Trang

27 tháng 2, 2014

Ngân hàng lao đao, chứng khoán đẩy giá

Theo nhận định của đài CNBC, nợ xấu cao tiếp tục làm ngân hàng Việt Nam đau đầu, nhưng thị trường chứng khoán thì vẫn bị đẩy giá.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút nhiều sự chú ý, với chỉ số VN Index leo dốc 17% từ đầu năm tới nay, nhưng bức tranh hệ thống ngân hàng lại ảm đạm hơn.
Trong một báo cáo vừa tung ra, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service giữ nguyên triển vọng "tiêu cực" về hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Theo ước tính của tổ chức, tài sản có vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam phải chiếm ít nhất 15% tổng tài sản, cao hơn nhiều so với con số nợ xấu 4,7% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào tháng 10/2013.
“Chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào một sự cải thiện đáng kể về vốn của các ngân hàng Việt Nam trong vòng 12-18 tháng tới đây. Vốn của các ngân hàng hiện vẫn chưa đủ để hấp thụ mức lỗ có thể phát sinh từ sự yếu kém lan rộng trong chất lượng tài sản”, báo cáo của Moody's cho biết.
Mặc dù Moody's chỉ ra chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để chỉnh đốn các ngân hàng, giới chức trách vẫn chưa thực thi được những biện pháp “quyết liệt” cho một bộ tiêu chuẩn kiểm toán và minh bạch cao hơn, báo cáo nhấn mạnh.
Đặt trên bàn so sánh, các ngân hàng Trung Quốc cũng đang làm cả thế giới lo ngại khi lượng nợ xấu tăng lên mức 1% tổng tài sản trong 3 tháng cuối năm 2013. Nhưng không như Việt Nam, thị trường chứng khoán của Đại lục đã tụt lùi trong cả năm do những thông tin tiêu cực từ ngân hàng.
Chính phủ Trung Quốc có đủ điều kiện tài chính và đã can thiệp để vực dậy hệ thống ngân hàng đang vướng vào rắc rối.
Còn ở Việt Nam, “nếu chính phủ muốn giúp đỡ, họ hoàn toàn có cơ hội. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu họ có muốn dùng công quỹ để hỗ trợ hệ thống ngân hàng hay không, vì cho đến hiện tại thì vẫn chưa có động thái gì thể hiện sự quan tâm này”, ông Art Woo – phân tích gia tại tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho CNBC hay.
Nhưng khi ngân hàng Việt đang lao đao, tại sau thị trường chứng khoán vẫn tăng đều?
Thứ nhất, không phải nhà đầu tư nào cũng tin vào số liệu tiêu cực Moody's đưa ra.
“Phân mảng ngân hàng đang hồi phục dần”, ông Kevin Snowball - CEO của PXP Vietnam Asset Management cho biết, đồng thời tin tưởng rằng tỷ lệ nợ xấu chỉ ở dưới mức 10% tổng tài sản.
“Chúng tôi tin hệ thống đang tìm cách để tháo gỡ. Rất nhiều khoản vay thế chấp trong số nợ xấu đó đang đọng lại tại bất động sản. Khi bất động sản lấy lại đà tăng thì mọi thứ sẽ được cải thiện”, ông nói thêm.
Trong năm 2007, khi thị trường bất động sản của Việt Nam chao đảo sau khi tăng nóng, lạm phát luôn ở mốc hai con số nhiều năm sau đó, lãi suất cho vay luôn trên mức 12% và đồng tiền nội tệ VND liên tục bị mất giá.
Lượng tín dụng cho các nhà phát triển cạn kiệt dần và đồng VND mất giá làm tăng giá của hàng nhập khẩu và nhân công lao động, khiến nhiều dự án phải bỏ dở giữa chừng.
Ông Snowball cũng cho biết kỳ vọng về việc chính phủ sẽ nới rộng hạn mức sở hữu nước ngoài của các công ty, giúp các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận với cổ phần chất lượng cao.
“Chúng tôi cũng mong chờ quá trình cổ phần hóa được đẩy mạnh, từ đó mang đến khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn”, ông nói.
“Khi hạn mức sở hữu được nâng lên, sẽ có nhiều nhà đầu tư để mắt đến thị trường, thị trường sau khi phục hồi sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, mọi thứ sẽ vận hành như một vòng quay, hy vọng là vậy”, ông Snowball nhận xét.
Trong tháng trước, khi chứng khoán tăng cao, chính phủ đã mở rộng biên độ sàn giao dịch Hồ Chí Minh HoSE từ 5% lên 7%, đồng thời tiết lộ sẽ nâng mức sở hữu nước ngoài tại nhiều phân khúc, trong đó có hàng tiêu dùng và bất động sản, theo thông tin của hãng tư vấn đầu tư GaveKal Research.

Theo Lê Phương
Diễn đàn đầu tư/Bizlive

TP HCM gỡ khó cho bất động sản

- Người dân vẫn trong tình cảnh "Leo cột mỡ" thôi. BTTD

Ổn định lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở mức 3% mỗi năm, giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu, thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở... là những biện pháp được TP HCM đưa ra nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản.

UBND TP HCM vừa có văn bản báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản.
Trong đó, thành phố đã kiến nghị một số nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trên địa bàn như: Cần ổn định lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở 3%/năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, thời gian cho vay 15 năm (lãi suất hiện tại là 5%); Giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu; Sớm thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để tạo nguồn tài chính cho các cá nhân trong nước vay để thuê, thuê mua, mua nhà ở hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở; Bổ sung quy định về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để làm cơ sở cho các ngân hàng thực hiện nhận tài sản thế chấp...
bds-7854-1393487994.jpg
TP HCM kiến nghị được phép giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở xuống còn 3% mỗi năm đối với nhà có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Ảnh: Hữu Công
Ngoài ra, thành phố cũng đề nghị được tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết số 2 của Chính phủ như: tiếp tục cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ đến ngày 31/12/2015; Kéo dài thời hạn thực hiện giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng lên đến 60 tháng (thay vì 36 tháng như quy định hiện hành); Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đến hết năm nay nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá bán nhà ở và tiêu thụ sản phẩm.
Theo báo cáo của UBND TP HCM, năm 2013 ngành bất động sản có mức tăng trưởng -5,5%. Trong thời gian qua, thành phố cùng với Trung ương đã có nhiều động thái nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa như kỳ vọng. Đến nay, thành phố còn tồn hơn 10.000 căn hộ với giá trị khoảng 17.600 tỷ đồng, so với năm 2012 giảm 30,6% (4.437 căn hộ).
Liên quan đến việc "gỡ khó" cho thị trường bất động sản, mới đây, TP HCM đã quyết định mua lại 1.050 căn chung cư tại dự án đầu tư xây dựng khu chung cư tái định cư, công viên cây xanh, trung tâm thể dục thể thao (phường 12, quận Bình Thạnh) để tái định cư cho dự án xây mới Trường Cán bộ thành phố; dự án đầu tư xây dựng lại lô IV, lô VI chung cư Thanh Đa, khu Bình Quới và các dự án trọng điểm khác trên địa bàn quận Bình Thạnh. Quỹ nhà này sẽ được bàn giao vào tháng 6 (block A) và tháng 9 (block B). Chủ trương mua lại các căn hộ tồn đọng được cho là sẽ giúp thành phố bổ sung quỹ nhà tái định cư mà không mất nhiều thời gian đồng thời còn giúp doanh nghiệp bán được hàng.
Trung Sơn (Vnexpress)

Nỗi đau còn mãi


Bài viết nhân ngày thầy thuốc Việt Nam

Nguyễn Minh Hòa  
Hôm nay 27-2 ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi cũng như mọi người dân Việt cầu chúc cho các thầy thuốc mạnh khỏe,  yêu nghê và trọng bệnh nhân.

Trong cuộc đời của mình, ai cũng có những nỗi đau khổ và mất mát, nhưng có những nỗi đau dằn vặt ta cho đến khi sang thế giới bên kia mà không thể nào hiểu được tại sao lại như thế.


Cách nay 11 năm, con tôi khi đó 7 tuổi, là đưa trẻ khỏe mạnh, bình thương bỗng trở bệnh đột ngột. Hai vợ chồng vôi vã mang con đến bệnh viện Nhi đồng 1. Lúc đó là 12 giờ 20 phút, người thì quá đông trong khi con tôi bắt đầu co giật, thời gian giành giật sự sống tính bằng phút. Nếu đưa vào phòng cấp cứu và can thiệp ngay thì mọi chuyện sẽ tốt hơn, nhưng họ buộc chúng tôi phải làm thủ tục đóng tiền, lập sổ, lấy hóa đơn, ngồi chờ đợi. 

Thấy  không ổn, chúng tôi tìm ông Trần Tấn Trâm-Bác sĩ giám đốc bệnh viện để cầu cứu. Tôi đã quì gập người xuống, nước mặt rơi lã chã, tay bồng con lên đầu cầu xin ông ấy can thiệp cho con tôi nhập viện ngay. Cần phải nói thêm rằng cả tôi và vợ tôi đều có địa vị xã hội, tôi là giáo sư của trường đại học, là thành viên của các loại hội đồng có uy lực trong thành phố, vợ tôi là bác sĩ đồng nghiệp với với ông ta, và hơn thế nữa ba vợ tôi một nhân sĩ có tiếng tăm trước 75 và là bạn học với ông ta thời trung học. Nhưng với khuôn mặt lạnh tanh, ông ta quay đi và phẩy tay nói lúc này ông ta có cuộc hẹn trả lời phỏng vấn với  báo đài.

 Khi con tôi nhập viện sau hơn 1 tiếng làm các thủ tục nộp tiền thì bắt đầu hôn mê, một người bạn là giám đốc một bệnh viện lớn trong thành phố đã liên lạc nhờ vị bác sĩ trưởng khoa nhiễm nhờ can thiệp gấp, ông ta nhận lời lúc 3 giờ chiều, nhưng  rất tiếc là con tôi ra đi lúc 4 giờ chiều mà mãi đến 6 giời tối vị bác sĩ nọ mới xuất hiện với dáng đi khật khưỡng, khuôn mặt đỏ gay sặc mùi rượu. 

Điều tệ hại hơn là sau khi con tôi mất, vì sợ trách nhiệm cho nên các bác sĩ đã xăng xái lắp vào cơ thể con tôi đủ các loại dây dợ, máy móc, bắt gia đình lồng chạy khắp thành phố để mua  các loại thuốc rất đặt tiền với một tinh thần phục vụ tận tụy hiếm thấy. 

Tang lễ con tôi tổ chức ở một bệnh viện khác, chỉ cách nhi đồng 1 có 1 km. Sau khi tang lễ con tôi xong xuôi, vị giám đốc sợ gia đình kiện cho nên mời chung tôi đến thương lượng, đền bù.  Sau một hồi nghe những lời lẽ kể lể, bao biện dài, tôi chỉ nói có một câu duy nhất rằng: “con tôi mất có lỗi của các anh, tôi không kiện vì biết sẽ không làm gì được cơ chế bảo vệ nội bộ của các anh. Nhưng điều tối thiểu nhất của một con người bình thường có thể làm được, huống hồ các anh là bác sĩ, là tôi đợi các anh đến thắp cho con tôi một nén nhang, nhưng các anh đã không làm được việc đó. Trong lồng ngực của các anh không phải là trái tim người”. 

11 năm qua đi thỉnh thoảng tôi vẫn thấy vị bác sĩ trưởng khoa lên ti vi rao giảng về đạo đức, ông giám đốc bệnh viện đã hạ cánh an toàn, vui thú điền viên. Họ đều là thầy thuốc ưu tú và thuốc nhân dân. Với tôi, mãi mãi họ chỉ là những hình nhân không mang trái tim con người. Vợ chồng tôi không bao giờ quên được khuôn mặt lanh tanh, lối phẩy tay vô cảm, hơi thở sặc mùi bia rượu của những người tự cho là “như từ mẫu”.

Khổng Tử có một câu nói đại ý là trong xã hội có hai nghề cao qui nhất là dạy người và cứu người, phàm khi cả hai công việc đó dính vào tiền bạc, lợi lộc thì xã hội ấy đã đến lúc hỏng. Tiếc thay cả hai nghề ấy ở Việt Nam nay đã dính rất sâu vào kim tiền mà chưa thấy được đường ra.   

Tác giả gửi Quê Choa
 Bài viết thể hiện thông tin riêng của tác giả

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở NHẬT BẢN



1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.



2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
(Sưu tầm)

-------
Trên đây là những đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Mình thật sự ngỡ ngàng bởi những thông tin rất thú vị . Liệu bao nhiêu trăm năm nữa con người Việt chúng ta mới được như thế nhỉ?

Theo Đức Hùng 

26 tháng 2, 2014

Đầu tư chứng khoán, tại sao không?

 

 Phân tích toàn cảnh thị trường VN hiện nay, có nhiều yếu tố để khẳng định suy thoái đã vượt qua vùng trũng, nền kinh tế đang phục hồi và có khả năng tăng trưởng.  Điều quan trọng là chính sách kinh tế vỹ mô và việc có hay không "cải t thể chế"? 

 Các ngành kinh tế lớn vẫn còn rất nhiều khó khăn: Nợ xấu khoảng 15% (theo Moody.s), tăng trưởng tín dụng thấp, tiền ứ đọng trong ngân hàng trong khi doanh nghiệp thiếu vốn, bất động sản vẫn đóng băng, hàng tồn kho rất lớn, các loại hình đầu tư chịu rủi do cao, thủ tục vẫn "hành là chính", lòng tin kinh doanh đang cạn kiệt...

 Lượng tiền trong dân vẫn còn nhiều mà lãi suất tiền gửi giảm (6-7 %/năm).

 Trong tình hình này, kênh đầu tư vào  chứng khoán là khả dĩ nhất. Tính từ đầu năm 2014 các nhà đầu tư ck đã thu lời từ 10-30%, cụ thể là VN-INDEX đã tăng 16 %, giá trị giao dịch trung bình từ 3 ngàn- 5 ngàn tỷ/phiên.

  Các bạn có tiền hãy cân nhắc, nên chăng đầu tư vào chứng khoán lúc này? BTTD


 Tham khảo:


Tiền ồ ạt đổ vào chứng khoán, VnIndex tăng mạnh




Tiền ồ ạt đổ vào chứng khoán, VnIndex tăng mạnh

Dòng tiền dường như đang tìm đến những cổ phiếu chưa tăng trong sóng tăng mạnh thời gian qua.

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, hai sàn đạt thanh khoản 177 triệu cổ phiếu giao dịch khớp lệnh, giá trị đạt 2.250 tỷ đồng. Đây là một mức thanh khoản khá cao!

Dù rằng 2 chỉ số đã tăng mạnh thời gian qua và nhiều cổ phiếu đã tăng gấp đôi từ đầu năm nhưng dòng tiền khoẻ đã cứu thị trường không bị điều chỉnh như lo ngại của nhiều nhà đầu tư.

VnIndex chốt phiên giao dịch sáng với mức tăng 4,61 điểm lên 594,42 điểm. Điểm sáng trên sàn này là cổ phiếu ITA với mức khớp lệnh khủng hơn 20 triệu cổ phiếu và hiện đang có dư mua trần hơn 480 nghìn đơn vị.

Trên HoSE có 122 mã tăng trong khi chỉ 100 mã giảm điểm. Cơ hội tăng điểm đến với hàng loạt cổ phiếu cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá vững vàng, niềm tin vào kinh tế vĩ mô đã phản ánh vào hành động dốc tiền vào chứng khoán.

Trên HNX, cổ phiếu ACB của ngân hàng ACB tăng 300 đồng và ngân hàng này cũng đang lên kế hoạch mua vào gần 34 triệu cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu ngân hàng dường như tiếp tục hút dòng tiền quay lại khi SHB cũng đang đứng đầu thanh khoản HNX với 5,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tăng 300 đồng so với giá tham chiếu.
Tuy nhiên, các cổ phiếu tăng trần lại không thuộc nhóm cổ phiếu phân tích cơ bản tốt mà thuộc nhóm penny. Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá nhỏ đua trần như KSD, PFL, MAX, HDO, PXA, CVN, TKC, KHL....
.............
10h50': 
Thị trường càng lúc càng nóng với tiền vào chứng khoán ồ ạt. Hàng loạt cổ phiếu nóng tăng trần. Nhà đầu tư đổ xô mua chứng khoán như thể không mua bây giờ thì sau này mua sẽ bị đắt hơn.

ITA đến 10h50' đã khớp lệnh 15,5 triệu cổ phiếu và đạt mức giá trần. Hiếm khi cổ phiếu này có thanh khoản cao và đạt tăng trần như hôm nay.

FLC cũng tăng trần với khớp lệnh 6,1 triệu cổ phiếu. Tiền vẫn đổ vào cổ phiếu có tính đầu cơ mạnh này dù cổ phiếu đã tăng rất mạnh trong năm ngoái và đầu năm nay.
Tiền ồ ạt đổ vào chứng khoán, VnIndex tăng mạnh (1)

.......................
Phiên giao dịch hôm nay (27/2), cả hai sàn vẫn đồng loạt tăng điểm. Lệnh mua vẫn ồ ạt đẩy vào hệ thống dù hành động chốt lãi vẫn xảy ra.

Dòng tiền đang chạy vòng quanh, chốt lãi cổ phiếu đã tăng mạnh và cho các cổ phiếu chưa tăng cơ hội.

Trên sàn HNX, nhiều cổ phiếu penny tăng trần với dư mua trần khá tốt như: VPC tăng trần lên 2.900 đồng/CP với dư mua hơn 200 nghìn đơn vị; PFL tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp với dư mua 615 nghìn đơn vị. Cả VPC và PFL đều báo lỗ năm 2013 và đã 2 năm liên tiếp thua lỗ. Tuy nhiên, giữa hàng loạt cổ phiếu đã tăng mạnh thì những cổ phiếu chưa kịp tăng đang có cơ hội.


VCG điều chỉnh sau 4 phiên tăng liên tiếp. Đến gần 10h, khớp lệnh tại cổ phiếu này chưa đầy 1 triệu cổ phiếu. Bên bán không quá sốt ruột chốt lãi, bên mua cũng đủng đỉnh chờ hàng rẻ hơn. Cuộc chiến tâm lý diễn ra khá gay cấn.

PVX vẫn tăng nhẹ 100 đồng lên 4.400 đồng. SHN biến động mạnh, có lúc giảm xuống 5.300 đồng/CP nhưng sau đó bật tăng trần, hiện đang giữ giá xanh 5.600 đồng/CP.

Trên sàn HSX, các cổ phiếu đầu cơ vẫn tăng mạnh. ITA khớp lệnh hơn 9 triệu cổ phiếu với mức tăng 300 đồng. ITA là một trong số những cổ phiếu chưa tăng mạnh thời gian qua.
Thanh Hiên
Theo Trí Thức Trẻ

Kinh tế VN qua góc nhìn Quốc tế


-  Chỉ cần VN đẩy lùi được tham nhũng, kiềm chế "nhóm lợi ích", ngăn chặn dã tâm "Hán hóa" và cải cách Hành chính (đừng "hành" là "chính"  nữa), bấy nhiêu thôi là kinh tế VN sẽ phát triển, xã hội VN sẽ ổn định.

- Nếu đảng cs VN đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết, trong tương lai VN có thể phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản vậy. BTTD



Đồng tiền Việt Nam ổn định, dự trữ ngoại tệ ở mức cao, lạm phát thấp là những điểm sáng được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
9 điểm là mức tăng của chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) tại Việt Nam theo đánh giá củaPhòng thương mại châu Âu (Eurocham)vừa đượccông bố hôm 25/2.

Đây là lần đầu tiên chỉ số BCI đạt được mức tăng này kể từ cuối năm 2012. Điều này cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang tăng rõ rệt.
Ông Csaba Bundik, Giám đốc điều hành của Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhận định: “Chỉ số BCI vượt trên mức trung bình là một tin tốt và lần đầu tiên chúng ta thấy được điều này từ quý II năm 2012.
Đây là dấu hiệu phục hồi rõ ràng, cho thấy các công ty châu Âu đang lấy lại niềm tin vào thị trường Việt Nam, đi cùng với thời điểm thuận lợi là gần đến hồi kết của việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, một quá trình trôi chảy và thuận lợi hơn nhiều so với kỳ vọng”.
Theo Đại sứ trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, mức tăng 9 điểm của chỉ số BCI không chỉ nhờ vào không khí lạc quan sau Tết, mà còn cho thấy sự cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Franz Jessen,Đại sứ trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu nói: “Tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, đồng VND đã ổn định trong suốt một năm qua, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp 6%, cán cân thương mại được kiểm soát tốt, dự trữ ngoại hối ở mức cao. Có thể thấy những chỉ số vĩ mô đang dịch chuyển theo hướng tốt hơn”.
Báo cáo mới nhất của HSBC cũng đánh giá cao những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ ViệtNam, nhưng đồng thời cũng cảnh báo những thử thách trước mắt.“Chúng tôi đánh giá 2014 vẫn còn nhiều thử thách. 
Chỉ số PMI cho sản xuất đã tăng trưởng mạnh đạt 52,1 so với 51,8 trước đó cho thấy sự phục hồi trong sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên sức cầu nội địa vẫn thấp - phản ánh bằng chỉ số lạm phát thấp. Những tháng Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng cao nhưng năm nay sức mua không cao như những năm trước”, ông Phạm Hồng Hải, Phó TGĐ Ngân hàng HSBC cho biết
Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản JETRO cho hay, ổn định vĩ mô cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến70% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến quan trọng để đầu tư.
Theo Thái Bảo - Nguyệt Hà (VTV)

VN là số một thế giới?



Shhhhhhhhhhhhhhhhhhhh........................! What thinking?

- Hải Phạm . Đau và nhục cho VN- đất nước xinh đẹp, giàu tài nguyên, địa lý, khí hậu thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Bổ xung thêm: 
- Ăn tục, nói phét nhất.
-  Hót hay nhất, hứa nhiều nhất, việc làm ngược lại với lời nói nhiều nhất.