Trang

11 tháng 3, 2014

Hải chiến Gạc Ma 1988

- Nếu quân và dân VN đoàn kết, quyết tâm chống TQ xâm lược thì Tổ quốc VN  sẽ trường tồn. BTTD

“HQ 505 trúng đạn đã nghiêng, để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà chiến sĩ cũng hy sinh hết. Tôi phát lệnh bằng mọi giá lao tàu lên đảo”, thuyền trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ nhớ lại quyết định trọng đại nhất  đời binh nghiệp 26 năm trước.

Những ngày đầu tháng 3, ông Vũ Huy Lễ bận rộn hơn thường lệ. Vị đại tá, thuyền trưởng đang tất bật cho cuộc gặp đồng đội cũ trên con tàu HQ 505 ở Hải Phòng. Sau đó ít ngày, ông sẽ đi Đà Nẵng gặp lại những đồng đội khác từng có mặt trong trận hải chiến cách đây tròn 26 năm.
Nhắc đến trận chiến năm xưa, vị thuyền trưởng đã gần 70 tuổi bồi hồi nhớ lại. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ba đảo này chỉ cách nhau vài hải lý, hợp thành một cụm đảo trong nhóm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa).
Các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ. Cuộc chiến chính thức nổ ra ngày 14/3/1988 và chỉ kéo dài trong ít giờ buổi sáng trên cả 3 đảo.
VHL-4422-1394431911.jpg
26 năm sau trận hải chiến, những ký ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: N.Hưng.
Theo thuyền trưởng Lễ, thực tế ngay trước khi diễn ra trận hải chiến năm 1988, HQ 505 đang thực thi nhiệm vụ đưa bộ đội công binh và vật tư công trình đến đảo Đá Lớn. Vừa hoàn thành công việc thì sáng 13/3/1988, tàu nhận được lệnh đến đảo Cô Lin.
Xây đài tưởng niệm Gạc Ma
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" nhằm vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận Gạc Ma (14/3/1988); Đồng thời hỗ trợ gia đình của những người đã hy sinh trong hai trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.
Vị trí  xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma. 
Trên đường HQ 505 di chuyển, tàu Trung Quốc tìm cách ngăn chặn, khiêu khích. 18h cùng ngày, dù bị đối phương gây nhiễu làm mất liên lạc với sở chỉ huy song tàu vẫn đến đúng vị trí và hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin sáng sớm 14/3.
Đe dọa và khiêu khích không thành, hôm sau tàu Trung Quốc đã tấn công vào bộ đội Việt Nam đang bảo vệ cờ trên các đảo và nã đạn vào các tàu HQ 505, 604, 605.
6h30 sáng, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ 505, đạn trúng vào buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy. Gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh, máy bị hỏng nên tàu trôi xa khỏi đảo hơn một hải lý. Pháo 85, 100 ly trên tàu Trung Quốc vẫn không ngừng nã đạn khiến HQ 505 bốc cháy ngùn ngụt, thân tàu thủng, nước tràn vào các khoang, dầu trôi ra lênh láng mặt biển. Hệ thống liên lạc bị hỏng, không thể báo cáo tình hình với cấp trên.
“Lúc này HQ 505 đã nghiêng và có nguy cơ chìm. Để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà toàn bộ chiến sĩ cũng hy sinh, chỉ còn cách đưa tàu lên bãi cạn”, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhớ lại.
Ngay lập tức, ông hội ý với Ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Trong vòng 3-4 phút, phương án này được thống nhất. Dù bị thương nhưng máy trưởng, đại úy Nguyễn Đại Thắng vẫn xông xáo chỉ đạo anh em sửa máy bằng được.
“Tàu mất điện, lái hỏng, chúng tôi phải dùng một máy tiến, máy lùi để tàu quay mũi hướng về phía đảo. Sau vài phút rồ hết công suất hai máy, tàu lao lên bãi cạn. Đến khi nghe tiếng san hô cọ rào rào và 2/3 thân tàu nằm trên bãi thì tôi biết quyết định ủn bãi đã thành công”, vị thuyền trưởng kể.
Con tàu dài gần 100 mét, rộng 28 mét vừa yên vị trên bãi thì cũng là lúc tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng Lễ yêu cầu anh em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu nhằm hạn chế thương vong, đồng thời chuyển vũ khí lên đảo chuẩn bị chiến đấu.
“Lúc đó dù lực lượng mỏng nhưng do đã án ngữ lối lên nên tôi tin là dù địch có đổ bộ chúng tôi vẫn đánh được và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đảo”, đại tá Lễ khẳng định.
hq931-4572-1394431911.jpg
Các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma được đưa về đất liền. Ảnh tư liệu.
Nhân lúc tàu địch rút ra xa, bộ đội trên tàu HQ 505 tổ chức dập lửa, dùng xuồng cao su sang đảo Gạc Ma cứu vớt công binh, bộ đội của tàu HQ 604 bị chìm và đưa được 44 chiến sĩ trong đó có thương binh, tử sĩ về an toàn.
Nhớ lại tình thế ngàn cân đó, thuyền trưởng Lễ cho rằng, đời binh nghiệp có nhiều giây phút phải lựa chọn song quyết định lao tàu lên đảo là quyết định trọng đại nhất của ông. HQ 505 sau đó hiên ngang trên đảo Cô Lin, cờ tổ quốc tung bay trên tàu, dù nguy nan còn kéo dài hàng tháng trời.
Chín cán bộ chiến sĩ bám trụ ở Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy luôn trong trạng thái chiến đấu. Ngày nào đối phương cũng cho tàu chiến đến đe dọa. “Có ngày chúng quấy nhiễu 3-4 lần, dùng loa réo tên tôi ra hàng. Nhưng điều đó khiến tôi và anh em càng quyết tâm bảo vệ đảo”, ông kể.
Không chỉ căng thẳng về tinh thần, do thực phẩm cạn, tiếp tế khó khăn, cứ đêm đến vài chiến sĩ phải đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá. Có hôm ăn bị ngộ độc, nhiều người đau buốt xương khớp, 3-4 ngày mới khỏi.
Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng thuyền trưởng Lễ đã bám trụ lại đảo Cô Lin cùng các chiến sĩ đến tháng 6/1988, khi các hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.
Đầu năm 1989, tàu HQ 505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác được thưởng huân chương chiến công các hạng. Đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười khi trao tặng danh hiệu đã khẳng định, tấm gương hy sinh, ý chí kiên cường dũng cảm, tinh thần mưu trí sáng tạo, tình yêu thương đồng đội của thuyền trưởng và tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ 505 là niềm cổ vũ lớn lao với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên quần đảo Trường Sa.
Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, Việt Nam giữ được những đảo còn lại.
Nguyễn Hưng (Vnexpress)

Cao Thùy Linh khỏa thân đẹp mê hồn

Cao Thùy Linh tiếp túc khẳng định con đường riêng của mình khi cùng ekip thực hiện một concept chụp hình nude vô cùng táo bạo bên ngựa trắng.
Mỗi lần xuất hiện trước công chúng yêu nghệ thuật ảnh, siêu mẫu 1m74 có cái tên ấn tượng : Cao Thuỳ Linh, luôn luôn để lại dấu ấn khó quên. Với tài năng diễn xuất tự nhiên trước ống kính nhiếp ảnh gia và sức lao động nghiêm túc vì nghệ thuật, Cao Thuỳ Linh cùng ekip hợp tác với mình đều tìm tòi lối đi riêng không lẫn lộn bất kỳ người mẫu nào.
Chuyến hành trình dài từ TP.HCM lên Cao Nguyên nắng gió ekip đi chuyển bằng xe hơi từ lúc khuya để kịp đón cái nắng đẹp Miền cao. Đây được xem bộ ảnh đầu tư công phu từ khâu ý tưởng, chọn bối cảnh chụp, nhất khâu chọn ngựa bạch đã được thuần gần gũi người mẫu dễ dàng cho buổi ghi hình. Riêng cá nhân Cao Thuỳ Linh biết hy sinh vì nghệ thuật đã bỏ qua bỡ ngỡ ban đầu hoà mình thiên nhiên hoang sơ cùng chú ngựa bạch rất tự nhiên diễn xuất trước ekip thực hiện bộ ảnh này.
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh Nude nghệ thuật mới nhất của siêu mẫu Cao Thuỳ Linh được thể hiện bởi ekip đạo diễn Ngô Đình Hoà, chuyên gia trang điểm Đăng Minh, cùng nhiếp ảnh bikini nổi tiếng Hạo Nhiên :

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ

Cao Thùy Linh khỏa thân bên ngựa trắng giữa thiên nhiên hoang sơ
Theo VTV.vn

10 tháng 3, 2014

Ma trận trò bẩn trong showbiz Việt

(ĐSPL) - Có nghệ sĩ còn ghê gớm hơn khi nhờ tới bàn tay xã hội đen để hại đồng nghiệp.
Đã có một thời gian, bóng dáng của những ông trùm, những tay giang hồ đao búa cộm cán đã xuất hiện cả trong ... showbiz Việt. Ít ai biết được rằng, sự xâm lấn của những thế lực đáng sợ này được bắt nguồn từ chính lời mời chào của ... ít nhiều nghệ sĩ.

Ma trận trò bẩn trong showbiz Việt: Dắt tay giang hồ vào hại nhau - Ảnh 1
Nhiều sao Việt không ngại ngần khi nhờ tới giang hồ để dằn mặt đồng nghiệp. (Ảnh minh họa)
Trong vụ án Nam Cam, có một cái tên cộm cán không thể không nhắc tới: Năm Giao. Gã giang hồ này có chút ít "nghệ sĩ tính" trong người, khi mê cải lương hơn cả đao búa, đâm chém và từng ôm mộng trở thành ... nghệ sĩ. Tuy nhiên, gương mặt bặm trợn và tính tình hung hãn của gã giang hồ này không hợp với sân khấu, mà chỉ hợp với thế giới ngầm và những vụ thanh toán rợn người. Có điều, đã có thời gian gã "lấn sân showbiz", thậm chí đường hoàng được treo ảnh lên cả poster của không ít chương trình lớn với nghệ danh hẳn hoi: Nghệ sĩ Phương Giao!
Người dắt tay gã giang hồ máu lạnh vào với nghệ thuật chính là một nghệ sĩ cải lương thuộc hạng lão làng, với công việc chính là ... đòi nợ. Thế giới cải lương hào nhoáng và sặc mùi phấn son thực chất lại tiều tụy hơn những gì người ta thấy rất nhiều.
Thu nhập từ nghề cải lương khá nghèo nàn, thậm chí không đủ để chi cho những nhu cầu tối thiểu để làm nghề như may quần áo hay trang điểm. Trừ một số nghệ sĩ thuộc dạng sao, được đông đảo người hâm mộ yêu mến, những tên tuổi mới bước vào nghề phải khá chật vật để tồn tại, thậm chí phải "giật gấu vá vai" để có thể hàng đêm đứng trên sân khấu sáng đèn.
Việc vay nợ là chuyện khá phổ biến trong giới nghệ sĩ cải lương từ nhiều năm trước đây. Ban đầu là những món vay nợ của đồng nghiệp với đồng nghiệp, sau dần là tới những chủ nợ nghiệp dư, rồi rốt cuộc những món nợ dần bị thâu tóm bởi những tay trùm tín dụng đen, với mức lãi vay cắt cổ. Năm Giao cũng từng là một trong những hung thần cho vay nặng lãi - kẻ mà cái tên chỉ cần vang lên cũng đủ khiến không ít nghệ sĩ tái mặt vì lo sợ!
Nguồn cơn Năm Giao "lấn sân" vào showbiz là từ một lời nhờ vả ... đi đòi nợ. Sẵn mối quan hệ thân tình cùng với một nghệ sĩ lão làng của cải lương, Năm Giao quyết định nhận lời đòi hộ người này một món nợ lâu năm. Quen với phong cách đòi nợ thường lệ, gã giang hồ bặm trợn vác nguyên băng đàn em hùng hổ tới nhà con nợ, để rồi chưng hửng khi thấy con nợ tên tuổi đối phó bằng cách ... khóc nức nở và xin khất để mai mốt trả. Nhìn thấy "tiềm năng" từ dàn nghệ sĩ - mà trong đó có không ít ngôi sao, Năm Giao đã quyết định "đầu tư" vào lĩnh vực này và thành công vang dội.
Dưới bàn tay sắt của gã trùm giang hồ, đã có một thời gian giới nghệ sĩ cải lương gần như nằm trọn trong vòng tay kiềm tỏa của y. Những món nợ có lãi suất khó tin cứ được tròng vào cổ họ, hệt như một thứ gông xiềng không thể nào cởi bỏ. Lãi mẹ đẻ lãi con, rất nhiều con nợ tên tuổi của Năm Giao buộc lòng phải giao cả thân xác, sự tự do của mình vào tay gã giang hồ đao búa, để đổi lấy một vài phút bình an.

Ma trận trò bẩn trong showbiz Việt: Dắt tay giang hồ vào hại nhau - Ảnh 2
Những cuộc chiến nảy lửa trong showbiz vẫn luôn diễn ra hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Nhờ giang hồ "xử lý" nhau không phải điều hiếm gặp trong giới nghệ sĩ, nhất là khi mà giang hồ - nghệ sĩ dường như lại khá dễ để thân thiết với nhau. Giang hồ dù sao cũng là con người, cũng có tình cảm, biết yêu, biết ghét, thậm chí là ... biết hâm mộ người nghệ sĩ. Thương Tín - một gương mặt lẫy lừng của màn bạc Việt suốt nhiều thập kỷ thậm chí còn từng diện kiến Năm Cam - ông trùm xã hội đen khét tiếng nhất Sài Gòn tại ngay chiếu bạc của y. Biết Thương Tín thua bạc, Năm Cam sai đàn em đưa trả lại toàn bố số tiền, rồi nói với Thương Tín: "Sòng anh mở để bọn phá gia chi tử, đám lắm tiền nhiều của vào chơi. Nghệ sĩ như chú có mấy đồng mà cũng lao vào đây làm gì? Lần sau đừng vào đây nữa!"
Câu chuyện gặp gỡ đó cũng là một minh chứng điển hình về mối quan hệ đặc biệt giang hồ - nghệ sĩ. Không chỉ riêng Thương Tín, khá nhiều nghệ sĩ cũng có những mối quan hệ thân thiết cùng với đám giang hồ thông qua nhiều cách khác nhau. Có thể đôi khi giang hồ là người hâm mộ, có đôi khi quý mến lẫn nhau bởi nét sống phóng khoáng, ngang tàng, tuy nhiên đôi lúc, những mối quan hệ dạng này lại dẫn tới những cái kết chẳng mấy hay ho.
Những xích mích, mâu thuẫn trong giới nghệ sĩ cũng nhiều chẳng kém gì ... giới giang hồ đao búa. Tuy nhiên, thay vì dùng súng ống hay dao búa, nghệ sĩ "hiền lành" hơn khi không đủ can đảm để "xử" nhau bằng bạo lực. Nhưng nghệ sĩ không đủ can đảm, đã có hàng loạt người khác sẵn sàng "giúp hộ", bởi mối thân tình mà họ có với nhau.
Giới phóng viên trong Sài Gòn có lẽ ít người không biết tới vụ một phóng viên kì cựu bị giang hồ "xử đẹp" ngay trên đường phố. Điều đáng nói là phóng viên này được cho là rất thân với một ngôi sao và là tác giả của một bài viết "dìm hàng" đối thủ của ngôi sao này - cũng là một tên tuổi lớn trong làng nhạc Việt. Vẫn chưa biết thực hư của sự việc ra sao, nhưng việc những thứ bạo lực kiểu xã hội đen vươn vòi bạch tuộc vào tận sân khấu giải trí hay hậu trường đã được gióng lên hồi chuông cảnh báo kể từ sau sự cố đó.
Không chỉ "giết gà dọa khỉ", nhiều ngôi sao còn là nạn nhân thật sự của những trò bẩn sặc mùi giang hồ. Những tin nhắn "hỏi thăm sức khỏe của cả gia đình" hay những dọa dẫm tương tự từng khiến không ít ngôi sao rợn tóc gáy, nhất là khi vừa xảy ra chút "ân oán" cùng với đồng nghiệp có quan hệ với giang hồ. Ghê gớm hơn, một cô ca sĩ còn bị tạt nguyên một ... ca nước lọc vào mặt khi đang tà tà chạy xe máy trên đường phố và khi về nhà mở điện thoại, cô run bắn người khi nhận được tin nhắn: "Lần này là nước lọc, lần sau là thứ gì chắc mày tự hiểu!"
Cũng cách đây độ vài năm, vụ một nữ diễn viên Hà Nội bị chém "xả chân" ngay tại chung cư cô đang sinh sống cũng khiến dư luận và giới giải trí được một phen xôn xao dậy sóng. Đó cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ bị "xử" bởi bàn tay của giang hồ và dù người nhà ra sức thanh minh đó chỉ là một vụ "chém nhầm", dư luận và cả giới nghệ sĩ cũng không thể không lo lắng trước viễn cảnh một thế giới giải trí tràn ngập sắc đen của những tên sát nhân máu lạnh!
Rất may, cho tới thời điểm này, làng nghệ thuật vẫn chưa biến thành "đất hứa" của giới xã hội đen, dù vòi bạch tuộc của chúng cũng đã ít nhiều vươn tới tận những sân khấu, tụ điểm lấp lánh ánh đèn. Những "ân oán", xích mích trong giới dù xảy ra mỗi ngày, nhưng rốt cuộc cũng đều được giải quyết bởi những phương thức nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn là nhuốm máu bởi sắc màu bạo lực.
Lâm Anh

ĐẠI GIA VN- ĐẠI ĐẠI NỢ


BTTD công bố số liệu chính thức về số nợ của các doanh nghiệp đại gia nổi tiếng hàng đầu
 của Việt Nam. Số liệu chính xác đã được kiểm toán.

1. VIC- Tập đoàn Vingroup (HOSE) của tỷ phú usd Phạm Nhật Vượng.

- Tổng tài sản: 74,980,343,924.000 vnd  (Bảy mươi tư ngàn tỷ)
- Vốn chủ sở hữu: 17,758,824,096.000 vnd (Mười bảy ngàn tỷ)
- Tổng nợ: 56,255,152,072.000 vnd (Năm mươi sáu ngàn tỷ)

2. HAG-  Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE) của Bầu Đức

- Tổng tài sản: 29,815,997,949 000 vnd (Hai chin ngàn tỳ)
- Vốn chủ sở hữu: 12 920 899 896 000 vnd (Mười hai ngàn tỷ)
- Tổng nợ: 16,286,206,981 000 vnd (Mười sáu ngàn tỷ)

3. QCG- Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HOSE) của Cường đô la:

- Tổng tài sản: 6,384,733,903.000 vnd ( Sáu ngàn ba trăm tỷ ))
- Vốn chủ sở hữu: 2.301.367.134.000 vnd (Hai ngàn ba trăm tỷ)
- Tổng nợ: 3,905,309,584.000 vnd (Ba ngàn chín trăm tỷ)

4. ITA- Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE) của
Đặng Thành Tâm:

- Tổng tài sản: 10,843,614,126.000 vnd (Mười ngàn tám trăm tỷ)
- Vốn chủ sở hữu: 7,091,470,263,000 vnd (Bảy ngàn tỷ)
- Tổng nợ: 3,732,627,020.000 vnd (Ba ngàn  bảy trăm tỷ)
Đã kinh doanh là phải vay nợ, nhưng nợ nhiều trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lãi vay cao thì rất nguy hiểm, rất đau đầu. Nhiều tiền mà lo là thế. Tăng Minh Phụng khi nắm trong tay hàng trăm triệu usd và 6000 công nhân ( Những năm 90 của thế kỷ trước ) đã mơ ước: " Tôi chỉ muốn trở lại làm chủ xưởng may ( có khoảng 50 công nhân ) như xưa". Kết cục Tăng Minh Phụng bị tử hình vì "tội phạm kinh tế".

Phạm Hải

“Thế lực DN nhà nước là kinh khủng”




Ngày 6/3, Chính phủ ban hành nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, với nhiều quy định dự tính trước lối ra cho các khó khăn mà quá trình này có thể gặp phải.
Cũng trong ngày 6/3, tại hội thảo “Cải cách thể chế: Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước là một nút thắt dứt khoát phải làm khi cải cách thể chế kinh tế.

Bởi, không thể để khối doanh nghiệp này tiếp tục bành trướng, hay cứ nói cổ phần hóa, nhưng thực chất một số doanh nghiệp chỉ cổ phần có 5%.

Hội thảo hôm đó có mặt nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước. Và không ít người trong số họ cùng có chung sự sốt ruột với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, cải cách doanh nghiệp nhà nước là một trong những chuyện đã bàn nát nước ở thời kỳ đầu của đổi mới, bây giờ lại quay trở lại. Nhưng, sự trở lại này, theo bà Lan thì khó hơn rất nhiều. Bởi
“thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”.

Lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích cũng là điều đã được bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức một năm trước.

Khi đó, bà Lan đã tha thiết mong Quốc hội chủ động tối đa trong việc cải cách thể chế. Đồng thời, Quốc hội nên đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể, chọn một số nội dung quan trọng yêu cầu Chính phủ phải làm cho bằng được.

Phải làm cho bằng được, theo ý kiến của cả nhà quản lý và chuyên gia, đó chính là gỡ nút thắt mang tên doanh nghiệp nhà nước.

Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà trong bản báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 2 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt thể chế tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước lên vị trí hàng đầu trong những nhiệm vụ hoàn thiện thể chế "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" cần tập trung thực hiện trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế.

10 giải pháp để hoàn thiện thể chế này cũng lần lượt được điểm tên, từ triển khai nghị quyết, văn bản đến đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng cường năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, cải thiện quản trị, thu hẹp phạm vi và tỷ trọng nguồn lực phân bổ… cho tới ban hành tài liệu hướng dẫn chung nguyên tắc và cách thức thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tất cả các giải pháp gần như không có gì mới mẻ, nếu không muốn nói là có những điều rất cũ, đã trở thành điệp khúc ở không ít diễn đàn, văn bản.

Chẳng hạn, giải pháp thứ năm: cần ban hành một dự luật về đầu tư nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã từng là đề nghị của nhiều đại biểu khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước từ cuối năm 2009. Và sau đó đã được chính thức đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Song đến nay thì dự thảo luật này vẫn còn đang ở giai đoạn chuẩn bị.

Hay, giải pháp thứ chín nêu: đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trên thực tế. Điều này đã liên tục nằm trong các khuyến nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước hàng chục năm nay.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, ngay kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7/2011 cũng đã gửi đến 10 kiến nghị để ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, kiến nghị thứ bảy nêu rõ: “tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay”.

Nhưng, cũng giống như nhiều yêu cầu khác của cải cách thể chế kinh tế, “nút thắt” khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở trạng thái im lìm suốt nhiều năm qua.

Trong sự sốt ruột cao độ, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rằng, giờ không còn là lúc thích hợp để nói mãi về những yếu kém của các ông “con cưng” mà như đúc kết của quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung là “lời ăn lỗ dân chịu” nữa. 

Mà hãy bắt tay hành động để gỡ “nút thắt”, cụ thể là “bắt” doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, theo lời Bộ trưởng Vinh.

Bởi thế, cũng có thể chia sẻ với mục tiêu chuyển toàn bộ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong 3 - 4 năm tới được Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu ra tại báo cáo nói trên. Nhất là khi khá nhiều lối ra đã được nêu tại nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân các trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Những đề xuất cụ thể để cải cách doanh nghiệp nhà nước, rộng hơn là cải cách thể chế kinh tế, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đang được tính từng ngày. Bởi thế, một số vị chuyên gia kinh tế được Bộ trưởng Vinh tham vấn, dù còn rất lo lắng với không ít lực cản từ chính tư duy, quan điểm phát triển vẫn thể hiện quyết tâm chung tay gỡ “nút thắt” doanh nghiệp nhà nước, góp phần cải cách thể chế kinh tế vốn đã nói quá nhiều, nhưng làm chưa được bao nhiêu.

Và như thế, có thể thêm một lần hy vọng vào sự chuyển biến thực sự của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.

'Khách mua dâm... là quan chức'


(ĐVO) - Hỏi cô gái bán dâm nhiễm HIV, khách của em là những ai?. Em bảo: "Thứ nhất là những người đi giầy..." (thường được mặc định là cán bộ, quan chức).
Mại dâm ngay cạnh ủy ban
- Đang có những luồng ý kiến trái chiều về đề xuất lập "phố đèn đỏ" của ông trong hội thảo đối thoại chính sách về phòng, chống mại dâm mới đây. Thực hư lời đề xuất này thế nào, thưa GS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS Việt Nam?
+ Tôi là một nhà nghiên cứu xã hội học, tôi không đồng tình với việc công khai mại dâm, coi đó là một nghề thì làm gì có chuyện tôi đề xuất lập "phố đèn đỏ". Phải ngăn chặn nó chứ! Người ta đã hiểu sai ý kiến của tôi. Quan điểm của tôi là phải cấp phép lại các dịch vụ nhạy cảm như karaoke, tiệm massage - những dịch vụ dễ phát sinh mại dâm, đưa chúng vào một khu vực nhất định để dể bề kiểm soát, quản lý.
- Có mâu thuẫn không khi ông vừa bảo "phải ngăn chặn mại dâm" nhưng lại có ý "dung túng" cho nó khi để nó núp bóng những quán karaoke, tiệm massage được cấp phép?
+ Trước hết, cần phải thừa nhận rằng không thể nào triệt phá mại dâm ra khỏi đời sống xã hội. Ngay cả nước có đạo luật cấm mại dâm như Mỹ, rồi ở ta cũng cấm mà nó vẫn tồn tại thì sẽ thấy điều đó.
Thực tế cho thấy, mại dâm thường núp bóng trong những quán karaoke, tiệm massage. Dĩ nhiên, không phải quán hát, tiệm massage nào cũng chứa mại dâm, nó chỉ ở một tỷ lệ nào đó thôi nhưng tôi thấy tỷ lệ đó không nhỏ đâu. Vì sao ta cứ chống mại dâm nhưng nó vẫn tràn lan, ấy là vì ta chỉ biết cấp phép cho các dịch vụ này mà không biết quản lý thế nào. Do đó, cần phải siết lại chính những dịch vụ này thông qua việc cấp phép, lập khu riêng để nó hoạt động.
- Ông đang đánh giá thấp các nhà quản lý khi cho rằng họ chỉ biết cấp phép?
+ Tôi không có ý đó. Nhưng rõ ràng, lâu nay trong quản lý xã hội của ta vẫn có kiểu chỉ biết cấp phép mà quên đi chính sách và luật pháp liên quan. Thế nên, những dịch vụ nhạy cảm như karaoke, massage, vũ trường... cứ đua nhau mọc lên, còn nó hoạt động như nào, chứa chấp mại dâm đến đâu thì không cần biết; có khi những quán đó ở ngay cạnh ủy ban, trường học. Chỉ đến khi công an vào cuộc kiểm tra mới phát hiện ra. Vậy nên mãi chẳng chống được mại dâm. Một phần nguyên nhân nữa là chính những người thừa hành công vụ cũng chưa làm tròn bổn phận của mình.
- Ý ông là có tiêu cực trong lực lượng phòng chống mại dâm?
+ Có đấy, dù không phải là tất cả. Thực tế vẫn có chuyện người ta phạt để cho tồn tại, lần sau còn phạt tiếp. Cũng không thể phủ nhận việc lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội ở ta rất mỏng, cả nước chỉ có chừng 1.300 người nên cũng khó có thể ngăn chặn được mại dâm.
GS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS Việt Nam.
GS Chung Á, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS Việt Nam.
Đừng tưởng công khai mại dâm là tiến bộ
- Có nhiều ý kiến, trong đó có cả những nhà khoa học xã hội học cho rằng, cần phải công khai mại dâm, chấp nhận nó là một nghề thay vì cấm đoán, để nó chui lủi. Còn ông lại phủ nhận. Ông đang mang tiếng bảo thủ?
+ Không. Đừng tưởng công khai mại dâm là tiến bộ. Ngay từ 200 năm trước, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp E. Durkheim đã nói "tệ nạn mại dâm cũng giống như tệ nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về mặt đạo đức". Trong số hơn 200 nước và vùng lãnh thổ cũng chỉ có chừng 30 nước công nhận mại dâm thôi. Dĩ nhiên, chúng ta không thể công khai mại dâm, coi đó là một nghề nhưng cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn. Vấn đề là phải giải quyết nó thế nào để hạn chế những tiêu cực của nó mà thôi.
- Ông và nhiều người phản đối công khai mại dâm, phải chăng vì nếu làm thế sẽ là một sự lệch chuẩn, phạm thuần phong mỹ tục?
+ Lý do đó là không đủ thuyết phục. Cái chính là những hệ lụy của mại dâm thật khó lường, nó tạo ra một xã hội không yên bình. Đó là sự tan vỡ hạnh phúc gia đình; là bệnh tật cho cộng đồng khi người hành nghề mại dâm không được kiểm tra về sức khoẻ thường xuyên; là tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em vào các ổ mại dâm; là bạo lực tình dục...
Cấm tiệt cán bộ vào dịch vụ nhạy cảm
- Có vẻ như ta đang "bất lực" khi để mại dâm tiếp diễn, trong khi chúng ta đã có Pháp lệnh phòng chống mại dâm, có các lực lượng chức năng để ngăn chặn, xử lý. Theo ông, cần phải kiểm soát như thế nào để có thể hạn chế những tiêu cực của nó?
+ Vấn đề bây giờ là không thể xóa bỏ được nó song cũng không thể thừa nhận. Vậy thì phải quản lý bằng kiểu mắt nhắm mắt mở mà thôi.
- Nghĩa là sao?
+ Tức là phải mềm mỏng hơn trong chính sách. Một mặt ta nghiêm cấm, nhưng mặt khác nên cấp phép cho các dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh mại dâm vào một khu vực xa khu dân cư, xa trường học. Khu đó sẽ đánh thuế rất cao, ví dụ, phải có ít nhất 1 triệu đồng mới được vào đó để hạn chế đối tượng. Ở đó phải có trung tâm y tế khám chữa bệnh định kỳ, siết chặt khâu này để tránh tình trạng mua giấy khám sức khoẻ.
Phải cấm tiệt cán bộ vào khu nhạy cảm để làm gương cho xã hội nữa. Nếu như phát hiện trong đó có mại dâm mà nhà quản lý nhận thấy nó có mặt tích cực nào đó như làm tăng khách du lịch, khu vực khác trên địa bàn tỉnh/thành đó hầu như không còn mại dâm thì cũng cần xem xét, ứng xử cho linh hoạt. Nói chung, phải thay đổi cả hệ thống chính sách liên quan chứ không phải chuyện một sớm một chiều.
- Ông vừa bảo phải cấm tiệt cán bộ?
+ Đúng, thực tế thì chẳng khó gặp cảnh người ta lấy báo phủ xe công ở các quán dịch vụ này. Hình ảnh rất không đẹp!
Phải dần coi đồ chơi tình dục là bình thường
- Theo ông thì nạn hiếp dâm có liên quan đến việc người ta không được thỏa mãn nhu cầu sinh lý?
+ Có chứ.
Vậy nếu đề xuất của ông được thực thi, những người lao động có ít tiền mà chưa có vợ hoặc vợ không thỏa mãn được nhu cầu của họ, họ lại không thể vào những khu vực dịch vụ nhạy cảm thì liệu họ có đi hiếp dâm, càng làm xã hội phức tạp?
+ Cái này cũng không thể lường được. Do đó, như tôi vừa nói thì phải thay đổi hệ thống chính sách. Truyền thông cũng phải góp phần thay đổi nhận thức cho xã hội để có cái nhìn cởi mở hơn về tình dục. Khi đã lập ra các khu dịch vụ nhạy cảm rồi thì cũng phải dần coi sextoy (đồ chơi tình dục) là chuyện bình thường mới được.
- Ông có nghĩ đến chuyện sẽ rất khó để thành lập các khu dịch vụ nhạy cảm riêng biệt, vì người ta đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở trong nội thành, khu dân cư rồi, bắt họ chuyển đi làm sao được?
+ À, cái này thì không lo. Chính quyền vẫn cấp phép cho các dịch vụ đó, nhưng với điều kiện anh phải làm đúng như đăng ký: Quán karaoke chỉ được hát hò, tiệm mát xa chỉ để mát xa. Còn nếu anh không đảm bảo được thì phải chuyển ra khu dịch vụ nhạy cảm đã lập thôi. Nếu không, anh sẽ bị phạt thật nặng, rút giấy phép kinh doanh...
Cảm ơn ông!
Theo Kiến thức

Tính mạng người Việt quá "bèo"


Đường dây nóng tiếp tục...lạnh! Ngư dân tự thuê tàu cứu nạn

BTTD: VN huy động cả máy bay của Không quân, 7 tàu trong đó có tàu chiến của Hải quân, lập ban chỉ huy cứu nạn máy bay của Malaisia mất tích (đây là việc cần phải làm). Trong khi đó ngư dân Việt bị nạn thì chính quyền bỏ mặc, ngư dân phải tự thuê tàu cứu nạn.
 Tính mạng người Việt quá bèo. 
(Chính trị - Xã hội) - (ĐVO) - Chiều ngày 27/5, ngư dân vùng biển Quảng Ngãi phải tự thuê tàu cá để cứu tàu thuyền của mình. Trong khi đó, khi PV liên lạc tới đường dây nóng của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (có địa chỉ phường Thọ Quan, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) nhưng không thể liên lạc được.
Đường dây nóng tiếp tục...lạnh!
Chiều ngày 28/5, PV báo Đất Việt tìm cách liên hệ với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (có địa chỉ phường Thọ Quan, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) theo số điện thoại 0511.392956 để tìm hiểu thông tin về tàu cá mang số hiệu QNg 95004, tuy nhiên không thể liên lạc được.
Cụ thể, vào lúc 16h30 ngày 28/5, PV gọi 5 cuộc điện thoại đến số điện thoại trên thì máy báo "Số điện thoại sai", "Lỗi kết nối"; "Ngắt mạng", có cuộc thì ngắt điện thoại luôn...
Số điện thoại của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II bị
Số điện thoại của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II bị "đóng băng"?.
Những phút sau đó, PV tiếp tục gọi điện thêm 15 cuộc điện thoại nữa nhưng vẫn nhận được những phàn hồi tương tự như trên.
PV đã gọi điện đến tổng đài để được trợ giúp thì nhân viên tổng đài cho biết: "Đấy là trường hợp do số điện thoại anh muốn gọi tới bị sai số nên không thể thực hiện được cuộc gọi".
Được biết, số điện thoại này được đăng tải chính thức trên trang mạng internet của Cục Hàng hải Việt Nam với thông tin có người trực điện thoại 24/24h.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II có chức năng: Trực tiếp chỉ huy và điều hành các lực lượng, đơn vị thuộc ngành Hàng hải Việt Nam phối hợp tìm kiếm cứu nạn thuộc chuyên ngành, đồng thời tham gia, phối hợp với các lực lượng liên quan trong và ngoài ngành để tiến hành tìm kiếm và cứu nạn trên biển dưới sự điều hành của Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn
Dân tự thuê tàu cứu nạn
Trong khi số điện thoại của cơ quan chức năng "đóng băng" thì chiều tối ngày bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, cho biết, bà đã phải thuê tàu cá QNg 95831 của ông Võ Sơn ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi để đi cứu tàu cá QNg 95004 sắp chìm cùng 11 ngư dân.
Được biết, trước đó vào ngày 26/5, khi chiếc tàu cá QNg 95004 cách Quy Nhơn khoảng 100 hải lý về hướng đông thì bị hỏng máy trong khu vực có gió đông nam cấp 5.
Thời gian gần đây, nhiều tàu cá gặp nạn khi lênh đênh trên biển.
Thời gian gần đây, nhiều tàu cá gặp nạn khi lênh đênh trên biển.
Xung quanh không có tàu cá nào khác để hỗ trợ cứu giúp, trong khi đó chiếc tàu cá QHg 95004 bị hỏng máy nên không thể điều khiển, trôi lênh đênh trên biển, nước đang tràn vào bên trong tàu khiến đe dọa tới tính mạng của 11 thủy thủ.
Đến 16h ngày 27.5, tàu cá QNg 95004 đã trôi dạt thêm 20 hải lý, Đài TTDH Đà Nẵng cho hay dù lương thực, nước ngọt còn đủ cho 5 ngày nhưng 11 ngư dân đều hoang mang lo sợ vì đang ở vùng biển sâu không thể thả neo, tàu trôi dạt tự do nên bị sóng, gió cấp 5 - 6 đánh mệt nhoài.
Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và  Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận định đây là trường hợp yêu cầu cứu hộ (tàu bị nạn chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải) nên chỉ hướng dẫn ngư dân tự thuê tàu đi cứu.
Bà Võ Thị Phượng cho biết thêm, dự kiến đến tối ngày 28/5, chiếc tàu QNg 95831 được bà Phượng thuê với phí 60 triệu đồng sẽ tiếp cận được với chiếc tàu QNg 95004 đang bị hỏng máy, trôi lênh đênh trên biển.
 Theo Đông Tẩu