Trang

18 tháng 3, 2014

Đường cao tốc đắt vì tham nhũng và xã hội đen

cao-tốc Một đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đưa vào khai thác từ cuối năm 2011

cao-tốc Một đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đưa vào khai thác từ cuối năm 2011

Phải cho đến lúc Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I) bị đội kinh phí lên tới hơn 5.240 tỉ đồng


Thì mọi lý lẽ của quan chức ngành giao thông đã trở thành ngụy biện. Những góc khuất sau suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần so với thế giới, gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước... giờ mới bước đầu "lộ sáng".
"Bắt tay nhau" nâng giá dự án
Trả lời phỏng vấn của PV về việc có tình trạng chủ đầu tư và Cty tư vấn “bắt tay” nhau nâng đơn giá lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực tế? Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định: “Tôi cũng xin thẳng thắn là có tình trạng “bắt tay” nhau.
Có chuyện trúng thầu bằng mọi giá, trúng bằng giá thấp, sau đó cố tình kéo dài thời gian để dẫn tới trượt giá để xin điều chỉnh. Thậm chí, có tình trạng người ta không muốn làm đúng tiến độ để vin vào đó xin điều chỉnh cái này, xin điều chỉnh cái kia”.
Theo kết quả kiểm toán thì chỉ bằng việc áp dụng định mức không đúng quy định, chủ đầu tư đã làm “đội giá” dự án hơn 275,8 tỉ đồng; tính sai khối lượng đã nâng giá dự án thêm hơn 16 tỉ đồng; bù giá do chậm tiến độ nhưng chưa rõ nguyên nhân và trách nhiệm cũng làm đội giá công trình lên thêm hơn 11,2 tỉ đồng...Có thể khẳng định, câu trả lời của Bộ trưởng Thăng là thẳng thắn. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn chưa chỉ ra cho dư luận thấy những thủ thuật nào đã được sử dụng để đẩy giá dự án, gây thiệt hại cho ngân sách.
Cách nâng giá dự án “thô thiển” nhất mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xác nhận là việc kéo dài thời gian dự án để rồi cả chủ dự án cũng như các ban quản lý dự án (BQLDA) cùng nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế “thổi giá” lên cao “chót vót”.
cao-tốc
Thảm bê tông nhựa tại km 225+100
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Theo đó, Bộ GTVT, BQLDA 1 cùng BQLDA Thăng Long và nhà thầu tư vấn khảo sát lập dự án (TEDI) đã cùng nhau bỏ qua việc khảo sát địa chất công trình khi gặp nền đất yếu theo quy định, lựa chọn phương án thiết kế ban đầu chưa tối ưu... làm cho dự án bị kéo dài từ quý I/1999 cho đến tháng 5.2005 mới được phê duyệt - là nguyên nhân làm cho dự án đội giá từ 3.734 tỉ đồng lên tới 8.974 tỉ đồng.
Cụ thể, vì những nguyên nhân nêu trên mà dự án được điều chỉnh lần I vào tháng 8.2007 tăng thêm 3.959 tỉ đồng. Trong đó, tăng chi phí xây lắp thêm 71% (bao gồm các khoản tăng do thay đổi khối lượng dự án tới 63,46%; thay đổi giá vật tư, vật liệu tăng 20,88%; thay đổi về thể chế chính sách 15,66%) dự phòng phí tăng 18%; chi phí giải phóng mặt bằng tăng 5%...
Năm 2010, dự án lại một lần nữa được điều chỉnh tăng thêm 1.282 tỉ đồng do việc thay đổi thiết kế cầu Lạc Chính và cầu vượt Liêm Tức đã làm dự án tăng thêm 200 tỉ đồng, giá dự toán một số gói thầu tăng do trượt giá lên tới 304 tỉ đồng, điều chỉnh thay đổi chính sách (do thời gian thi công bị kéo dài) tăng thêm hơn 757,2 tỉ đồng.
Đội giá cả vì “xã hội đen”
Giải thích nguyên nhân khiến đường cao tốc bị đội giá, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, do địa chất thủy văn phức tạp khiến các tuyến đường cao tốc phải chi phí rất lớn cho việc xử lý sụt trượt, phải sử dụng cầu thay cho nền đất nên mức đầu tư cao gấp 3-5 lần so với làm đường; phải làm nhiều nút giao liên thông, cống chui dân sinh, giải phóng mặt bằng... tăng chi phí.
cao-tốc
Một điểm khai thác cát tại chân cầu Thăng Long (Hà Nội).
Dư luận còn nhớ, trong chuyến thị sát một số dự án giao thông, người đứng đầu ngành giao thông từng thốt lên: Đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thầu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
Đầu tháng 3.2014 vừa qua, Công an Hà Nội đã khởi tố 8 bị can gồm chủ bãi khai thác và tiêu thụ cát; chủ phương tiện khai thác cát về hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”. Cơ quan điều tra xác định hành vi của các đối tượng trong vụ án là hoạt động có sự câu kết của chủ bến bãi, hình thành đường dây khai thác cát trái phép có tổ chức, đã xâm hại đến lợi ích của nhà nước.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định các chủ tàu khai thác cát trái phép đều bán cát cho chủ bãi với giá bình quân 13.000 đồng/m3. Điều làm chúng tôi đặc biệt quan tâm là lời khai của đám “cát tặc” bị bắt trong vụ án bán cho chủ bãi cát giá bình quân là 13.000đồng/m3. Còn chủ bãi bơm thẳng từ tàu lên các công trình san lấp, hoặc vận chuyển bằng xe chuyên dụng với cự ly ngắn với giá từ 60.000 - 120.000đồng/m3 tùy khoảng cách.
Để làm được điều nêu trên và che đậy được nguồn gốc cát lậu, ông D - chủ một DN kinh doanh cát - cho biết: Cát cung cấp cho công trình sẽ được “đẩy” vào giá cước vận chuyển và sẽ được hàng loạt doanh nghiệp (DN) ký lòng vòng cho nhau.
Bằng cách này, cát lậu được trở thành cát “có nguồn gốc” cung cấp cho các công trình giao thông, công trình xây dựng lớn... được thông qua các hình thức đấu thầu. Chỉ có điều, cứ sau một thời gian, sẽ có một DN trong chuỗi liên kết tiêu thụ cát nêu trên “biến mất”, nên cát lậu sẽ không còn dấu vết.
Với việc đưa được cát lậu vào các công trình xây dựng, công trình giao thông... cùng với mức “thổi giá” cát lên cao chót vót khi cung cấp cho các dự án làm đường, chi phí đầu tư sẽ phải đội giá lên gấp nhiều lần là điều dễ hiểu. Với các con đường cao tốc dài hàng trăm km, cần tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu mét khối cát đổ vào dự án, có thể thấy lý do vì sao Bộ trưởng Bộ GTVT đã bức xúc với nạn thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng của “xã hội đen, thế giới ngầm”.
Và nạn khai thác cát lậu ở trên các dòng sông, cửa biển bị dư luận phê phán gay gắt nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Không lẽ các cơ quan chức năng cứ bắt cả xã hội và nền kinh tế quốc gia phải chịu đựng việc tăng giá đường cao tốc một cách vô lý như thế?
Theo Công Thắng - Đào Tuấn
Lao động

Người Nga đang nghĩ gì về Putin?



Trong một cuộc thăm dò dư luận do Levada Center tổ chức, với kết quả được công bố hôm 13/3, 72% người Nga được hỏi ủng hộ những việc mà ông Putin đang làm với tư cách Tổng thống - Minh họa: Time.

Các nhà lãnh đạo phương Tây có thể cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin là “điên rồ” khi có ý định cho phép sáp nhập Crimea vào Nga. Tuy nhiên, hầu hết người Nga lại tự hào về ý tưởng này của nhà lãnh đạo.

Theo hãng tin Bloomberg, tỷ lệ ủng hộ ông Putin, vốn đã được củng cố sau khi Nga đăng cai Thế vận hội mùa đông vào tháng trước, đã tăng lên mức cao nhất trong 3 năm khi Nga đưa quân vào Crimea. Cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa Nga với phương Tây kể từ sau thời chiến tranh lạnh hóa ra lại tốt cho uy tín của điện Kremlin trong mắt người dân xứ bạch dương.

“Ông Putin chỉ đang bảo vệ các lợi ích của quốc gia. Crimea có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Nga, và đó là đất của Nga”, anh Yaroslav Batashev, 32 tuổi, một nhà kinh doanh hàng tiêu dùng ở Moscow, nhận xét. Anh Batashev cũng nói thêm rằng, anh không hẳn là một người hâm mộ Tổng thống Putin.

Dấu hiệu của sức mạnh
Kể từ khi vượt qua những cuộc biểu tình phản đối lớn nhất trong 14 năm lãnh đạo nước Nga để giành nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba vào năm 2012, ông Putin đã khẳng định quyền lực trong và ngoài nước. Bất chấp nguy cơ phải đối mặt với những lệnh trừng phạt có thể đẩy kinh tế Nga vào lần suy thoái thứ hai trong vòng 5 năm, người dân Nga vẫn xem thái độ cứng rắn của Tổng thống Putin trước phương Tây quanh vấn đề Ukraine như một dấu hiệu của sức mạnh. Điều này củng cố hình ảnh của ông Putin như một nhà lãnh đạo tìm lại được sự vĩ đại của nước Nga kể từ sau khi Liên xô sụp đổ vào năm 1990.

Liên quan tới tình hình Crimea, sau cuộc bầu cử ngày 16/3 với tỷ lệ gần như tuyệt đối cử tri ủng hộ việc tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga, lãnh đạo Crimea đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và nộp đơn xin gia nhập Nga. Cùng với đó, Moscow cũng phát tín hiệu sẽ nhanh chóng để Crimea gia nhập vào Liên bang Nga.

“Chúng tôi sẽ quan tâm với phần việc của mình thật nhanh chóng và có trách nhiệm”, ông Sergei Naryshkhin, Chủ tịch Hạ viện Nga, tuyên bố trước báo giới ngày 17/3. Trước đó, giới chức ở Moscow nói rằng, Tổng thống Putin sẽ có một bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Nga vào ngày 18/3 về vấn đề Crimea.

Trong một cuộc thăm dò dư luận do Levada Center tổ chức, với kết quả được công bố hôm 13/3, 72% người Nga được hỏi ủng hộ những việc mà ông Putin đang làm với tư cách Tổng thống. Tương tự, trong cuộc thăm dò dư luận hôm 8-9/3 do trung tâm chuyên thăm dò ý kiến người dân Nga VTsIOM thực hiện, ông Putin cũng đạt tỷ lệ ủng hộ 72%.

“Việc nước Mỹ tham gia vào tình hình ở Ukriane vốn chẳng liên quan gì tới họ thật là khó chịu”, cô Ilya Knyazev, 31 tuổi, một giám đốc bán hàng ở Moscow, nhận xét. “Tôi ủng hộ Crimea gia nhập Nga, vì nếu không NATO sẽ vào Ukraine, ảnh hưởng xấu tới an ninh của Nga”.

Vai trò của truyền thông

Sự ủng hộ của người Nga đối với Tổng thống Putin một phần được đẩy lên cao bởi cuộc “tấn công” của truyền thông nước này vào những người bị cho là “phát xít” lên nắm quyền ở Ukraine sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.

“Người dân Nga thực sự sửng sốt trước những hình ảnh mà họ nhìn thấy trên truyền hình về quảng trường Độc lập ở Kiev, nơi ngập tràn cảnh bạo lực và lửa”, ông Alexander Oslon, người đứng đầu tổ chức Public Opinion Fund thuộc Chính phủ Nga, nói. “Những hình ảnh đó dẫn đến nỗi lo sợ về những gì có thể xảy ra ở Crimea, nơi phần đông dân số là người dân tộc Nga. Giờ thì Tổng thống Putin đã có sự ủng hộ áp đảo của đại đa số người dân”.

Ông Putin lên nắm quyền ở Nga vào năm 1999, sau khi Tổng thống Boris Yeltsin rời ghế như một hậu quả của việc Nga vỡ nợ số tiền 40 tỷ USD. Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin, kinh tế Nga đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 7%, một phần nhờ giá dầu thô thế giới tăng vọt.

Ông Putin - một cựu điệp viên KGB - đã tái khẳng định sự kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế và truyền thông Nga, cũng như giành sự ủng hộ cao của dân chúng, khi mạnh tay với giới tài phiệt Nga vốn là những người trở thành tỷ phú nhanh chóng nhờ thâu tóm những nguồn tài nguyên quý giá nhất của đất nước thông qua các vụ đấu giá bị thao túng. Tổng thống Putin đã bỏ tù một trong số các tài phiệt Nga, là ông Mikhail Khodorkovsky.

Crimea là nơi Nga đặt hạm đội Biển Đen kể từ khi hạm đội này được nữ hoàng Catherine Đại đế thành lập năm 1783, sau khi đế chế Ottoman từ bỏ bán đảo này. Crimea là một phần của Nga cho tới khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tặng cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Ukraine vào năm 1954, khi ông Putin mới tròn 14 tuổi.

Trọng tâm dịch chuyển

Ngay từ trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, ông Putin đã chuyển trọng tâm sang khu vực phía Đông Ukraine, nơi cũng có một số lượng lớn người nói tiếng Nga. Bộ Ngoại giao Nga nói hôm 15/3 rằng, 15 người ở phía Đông Ukraine đã lên tiếng xin được Nga bảo vệ sau một loạt vụ đụng độ chết người ở các thành phố Donetsk và Kharkiv.

Trên thực tế, nhiều người Nga có trình độ học vấn cao cảm thấy “không ổn” với chính sách của Putin về vấn đề Ukraine. Theo giớ truyền thông, các nhà tổ chức cuộc tuần hành hòa bình phản đối hành động của Nga ở Ukraine đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia ở trung tâm Moscow hôm 15/3. Tuy nhiên, cảnh sát Nga nói rằng, số người tham gia cuộc tuần hành này chỉ là 3.000 người.

“Cuộc xâm lấn sang láng giềng gần của nước Nga đã trở thành sứ mệnh ý thức hệ để chống lại phương Tây. Điều này đã bỏ qua mọi cơ sở lý lẽ, phớt lờ tất cả mọi cái giá và hậu quả, bao gồm cả hậu quả đối với chính bản thân nước Nga”, ông Joerg Forbrig, một thành viên của quỹ German Marshall Fund tại Berlin, nhận xét.

Bloomberg đánh giá, Ukraine nói chung và Crimea nói riêng là bước đi mới nhất và quan trọng nhất của Tổng thống Putin trong chiến dịch nhằm ngăn chặn điều mà ông xem là sự xâm lấn không ngừng của phương Tây vào các lợi ích của Nga kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Hầu hết các bang vùng đệm giữa Nga và Đức, nơi hàng triệu người đã chết trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã lần lượt bị hút vào Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) kể từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991. Sevastopol, nơi đặt Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng Nga. Thành phố này đã nằm dưới sự kiểm soát của người Anh và người Pháp trong cuộc chiến tranh Crimea vào thập niên 1850, và tiếp đó là lực lượng Đức quốc xã vào năm 1942-1943.

Niềm tự hào quốc gia
Trong vòng 1 năm qua, Tổng thống Putin đã củng cố vai trò của Nga ở Trung Đông bằng cách trung gian cho một thỏa thuận ngăn chặn Mỹ tấn công Syria và duy trì quyền lực cho Tổng thống nước này Bashar al-Assad - một đồng minh từ thời Liên Xô và là khách hàng mua vũ khí Nga. Ngoài ra, ông Putin cũng khuyến khích phương Tây nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân của Iran, và giành một thỏa thuận vũ khí trị giá nhiều tỷ USD với chính quyền quân sự mới của Ai Cập sau khi Mỹ ngừng viện trợ cho nước này.

“Nước Nga đã suy sụp dưới thời Boris Yeltsin. Dù có nhược điểm, ông Putin là một nhà lãnh đạo cứng rắn và không nhượng bộ, một người đã đưa nước Nga tới một vị thế tốt đẹp hơn thời điểm cách đây 1 thập niên”, thương nhân Batashev ở Moscow nhận xét.

Với nhiệm kỳ Tổng thống Nga được kéo dài lên thành 6 năm từ 4 năm, ông Putin có thể nắm quyền cho tới tận năm 2024 nếu ông ra tranh cử và lại giành thắng lợi vào năm 2018.

Tuy nhiên, theo một số nguồn thân cận, trong nội bộ Chính phủ Nga, một số quan chức hy vọng ông Putin sẽ có cách phản ứng mềm hơn với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Những người này ngại nói ra quan điểm của mình vì họ không muốn đi ngược lại những gì mà họ cho là một tiến trình đã được lựa chọn.

Một quan chức nói, việc Nga trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể quét sạch 10 năm thành quả chính sách tài chính và tiền tệ của nước này. Ngoài ra, một người khác cho rằng, sự leo thang khủng hoảng có thể khiến đồng Rúp mất 1/3 giá trị. Từ đầu năm tới nay, đồng tiền này đã mất giá 10%.

“Tôi không muốn Nga lại bị cô lập và đối đầu với cả thế giới”, cô Anatoly Kapralov, chủ một đại lý quảng cáo ở Moscow, phát biểu.

Tuy nhiên, những quan điểm như thế khó có thể lay chuyển được Putin. “Đối với nước Nga, quan trọng nhất là niềm tự hào quốc gia và văn hóa. Đó là điều thúc đẩy Tổng thống Putin đối chọi với phương Tây”, ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành công ty Spiro Sovereign Strategy ở London, nhận định.

Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản


Hai nước quyết định nâng mối quan hệ lên một tầm cao mới thành quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á.

1) Nhận lời mời của Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 16-19/03/2014. Trong thời gian chuyến thăm, Nhà Vua Nhật Bản và Hoàng Hậu đã long trọng tổ chức Lễ đón và Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chân thành cảm ơn Nhà Vua và Hoàng Hậu, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đoàn sự tiếp đón trọng thị và nồng nhiệt.
 
2) Ngày 18/3/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Sin-dô A-bê đã có cuộc Hội đàm cấp cao. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, hai bên quyết định nâng cấp Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên một tầm cao mới thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á. Hai nhà Lãnh đạo cho rằng việc nâng cấp quan hệ lần này thể hiện tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển sâu rộng của quan hệ của hai nước trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.  
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe
 
I.                   Về quan hệ song phương 
1.   Về chính trị và an ninh 
Các chuyến thăm cấp cao và các cơ chế đối thoại 
 
3) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản, và Thủ tướng Sin-dô A-bê sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp cho cả hai bên. Phía Nhật Bản đã cảm ơn lời mời của phía Việt Nam.
4) Hai bên đánh giá cao vai trò quan trọng và nhất trí duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, trao đổi giữa các chính đảng và Quốc hội hai nước, trong đó có các tổ chức nghị sĩ hữu nghị. Phía Nhật Bản đánh giá cao bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Quốc hội Nhật Bản ngày 18/3/2014.
5) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả của các cơ chế đối thoại hiện có như Ủy ban hợp tác Việt Nam-Nhật Bản cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Đối thoại Đối tác chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao cũng như trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo và các Cục, Vụ liên quan của Bộ Ngoại giao hai nước.

Hợp tác Quốc phòng

6) Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” ký năm 2011; tiếp tục thực hiện Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt-Nhật, tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp, trong đó có cấp Bộ trưởng, quan chức cấp cao và chuyên gia; thúc đẩy hợp tác giữa các quân chủng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Nhân dân Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, thăm viếng của các tàu quân sự.

7) Phía Nhật hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua giúp phát triển nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm và dưới các hình thức khác.
8) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Nhật Bản tuyên bố hỗ trợ Việt Nam rà phá bom mìn thông qua Quỹ Hỗ trợ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).

Hợp tác biển
9) Hai bên khẳng định hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác về an toàn hàng hải. Trên cơ sở nhu cầu về nâng cao năng lực cho các cơ quan chấp pháp biển của Việt Nam, Thủ tướng Sin–dô A-bê thông báo sẽ sớm cử đoàn khảo sát đến Việt Nam nhằm trao đổi ý kiến về việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực cho các cơ quan chấp pháp biển.

Hợp tác về an toàn và an ninh công cộng
10) Hai bên đánh giá cao kết quả của phiên họp Đối thoại An Ninh Nhật Bản-Việt Nam cấp Thứ trưởng, và quyết định tổ chức phiên Đối thoại tiếp theo trong năm 2014.

Hợp tác tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật
11) Phía Việt Nam đề nghị sớm đàm phán về các hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án. Phía Nhật Bản ghi nhận đề xuất của phía Việt Nam và bày tỏ hy vọng phía Việt Nam sẽ xem xét gia nhập các hiệp ước đa phương, bao gồm Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại.

12) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách pháp luật và tư pháp, bao gồm sửa đổi Hiến pháp và đánh giá cao việc Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

Các vấn đề an ninh phi truyền thống

13) Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển và tội phạm mạng

2. Về kinh tế

Hỗ trợ "Chiến lược Công nghiệp hóa"

14) Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai kế hoạch hành động cho 6 ngành được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm chế biến nông, thủy sản; điện tử; ô tô và phụ tùng ô tô; máy nông nghiệp; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; và đóng tàu. Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố phía Nhật Bản sẽ hợp tác giúp phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam cũng như hỗ trợ phía Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 thông qua hỗ trợ nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp của Việt Nam.

Thúc đẩy ODA và hợp tác đối tác công - tư (PPP)

15) Thủ tướng Sin-dô A-bê khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản. Thủ tướng Sin-dô A-bê cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ cùng có lợi thông qua hợp tác dựa trên công nghệ và tri thức của Nhật Bản trong quá trình triển khai ODA của Nhật Bản nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
16) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao phát biểu trên của Thủ tướng Sin-dô A-bê và cảm ơn về việc hai bên đã ký kết các Công hàm Trao đổi cho 05 dự án ODA vốn vay cho nửa cuối tài khóa 2013 trị giá 120 tỷ yên.

17) Hai bên quyết định tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác đã ký nhằm thúc đẩy phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như đường sắt, đường bộ, cảng biển, cảng hàng không trọng điểm, cấp thoát nước và phát triển tài nguyên nước trong khuôn khổ các bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai nước. Phía Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải tạo hệ thống đường sắt Bắc-Nam hiện có và ủng hộ cân nhắc tầm nhìn tương lai về hệ thống đường sắt Bắc-Nam mới và triển khai một cách chắc chắn việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị đang thực hiện.
18) Hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Dự án Thông quan hàng hóa tự động và hệ thống cơ sở dữ liệu Hải quan thông minh (VNACCS/VCIS).
19) Hai bên quyết định tích cực thúc đẩy hợp tác công-tư PPP nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
20) Thủ tướng Sin-dô A-bê tuyên bố rằng phía Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển 02 khu công nghiệp tại Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu theo đề nghị của Việt Nam thông qua cung cấp kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư từ Nhật Bản.

Cải thiện môi trường đầu tư

21) Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có việc xem xét nghiêm túc mở rộng diện tích đất dành cho các trường Nhật Bản. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả Giai đoạn V của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm thúc đẩy đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Thương mại

22) Hai bên nhất trí phối hợp thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại giữa hai nước, phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và dòng đầu tư vào năm 2020.
23) Phía Việt Nam đánh giá cao việc Nhật Bản nới lỏng quy chế hàm lượng tồn dư Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam xuống mức 0,2ppm và những nỗ lực của Nhật Bản tạo điều kiện và sớm hoàn tất các thủ tục về kỹ thuật để nhập khẩu thanh long, xoài và các loại hoa quả khác từ Việt Nam.

24) Thủ tướng Sin-dô A-bê hoan nghênh Việt Nam đã mở cửa thị trường chomặt hàng thịt bò, thịt lợn và nội tạng trắng của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam. Hai bên bày tỏ hy vọng sẽ sớm hoàn tất các thủ tục bổ sung về kỹ thuật có liên quan theo quy định hiện hành của Việt Nam. Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo điều kiện để sớm nhập khẩu táo từ Nhật Bản.

Nông lâm ngư nghiệp

25) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản ký Biên bản thảo luận về hợp tác và kế hoạch hành động năm 2014.
26) Hai bên quyết định lập cơ chế Đối thoại hợp tác để thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và sẽ sớm tổ chức phiên họp đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2014. 
27) Hai bên cũng quyết định tăng cường hợp tác công-tư nhằm thiết lập chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam và thiết lập cơ chế trao đổi về phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của hai nước và sớm tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Việt Nam.
Cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước
28) Hai bên nhất trí cho rằng việc cải cách hệ thống ngân hàng và cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng như việc giải quyết đồng bộ vấn đề nợ xấu gồm xử lý nợ và chấn hưng doanh nghiệp là các thách thức trong trung - dài hạn đối với Việt Nam..
Năng lượng và tài nguyên

29) Hai bên khẳng định tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân. Về dự án  xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở tỉnh Ninh Thuận, hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác tích cực  để triển khai theo nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
30) Hai bên nhất trí  thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng hiệu quả và ứng dụng công nghệ phát điện than hiệu suất cao, góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
31) Hai bên khẳng định hợp tác triển khai các dự án phát triển nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách năng lượng để ổn định cung - cầu điện của Việt Nam. Hai bên nhất trí hợp tác triển khai hiệu quả dự án mẫu Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Hà Nội do Tổ chức phát triển năng lượng mới và kỹ thuật công nghiệp (NEDO) thực hiện và phổ biến ra các địa phương khác tại Việt Nam.
32) Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
Môi trường, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

33) Hai bên quyết định tiếp tục phối hợp để triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ hợp tác về môi trường giữa Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản” ký tháng 12/2013. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác thông qua các hội thảo Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) về phòng quản lý thiên tainhằm chủ động giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và quản lýthiên tai. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được trong việc xây dựng Cơ chế tín chỉ chung (JCM) giữa hai nước trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản ký tháng 7/2013 và quyết định triển khai một cách chắc chắn cơ chế JCM tại Việt Nam cũng như thúc đẩy JCM như một cơ chế hiệu quả cho tăng trưởng các bon thấp  trên trường quốc tế.

34) Phía Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
35) Phía Việt Nam đánh giá cao cam kết của Nhật Bản cung cấp ô tô điện thế hệ mới cho thành phố Hà Nội.

36) Hai bên ghi nhận tầm quan trọng và khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí, cấp thoát nước. Phía Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua sử dụng công nghệ tiên tiến mà các địa phương và các công ty tư nhân của Nhật Bản có thế mạnh. 
37) Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp để triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phòng quản lý thiên tailiên quan đến nước và thích ứng với biến đổi khí hậu giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản” ký tháng 9/2013. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc Nhật Bản chủ trì tổ chức Hội nghị Toàn cầu lần thứ 3 của Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại thành phố Xen - Đai vào tháng 3/2015. Hai bên nhất trí hợp tác vì thành công của Hội nghị.
Xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị

38) Hai bên cam kết tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị bao gồm phát triển các khu đô thị sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, công trình ngầm... Liên quan đến phát triển các khu đô thị sinh thái, hai bên cam kết phối hợp triển khai hiệu quả Biên bản hợp tác về thúc đẩy thực hiện các dự án phát triển đô thị sinh thái (eco-city) tại Việt Nam ký tháng 10/2013 giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản. Phía Nhật Bản nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy và nâng cao năng lực trong lĩnh vực phát triển đô thị.

Thông tin truyền thông và bưu chính

39) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông và bưu chính thông qua phối hợp triển khai hiệu quả “Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản” sửa đổi tháng 9/2013.
Y tế và an sinh xã hội

40) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bao gồm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về hệ thống bảo hiểm y tế công cộng và chuẩn bị cho xã hội dân số già.

41) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam và việc Nhật Bản xem xét tích cực hỗ trợ xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Việt-Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh.
42) Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác song phương về việc phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, bao gồm ung thư và các bệnh do tập quán sinh hoạt và hoan nghênh tiến triển trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành y tế giữa hai bên.
Khoa học công nghệ

43) Hai bên nhấn mạnh tầm quan trong của tăng cường hợp tác toàn diện trong lĩnh vực khoa học công nghệ và tổ chức cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam vào thời gian sớm nhất có thể. Phía Việt Nam đánh giá cao hỗ trợ của Nhật Bản về xây dựng năng lực cho các cơ sở khoa học và công nghệ của Việt Nam. Về lĩnh vực này, hai bên nhất trí đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học chung, đào tạo sinh viên, chuyên gia và cán bộ cho Việt Nam trong khuôn khổ “Chương trình đối tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững” (STATREPS) và “Chương trình nghiên cứu chung Khu vực khoa học và đổi mới công nghệ Đông Á”.

Phát triển nguồn nhân lực
44) Hai bên hoan nghênh việc ngày 18/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Văn hóa, thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã ký Chương trình hợp tác chiến lược về giáo dục và đào tạo giữa hai nước.
45) Phía Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thúc đẩy giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam cũng như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam. Hai bên quyết định tiếp tục thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học, sinh viên, và các nhà nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ của hai nước và góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Phía Việt Nam đánh giá cao việc phía Nhật Bản cân nhắc tích cực nâng cấp trường Đại học Cần Thơ và một số trường Đại học được lựa chọn khác thành các trường Đại học xuất sắc, hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia và hợp tác phát triển một số trường dạy nghề của Việt Nam đạt tiêu chuẩm quốc tế. Hai bên khẳng định Chính phủ hai nước tiếp tục hợp tác trong Dự án Đại học Việt-Nhật do các tổ chức hữu quan của hai nước hiện đang thúc đẩy.
46) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực xây dựng để triển khai hiệu quả Biên bản hợp tác về phát triển ngành xây dựng ký tháng 6/2013.
Tiếp nhận ứng viên điều dưỡng viên,  hoặc hộ lý và thực tập sinh kỹ thuật
47) Hai bên hoan nghênh các ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đủ điều kiện của đợt tiếp nhận đầu tiên sẽ sang học tập, làm việc tại Nhật Bản từ tháng 6/2014 và khẳng định sẽ tích cực hợp tác để triển khai hiệu quả các đợt tiếp nhận tiếp theo. Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng số lượngđiều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam được nhận sẽ gia tăng trong thời gian tới.
48) Chủ tịch Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật từ Việt Nam trong lĩnh vực nông-ngư nghiệp, chế biến nông-hải sản và xây dựng.

3. Về Giao lưu Văn hóa và Giao lưu Nhân dân

Thiết lập khuôn khổ đối thoại về giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân

49) Hai bên chia sẻ quản điểm về đẩy nhanh thảo luận hướng tới thiết lập một khuôn khổ đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Hợp tác văn hóa
50) Hai bên đánh giá cao việc tổ chức thành công những hoạt động kỷ niệm phong phú của Năm Hữu nghị Việt-Nhật 2013 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
51) Hai bên nhất trí thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước thông qua việc phối hợp tổ chức các hoạt động hai chiều nhằm quảng bá con người, văn hóa, nghệ thuật, trong đó có việc phối hợp tổ chức hàng năm Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản. Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích chính sách mới của Nhật Bản về giao lưu văn hóa với Châu Á được công bố tháng 12/2013 với tên gọi Dự án WA Hòa-Hoàn-Luân và đề xuất thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua việc hỗ trợ giảng dạy tiếng Nhật và vận dụng chính sách này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh đề xuất của Thủ tướng Sin-dô A-bê.

Hợp tác phát thanh truyền hình
52) Nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau dựa trên văn hóa, truyền thống và lịch sử của hai nước, hai bên nhất trí tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị thông qua sử dụng các chương trình phát thanh truyền hình trên cơ sở sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các đài truyền hình hai nước.

Thúc đẩy du lịch

53) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác du lịch giữa hai nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc tháng 7 năm 2013 Nhật Bản đã nới lỏng thủ tục thị thực và bày tỏ hy vọng phía Nhật Bản sẽ thực hiện các bước để đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực cho người Việt Nam. Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đơn phương miễn thị thực từ năm 2004. Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi về việc sớm thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho người Việt Nam.

Giao lưu thanh niên và thể thao

54) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh việc Thủ tướng Sin-dô A-bê đang triển khai chương trình giao lưu thanh thiếu niên giữa hai nước với quy mô 1.000 người trong khuôn khổ Chương trình giao lưu thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS2.0).
55) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh thông báo của Thủ tướng Sin-dô A-bê về việc Nhật Bản tổ chức giải U-14 giao lưu bóng đá thanh thiếu niên ASEAN-Nhật Bản vào tháng 4/2014 và giải U-19 Đại hội Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 9/2014.

56) Chủ tịch nước chúc mừng Tokyo, Nhật Bản được chọn đăng cai Thế vận hội mùa Hè và Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2020 và bày tỏ sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản để tổ chức thành công các sự kiện này. Phía Nhật Bản khẳng định sẽ hỗ trợ thể thao Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Thể thao Châu Á 2019 (ASIAD 2019). Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích về chương trình "Thể thao cho ngày mai" của Nhật Bản. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản trong việc truyền bá giá trị của thể thao và phong trào Olympic trên thế giới.

57) Hai bên hoan nghênh việc các trường phổ thông Nhật Bản tổ chức ngày càng nhiều các chuyến du lịch học tập tới Việt Nam.

II. Về các vấn đề khu vực và quốc tế

Đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới

58) Hai bên khẳng định tăng cường phối hợp và hợp tác sâu rộng tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+3, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)..., góp phần tích cực, mang tính xây dựng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.
59) Thủ tướng Sin-dô A-bê giải thích về chính sách an ninh của Nhật Bản, nhất là các nỗ lực gần đây trong khuôn khổ chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” trên cơ sở nguyên tắc hợp tác quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ rất mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp một cách tích cực và mang tính xây dựng vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

60) Thủ tướng Sin-dô A-bê nhấn mạnh sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản mang lại lợi ích cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và sự tăng trưởng của Việt Nam có lợi cho Nhật Bản. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ hy vọng thông qua chính sách kinh tế Abenomics, sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hợp tác trong ASEAN và Khu vực Mê Công

61) Hai bên hoan nghênh thành công của Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần thứ 5 tổ chức tháng 12 năm 2013 và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai kết quả của các hội nghị trên. Phía Nhật Bản ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, bày tỏ sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ tích cực ASEAN tăng cường liên kết khu vực và thu hẹp khoảng cách nội khối, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015.
62) Hai bên đánh giá cao kết quả tích cực của Diễn đàn Mê Công Xanh và nhất trí tiếp tục hợp tác cùng với các tổ chức liên quan, đặc biệt là Uỷ hội Sông Mê Công (MRC), trao đổi thông tin và nghiên cứu như hợp tác nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mê Công, bao gồm nghiên cứu về đánh giá tác động của thủy điện trên dòng chính nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý nguồn nước sông Mê Công. Phía Nhật Bản quyết định dành ưu tiên cho các dự án nông nghiệp, y tế, đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang phía Nam, tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam nhằm tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách trong tiểu vùng Mê Công.

63) Phía Việt Nam hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Sin-dô A-bê về việc tham vấn với các nước ASEAN để tổ chức cuộc họp không chính thức Bộ trưởng quốc phòng Nhật-ASEAN nhằm trao đổi về các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có lĩnh vực phòng chống thiên tai.
64) Thủ tướng Sin-dô A-bê hoan nghênh Việt Nam xem xét tích cực tổ chức Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 trong năm nay. Hai bên quyết định hợp tác vì thành công của Diễn đàn.
Thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)

65) Hai bên nhất trí  hợp tác chặt chẽ trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).

Liên Hợp Quốc

66) Thủ tướng Sin-dô A-bê cảm ơn việc Việt Nam liên tục ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này được mở rộng. Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên hợp quốc vào năm 2015, hai bên nhất trí sẽ tích cực hợp tác hướng tới sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liệp hợp quốc theo hướng tăng cường hiệu quả, tính hợp pháp và minh bạch, và tăng cường tính đại diện của Hội đồng Bảo an.
67) Hai bên khẳng định lại sự hợp tác nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ đến năm 2015 cũng như xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015. Hai bên chia sẻ nhận thức chung rằng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 cần là một khuôn khổ hiệu quả hơn để xóa nghèo, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững và dung nạp, đảm bảo bền vững về môi trường cũng như an ninh con người, trong đó phòng quản lý thiên tai và phổ cập bảo hiểm y tế có vị trí xứng đáng.

Tự do, an toàn hàng hải

68) Thủ tướng Sin-dô A-bê đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam hướng tới giải quyết các vấn đề trên biển bao gồm lĩnh vực an ninh hàng hải dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Lưu tâm đến các kết nối hàng hải và hàng không giữa Nhật Bản và Việt Nam trong khu vực, Thủ tướng Sin-dô A-bê cho rằng không thể xem nhẹ bất kỳ hành động mang tính đơn phương, cưỡng ép nào thách thức hoà bình và ổn định. Hai bên khẳng định hoà bình và ổn định trên biển là lợi ích chung của cả hai nước cũng như cộng đồng quốc tế. Hai nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ lập trường rằng tất cả các bên hữu quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của duy trì an ninh và an toàn hàng hải, đề cao tự do trên vùng biển quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và vùng trời và thương mại không bị trở ngại và đảm bảo kiềm chế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật quốc tế bao gồm UNCLOS. Hai nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm rằng Bộ Quy tắc Ứng xử tại biển Đông (COC) cần được sớm hoàn tất.

Bán đảo Triều Tiên

69) Hai bên khuyến khích Triều Tiên tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ theo các Nghị quyết có liên quan của LHQ và các cam kết trong Tuyên bố Chung của Vòng Đàm pháp Sáu bên ngày 19 tháng 9 năm 2005 và ủng hộ phi hạt nhân hoá một cách toàn bộ, kiểm chứng được trên bán đảo Triều tiên. Hai bên chia sẻ ý định tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc, mối quan tâm nhân đạo của cộng đồng quốc tế. Phía Việt Nam bày tỏ sẵn sàng  hợp tác với Nhật Bản trong khả năng của mình để giải quyết vấn đề bắt cóc con tin.
 Theo Vov.vn

Crimea chính thức trở thành lãnh thổ của Nga

- BTTD: Nguyện vọng của nhân dân Crime phải được tôn trọng. Tuy nhiên việc sát nhập Crime vào Nga vẫn thiếu tính pháp lý, chưa có sự thỏa thuận (đồng thuận) với Ukraina và Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai lãnh đạo Crimea vừa đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga.  Ông Putin phát biểu rằng Crimea "đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga".

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước thành viên Hạ viện, chính phủ liên bang, lãnh đạo của các khu vực và đại diện của các giới trong xã hội
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước cácđại biểu tham dự cuộc họp chung của Quốc hội tại điện Kremlin chiều naysau khi phê duyệt dự thảo hiệp ước để Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh: Reuters
"Cộng hòa Crimea chính thức được coi là một phần của Nga kể từ ngày ký hiệp ước", điện Kremlin tuyên bố vài phút sau khi Tổng thống Putin ký kết hiệp ước với các lãnh đạo Crimea.
Nhà lãnh đạo Nga hôm nay chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Putin nói cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea cuối tuần qua về việc sáp nhập vào Nga là một quyết định "quan trọng mang tính lịch sử".
Trong tiếng hát và tiếng nhạc quốc ca Nga, Putin và các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước chính thức đưa bán đảo này trở thành trở thành lãnh thổ của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay, các đại biểu còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.
"Trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. Cam kết này, dựa trên sự thật và công lý, đã được khẳng định, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Tổng thống Nga mô tả bán đảo Biển Đen, căn cứ của Hạm hội Biển Đen, là địa điểm linh thiêng đối với không chỉ Nga mà cả ba dân tộc ở Crimea gồm Nga, Ukraine và Tatar. 
"Điều đúng đắn nhất, mà tôi biết rằng người dân Crimea sẽ ủng hộ, là Crimea sẽ có ba ngôn ngữ bình đẳng là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar Crimea", Reutersdẫn lời Putin nói.
ky-6008-1395147145.jpg
Hàng trước, từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, Chủ tịch Nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Sevastopol Alexei Chaliy trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga tại Moscow hôm nay. Ảnh: Reuters
Ông Putin lên án các nước phương Tây là "đạo đức giả" khi công nhận độc lập cho Kosovo sau khi tách khỏi Serbia, nhưng nay lại bác bỏ quyền tương tự của người dân Crimea. 
"Không thể cùng một vật mà hôm nay nói trắng, mai lại nói đen", ông Putin nói trong tiếng vỗ tay vang dội.
Ông cũng chỉ trích các nước đối tác phương Tây "đã vượt quá giới hạn" trong vấn đề Ukraine và hành xử "vô trách nhiệm". Putin khẳng định cuộc bỏ phiếu hôm 16/3 đã thể hiện nguyện vọng của người dân Crimea là được đoàn tụ với Nga sau 60 năm thuộc về Cộng hòa Ukraine.
Tổng thống Nga cảm ơn Trung Quốc vì đã ủng hộ Nga, dù Bắc Kinh bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Crimea mà Moscow bỏ phiếu phủ quyết. Ông cũng nói ông từng nghĩ rằng chắc chắn Đức sẽ ủng hộ đề nghị thống nhất của người dân Nga, như Nga từng ủng hộ Đức thống nhất năm 1990.
Và ông cũng tìm cách trấn an Ukraine rằng Nga không cần bất cứ phần lãnh thổ nào khác của họ, trước nỗi lo của Kiev rằng Nga có thể sẽ hành động tương tự đối với khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.
"Đừng tin những người cố gắng khiến bạn lo sợ Nga và những người đe dọa rằng các khu vực khác cũng sẽ đi theo Crimea. Chúng tôi không cần lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi chỉ cần điều này", Putin khẳng định.
Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo lâm thời ở Kiev, nói rằng họ đã đi vào con đường "phát xít".
"Những người đứng đằng sau những sự kiện gần đây, họ đã chuẩn bị cuộc đảo chính. Họ lên kế hoạch để chiếm quyền và không run sợ trước bất cứ điều gì. Khủng bố, giết người, tàn sát đều đã xảy ra", Putin nói và gọi các lãnh đạo Kiev là "chủ nghĩa dân tộc, phần tử phát xít, bài Nga và bài Do Thái".
"Đó là những người đang quyết định đời sống của Ukraine ngày nay. Cái gọi là chính quyền Ukraine hiện nay đã đưa ra đạo luật tai tiếng về chính sách ngôn ngữ, trong đó vi phạm trực tiếp quyền của người thiểu số trong quốc gia".
Ông Putin hôm qua ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập, một ngày sau khi người dân bán đảo này bỏ phiếu lựa chọn sáp nhập với Nga. Các nước phương Tây coi cuộc bỏ phiếu này của Crimea là bất hợp pháp và ban hành các lệnh trừng phạt với Nga.
Vũ Hà (Vnexpress)

Nguyễn Tấn Dũng treo bản đồ đường lưỡi bò trong phòng họp



- BTTD: Bản đồ VN và Biển Đông treo bên phải nhìn rõ đường lưỡi bò của TQ. Như thế này thì NTD đang ủng hộ TQ độc chiếm biển Đông ?