Trang

3 tháng 2, 2014

Tàu ngầm Trường Sa thành công: TS giấy tự xấu hổ!


Sau khi báo Đất Việt đăng bài viết "Tàu ngầm Trường Sa thành công. :Đổi vài chục TS lấy ông Hòa?" ngày 28/1, rất nhiều độc giả lại gửi thêm ý kiến phản hồi bày tỏ quan điểm riêng của mình trước sự kiện ông Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa.
- Tôi khâm phục và ngưỡng mộ ông Nguyễn Quốc Hòa. Những ai dám chê bai ông Hòa thì đều là những kẻ " Tiến sĩ giấy " thích khoe khoang, dốt nát và ghen t. BTTD
Các tiến sĩ giấy hãy tự xấu hổ.  
Việc so sánh công trình nghiên cứu của ông Hòa thành công với các tiến sĩ giấy của nước ta hiện nay nhận được rất nhiều sự ủng hộ của độc giả.
Độc giả Hoàng Phượng chia sẻ: "Có quá nhiều tiến sỹ, nhà nghiên cứu nhưng cuối cùng vẫn thua ông Hòa, hy vọng sau này ông sẽ có chiếc tàu ngầm to hơn với đầy đủ những tính năng của nó và nó sẽ mang tên Nguyễn Quốc Hòa".
Nhưng bên cạnh đó, độc giả Nguyễn Minh Tâm lại phân tích: "Nếu vào mục đích hòa bình, tàu này có thể dùng để nghiên cứu đại dương hay chí ít cũng phục vụ tốt cho du lịch lặn biển.
Còn vào mục đích quân sự, nó có thể làm phương tiện đổ bộ cho một toán 2-3 đặc công người nhái hay chí ít cũng là một quả thủy lôi chứa hàng tấn thuốc nổ để phá tàu địch".
Không những vậy, theo quan điểm của nhiều độc giả thì hiện nay, chúng ta đã có người dám chế tạo được tàu ngầm, nên những vị giáo sư, tiến sĩ ngồi đó mà phê bình, chưa cống hiến gì thật sự cho dân tộc, hãy tự xấu hổ".

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chế tạo thành công tàu ngầm Trường Sa
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chế tạo thành công tàu ngầm Trường Sa

Nói đến nguyên nhân dẫn đến việc tiến sĩ không giỏi như danh hiệu, độc giả Trần Văn Biên bình luận: "Do hệ thống giáo dục nước ta còn nặng về lý thuyết, đa số các tiến sỹ bảo vệ luận án trên lý thuyết, rất ít công trình thực tế và để lại dấu ấn. TS việt Nam đa số là "giấy", tính toán nghiên cứu rất tốt nhưng khi cần làm thì không có tay nghề, không tiền, thôi thì tính trên giấy.
Trong khi đó, nhìn ông Hòa cũng không bằng TS nhưng ông được cái tìm tòi và có đội ngủ có tay nghề, chứ một mình ông cũng không ra chiếc tàu.
Chính vì thế cần kết hợp giữa tri thức và chuyên gia để đất nước vững mạnh. Nhưng cái giáo dục việt nam thì khỏi bàn. 
Người Việt luôn ghen tị, đố kị. Một số độc giả còn chỉ ra thực trạng, thói xấu của một bộ phận lớn người Việt là đố ky, ganh ghét, đã không làm được thì thôi thấy ai làm được hơn minh thì lại ra điều dèm pha, đả phá.
Điều Bác Hòa làm đáng lý ra phải để cho nhiều người suy ngẫm và xem xét lại mình. Đúng là "Hai lúa" làm, nhưng cái làm ra đáng trân trọng và tôn vinh.
Thay vì đố kị, độc giả Phạm Trọng Thái đồng tình: "Tôi nghĩ nhân dân cần đóng góp cho chú Hòa, tự bỏ tiền bỏ của bỏ sức để đổi lấy không là gì cả. Tôi đang làm phó giám đốc, xin được làm công nhân cho chú hòa".
Nhiều độc giả mong muốn rằng Đảng và nhà nước, Bộ quốc phòng đầu tư thêm nhân lục ,tiền của để cùng ông hoàn thiện tàu ngầm này và đóng nhiều chiếc khác phục vụ cho mục đích quân sự và ngiên cứu khao học.
"Tôi là người lính quân tình nguyện VIỆT NAM 1978-1982 ,thật tự hào,chính tôi và đồng đội chúng tôi rất tự hào về anh, tuy rằng mới phôi thai chế tạo nhưng thành công vượt trội, với hy vọng đất nước chúng ta sẽ có một công nghệ đóng tàu ngầm hạng nhỏ, giống như thế chiến thứ hai", độc giả Tramdungaha726 chia sẻ.
Dự báo về tương lai, độc giả có tên Độc Minh nhận định: "Có thể nếu có chiến tranh xảy ra thì hàng loạt tàu ngầm mini có giá rẻ nhưng khả năng đánh đắm tàu chiến khủng của đối phương rất lớn.
Đây là một bước đột phá là tin vui đầu năm 2014 của hơn 90 triệu trái tim VN trong nước và thế giới tuy mới là bước đầu thành công nhưng nó mang một ý nghĩa to lớn đánh thức lòng tự hào và lòng say mê khoa học của người Việt nhất là tuổi trẻ tôi tin là từ đây các nhà khoa học và tuổi trẻ cả nước cùng với Bác Hòa thử nghiệm và cho ra đời nhiều tàu hơn nửa to hơn hoàn chỉnh hơn". 

Thái Linh
 (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)

Ý kiến phản hồi 
Sắp xếp theo 
  • giá như HÀ NỘI đổi những chiếc nhà vệ sinh dát vàng để đầu tư cho những con người như chú Hòa thì tốt biết bao
    ghost - gửi lúc 10:58 phút trước đó

    +0
    Đúng là suy nghĩ của kẻ ấu trĩ, không ai lại đầu tư vào những việc làm hoang tưởng, viển vông thế này cả. Nếu bac Hòa làm máy cày, máy gặt...thì may ra nhà nước còn đầu tư,chứ đầu ... 
    hải hà - gửi lúc 1:51 phút trước đó
  • Không hiểu sao đang bàn về tầu ngầm thì cả tác giả lẫn nhiều người lại quay ra chê các tiến sĩ (TS) là “giấy” rồi thách đố họ làm cái này cái nọ? Tôi chợt nhớ đến lý luận của Mao: ... 
    Hồng Nguyên - gửi lúc 6:00 phút trước đó

    +0
    Thép HY-80 , nhưng Việt nam chưa sản xuất được , và trong danh mục hạn chế xuất khẩu , nên các nước phương Tây cũng sẽ không bán cho Việt nam ... các nhà khoa h... 
    An Nguyễn - gửi lúc 2:35 phút trước đó
  • Cái bạn An Nguyễn là ai mà nói năng ngu ngơ thế nhỉ? Hay cũng là loại tiến sĩ giấy, có khi chỉ mới là loại pha chè cho tiến sĩ giấy ấy chứ.
    toanvuthien - gửi lúc 12:12 phút trước đó

    +0
  • chúng ta phai ghi vào lịch sử dân tộc là lần đầu tiên môt người việt nam đx chế tạo được tàu ngầm
    nguyễn van lập - gửi lúc 12:35 phút trước đó

    +0
  • Tác giả bài viết giật tít này cũng nên tự thấy xấu hổ.
    Phan Minh Khoa - gửi lúc 14:26 phút trước đó

    +0
    Người ta chỉ tổng kết những ý kiến đông đảo nhất của độc giả phản ánh thôi. Còn tôi thì thấy tiêu đề quá chuẩn!!! hay bác là tiến sỹ cho nên chạnh lòng. Còn tôi gặp quá nhiều tiến ... 
    Tiên - gửi lúc 12:55 phút trước đó
  • Báo Dất Việt dạo này cũng giật tít mang tính khích bác quá, tôi thấy không nên như vậy. Đội ngũ các nhà khoa học Việt nam đã và đang có nhiều đóng góp cho nước nhà bằng những việc ... 
    Xe ôm - gửi lúc 23:47 | 2-2-2014

    +5
    không phải tự nhiên có bài viết này đâu. Bác xe ôm có đọc bài phê phán chê bai của vài ông tiến sĩ giấy ở Việt nam về công trình của Bác Hòa chưa? nếu chưa thì bác cũng tiếp tục ng... 
    Tiên - gửi lúc 12:57 phút trước đó
  • Các bạn hãy làm những điều tưởng chừng như đơn giản của bác Hòa xong rồi hãy phán nhé. Trước khi biết đi chúng ta phải học bò nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất. Không ai cười... 
    Nên xem lại cách suy nghĩ! - gửi lúc 18:51 phút trước đó

    +0
  • Con tàu của ông NGUYỄN QUỐC HÒA chưa thể ra biển,vậy chính phủ các nhà khoa học hãy đưa nó ra biển...
    HÙNG - gửi lúc 8:29 | 3-2-2014

    +2
  • Làm cục sắt chìm nổi như bác Hòa thì cho một cậu sinh viên cơ khí năm 4 của Bách Khoa làm cũng được. Nếu làm tàu ngầm dễ dàng như bác Hòa thì nhà nước mình đã làm rồi, không phải b... 
    Thời kỳ đồ sắt - gửi lúc 9:12 | 3-2-2014

    +2
    cái gì cũng bắt đầu từ cái nhở và đơn giản nhất , bạn phải hiểu điều đó , cá nhở ch3 biết thì nói chi cái lớn
    Họ tên (Hiển thị trên trang) - gửi lúc 16:20 phút trước đó
    nói như ... ý mà cũng nói. làm được thì đã ko thất nghiệp nhiều như vậy. sv ở việt nam nặng lý thuyết. thi cử chỉ trên giấy ko. cũng nhiều người giỏi thật nhưng chỉ giỏi trên lý th... 
    thienbinh159 - gửi lúc 12:53 phút trước đó
    Thế để mình cho bạn biết lý thuyết nó quan trọng như thế nào nhé:theo thông số của bác Hòa thì khi lặn tàu nặng 12 tấn, tàu dài 9 m, cao 3 m.như vậy khối lượng riêng của tàu khoang... 
    thời kỳ đồ đá - gửi lúc 11:16 phút trước đó
  • Xem nội thất của tàu Trường Sa thấy việc bố trí thiết bị và số lượng các thiết bị tôi cũng rất ngạc nhiên, đúng là ông Hòa và cộng sự có trình độ rất cao, hoàn toàn không phải chế ... 
  • Theo Đất Việt

Chuyện lạ năm mới

Đầu năm, dân mừng húm vì bắt được rắn 4 chân

Một số người dân quan niệm đầu năm rắn 4 chân bò vào nhà “xông đất” là điềm lành báo hiệu một năm làm ăn phát tài.

Rắn 4 chân
Rắn 4 chân

Sáng mùng 4 tết, bà Hồ Thị Ưng (ngụ phường Bình Đức, TP.Long Xuyên, An Giang) đi ra vườn tưới cây kiểng phát hiện một con vật lạ như con rắn có màu đen đang bò.

Lúc đầu tưởng đó là rắn liu điu nên bà Ưng tìm cách đuổi đi. Sau đó thấy con rắn lạ có 4 chân nên bà Ưng đã bắt lại cho con cháu xem.

Một số người dân quan niệm đầu năm rắn 4 chân bò vào nhà “xông đất” là điềm lành báo hiệu một năm làm ăn phát tài.

Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không?

Sự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật Bản.
Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt... quan
LTS: Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp.
Nguyễn Trường Tộ, đổi mới, canh tân, cách mạng
TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn
Con người của hành động
Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời?
Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần như không ngừng nghỉ.
Ví dụ, ngay từ thời chiến tranh Việt - Pháp chưa xảy ra, ông đã nghiên cứu tình hình thế giới, đã thấy trước VN trong cái thế có thể bị xâm lược như nhiều dân tộc khác đã bị trước đó bởi sự phát triển của Tây Âu. Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề với triều đình: "Tại sao một nhúm nhỏ các quốc gia có thể đi khắp cùng thế giới, đi tới đâu cũng thắng người ta, nó chiếm đất, cai trị người ta?".
Để trả lời cho được câu hỏi, Nguyễn Trường Tộ đã đọc rất nhiều sách, đi rất nhiều nơi, gặp nhiều người, nghiên cứu cách đương đầu (nhưng đều thất bại) của từng nước là nạn nhân của phương Tây. Ông tìm ra, sớm hơn những người cùng thời vài chục năm, căn nguyên nằm ở sức mạnh KHKT của phương Tây. Vì thế, muốn đương đầu với họ, chúng ta cũng phải có được sức mạnh đó.
Không chỉ am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Trường Tộ còn biết làm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực và làm đến nơi đến chốn.
Ông vẽ thiết kế và chỉ huy thi công chủng viện lớn ở Sài Gòn, tham gia thiết kế xây dựng, sửa chữa nhiều nhà cửa, cầu cống ở quê hương Nghệ An.
Ông lặn lội ra nước ngoài thuê mướn người về đi khai mỏ. Nếu lúc đó các chương trình khai thác thành công thì chúng ta đã đi trước cuộc khai thác, vơ vét nguồn lợi của người Pháp rất lâu.
Bản thân Nguyễn Trường Tộ lúc ấy thuộc thành phần bị tình nghi, bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ông là người công giáo, đã đi nước ngoài nhiều lần, được các linh mục người Pháp tin dùng. Với "lý lịch" như vậy, ông vẫn dám viết điều trần, gặp các quan đầu triều đình như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành... Làm chính trị như Nguyễn Trường Tộ đâu phải ai cũng làm được?
Còn mục đích canh tân của ông thì rõ ràng là để cứu nước, giữ chủ quyền quốc gia. Ông hoàn toàn vì đất nước, dân tộc chứ không hề vụ lợi gì cho mình.
Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra những hạn chế, tác hại của Nho giáo với công cuộc đổi mới. Nhưng theo bà tại sao Nho giáo lại "ăn sâu bám rễ" đến vậy ở những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc?
Từ sau thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy tư tưởng của Khổng Tử làm chính thống. Bởi tư tưởng của Khổng Tử quá có lợi cho kẻ cầm quyền.
Xã hội yên trị ai mà chẳng muốn. Nhưng muốn yên trị thì dưới phải phục tùng trên, từ trong gia đình cho đến xã hội đều phải có tôn ti trật tự, vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha, trẻ phụ tùng già. Ngoài xã hội cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cao nhất là vua: "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung...". Kẻ cầm quyền nào mà không bám vào đấy để cai trị cho dễ.
Giờ đã là thế kỷ 21 mà một nước như Trung Quốc đã làm Cách mạnh rồi vẫn khôi phục Viện Khổng Tử là vì thế. Thực ra bản thân Khổng Tử dù đề cao tôn ti trật tự trên dưới nhưng ông cũng nhấn mạnh, trên phải xứng đáng nằm trên để dưới toàn tâm toàn ý nằm dưới. Ông đã cẩn thận có ràng buộc như vậy.
Mặt khác, lý tưởng hòa bình của Khổng Tử có cái vĩ đại ở chỗ, thời loạn cần lấy nhân đức để cai trị. Nhưng vế sau này thường bị người cầm quyền lờ đi. Hậu duệ của Khổng Tử, tức là giới Tống Nho đã "hóa thạch" quan hệ trên - dưới và ai ngoi lên bị xem là "làm loạn", chẳng cho phép thay đổi khiến nó trở nên tai hại.
Cái vĩ đại của Nguyễn Trường Tộ là ai cũng bằng lòng với nhận thức lấy xưa làm mẫu mực, lý tưởng thì ông nhận ra sự vô lý đó!
Nguyễn Trường Tộ, đổi mới, canh tân, cách mạng
Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi
Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản
Thưa bà, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, nước Nhật Bản có nhà canh tân Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát 1835 - 1901). Câu hỏi nhiều người đặt ra là tại sao Nhật Bản, một đất nước khi ấy còn nghèo hơn cả VN, cải cách thành công mà ta lại thất bại?
Thời ấy, vua Tự Đức đã cử các đoàn đi Pháp công tác. Một điều đáng chú ý là những người được chọn đều phải là những người hiểu văn minh phương Tây, thuận với việc giao thiệp với phương Tây.
Trong khi đó, lực lượng bảo thủ thì đông hơn số chấp nhận canh tân, chấp nhận giao thương với phương Tây. Thế lực của họ cũng mạnh hơn, kể cả khi những người canh tân ở vị trí rất cao như ông Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành.
Bởi vậy nên ông Phan Thanh Giản đi sứ về, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, sau đó làm bài Tự than rất nổi tiếng, "Từ ngày đi sứ tới Tây kinh; Thấy việc Âu châu phải giật mình; Hết lời năn nỉ chẳng ai tin..." Đây là hậu quả của việc đi sứ mở mang chỉ có người canh tân mới được đi, còn người bảo thủ ở nhà.
Còn Nhật Bản thì khác. Họ cử đoàn đi gồm cả những người canh tân và những người bảo thủ. Ẩn ý sâu sắc của người Nhật cải cách là cho những người bảo thủ tận mắt chứng kiến và nghe thấy, không để họ ở nhà chẳng biết gì rồi cứ phê phán bừa và ngáng trở cải cách.
Hơn nữa, dù suy nghĩ trái ngược, 2 phe vẫn làm việc với nhau được bởi vì họ giống nhau ở lòng trung thành với Nhật Hoàng. Nhật hoàng lúc ấy còn trẻ nhưng nói một tiếng thì canh tân, bảo thủ đều làm theo.
Còn người Việt miệng thì nói trung quân nhưng trong lòng chỉ chờ chực cơ hội để dấy loạn. Phái canh tân không nổi loạn vì lo cải tổ, cải cách vực dậy kinh tế, còn bên bảo thủ có nhiều phe nổi loạn tứ tung, triều đình yếu ớt không có hậu thuẫn.
Một số ý kiến cho rằng, do Nhật Bản tiến hành cải cách từ dưới lên nên thắng lợi, còn ta thì ngược lại, cải cách từ trên xuống nên thất bại? Bà đánh giá thế nào?
Tôi không tán thành nhận định này! Nếu Nhật Bản không có Minh Trị Thiên Hoàng thì làm sao có cuộc cải cách thành công? Minh Trị Thiên Hoàng thực ra là một đứa trẻ, nghĩa là triều đình Nhật phải có một lực lượng nào đó đủ sức mạnh để đưa Nhật Hoàng lên, nhân danh Nhật Hoàng điều hành cải cách, canh tân đất nước chứ không phải đơn độc để đến nỗi phải tự sát như Phan Thanh Giản hay bị giết như đại thần Trần Tiễn Thành ở Việt Nam.
Thời Minh Trị Thiên Hoàng tạo ra môi trường, không khí cởi mở, hoặc ít nhất là để yên, thì các nhà trí thức mới tiến hành các hoạt động cải cách được chứ.
Không chỉ mở trường dạy kiến thức mới, các nhà cải cách Nhật còn dịch sách, phát hành tài liệu, phổ biến tri thức phương Tây rộng rãi cho dân chúng. Thử hỏi dưới chế độ quân chủ tập trung, một vài cá nhân đơn độc có làm nổi những việc đó nếu Nhà nước không đồng ý?
Lịch sử cho thấy, tư tưởng cải cách, hay nói theo ngôn ngữ thời trước là canh tân, không phải là thế mạnh của VN như các nước phương Tây? Thậm chí, ngược lại tư tưởng bảo thủ có vẻ mạnh hơn?
Đúng vậy! Canh tân hay đổi mới ban đầu luôn là thiểu số, còn bảo thủ là số đông. Các nước phương Tây có nhiều tư tưởng canh tân bởi họ đã trải qua cuộc Cách mạnh công nghiệp. Tôi đã nghiên cứu sâu lịch sử nước Pháp và thấy rằng, trước Cách mạng công nghiệp họ cũng chẳng khác gì ta.
Sự sáng suốt "vượt lên chính mình" của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần trong Cơ mật viện là điều kiện cần nhưng chưa đủ để Việt Nam bước vào canh tân như Nhật Bản. Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản, nhân danh những thứ rất dễ lừa mị người dân. Một phần do nhận thức, một phần do đặc lợi. Đó là bài học kinh nghiệm đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ.
Xin cảm ơn bà vì buổi trò chuyện hôm nay!
Duy Chiến (thực hiện)
Về ý kiến lên án vua Tự Đức (1829 - 1883) là người thiển cận, bảo thủ khiến 58 Điều trần của Nguyễn Trường Tộ không được áp dụng, TS Bùi Trân Phượng cho rằng:
Tôi đã đọc được thủ bút của Tự Đức trên bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Nhà vua rất trân trọng, lắng nghe những điều mới lạ.
Vua nhà Nguyễn hồi ấy tiến bộ hơn ta nghĩ và sách sử chính thống viết. Thử tưởng tượng, vua Tự Đức được nuôi dạy trong môi trường Nho giáo từ trong trứng nước, làm gì cũng hay sợ phạm Nho phong.
Nhưng bằng tố chất thông minh, Tự Đức đã vượt ra khỏi cái bóng Nho phong đè nặng. Ông trực tiếp đọc kỹ tất cả các bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nghiêm túc đánh dấu và ghi chú vào đó. Cái gì quá mới lạ, Tự Đức gọi cận thần lên hỏi rõ. Xong nhà vua đưa ra Cơ mật viện để bàn bạc, thảo luận và căn dặn: "Những gì Tộ gửi từ trước đến nay phải đóng thành tập để không lạc mất". Thử hỏi liệu có nhiều nguyên thủ đứng đầu làm được như vậy?
Xin nói thêm là những điều trần phân tích của Nguyễn Trường Tộ rất "nghịch nhĩ" với Nho giáo, tức là cũng rất trái tai nhà vua
Chưa hết, Tự Đức không chỉ lắng nghe mà còn cử một đoàn đi công tác gồm có Nguyễn Trường Tộ và giám mục Gouchie người Pháp, nhận nhiệm vụ của nhà vua qua Pháp thăm dò về ngoại giao tìm cách lấy lại đất Nam kỳ và mua một số máy móc cơ khí, tuyển người về đào kênh, khai mỏ để về xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế. Đồng thời Nguyễn Trường Tộ được giao mua thiết bị, mời thầy giáo về mở trường dạy nghề tại Huế.
Phái đoàn lênh đênh trên biển mấy tháng trời qua Pháp và trở về. Hay tin tàu vừa cập bến, chở theo nhiều máy móc thiết bị, vua Tự Đức đã hối hả xuống tận nơi xem và lệnh bố trí vào kho cất giữ cẩn thận.
Cái không may của dân tộc là máy móc thiết bị mở trường đã mua về thì vào năm đó, năm 1867 thực dân Pháp chà đạp hiệp ước đã ký, dùng mưu mô cưỡng chiếm tỉnh thành Vĩnh Long và 2 tỉnh thành còn lại, bức tử Phan Thanh Giản (chứ không phải Phan Thanh Giản mở cửa dâng thành cho Pháp lịch sử ghi).
Mất thêm 3 tỉnh miền Tây, quan đại thần Phan Thanh Giản tự sát, thì làm sao mở trường thực hành tại Huế được? Mặt mũi nào, danh dự ở đâu mà có thể mở trường Tây tại Kinh đô được? Không làm là điều dễ hiểu. Tiếc thay, nếu mở được trường thực hành tại Huế vào năm 1867 thì đó sẽ là bước canh tân tương đối sớm cho đất nước...

Ôtô giá rẻ, bao giờ tới lượt Việt Nam?


- Cùng khối ASEAN, trong khi dân Thái Lan, Indonesia dễ dàng mua được ô tô với giá rẻ thì tại Việt Nam, giá ô tô quá đắt đỏ. Giấc mơ mua ôtô giá rẻ còn quá xa vời. 
Nhìn sang Thái, Indo phát thèm
Tại Indonesia, 5 năm trước, Chính phủ đã lên kế hoạch phát triển xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Xe giá rẻ được quy định rõ có giá từ 4.400 USD đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%. 
Mục tiêu của Indonesia là để người dân có mức thu nhập từ trung bình có cơ hội sở hữu xe hơi, đồng thời tăng sản lượng, phát triển công nghiệp ôtô. Đón đầu cơ hội xuất khẩu xe sang thị trường Đông Nam Á, theo cam kết hiệp định thương mại tự do AFTA. Indonesia áp dụng hai mức thuế cơ bản là thuế nhập khẩu và thuế hàng xa xỉ như thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam. 
Thuế nhập khẩu ở mức 40% dành cho xe nguyên chiếc. Nếu lắp ráp dạng CKD thuế nhập là 10% và lắp dưới dạng IKD thuế là 7,5-8%. 
Thuế xa xỉ phân theo các dung tích động cơ, dao động trong khoảng 30-75%. Riêng với dòng xe chiến lược với tỷ lệ nội địa hóa trên 60% thì thuế xa xỉ chỉ là 10%. Riêng với dòng xe giá rẻ thì được miễn hoàn toàn thuế xa xỉ. Chính sách này ổn định trong suốt 5 năm qua để các DN có kế hoạc đầu tư dài hạn.
Kết quả là đến nay, 1 loạt các mẫu xe giá rẻ đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tầng lớp bình dân ở Indonesia giờ có thể dễ dàng mua 1 chiếc xe giá dưới 10.000 USD với động cơ 1.0L như Mitsubishi Mirage, Daihatsu Ayla, Honda Brio Satya...
ô-tô, giá-rẻ, giấc-mơ, Việt-Nam, Thái-Lan, Indonesia, chính-sách, thuế, phí công-nghiệp, giao-thông, tiêu-dùng, sản-xuất, ASEAN
Ô tô ở nhiều nước trong khu vực là mơ ước của Việt Nam
Ở Indonesia cũng phải đối mặt với tình trạng tắc đường mỗi ngày. Nhiều người sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại thì chuyện tắc đường là khó tránh khỏi. Nhưng Chính phủ Indonesia cho rằng, nhiều xe thì bắt buộc các cơ quan chức năng phải có tầm nhìn và lo làm hạ tầng để giao thông thuận tiện hơn.
Indonesia cho biết, với cách này, họ được nhiều cái lợi, không chỉ người dân được tiếp cận xe hơi, mà còn phát triển được công nghiệp ôtô; không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Công nghiệp ôtô phát triển tạo ra nhiều việc làm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách. Khi có tiền, sẽ quay lại đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Ngoài ra, khi công nghiệp ôtô phát triển kéo nhiều ngành như: điện tử, thép, vật liệu mới, luyện kim, chế tạo động cơ... đi lên, tạo nền tảng hướng tới quốc gia có ngành công nghiệp hiện đại.
Tại Thái Lan cũng rất thành công với dự án "eco-car" . Từ  2009,Chính phủ quy định, xe "eco-car" có mức tiêu hao nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro4 và được ưu đãi giảm thuế với mức cao. 
Chính phủ Thái còn có chính sách hỗ trợ khách hàng mua xe lần đầu khi giảm 3.200 USD thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhờ đó, qua thời gian, nhiều mẫu xe giá rẻ đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tại Thái Lan, thủ đô Bangkok cũng tắc thường xuyên do ôtô nhưng chính phủ không có chủ trương hạn chế ôtô. Thái Lan sẽ giải quyết tắc đường bằng cách sử dụng nguồn thu từ ôtô làm tàu điện trên cao, tàu điện ngầm... để khuyến khích người dân dùng phương tiện công cộng. Ngoài ra, chính phủ kêu gọi DN làm đường trên cao và được thu phí để hoàn vốn. 
Đến nay tại Thái Lan có nhiều xe giá rẻ và phần lớn các gia đình Thái Lan từ nông thôn đến thành thị đều có ôtô đi lại và nhiều gia đình có 2 xe.
Bao giờ đến Việt Nam?
Tại Việt Nam, từ 1995, ngành công nghiệp ô tô đã manh nha phát triển. Hơn 10 DN ô tô có tên tuổi trên thế giới đã tìm đến, liên doanh, đầu tư lắp ráp xe. Công nghiệp ô tô Việt Nam đã thất bại khi chủ yếu vẫn dừng ở lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp với các linh kiện giản đơn. 
Mới đây, tổng kết lại 10 năm phát triển ôtô thì các tiêu chí quan trọng của một nền ôtô từ sản lượng xe đến tỷ lệ nội địa hóa... đều không đạt. Các mục tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô như: sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động... đều thất bại. 
Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ rất kém phát triển. Đến nay, cả nước có khoảng 210 DN tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ôtô, nhưng chủ yếu đều là các linh kiện giản đơn, giá trị thấp. Tổng số DN hỗ trợ tại Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 so với Thái Lan. Trong khi Thái Lan đạt sản lượng 1,5 triệu xe/năm, Indonesia đạt 1,2 triệu xe /năm, thì 2013 Việt Nam đạt 110.000 xe/năm. 
ô-tô, giá-rẻ, giấc-mơ, Việt-Nam, Thái-Lan, Indonesia, chính-sách, thuế, phí công-nghiệp, giao-thông, tiêu-dùng, sản-xuất, ASEAN
Sở hữu ô tô ở VN vẫn còn được cho là xa xỉ
Trong khi đó, các chính sách đang bóp nghẹt thị trường, tiêu dùng bằng thuế phí chồng chất. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy giá xe lên cao. Một chiếc ô tô tại Việt Nam đang phải chịu 5 loại thuế và 9 loại phí. Việc thuế chồng lên thuế, phí chồng phí làm cho đại đa số người dân Việt Nam không dám nghĩ tới mua xe.
Về phía các DN, thông thường công suất khai thác thấp thì bị thua lỗ và theo qui luật thị trường, ai hoạt động không hiệu quả sẽ phải rút lui. Thế nhưng chẳng DN nào rút lui và các liên doanh vẫn có lãi, điều này chứng tỏ giá bán ôtô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.
Ở Việt Nam, ùn tắc giao thông là lý do hạn chế ô tô. Bộ Giao thông Vận tải từng có sáng kiến thu phí ô tô từ 30-50 triệu đồng/xe/năm và năm sau cao hơn 20% so với năm trước khiến nhiều người tiêu dùng bị một phen phát hoảng.
Đến nay, giá xe ở Việt Nam vẫn thuộc hàng đắt nhất thế giới. Tại Thái Lan, chiếc Toyota Yarris phiên bản E có giá bán 17.700 USD, khi nhập khẩu về Việt Nam giá lên tới 661 triệu đồng.  Suzuki Swift lắp ráp tại Việt Nam có giá bán 550 triệu đòng, nhưng tại Thái Lan giá bán ra chỉ có 15.000 USD.
Thu nhập bình quân đầu người Thái Lan năm 2013 đạt trên 10.000 USD, còn Indonesia cũng đạt trên 5.000 USD, trong khi Việt Nam chưa nổi 2.000 USD/người/năm. Vậy nhưng giá xe ôtô tại Việt Nam cao hơn 1,5 lần so với 2 nước này. 
Qua đó mới thấy, dân Thái Lan, Indonesia có cơ hội tiếp cận với ô tô dễ dàng biết chừng nào, còn với người Việt Nam vẫn chỉ là giấc mơ xa vời.
Trần Thủy

Chelsea đánh chiếm pháo đài Etihat


Mourinho vẫn khiêm tốn nói về cơ hội vô địch
Thứ ba, 04/02/2014 08:06 
- Lực lượng MC mạnh hơn, lại có địa lợi nhưng Chelsea có nhà chiến lược  tài năng hơn. Người xuất xắc nhất trận này chính là Mourinho. BTTD

Là đội bóng đầu tiên kéo sập pháo đài Etihad ở mùa giải năm nay nhưng HLV Mourinho vẫn chưa muốn nói về cơ hội vô địch Premier League của Chelsea.

Ở mùa giải này, Man City chưa từng mất điểm trên sân nhà Etihad. Không những thế, đội bóng của HLV Pellegrini còn luôn giành những chiến thắng hủy diệt.
Với đầu pháp tuyệt vời, HLV Mourinho đã chiến thắng người đồng nghiệp Pellegrini
Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Chelsea đêm qua, pháo đài Etihad đã bị kéo sập. Bàn thắng duy nhất của Ivanovic đã giúp The Blues san bằng điểm số với Man xanh trên BXH Premier League. Mặc dù chỉ còn kém đội đầu bảng Arsenal 2 điểm nhưng HLV Mourinho vẫn chưa muốn nói về cơ hội vô địch của đội nhà.
Chiến lược gia người Bồ Đào Nha chia sẻ trên Sky Sports:"Tôi nghĩ chúng tôi đã có một trận đấu quá tuyệt vời khi có thể chơi bóng theo cách của riêng mình. Đội bóng mạnh nhất tại Premier League, chúng tôi đánh bại họ hai lần. Hôm nay, các cầu thủ của Chelsea đã chơi quá xuất sắc"
Man City đã có một vài cơ hội ghi bàn nhưng Chelsea là đội chơi tốt hơn. Các cầu thủ thi đấu với tinh thần hưng phấn. 
Chúng tôi đã giành chiến thắng nhưng chưa phải là ƯCV cho danh hiệu vô địch Premier League. Tôi không muốn nói rằng Chelsea xuất sắc hơn Man City. Ngày hôm nay, chúng tôi giành chiến thắng bởi chúng tôi chơi tốt hơn đối thủ".
Thuyền trưởng Chelsea không chỉ ra cầu thủ nào xuất sắc nhất của đội bóng. Ông cho rằng, chiến thắng này là sự đóng góp của cả tập thể từ thủ môn, các hậu vệ, tuyến tiền vệ và tiền đạo. Tất cả đều thi đấu ấn tượng để The Blues trở thành đội đầu tiên tại Premier League rời sân Etihad với 3 điểm trọn vẹn.

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ


Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ. (DR)
Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ. (DR)

Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt», và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.
St

2 tháng 2, 2014

"Làm sao có thể chuyển đổi êm dịu?"


Cập nhật: 17:40 GMT - chủ nhật, 2 tháng 2, 2014
Chuyển động xã hội Việt Nam
Xã hội Việt Nam đang diễn ra các dòng chuyển động và biến đổi khó lường trước.
Việt Nam khó có thể đạt được một sự 'chuyển đổi' mà không để xảy ra 'đột biến' như kỳ vọng và quan điểm của một số học giả trong nước, khi mà nhiều điểm nóng trong quan hệ chính quyền và nhân dân, nhiều vấn đề căn bản và nguyên tắc về dân quyền, dân sinh trong xã hội không được giải quyết tận gốc.
Đó là quan điểm của nhà phân tích, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, khi bình luận về một vài khía cạnh trong quan điểm của Giáo sư BấmTrần Ngọc Thêm chia sẻ với BBC gần đây khi nhà văn hóa học này nói về khả năng, kịch bản và mô hình biến đổi xã hội, thể chế và văn hóa của Việt Nam.
Hôm 02/2/2014, Tiến sỹ Dũng nói mô hình giải quyết điểm nóng của chính quyền từ nhiều năm về trước, hiện không còn phát huy tác dụng và ông bày tỏ quan ngại rằng nhiều vụ xung đột với số đông người dân, dân oan tham gia có thể trở thành các thách đố thực sự với chế độ từ nay trở đi.
Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng chưa có một kịch bản hoàn hảo nào từ phía chính quyền được đặt ra để giài quyết những điểm nóng như vậy,
"Mặc dù lý thuyết về điểm nóng, giải quyết xung đột về điểm nóng đã đặt ra từ năm 2000, đặc biệt để giải quyết những phong trào đất đai, về dân oan đất đai, nhưng thực tế đã chứng nghiệm rằng lý thuyết giải quyết điểm nóng của các cơ quan chính quyền Việt Nam là không thành công."
"Trí thức nào thì trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có lương tâm nhiều hơn là một trí thức"
Theo Tiến sỹ Dũng trong năm vừa qua đã có những phong trào đấu tranh của người dân, với con số chỉ từ một ngàn người tham gia, như tại một huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đã buộc ban lãnh đạo của tỉnh này phải trực tiếp xuống địa phương đối thoại với dân.
Ông đặt vấn đề, nếu không có phương thức giải quyết thỏa đáng, những con số "một ngàn" như vậy có thể mở rộng thành "hàng chục ngàn" như ở Campuchia, và thậm chí tăng triển thành "cả triệu người" như ở Thái Lan, thì vấn đề sẽ thực sự trở nên rất khó giải quyết hơn cho chính quyền.

'Trí thức ở đâu?'

Về vấn đề thái độ, vai trò của trí thức với tình hình của đất nước, điều cũng được GS Trần Ngọc Thêm đề cập, Tiến sỹ Dũng cho rằng giới này hiện đang bị phân chia thành ba bộ phận là 'cận thần', 'trung dung' và 'dấn thân - phản biện'.
Trong đó, lớp "trí thức cận thần" được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng ít được người dân lắng nghe, tin cậy và hài lòng vì họ thường 'thiên vị quyền lợi của nhà nước'.
Nhóm thứ hai là "trí thức trung dung", chiếm tới khoảng 80% tầng lớp trí thức và có thái độ "bàng quan", thậm chí "vô cảm", không gần nhà nước nhưng cũng không quan tâm tới người dân, đặc biệt là bất công xã hội... Nhóm này, theo nhà quan sát này, có đặc điểm "dễ đón gió", "dễ xoay chiều" khi có cơ hội.
Nhóm thứ ba được ông Dũng đề cập đến là "trí thức dấn thân" hay "trí thức phản biện", nhóm này có trách nhiệm và lương tri với dân, với nước, nhưng theo nhà quan sát 'rất tiếc' vẫn còn hạn chế về số lượng.
Ông Phạm Chí Dũng (trái)
Ông Phạm Chí Dũng (trái) tại đám tang của luật gia Lê Hiếu Đằng.
Bày tỏ quan điểm của mình về tư cách và nghĩa vụ của trí thức nói chung với đất nước, ông Dũng nói: "Trí thức nào thì trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có lương tâm nhiều hơn là một trí thức."
Theo ông Dũng, người trí thức hiện nay trước tiên cần xác định để có lập trường "độc lập", để không bị cuốn vào các cuộc "tranh giành giữa các phe phái chính trị", mà nên lấy dân sinh, dân quyền, dân trí "làm chủ đạo" cho con đường của mình.
Ngoài ra, họ nên bày tỏ "một chút dấn thân", hoặc cao cả hơn theo ông là "hy sinh một chút" cho xã hội và tạm quên đi "quyền lợi cá nhân của mình một chút". Ông kỳ vọng:"Nếu mỗi người trí thức đều có được một chút suy nghĩ như thế, thì tôi nghĩ xã hội dần dần sẽ được nhiều chút, và lúc đó mọi chuyện sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn là bây giờ,
"Còn hiện nay tình trạng vô cảm không chỉ lan tràn trong giới quan chức quản lý nhà nước mà còn cả trong giới trí thức trung dung và giới trí thức cận thần, mà đó là một tình trạng mà vô hình chung tạo ra một sự phân cách xã hội vô cùng lớn."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Dũng bình luận biến đổi gần đây trong nội bộ giới trí thức trong nhà nước, theo đó có sự đề cập nhiều hơn tới các "ý kiến đa chiều", mặc dù chưa nhắc đến "đa đảng", và ông cho rằng đang có sự xích lại gần nhau giữa các nhóm ý kiến, quan điểm ở nhiều tầng lớp, các "lề" và các nhóm khác nhau trong xã hội Việt Nam.
Theo BBC