, Tổng thống là người đứng đầu chính phủ và nhà nước. Tuy nhiên, ở Nepal có cả thủ tướng và tổng thống. Thủ tướng Koirala kiểm soát về mặt chính quyền, còn người đứng đầu nhà nước là Tổng thống Ram Baran Yadav mới nắm trong tay quyền điều hành đất nước.

Theo Minh Anh
Infonet

Soi túi tiền của "Top đại gia hàng đầu" Việt Nam

- BTTD: Bài báo này chỉ công bố phần nổi của tảng băng chìm. BTTD sẽ công bố phần chìm của tảng băng nổi để các bạn tham khảo, đó là những khoản nợ khủng nhất VN  các doanh nghiệp của các đại gia này (mục chữ đỏ).


Với việc đồng loạt tăng giá cổ phiếu, 10 đại gia Việt trong 1 ngày đã làm giàu thêm túi tiền của mình trên sàn là gần 600 tỷ đồng.


Tài sản của các đại gia Việt rất đa dạng và được định giá theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để ước lượng được số tài sản đó là bao nhiêu cũng như để biết gương mặt nào trong “làng đại gia” giàu nhất, cách thông thường được sử dụng là định giá tài sản của họ thông qua số cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Kết thúc quý 1/2014, 5 vị trí đầu trên sàn chứng khoán không có gì thay đổi so với bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán 2013.
Tuy nhiên, do sự biến đổi, tăng giảm giá khác nhau của các mã chứng khoán nên 5 vị trí sau có sự biến đổi mạnh, người thăng hạng, người bật bãi. Tính đến hết quý 1/2014, xuất hiện gương mặt mới trong bảng danh sách danh giá này.
đại-gia, túi-tiền, kinh-doanh, kinh-tế, tài-chính, doanh-nhân, Phạm-Nhật-Vương, Hà-Văn-Thắng
Danh sách 10 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán tính đến hết quý 1/2014

- BTTD: Tổng nợ của các doanh nghiệp nêu trên (số liệu đã được kiểm toán do UB Chúng khoán nhà nước công bố).

1- VIC nợ trên 57 ngàn tỷ vnd
2. HAG------    16...
3. HPG.........   13...
4. MSN.........   23...
5.OGC.........     7...
6.ITA ..........     3,6...
Phiên giao dịch hôm 3/4, thị trường chứng khoán chứng kiến sự tăng điểm mạnh của nhiều mã cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 7.77 điểm, tương đương 1.34% lên mức 589.44 điểm. Chỉ số VN30Index theo đó cũng tăng 6.87 điểm, tương đương 1.01% lên 664.88 điểm.
Trong phiên giao dịch này, mã chứng khoán mà các đại gia (hiện đang đứng trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt) nắm giữ cũng có sự bật tăng. Mức tăng mạnh nhất là mã VIC của Tập đoàn Vingroup với mức tăng 1.000 đồng/cổ phiếu. Mức tăng ít nhất là mã HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, tăng 200 đồng/cổ phiếu.
đại-gia, túi-tiền, kinh-doanh, kinh-tế, tài-chính, doanh-nhân, Phạm-Nhật-Vương, Hà-Văn-Thắng
Mức tăng giá cổ phiếu
Ông Phạm Nhật Vượng là người kiếm được nhiều tiền nhất trong phiên giao dịch này. Hiện đang nắm giữ hơn 284 triệu cổ phiếu VIC, với mức tăng điểm này ông đã thu về hơn 284 tỷ đồng.
Ông Hà Văn Thắm của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương là người thu lợi ít nhất. Ông chỉ kiếm được 0.1 tỷ đồng trong phiên giao dịch này nhớ sự tăng 300 đồng/cổ phiếu OGC.
Như vậy, với việc đồng loạt tăng giá cổ phiếu này, Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt trong 1 ngày đã làm giàu thêm túi tiền của mình trên sàn là gần 600 tỷ đồng.
Theo Trí Thức Trẻ