Trang

3 tháng 4, 2014

Trùm tài phiệt nổi nhất chính trường Ukraina

Tỉ phú Petro A. Poroshenko.

Tỉ phú Petro A. Poroshenko.

Cuộc đua vào ghế Tổng thống Ukraina đã khởi động sau khi Ủy ban bầu cử nước này công bố danh sách 24 ứng viên. Nổi bật nhất trong đó lúc này là nhà tài phiệt Petro A. Poroshenko.

Được đảng UDAR đứng ra giới thiệu, lại được lãnh đạo đảng này là ngôi sao kiêm cựu vô địch quyền anh Vitali Klitschko công khai hậu thuẫn, Poroshenko gần như đang có ưu thế áp đảo hẳn so với các ứng viên còn lại.
Nói về Poroshenko – người tài trợ cho cuộc biểu tình vừa qua trên quảng trường Maidan (Độc lập), “người hùngMaidan” Vitali Klitschko tuyên bố: “Tổng thống tương lai của Ukraina phải là người có uy tín tối đa và được sự ủng hộ tối đa của mọi người, đồng thời có khả năng hợp pháp tối đa. Điều đó chỉ có thể đạt được, nếu như chúng ta không phân tán phiếu bầu của lực lượng dân chủ. Khả năng duy nhất là dành phiếu cho một ứng cử viên của lực lượng dân chủ”.
Sinh ra tại vùng Odessa phía tây nam Ukraina, Poroshenko tốt nghiệp với bằng kinh tế quốc tế, từng giữ các vị trí quản lý trong các doanh nghiệp vào cuối những năm 1990, bao gồm vị trí Tổng giám đốc công ty đầu tư Ukrprominvest.
Poroshenko bắt đầu sự nghiệp chính trị vào năm 1998 và từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của cựu Tổng thống Viktor Yushchenko trong suốt cuộc Cách mạng Cam năm 2004.
Ông giữ một loạt chức vụ cao cấp trong chính quyền, từng đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại. Poroshenko là một trong những người giàu nhất Ukraina hiện nay với tổng trị giá tài sản do Forbes ước tính là 1,3 tỉ USD.
Nhà tài phiệt này nắm giữ Tập đoàn “Roshen”, “Kênh truyền hình 5”, nhà máy sản xuất ô tô chở khách loại vừa “Bogdan”. Nhà tài phiệt này cũng tuyên bố tự bỏ tiền của mình chi phí cho cuộc chạy đua tổng thống.
Poroshenko đã đưa ra chương trình vận động tranh cử của mình và tuyên bố, nếu giành chiến thắng, ông ta sẽ không giải tán chính phủ hiện nay.
Theo đánh giá của nhà tài phiệt: “72% dân số cả ở miền đông, lẫn miền tây, bất kể ở khu vực nào cũng đều ủng hộ việc thống nhất các lực lượng dân chủ”. Hãng thông tấn UNIAN (Ukraina) dẫn lời Poroshenko cho rằng, Ukraina có thể trở thành thành viên của EU vào năm 2025.
Theo Poroshenko, hiện nay châu Âu đang ngưỡng mộ lòng quả cảm của những người hùng Ukraina và “thậm chí còn có cảm giác rằng châu Âu đang nợ món nợ đối với Ukraina”.
“Cần phải tận dụng cơ hội này... Trong một thời gian ngắn cần phải thể hiện tinh thần kiên quyết tiến hành các cải cách để hướng tương lai vào triển vọng là thành viên của EU” – Poroshenko nhấn mạnh.
Ukraina, Maidan, Petro A. Poroshenko, Yulia Tymoshenko
Petro A. Poroshenko có chủ trương thân phương Tây nhưng muốn đối thoại với Nga
Chính trị gia này cũng cho rằng, Ukraina cần phải tiến hành đối thoại với Nga và tìm thỏa hiệp về tất cả các vấn đề, trong đó có vấn đề Crưm và liên kết với EU. “Đất nước không thể để cảm thấy mất an ninh, khi nó chưa tìm được công thức đối thoại minh bạch với Liên bang Nga” – Poroshenko phát biểu trên Kênh “1+1” tối Chủ nhật vừa qua.
Theo nhà tài phiệt này, Ukraina cần phải làm cho Nga hiểu rằng Ukraina không thừa nhận việc Crưm bị xâm chiếm. “Để làm được điều đó, chúng ta sẽ vận dụng sự đoàn kết quốc tế, cơ chế phán xét của Tòa án công lý quốc tế, cơ chế của Tòa án châu Âu về quyền con người, cơ chế cấm vận” – Poroshenko nhấn mạnh. Ông nói thêm rằng Ukraina cần phải thuyết phục Nga rằng, Nga không thể chặn được con đường liên kết của Ukraina vào châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng, chính PetrPoroshenko mới là người được ái mộ của cuộc chạy đua tổng thống. Tờ “Komersant” (Nga) dẫn số liệu của cuộc thăm dò dư luận “Sotsis” cho thấy mới đây có đến 1/4 cử tri Ukraina sẵn sàng bỏ phiếu cho Poroshenko, 8,9% ủng hộ Vitali Klichko, còn ủng hộ cựu Thủ tướng Timoshenko chỉ có 8,2%. Klichko đã tuyên bố dồn phiếu cho Poroshenko, nên cơ hội củanhà tài phiệt còn tăng lên.
Đối thủ chính của Poroshenko là cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko-người vừa mới tuyên bố sẽ quyết đấu với Poroshenko. Bà Tymoshenko tuyên bố: “Tôi sẽ tuyên chiến cá nhân chống các nhà tài phiệt như một hiện tượng. Tôi đã hai lần ngồi nhà tù vì chuyện này. Nhưng làm gì có sự khác nhau nào, họ chọn lựa chế độ bù nhìn nào?” – bà Tymoshenko phát biểu tại đại hội đảng “Batkivshina”, khi đảng này đề cử bà ra tranh cử tổng thống.
T“Komersant” nhận định giữa Tymoshenko và Poroshenko có món nợ lâu đời. Năm 2005, họ đã tranh chấp nhau chức Thủ tướng Ukraina. Yulia Timoshenko sau đó đã giành chiến thắng, nhưng chẳng bao lâu bị mất chức do âm mưu của Poroshenko.
Tham gia tranh cử Tổng thống,Tymoshenko cam kết sẽ đưa Crưm trở lại Ukrainanếu đắc cử. “Crưm – đó là Ukraina và chúng ta sẽ giành lại nó và giải phóng khỏi những kẻ chiếm đóng. Theo quan điểm của tôi, sự đáp trả chúng ta ở Crưm chưa đủ mạnh mẽ. Nếu người dân bầu tôi làm tổng thống, tôi hứa sẽ khôngđể mấtmột centimet đất nào của Ukraina” – bà Tymoshenko khẳng định.“Nữ hoàng tóc tết”cũng cam kết sẽ tái vũ trang quân đội Ukraina và liên kết với các tổ chức quân sự của thế giới phương Tây.
nh đạo Viện nghiên cứu chính sách của Ukraina Konstantin Bondarenko nhận định, tiến trình đấu đá giữa Tymoshenko và Poroshenko sẽ tùy thuộc vào lá phiếu của dân chúng các tỉnh miền nam và miền đông. Trước đây cả hai chính trị gia này đều nhận được sự ủng hộ nhất định ở các khu vực này, nhưng do bối cảnh của những sự kiện gần đây, tình hình đã thay đổi nhiều.
“Có thể nói rằng miền nam và miền đông Ukraina – đó là con át chủ bài trong cuộc bầu cử tổng thống. Tình hình có thể dễ dự báo hơn, nếu như “đảng Các khu vực” biết lợi dụng cơ hội của ván bài và ủng hộ cho ứng cử viên của mình mạnh hơn” – ông Konstantin Bondarenko nhận định.
Theo Dinh Lê
Vietnamnet

Việt Nam phải biết thẹn mà phấn đấu!

 TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TS VÕ TRÍ THÀNH - PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM GẦN ĐÂY KHÔNG CÓ NHIỀU CHUYỂN BIẾN ĐÁNG KỂ, VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ LỰA CHỌN DUY NHẤT CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

Đây là 2 vấn đề được TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu ra khi bình luận về kết quả khảo sát được công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI vừa qua cho thấy, có đến 54% doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát trước khi chọn Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước như Trung Quốc (11,1%), Thái Lan (10,6%) và Campuchia (7,7%)… đặc biệt là Lào (4,13%) trong khi năm 2011, 2012 con số này khoảng 32%.
Hạn chế đủ đường
Theo đó, TS Võ Trí Thành cho biết, môi trường kinh doanh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài gần đây không có nhiều chuyển biến đáng kể khi dẫn báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản (Jetro), báo cáo của Ngân hàng thế giới WB so sánh Việt Nam với nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực đều thống nhất ở chỗ Việt Nam đang còn nhiều hạn chế ở vấn đề thể chế, kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực...
TS Thành phân tích tiếp, vấn đề thứ 2 là các nhà đầu tư nước ngoài luôn có nhiều lựa chọn và chắc chắn Việt Nam không phải là điểm lựa chọn duy nhất.
Theo TS Võ Trí Thành, 2 điểm trên đây vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, chính sự hấp dẫn không quá vượt trội sẽ tạo sức ép buộc Việt Nam phải cải cách.
"Điều này cũng phù hợp, tương thích với ý đồ, nỗ lực hiện nay của Việt Nam là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung cải cách để các nguồn lực, nguồn vốn, kể cả đối với nguồn lực từ bên ngoài. Nó cũng phù hợp với bối cảnh Việt Nam đã và đang thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhiều cam kết quốc tế ở chất lượng và yêu cầu cao hơn nhiều", TS Võ Trí Thành nói.
Về những mặt hạn chế trong quản lý và thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian vừa qua, TS Võ Trí Thành đã chỉ ra là những vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề thể chế, sự chồng chéo ở chỗ này chỗ kia và cách thuyết minh cùng một điều luật khác nhau đặc biệt là chế tài, hiệu lực thực thi và trong câu chuyện thể chế còn có vấn đề tham nhũng...
Bản chất tham nhũng theo quan niệm chung nhất là lạm dụng quyền lực và thường là trong khu vực công để mưu lợi ích riêng. TS Võ Trí Thành đặt câu hỏi rằng, khi nào họ lạm dụng hoặc có điều kiện nào để dễ lạm dụng và nhân tố nào thúc đẩy để họ lạm dụng?
Sau đó, ông lý giải, nhân tố đầu tiên là hệ thống động lực đối với công chức, vấn đề lương bổng song ông cũng cho rằng đây chỉ là khía cạnh nhỏ lý vì dù đã sống tốt rồi con người vẫn có thể tham nhũng và câu chuyện này khá phổ biến.
Nguyên nhân thứ 2 theo TS Võ Trí Thành, người ta dễ tạo tham nhũng vì họ có quyền và quyền này gắn với cơ chế xin cho.
"Tôi phải mua phải đút lót là bởi vì nếu tôi không làm vậy sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận một nguồn lực nào đó thông qua quyết định nào đó. Bài toán ở đây là thể chế hóa, tự do hóa để giảm bớt tình trạng này’, TS Võ Trí Thành đề xuất.
Ngoài ra, do TS Võ Trí Thành, cần có một sự giám sát rất chặt chẽ của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông bên cạnh cơ quan có chức năng giám sát.
Đối với tham nhũng, ở Việt Nam là vấn đề nghiêm trọng, không còn ở vấn đề nhiều hay ít, to hay nhỏ mà nó nghiêm trọng bởi vì đôi khi trong xã hội quan niệm về vấn đề này “dễ dãi”.
“Chúng ta phải hiểu tham nhũng nhiều khi không phải to nhỏ mà là cảm nhận của xã hội về tham nhũng. Chỉ số đo cảm nhận tham nhũng có thể không đo chính xác mức độ trên thực tế của tham nhũng nhưng Việt Nam luôn luôn có cảm nhận tham nhũng nghiêm trọng và điều này nguy hiểm đối với sự đồng thuận xã hội”, TS Võ Trí Thành nói.
FDI không vào để làm từ thiện
Bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, TS Võ Trí Thành cũng chỉ ra, Việt Nam cần phải thay đổi cách nhìn và cách thu hút đầu tư nước ngoài.
“Tức là mình vừa phải làm đẹp mình và mình vừa phải khôn hơn, thông minh hơn thông qua thay đổi tư duy để thu hút đầu tư nước ngoài”, TS Võ Trí Thành nói.
  Môi trường kinh doanh của Việt Nam gần đây không có nhiều chuyển biến đáng kể, Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của các nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam gần đây không có nhiều chuyển biến đáng kể, Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo TS Võ Trí Thành, Việt Nam đã qua thời kỳ đã phải tối đa hóa giá trị khối lượng trong thu hút FDI, mặc dù bằng cách này, theo một nghĩa nào đấy vẫn quan trọng nhưng quan trọng hơn là FDI phải chất lượng.
"FDI không phải vào để làm từ thiện, họ đầu tư 1 đồng về lâu dài họ phải được lợi lớn hơn con số đầu tư, rõ ràng cái họ sẽ lấy đi nhiều hơn cái họ đầu tư vào vậy mình có thắng cuộc với họ được không?
Có nhưng cái có đó chỉ khi bên cạnh vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập họ tạo ra trong dự án của họ, nhà máy của họ thì chiến thắng của chúng ta là ở sự lan tỏa FDI về công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động… nhiều lan tỏa sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam về nguyên tắc không thuộc về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhưng đáng tiếc là trong thời gian vừa qua nhiều nghiên cứu chỉ ra ở một số phân khúc quản trị có sự lan tỏa về mặt kỹ năng nhưng nhìn chung lan tỏa về công nghệ là rất hạn chế”, TS Võ Trí Thành nói.
Nguyên nhân dẫn tới thực trang trên, theo TS Võ Trí Thành, ngay từ đầu, vấn đề tư duy cách lựa chọn dự án đầu tư hết sức mở cửa vì vậy ngay từ khi đánh giá ban đầu xúc tiến đầu tư gắn với quá trình mở cửa Việt Nam không đánh giá khả năng lan tỏa có thể.
TS Võ Trí Thành dẫn chứng, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài chỉ nhìn ngành ấy, nhìn sự cạnh tranh trong nội bộ ngành đấy, ngay trong cạnh tranh cũng là cách để lan tỏa vì cạnh tranh là nhân tố tích cực cho phát triển sáng tạo nhưng đôi khi mình không nhìn đầy đủ liên kết ngược, liên kết xuôi của cả nền kinh tế, từ góc độ sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng.
“Việt Nam nên lưu ý việc bên cạnh ưu đãi là cam kết, nhất là ưu đãi thuế vì ưu đãi thuế về cơ bản không phải điều quyết định FDI lâu dài thậm chí còn gây méo mó và không hay về mặt thể chế như tham nhũng. Quan trọng ưu đãi phải rõ ràng, minh bạch và phải gắn với cam kết chuyển giao công nghệ và điều này phải được giám sát thực “, TS Võ Trí Thành khẳng định.
TS Võ Trí Thành lấy dẫn chứng, ngành ô tô là một trong số nhiều ngành khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đã nói sau 10 năm tỷ lệ nội địa hóa như thế nào nhưng bây giờ không được như vậy nhưng họ vẫn được hưởng những ưu đãi.
Theo TS Võ Trí Thành, tỷ lệ nội địa hóa gắn với chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang rất yếu. Nền kinh tế của Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp quá nhỏ, doanh nghiệp có năng lực hơn về khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ ít.
Đánh giá về số vốn FDI quý I/2014 giảm 50% so với năm 2013 khi chỉ thu hút hơn 3,3 tỷ USD, TS Võ Trí Thành cho hay quan trọng hơn là sau khi cam kết phải được giải ngân và thực thi trong thực tế, thậm chí giải ngân xong một dự án chưa hẳn đã quan trọng mà sau này nó tác động tổng thể, lan tỏa như thế nào.
Theo Tâm An 
Đất Việt

Bước xuống đèo Ngang... thấy 'phố Tàu'

Bước xuống đèo Ngang... thấy 'phố Tàu'
Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) hiện có gần 25.000 công nhân thuộc 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó gần 4.000 người nước ngoài lưu trú và làm việc, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan.
Vũng Áng là 1 trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, có tổng diện tích 22.781 ha ở phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tiếp giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình, được định hướng xây dựng, phát triển là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là luyện cán thép, cảng biển nước sâu, trung tâm nhiệt điện, lọc hóa dầu…
Từ khi triển khai hoạt động, đến nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở huyện Kỳ Anh và Vũng Áng đã thay đổi rất rõ rệt.
Đáng lưu ý nhất là việc lượng người lao động nước ngoài đổ vào đây ồ ạt khiến tình hình an ninh chính trị ngày càng phức tạp. Ngay dọc quốc lộ 1A, đoạn phía nam thị trấn Kỳ Anh và bắc Đèo Ngang, khu phố Tàu đã mọc lên nhan nhản. Dọc các xã Kỳ Khang, Kỳ Thịnh, phần lớn các biển quảng cáo đều sử dụng chữ Trung Quốc đi kèm chữ Việt, thậm chí nhiều biển hiệu sử dụng hoàn toàn chữ Trung.
Tình hình vẫn chưa được các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh có động thái hạn chế. Thay vào đó, chính quyền tỉnh này vẫn phần lớn tập trung ưu tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế ở khu kinh tế; hoạt động quản lý lao động Trung Quốc lỏng lẻo.
Dưới đây là hình ảnh "phố Trung Quốc" dưới chân đèo Ngang:
Lê Đình Dũng ( Motthegioi )

Không “lót tay” thì sẽ bị hành

TT - Nói về tình trạng “Tham nhũng vặt khắp nơi” như kết quả PAPI năm 2013 (Tuổi Trẻ ngày 3-4), nhiều người dân cho rằng họ cũng phải “lót tay” để không phải bị hành, đồng thời đề nghị phải có những cải cách triệt để nhằm xóa bỏ tình trạng này.

- BTTD: Tham nhũng vặt là thói ăn bẩn của giới công chức đã ngấm vào máu rồi, khó bỏ được

* Bà H.T.H. (TP.HCM):
Bị “hành” quá, tôi phải kẹp tiền vào hồ sơ
Từ cuối năm 2013 đến nay, tôi bán căn nhà cũ và mua nhà mới nên phải liên hệ nhiều lần đến bộ phận nhận và trả kết quả tại một quận trung tâm TP. Sau khi bán căn nhà cũ, tôi giúp người chủ mới làm thủ tục sang tên, đăng bộ. Khi mua hồ sơ đăng bộ có ba mẫu bản khai, tôi đã thận trọng hỏi cán bộ bán hồ sơ ngoài những giấy tờ này còn giấy nào khác nữa không, anh cán bộ nói cứ khai ba mẫu giấy đó.
Đến khi nộp hồ sơ, tôi mới biết phải kèm theo nhiều thứ như bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của hai bên, quyết định cấp số nhà, tờ khai và đóng lệ phí trước bạ của tôi khi mua nhà của chủ trước. Sau khi nộp hồ sơ xong, tôi được cấp biên nhận, hẹn 15 ngày làm việc sẽ đến nhận kết quả. Đến ngày hẹn, tôi đến nhận kết quả thì được thông báo hồ sơ của tôi thiếu tờ khai và đóng lệ phí trước bạ của chủ mới, tờ khai và đóng thuế thu nhập cá nhân của người bán là tôi.
Tôi phải nhờ người quen giới thiệu đến chi cục thuế để được đóng lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân sớm. Nhưng nghĩ đến đoạn phải chờ thêm 15 ngày làm việc nữa mới xong thủ tục sang tên cho người mới để nhận đủ tiền bán nhà trong khi tôi đang cần tiền gấp, tôi gọi điện thoại than thở với một người bạn. Người bạn này bày tôi nên “bồi dưỡng” cho cán bộ nhận hồ sơ để được giải quyết nhanh.
Tôi nghe lời bạn và kín đáo kẹp tiền vào hồ sơ. Lần này anh cán bộ nhận hồ sơ vui vẻ trao đổi và chỉ năm ngày sau chúng tôi sang tên, đăng bộ xong!
Có kinh nghiệm nên khi làm giấy tờ cho căn nhà mới mua (cùng quận), tôi cũng kẹp tiền vào hồ sơ. Người nhận hồ sơ lần này là phụ nữ. Vừa bước vào phòng nhận và trả kết quả, tôi đã nghe chị trả lời trống không với một người khác: “chưa có!”, “không biết!”. Nhưng sau khi kiểm tra hồ sơ của tôi, chị này hỏi rất dịu dàng: “Nhà em ở phường mấy, để chị xem hồ sơ có thiếu gì không. Em photo thêm giấy này, làm thêm bản vẽ kia...”. và nhiệt tình hướng dẫn tôi chỗ đi làm bản vẽ.
Thật tình khi bị “hành” một cách vô lý, tôi rất bức xúc, muốn phản ảnh với ai đó, muốn gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến một cấp nào đó của quận hay TP nhưng không biết phải phản ảnh đến đâu để sự việc của mình được giải quyết rốt ráo, danh tính của mình được giữ bí mật để những lần sau liên hệ đến quận làm thủ tục thì mình không bị “đì”?
* Bà Văn Thị Quỳnh Linh (Q.4, TP.HCM):
Phải nhờ dịch vụ
Không biết từ khi nào tôi rất sợ đến làm thủ tục tại các cơ quan nhà nước. Người dân cần thì đông mà chỉ có một, hai cán bộ giải quyết công việc nên dân phải chờ đợi lâu, mất thời gian, bỏ công ăn việc làm. Dân phản ảnh thì cán bộ khó chịu, nại lý do vì hồ sơ nhiều nên sơ sót, làm không kịp...
Gần đây, nhiều người bạn của tôi đi đổi giấy phép lái xe cũng phải chầu chực cả ngày ở những điểm đổi giấy phép. Người có bệnh đi khám cũng phải vật vạ cả ngày ở bệnh viện để chờ được tới lượt mình. Những công dân ngay thẳng ngồi chờ hoài chưa tới lượt phải chứng kiến nhiều người khác đến sau cứ chen ngang và được việc rất nhanh. Dân bức xúc nhưng không biết kêu ai.
Vì vậy, nhiều người quen của tôi khi liên hệ cơ quan nhà nước để làm các thủ tục đã chấp nhận đưa “phong bì” để được cán bộ nhiệt tình hướng dẫn cho đúng thủ tục, giải quyết đúng thời gian. Còn tôi chọn cách nhờ người quen hoặc thuê dịch vụ. Những người làm dịch vụ có “đường dây” lo hết mọi thủ tục và luôn suôn sẻ, tất nhiên họ cũng phải “phong bì” theo định mức cho từng “cửa” phải qua và người thuê dịch vụ phải trả tiền này.
Tôi nhận thấy có hai việc mà Nhà nước đã cải cách thủ tục rất tốt và đến nay đã đem lại sự hài lòng cho người dân: làm hộ chiếu và công chứng. Tất cả thủ tục làm hộ chiếu và các biểu mẫu đều được công khai trên mạng, cán bộ tận tình hướng dẫn... nên nạn cò hộ chiếu giảm hẳn và người đi làm hộ chiếu không còn bị “hành”. Đối với lĩnh vực công chứng, Nhà nước cho phép nhiều văn phòng công chứng tư ra đời tạo thế cạnh tranh khiến các phòng công chứng phải cải tiến thái độ làm việc, giải quyết nhanh gọn theo mọi yêu cầu của khách hàng. Tôi nghĩ người dân cần Nhà nước cải cách như thế ở nhiều lĩnh vực nữa.
* Ông Đỗ Thành Nhân (Q.Thanh Khê, Đà Nẵng):
Sợ tâm lý “làm gì ăn nấy”
Tham nhũng vặt bây giờ diễn ra khắp nơi, còn mức độ nhiều ít khác nhau thôi. Những lĩnh vực thường xảy ra tham nhũng là các việc làm, giao dịch có liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh hằng ngày như trật tự đô thị, đất đai, hộ khẩu, công chứng, chứng thực, đăng ký kết hôn...
Tôi quan sát thấy bây giờ người dân chấp nhận việc đưa tiền mà không có phản kháng gì khi bị cán bộ làm khó. Mà nói thật, đưa tiền thì công việc trôi chảy nhanh nên người dân đành phải làm theo cách này. Tôi thấy tham nhũng vặt xảy ra tràn lan nên sợ rằng đến một lúc tâm lý trong xã hội theo kiểu “làm gì ăn nấy” thì thật khó khăn cho dân nghèo.
D.N.HÀ - HỮU KHÁ ghi
* Ông NGUYỄN TRUNG THÔNG (nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM):
Tiếp tục minh bạch các thủ tục
Trên thực tế, cải cách hành chính đã mang lại một số kết quả bước đầu nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn còn rất e ngại khi có việc cần phải “gõ cửa” các cơ quan hành chính nhà nước bởi họ có thể bị vòi vĩnh, nhũng nhiễu, làm khó... bất kỳ lúc nào, ở lĩnh vực nào. Tôi tin rằng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đều biết rõ thực tế phải “bôi trơn” khi họ tham gia đầu tư dự án, công trình nào đó dù quy mô lớn hoặc nhỏ.
Tôi cho rằng để có thể từng bước hạn chế tình trạng rất bức xúc, kéo dài nói trên, trước hết các cơ quan liên quan vẫn phải tiếp tục thực hiện các giải pháp công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình và kết quả giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp để họ giám sát. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp nhằm hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa họ với cán bộ, công chức, những người có trách nhiệm liên quan. Đồng thời, người đứng đầu các cơ quan công quyền phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những cán bộ, công chức có biểu hiện trì trệ, nhũng nhiễu, tiêu cực, vòi vĩnh... làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với các cấp chính quyền như hiện nay. Cần thực hiện nghiêm nguyên tắc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan hay bộ phận mình phụ trách, không thể chấp nhận quan niệm “ai làm nấy chịu”.
QUỐC THANH ghi

Nhận chức Viện trưởng sau khi phê chuẩn lệnh bắt giam trái luật


(Dân trí) - Trong khi thực thi công việc bảo vệ pháp luật, ông Đoàn Minh Hương - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ đã phê chuẩn lệnh bắt giam thai phụ nên bị VKSND Tối cao kiến nghị kỷ luật. Tuy nhiên, sau đó, ông Hương lại được bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ.

 >>  Bài 13: Biết chênh tài sản kê biên, Viện Kiểm sát Phú Thọ vẫn "gật đầu" thi hành án
 >>  Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật tại TP Việt Trì

Sự việc bắt đầu vào ngày 22/9/2011, Cơ quan điều tra đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với đối tượng Cao Thị Thu Hằng (SN 1982), trú tại thôn Nỗ Lực, xã Thụy Vân - TP Việt Trì. Việc bắt Hằng được thực hiện do cơ quan này cho rằng Hằng là một mắt xích trong vụ án “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” do Lê Thị Minh Hiền cầm đầu.
Thấy vợ bị bắt, chồng bị can là Nguyễn Hữu Hòa tục đi kêu oan, ngày19/10/2011, VKSND tỉnh Phú Thọ có nhận đưc đơn đề nghị cho tại ngoại với lý do Hằng đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi và có thai 3 tháng. Tiếp đó đến ngày 28/11/2011, VKSND tỉnh Phú Thọ tiếp tục nhận được kiến nghị của luật sư phản ánh việc Công an tỉnh Phú Thọ có công văn số 1 kiến nghị Trại giam công an tỉnh đề nghị “cắt quà” tiếp tế cho bị can Hằng.
Ông Đoàn Minh Hương được bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ sau khi bị kiến nghị kỷ luật.

Ông Đoàn Minh Hương được bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ sau khi bị kiến nghị kỷ luật.

Quá bất bình vì việc giam giữ phụ nữ có thai và đang nuôi con nh, ngày 14/12/2011, Văn phòng luật sư Nguyễn Bình và cộng sự tiếp tục có kiến nghị số 23, “tố” rõ: việc bắt tạm giam Cao Thị Thu Hằng đang nuôi con nhỏới 36 tháng tuổi và đang có thai là vi phạm điểm a, b, c, khoản 2, điều 88 - Bộ luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, phía VKSND tỉnh Phú Thọ vẫn không thả bị can Hằng ra ngay, phải đến ngày 21/12/2011, VKSND Phú Thọ mới ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Cao Thị Thu Hằng.
Như vậy, sau 3 tháng tạm giam, Hằng mới được tại ngoại, mặc dù biết các cơ quan chức năng địa phương thừa biết trái luật, biết rõ là bị can Hằng đang nuôi con nhỏ, có thai và không có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Hành vi này đã bị lên án và Cục điều tra VKSND Tối cao đã về rút hồ sơ lên thẩm tra vụ án dần làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan trong ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ.
Trong công văn số 25/VKSTC-C6(P3), do Phó thủ trưng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Vũ Huy Thuận ký ngày 30/5/2012 đã kiến nghị rõ: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam đối với bị can Cao Thị Thu Hằng khi biết rõ Hằng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, vẫn ở tại địa phương và chấp hành giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, không có biểu hiện trốn tránh trong khi chưa áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Và trong thời gian bị tạm giam xác định Hằng đang mang thai 9 tuần 4 ngày tuổi, là không đúng quy định của pháp luật, đã vi phạm điểm b, khoản 2, điều 88, Bộ luật tố tụng hình sự…
Việc đề xuất, ra lệnh, phê chuẩn lệnh tạm giam thuộc trách nhiệm điều tra viên Nguyễn Mạnh Cường, là người trực tiếp đề xuất. Phó trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Phú Thọ Đào Diu Sơn trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án, Phó thủ trưng cơ quan điều tra Đinh Văn Phúc ký lệnh bắt tạm giam.
Ông Đoàn Minh Hương được bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ sau khi bị kiến nghị kỷ luật.
Ông Đoàn Minh Hương được bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ sau khi bị kiến nghị kỷ luật.

Văn bản kiến nghị kỷ luật ông Đoàn Minh Hương - Viện phó VKSND tỉnh Phú Thọ của VKSND Tối cao.   

Quá trình thực hiện công tác kiểm sát điều tra vụ án, Kiểm sát viên Tạ Văn Dung là người đề xuất việc phê chuẩn lệnh bắt tạm giam, Phó viện trưng -Đoàn Minh Hương ký phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Cao Thị Thu Hằng. Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhân thấy cần thiết phải kiến nghị đến Viện trưởng VKSND Phú Thọ để chỉ đạo kiểm điểm các cá nhân liên quan đến việc đề xuất và phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Cao Thị Thu Hằng, căn cứ vào mức độ vi phạm có biện pháp xử lý kỷ luật với các cá nhân có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi văn bản kiến nghị kiểm điểm, kỷ luật này ban hành không lâu, ông Đoàn Minh Hương đã được bổ nhiệm cương vị Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ.
Làm việc với PV Dân trí, ông Đoàn Minh Hương thừa nhận chính mình là người trực tiếp phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Cao Thị Thu Hằng. Tuy nhiên, theo ông Hương, việc phê chuẩn được ông thực hiện do không biết bị can Hằng mang bầu.
Sau khi bị kiến nghị kỷ luật với quyết định trái luật, ông Hương cho biết bản thân cùng kiểm sát viên Tạ Văn Dung phải nhận hình thức kỷ luật "kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc".
Liên quan đến vụ cưỡng chế thi hành một quyết định vi phạm tố tụng tại Công ty Việt Hưng bị TAND tỉnh Phú Thọ khẳng định là vi phạm pháp luật chưa từng có trong tiền lệ ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ, ông Đoàn Minh Hương - Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ nhận là người đồng ý cho thi hành án.
Lý do ông Hương đưa ra là việc tài sản kê biên của công ty Việt Hưng bị chênh 19m2 so với hồ sơ là có tuy nhiên điều này không quan trọng do không ảnh hưởng đến quyền lợi người được thi hành án nên VKSND tỉnh Phú Thọ vẫn cho tiến hành cưỡng chế thi hành.
Ông Hương khẳng định: "Quan trọng nhất là người được thi hành án đồng ý chấp nhận. Vấn đề đặt ra là phải linh hoạt trong từng trường hợp, nó phù hợp với thực tế và không xung đột tới lợi ích của ai cả thì đồng ý".
Anh Thế

Tướng Trung Quốc: Phải giành được biển Đông

(TNO) Theo tờ Kinh Hoa Thời báo hôm 4.8, Ban Tuyên truyền Thành ủy Bắc Kinh mới đây đã tổ chức hoạt động tuyên truyền “Giấc mơ Trung Quốc - các nhà lý luận xuống cơ sở” để gieo rắc tư tưởng về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Các gương mặt tham gia đợt tuyên truyền như thiếu tướng Khương Hán Bân, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc, và đại tá Âu Kiến Bình, giám đốc Sở nghiên cứu xây dựng quân đội, đã giải thích cho các binh sĩ về giấc mơ Trung Quốc và giấc mơ xây dựng một quân đội hùng mạnh.
Ông Khương Hán Bân đã tuyên bố thế giới chỉ “phục kẻ mạnh chứ không phục kẻ yếu”, theo Kinh Hoa Thời báo. Theo ông này, việc Trung Quốc tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và biển Đông là tất nhiên và không thể nhượng bộ.
Nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của biển Đông, ông Khương kêu ca rằng Trung Quốc chỉ kiểm soát có 9 đảo ở quần đảo Trường Sa trong khi Việt Nam chiếm đến 29 đảo. Đây rõ ràng là luận điệu hết sức phi lý và nực cười của viên tướng Trung Quốc về quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, nhằm kích động các binh sĩ Trung Quốc.
Trong khi đó, đại tá Âu Kiến Bình khoe khoang về công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nói rằng một số đơn vị của quân đội hiện xếp hàng đầu thế giới nhờ vào nỗ lực mua sắm vũ khí, khí tài trong những năm gần đây.
Sơn Duân

Ngày biến thành đêm ở Quảng Ninh

9h sáng nay, bầu trời ở khu vực Hòn Gai, thành phố Hạ Long bỗng tối sầm lại khiến nhiều người lo sợ. Theo chuyên gia khí tượng, hiện tượng này do cơn giông có mây dày đặc che khuất mặt trời.
9h05 sáng nay, bầu trời ở Hòn Gai (Quảng Ninh) đang sáng rõ bỗng nhiên tối sầm. Hình ảnh trên được nhìn thấy từ trụ sở Liên cơ quan tỉnh Quảng Ninh, cột 8, phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
Cách đây vài năm khu vực này cũng có hiện tượng trời tối sầm rồi có mưa đá, tuy nhiên lần này mưa đá không xuất hiện. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Một số người hiếu kỳ ra đường xem hiện tượng lạ. Ảnh: Báo Quảng Ninh
"Ngày biến thành đêm" khiến các phương tiện bật đèn pha mới có thể di chuyển. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Các hộ dân ven đường bật đèn để sinh hoạt và kinh doanh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Theo các chuyên gia khí tượng, hiện tượng trên là do cơn mưa giông mang theo mây dày đặc, che khuất mặt trời. Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nhiều nhất là buổi chiều. Hiện tượng xảy ra vào buổi sáng nếu giông xuất hiện ở phía đông cũng là hướng mặt trời mọc. Còn vào buổi chiều, nếu giông ở phía tây thì mặt trời cũng bị che khuất.
Kéo dài khoảng 10 phút, khi cơn giông qua đi, trời Hòn Gai mới dần sáng lại lúc 9h15.
Hằng Ninh ( Vnexpress)