Trang

10 tháng 3, 2014

Tướng Duân: Sập cầu treo do quá tải


Nguyên nhân sập cầu: "Vì người Mông khiêng quan tài đi rất nhanh"?!
BTTD: Ông tướng này học lớp mấy? Nghiệp vụ kém như thế mà mang hàm thiếu tướng- giám đốc sở công an. Bótay.com rồi. 

(Tinmoi.vn) Theo Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, nguyên nhân chính ban đầu được xác định vẫn là do quá tải. 
Sập cầu do quá tải (?!)
Theo tin tức được đăng tải trên báo Trí thức trẻ/Soha, tối ngày 26/2, trao đổi với PV, Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, trong chiều cùng ngày, đoàn công tác của công an tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại toàn bộ thiết kế, quá trình thi công trình, vật liệu làm cầu treo Chu Va 6 để xác định nguyên nhân vụ sập cầu treo ngày 24/2. Trong buổi chiều cùng ngày, cơ quan Công an tỉnh Lai Châu đã lấy mẫu ốc neo tăng đơ và thép đứt gãy để đưa đi giám định để tìm ra nguyên nhân gây sập cầu.
Nguyên nhân sập cầu: Vì người Mông khi khiêng quan tài đi rất nhanh
Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Cũng theo Thiếu tướng Trần Duân, nguyên nhân chính ban đầu được xác định vẫn là do quá tải. Phía cơ quan công an điều tra đang xem lại các khâu kỹ thuật xem có vấn đề gì không.
“Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải để xác định nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến sập cầu. Chưa thể khẳng định do làm ẩu, hoặc thi công không đúng.  Quá tải và có hiện tượng cộng hưởng khi đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu là nguyên nhân ban đầu chúng tôi nhận định. Vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.
Video: Máu nhuộm đỏ suối trong vụ sập cầu treo
Trước tiên chúng ta xác định là do quá tải, quá trọng gây nên đã. Chúng tôi đang cho nghiên cứu một số chỗ cần phải giám định và xem lại hồ sơ thiết kế xem có sai sót gì không nhưng khả năng này là không cao” - Thiếu tướng Trần Duân cho biết thêm.
Ý kiến chuyên gia
Trước đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cầu đường đã bày tỏ nghi vấn về chất lượng của cầu treo Chu Va 6. Cụ thể, Trên mạng xã hội Facebook, một trang Facebook được cho là của GS.TS Nguyễn Đình Cống, GS hàng đầu về chuyên ngành kết cấu xây dựng của Đại học Xây dựng phân tích như sau: 
Cầu treo dài 54m bị sập khi có đám tang đi qua (nguyên nhân trực tiếp, rõ ràng là đứt dây cáp. Cái gì gây ra đứt dây, người ta tạm cho là sự quá tải... vì tải trọng thiết kế của cầu chỉ là 1,5 tấn). 
Tôi không thể nào tin được. Hỏi 1,5 tấn là tải trọng toàn bộ hay trên mỗi mét dài. Nếu là tải toàn bộ thì trên mỗi mét chỉ là 1,5/54 = 0,028 T/m = 28 kG/m (đây là tải trọng cho gián hoặc cùng lắm là chuột đi qua cầu). Cần hiểu tải trọng thiết kế 1,5 tấn trên mỗi mét dài, vậy tổng tải trọng sẽ là 1,5x54=81 tấn. Tải trọng của đám tang còn xa mới đạt con số ấy.
Ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây vẫn chưa thể đứt (nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm) vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao (từ 4 trở lên)”.
"Đứt ốc neo ở cầu treo là trường hợp hy hữu trên thế giới chứ đừng nói ở Việt Nam. Rõ ràng chất lượng ốc neo ở đây có vấn đề", ông Tuấn Anh, kỹ sư cầu đường một công ty thuộc Bộ Xây dựng chia sẻ.
Theo vị chuyên gia này, viện dẫn lý do cầu sập vì quá đông người không thuyết phục. Theo bảng chỉ dẫn, cây cầu chịu được tải trọng 1,5 tấn, trên cầu có khoảng 50 người, tức là lúc đó cầu hứng tải hơn 2 tấn. "Về nguyên tắc khi thiết kế, để đảm bảo an toàn bao giờ cầu cũng chịu tải được gấp 3 lần", ông Tuấn Anh khẳng định.
Cụ thể trong trường hợp Chu Va, cầu được ghi có tải trọng 1,5 tấn thì thực chất có thể chịu tải khoảng 4 đến 5 tấn.
"Rõ ràng là do thi công không tốt, nhập nguyên liệu không đảm bảo chất lượng mới để xảy ra trường hợp đáng tiếc như vậy", vị chuyên gia trên nói.
Đ.T (tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

9 tháng 3, 2014

Oan sai và quyền con người ở VN


(Tin tức thời sự) - Để tránh oan sai, Hiến pháp khẳng định tòa án xét xử phải bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, nghĩa là phải có người bào chữa, phải có luật sư.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường  đã nói như vậy trong Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 9/3.
Theo đó, Bộ trưởng đã luận giải nhiều vấn đề liên quan hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
Liên quan đến quyền con người, Bộ trưởng khẳng định, theo dự kiến mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành, và Chính phủ cũng căn cứ vào đó đã ban hành, có đến 28 đạo luật sắp tới đây cần được sửa đổi bổ sung, cần được ban hành mới để chúng ta cụ thể hóa trực tiếp những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.
Trong 28 văn bản đó, có 12 văn bản thuộc lĩnh vực quyền dân sự chính trị và 16 văn bản thuộc lĩnh vực quyền kinh tế văn hóa xã hội của người dân. Hiện nay tất cả đang được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Tới đây Quốc hội họp sẽ thông qua chương trình xây dựng pháp luật của 2015, về cơ bản là được ưu tiên, cho nên những luật, bộ luật về quyền con người, quyền công dân sẽ được Quốc hội xem xét ban hành trong năm 2015, 2016 có những vấn đề trong năm 2014 này đã được thực hiện rồi", Bộ trưởng nói.
Một vấn đề mà vừa qua dư luận xã hội và ngay cả diễn đàn Quốc hội rất quan tâm tới một số vụ án oan sai, trong đó quyền bào chữa, quyền tự bảo vệ của người dân trong quá trình tố tụng chưa được bảo đảm, ví dụ như vụ “ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang”.
Tuy nhiên, theo bộ trưởng Bộ Tư pháp, điều này đã được sửa đổi bổ sung và quy định rất sâu sắc trong bản Hiến pháp 2013.
Ví dụ như, lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định tòa án xét xử phải bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, có nghĩa là phải có người bào chữa, phải có luật sư.
Thứ hai, quyền được mời luật sư bào chữa đã được mở rộng ra một cách đáng kể. "Trước đây theo quy định của Hiến pháp, cũng như của Bộ luật Tố tụng hình sự, người dân có quyền mời luật sư khi mà bị khởi tố bị can. Còn bây giờ Hiến pháp đã bổ sung là người bị bắt, kể cả bắt quả tang rồi người bị giữ, tạm giữ, người bị tạm giam, người bị điều tra đều có quyền tự mình bào chữa hoặc mời luật sư bào chữa, để làm sao tránh những sự oan sai", Bộ trưởng khẳng định.
Một điều quan trọng nữa, trong Hiến pháp lần này làm rõ hơn nguyên tắc suy đoán vô tội. Trước đây, quy định rằng người ta không có tội, khi nào chưa có bản án có hiệu lực của tòa án kết tội người đó. Bây giờ thêm một điều kiện rất quan trọng đó là việc buộc tội đó phải được chứng minh thì mới có bản án.
Một điểm nữa Hiến pháp cũng quy định yêu cầu người bị xét xử phải được tòa án xét xử đúng trình tự và đúng thời hạn luật định.
"Tất cả những điều đó đều là những quy định mở, để cho những bộ luật, đạo luật sắp tới đây có những quy định cụ thể bảo vệ cho những người chẳng may rơi vào vòng lao lý như vậy để làm sao khắc phục được những oan sai như trường hợp của ông Chấn vừa qua", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Tư pháp cũng nhấn mạnh: chưa bao giờ Hiến pháp chúng ta quy định là việc bắt giữ, giam người phải theo luật định. Đây là lần đầu tiên Hiến pháp nước ta quy định rất nguyên tắc như vậy. Hiện nay đang xây dựng luật về tạm giữ, tạm giam để thực hiện quyền đó.
Phương Nguyên (Đất Việt )

Nga điều 'sát thủ' diệt Hạm tới Crime


- Thế giới đa cực vẫn tốt hơn. NATO đã tiến sát biên giới nước Nga thì Nga phải có hành động ngăn chặn. Khủng hoảng ở Ukraina đã lan rộng sang cả Nga và phương Tây rồi.
 Thế giới bất ổn thì tình hình kinh tế- chính trị Việt Nam càng bất lợi cho nhân dân VN, có lợi cho bành trướng Trung Quốc và bè lũ Việt gian.  Đau buồn cho 2 đất nước xinh đẹp, giàu tiềm năng Ukraina và Việt Nam. BTTD

Tổ hợp tên lửa Bastion P

 - Đáp lại hành động điều tàu chiến của Mỹ, Nga đã triển khai các tổ hợp Bastion tới Sevastopol.
Các xe cơ động của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất Bastion đã được Nga triển khai tới Sevastopol, nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen.
Các xe cơ động của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất Bastion đã được Nga triển khai tới Sevastopol, nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen.
Nga đã bắt đầu triển khai các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tối tân nhất Bastion-P tới quân cảng Sevastopol của Hạm đội Biển Đen để đáp trả hành động điều tàu khu trục của Mỹ vào khu vực này.
Thông tin trên đã được trang Uintelligencer.org xác nhận khi các phóng viên của họ chụp được hình ảnh các xe cơ động của tổ hợp tên lửa Bastion-P chạy trên đường phố Cremia vào đêm ngày 8/3.
Trước đó, giới truyền thông Nga cũng cho biết rằng, Hải quân nước này đã triển khai các tổ hợp Bastion ở Anapa, Krasnodar nhằm sẵn sàng tiêu diệt các tàu chiến thuộc Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ đang ở gần Biển Đen.
Bastion là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động, được trang bị các tên lửa hành trình diệt hạm có cánh siêu âm Yakhont, được thiết kế có thể tiêu diệt các loại tàu chiến nổi, tàu vận tải cỡ lớn và cả tàu sân bay. Tổ hợp Bastion có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm và có thể  tác chiến trong điều kiện bị đối phương tác chiến điện tử mạnh.
Tên lửa hành trình có cánh siêu âm Yakhont đạt tầm bắn xa lên đến 300km và nó có thể bảo vệ dài bờ biển dài 600km. Cho đến nay, ngoài Nga mới chỉ có Syria và Việt Nam được trang bị các tổ hợp tên lửa tối tân này.
PVD ( Đ ất Việt )

Cập nhật tình hình Ukraina

 
Hôm qua là ngày của chị em. Mặc dù cánh đàn ông phải nhức đầu chuyện quà cáp cho cánh phụ nữ nhưng những cái đầu nóng vẫn không nguội đi chút nào. Cho đến tối ngày 9/3, tình hình trên hầu hết các tỉnh miền Đông và Crimea đều căng thằng
- Sáng sớm nay tại Crimea xảy ra vụ nổ súng vào máy bay biên phòng Ukraine. Không có thiệt hại về người và của.
- Lính Nga đã áp sát biên giới Crimea với tỉnh Kherson tại làng Chogar. Họ đào hào và chôn mìn dọc ranh giới. Người dân làng lo lắng yêu cầu quân đội U tiến sát ranh giới với Crimea chứ không phải đầu kia của làng.
- Tại Perekop quân Nga đào những chiếc hào sâu 3m, rộng gần 4m. Nhiều người đùa rằng sắp tới Crimea sẽ không phải là bán đảo nữa mà thành đảo Crimea
- Một loạt đồn biên phóng và sân bay quân sự Ukraine ở Crimea bị chiếm trong ngày hôm qua và hôm nay
- Doanh trại Thủy quân lục chiến Ukraine ở Feodosia đã được rất nhiều người dân đến tiếp tế lương thực và đồ uống. Ngay mai dự định lính TQLC Nga và Ukraine sẽ có một trân đá bóng giao hữu tại sân bóng gần doah trại. Các sĩ quan có than thở Chính quyền U có nói sẽ trợ giúp cho các quân nhân ở Crimea nhưng hiện tại chưa thấy sự trợ giúp nào.
- Hôm qua và hôm nay tại Crimea có rất nhiều cuộc biểu tình của phụ nữ Crimea ang cờ Ukraine chống chiến tranh và yêu cầu Nga rút quân. Theo ước đoán chủ yếu họ là những người Ukraine và Tatar.
- Chính quyền Crimea chính thức quyết định thành lập lực lượng vũ trang cho mình. Đã có rất nhiều người dân ra nhập và tuyên thệ trung thành với Crimea.
- Người điều hành của Euromaidan tại Crimea bị bắt đi mất tích
- Có những thông tin lực lượng tự vệ Crimea mua rất nhiều quân phục của quân đội Ukraine. BQP dự đoán sắp tới có thể sẽ có những vụ khiêu khích kiểu như quân Ukraine tấn công quân Nga hay tấn công vào người dân Crimea.
- Tại một loạt các tỉnh miền Đông Ukraine như Donesk, Kharkov, Lugansk diễn ra một loạt các cuộc biểu tình của những người thân Nga. Người biểu tình tại Lugansk chiếm trụ sở HDND Tỉnh và đòi Tỉnh trưởng do TT tạm quyền chỉ định viết đơn từ chức. Hầu hết tại các thành phố trên người biểu tình đều đòi tiến hành trưng cầu dân ý về việc gia nhập EU. Cảnh sát chỉ ngăn cản người biểu tình tiến sát đến HDND. Có những đụng độ nhỏ xảy ra.
- Chính quyền Ukraine tuyên bố không gửi quân về phía Crimea. Các cuộc vận chuyển quân sự tại các vùng miền Tây là các hoạt động thường kỳ của quân đội
- Tại Nga càng ngày càng nhiều người phản đối chính quyền Nga đưa quân vào Crimea. Tuy số lượng chưa đông nhưng đấy sẽ là điểm khởi đầu

Theo FB Vuanh Nguyễn

Nghịch cảnh, thừa tiền thêm lo

- Bất hợp lý trong nền kinh tế VN: Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn,  người dân cạn túi. BTTD


Thừa tiền đâm lo

Trái ngược với tình trạng đói thanh khoản cách đây 2 năm, hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang rơi vào tình trạng thừa vốn, dễ huy động nhưng lại rất khó cho vay

Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đánh giá hệ thống ngân hàng vừa trải qua một cái Tết bình yên hiếm có. Thông lệ mọi năm, trước Tết NH thường rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản nhưng năm nay, NHNN không phải cấp thanh khoản cho bất cứ NH nào, chỉ cấp tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Tiền về NH đang nhiều
Theo NHNN, 2 tháng đầu năm, cầu vay mượn của các NH thương mại (TM) trên thị trường liên NH rất thấp, lãi suất qua đêm có lúc giảm xuống 1,3%-1,5%, là mức rất thấp so với lãi suất 5% vào thời điểm cuối năm ngoái.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khi báo cáo trước Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ 2 tháng đầu năm cũng nhận định “tiền về NH đang nhiều”. Lãi suất huy động giảm xuống thấp hơn trần quy định nhưng các kênh đầu tư khác đang tắc nên NH vẫn huy động được vốn. Trong khi đó, tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế giảm 1,66% so với tháng 12- 2013. Tiền về nhiều, các NHTM thường hay kinh doanh tiền tệ nên buộc NHNN phải hút tiền về để trung hòa với lượng mua vào trong 2 tháng đầu năm lên đến 4 tỉ USD. Điều hành tiền tệ vì thế rất căng thẳng.
Khó khăn trong sử dụng vốn, các NH đang coi trái phiếu Chính phủ là kênh đầu tư an toàn. Tính đến cuối tháng 2, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành qua Kho bạc Nhà nước lên đến hơn 31.500 tỉ đồng dù lãi suất đã giảm xuống chỉ còn 6,15%-7,67%/năm theo kỳ hạn 2-5 năm. Thực chất, đây không phải hướng tạo vốn cho nền kinh tế, nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng lệch lạc vai trò của hệ thống NHTM, cạnh tranh vốn với doanh nghiệp (DN) trong khi không đẩy được vốn vào sản xuất để tạo ra hàng hóa.
Rủi ro lớn
Theo các chuyên gia kinh tế, đáng lo ngại trên thị trường hiện nay là cầu không còn phản ứng với cung, biểu hiện rõ nhất là lãi suất giảm cũng không thúc đẩy được giải ngân tín dụng. Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, DN không mặn mà vay vốn vì không có cơ hội kinh doanh, số khác sức tàn lực kiệt không đáp ứng đủ điều kiện thế chấp để vay vốn.
Một chuyên gia tài chính NH cảnh báo có 3 rủi ro lớn trong hệ thống NH hiện nay. Thứ nhất, các NH rất có thể sẽ hạ chuẩn cho vay để đẩy vốn ra nhằm chống lỗ ngắn hạn. Nhưng khi hạ chuẩn cho vay sẽ gây ra rủi ro tín dụng và nguy cơ nợ xấu chồng nợ xấu.
Thứ hai, các NHTM rất dễ mắc phải tình trạng khó tìm khách hàng tốt (do vướng nợ xấu), khi đó sẽ thiên về cho vay các DN xuất khẩu nhiều mà chủ yếu là những tập đoàn, tổng công ty. Trong thời kỳ vốn NH “vón cục”, các NHTM từng gửi niềm tin cho vay vào các “ông lớn” đã có nhà nước chống đỡ nên mới hình thành các con nợ như Vinashin, Vinalines. 
Thứ ba, thừa vốn dễ dẫn đến tình trạng tín dụng ảo, vốn chạy lòng vòng trong hệ thống NH, không được đẩy ra lưu thông. Nguyên nhân là do NHTM lớn cho vay khách hàng tốt với giá rẻ nhưng DN chưa có cơ hội gì làm ăn thì đem tiền gửi vào NH nhỏ hưởng chênh lệch. Hiện tượng này sẽ hình thành bong bóng tài chính, khi bong bóng xì hơi, các căn bệnh về thanh khoản, đột biến về lãi suất trên thị trường sẽ rất khó lường hết.
Theo Tô Hà
Người lao động

Tọa đàm về bảo vệ Tổ quốc

Hôm qua 9.3, tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại”.

Cần tri ân những ai ngã xuống vì Tổ quốc
Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: Trường Sơn
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu, nhân chứng lịch sử và đại diện một số cơ quan quản lý đã nhất trí việc coi các cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) và hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979) và biên giới phía bắc (1979-1989) là những cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng là những sự kiện lịch sử trọng đại, tiếp nối dòng lịch sử lâu dài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Theo GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cần có sự đối xử rõ ràng, bình đẳng và sòng phẳng với các sự kiện này cũng như đối với con người tham gia các sự kiện này.
Theo GS Vũ Dương Ninh, đã 35 năm trôi qua từ sự kiện 1979, các địa phương xảy ra chiến sự đã có sự quan tâm nhất định đến nơi an nghỉ của các liệt sĩ, song trên phạm vi cả nước vẫn còn một khoảng trống nào đó trong chính sách chung. GS Ninh cũng cho rằng những ai đã ngã xuống trong các cuộc chiến chống xâm lược để bảo vệ non sông thì đều xứng đáng và đều cần được tôn vinh vì họ là người Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là nền tảng bền vững của sự hòa hợp dân tộc trong thời đại ngày nay.
Trường Sơn  (TNO)

Nhật - Việt bàn thảo an ninh


Ông Sang gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Indonesia hồi tháng 10/2013
Việt Nam chính thức xác nhận Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ 16 đến 19 tháng Ba.
Trước đó, phía Nhật Bản cho biết ông Sang sẽ hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.

Về nội dung đàm phán giữa Chủ tịch Việt Nam và Thủ tướng Nhật, hãng tin Nhật Kyodo nói:"Ông Sang cũng sẽ phát biểu tại Nghị viện và gặp Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko," Bộ Ngoại giao ở Tokyo cho biết.
"Trong thảo luận giữa ông Sang và ông Abe được lên lịch vào ngày 18/3, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ bàn về an ninh và các vấn đề khác ở Châu Á khi mà Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo hơn trên biển và tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia có đường biên ở Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tiếp diễn."

Nhà tài trợ lớn

Báo chí Việt Nam nói Nhật Bản hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với gần 20 tỷ USD vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1993 - 2012.
Các nhà đầu tư Nhật cũng dẫn đầu về số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong khi đứng thứ ba về trao đổi thương mại.
Mới hồi tháng 12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Abe.
Trang tin BấmVnExpress khi đó nói ông Dũng hứa sẽ "tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thông qua cải thiện môi trường đầu tư".
Hà Nội và Tokyo cũng nói về việc hợp tác trong các dự án lớn như đường bộ cao tốc Bắc-Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và trung tâm vũ trụ Việt Nam.
Đối với Chủ tịch Sang, đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Nhật Bản.
Trước đó ông cũng đã thăm đất nước này trong tư cách BấmThường trực Ban bí thư hồi năm 2011.
Theo bbc