Trang

13 tháng 1, 2014

Ronaldo đoạt Quả Bóng Vàng FIFA 2013

Siêu sao 28 tuổi không thể cầm nước mắt sau khi trở thành chủ nhân giải thưởng cá nhân cao quý nhất năm của bóng đá thế giới.
Quả Bóng Vàng FIFA: Cristiano Ronaldo
Cầu thủ nữ hay nhất năm: Nadine Angerer
HLV bóng đá nam hay nhất năm: Jupp Heynckes
HLV bóng đá nữ hay nhất năm: Silvia Neid
Bàn thắng đẹp nhất năm: Zlatan Ibrahimovic
Quả Bóng vàng 2013 thuộc về Cristiano Ronaldo. Siêu sao người Bồ Đào Nha nhận được 27,99% phiếu bầu cho vị trí thứ nhất. Messi và Ribery lần lượt về nhì và ba với 24,72% và 23,36%.
Ronaldo-2-5788-1389640699.jpg
Ronaldo lần thứ hai đoạt Quả Bóng Vàng, sau lần đầu năm 2008. Ảnh: AFP.
Ronaldo quay sang hôn bạn gái Irina sau khi Pele công bố là anh người chiến thắng trong cuộc đua tranh quyết liệt với Messi và Ribery. Tiền đạo của Real sau đó đã khóc khi lên bục nhận giải, nơi anh chia vui với con trai. Dưới khán phòng, mẹ của Ronaldo, bà Dolores cũng rơi nước mắt vì mừng cho con trai.
"Trước tiên, tôi xin cám ơn các đồng đội ở CLB và ĐTQG đã giúp tôi có được vinh dự như ngày hôm nay. Không có nỗ lực và sự giúp đỡ của họ, tôi sẽ chẳng thể làm được gì. Tôi rất hạnh phúc vì phải rất khó khăn tôi mới đoạt được giải thưởng này. Tôi cũng cảm ơn gia đình, vợ tôi, bạn bè và con trai. Đây là khoảnh khắc thật sự xúc động. Tôi chỉ có thể cảm ơn tất cả những ai đã ủng hộ tôi thời gian qua", Ronaldo chia sẻ với giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc.
Giải Cầu thủ nữ hay nhất năm thuộc về Nadine Angerer, thủ môn tuyển nữ Đức vô địch Euro 2013. Cô chiến thắng hai đề cử còn lại là Marta (Brazil) và Abby Wambach (Mỹ). Angerer đóng vai trò then chốt trong chức vô địch châu Âu của tuyển nữ Đức, với hai pha cản phá thành công các quả đá 11 mét trong trận chung kết thắng Na Uy 1-0.
nadine-Angerer-2844-1389642055.jpg
Nadine Angerer lần đầu tiên nhận giải Cầu thủ nữ hay nhất năm và cũng là thủ môn đầu tiên có vinh dự này. Ảnh: AFP.
FIFA công bố ba đề cử cho giải Bàn thắng đẹp nhất năm, với các tuyệt phẩm của Neymar, Ibrahimovic và Matic. Và để cử được chọn là cú vô-lê kiểu xe đạp chổng ngược mà Ibrahimovic thực hiện vào lưới tuyển Anh (xem video).
Ibra-2-8564-1389639458.jpg
Ibrahimovic chia sẻ về Bàn thắng đẹp nhất năm. Ảnh: AFP.
Bàn thắng của Ibrahimovic nhận được tới 48,7% số phiếu bầu cho vị trí số một, bỏ xa bai đề cử còn lại. Bàn của Matic chỉ nhận được 30,8%, trong khi bàn của Neymar có 20,5% số phiếu.
Giải Đặc Biệt (Special Award) được trao cho Vua bóng đá Pele. Huyền thoại Brazil, thời còn thi đấu đỉnh cao, chưa bao giờ đoạt Quả Bóng Vàng, vì thời đó, giải chỉ được trao cho các cầu thủ đang chơi ở châu Âu. Giờ thì ông nhận một Quả bóng Vàng danh dự, phần thưởng mà Pele hoàn toàn xứng đáng.
Pel-9272-1389639973.jpg
Vua bóng đá bật khóc trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cả khán phòng. Ảnh: AFP.
Giải Fair Play được trao cho Liên đoàn Bóng đá Afghanistan, vì những nỗ lực của liên đoàn này trong việc duy trì, phát triểu bóng đá bất chấp tình trạng chiến tranh, loạn lạc (xem video).
FIFA chiếu video giới thiệu về ba đề cử cho Quả Bóng Vàng 2013, gồm Lionel Messi, Franck Ribery và Cristiano Ronaldo. Bộ ba này chính là tâm điểm chú ý của đêm Gala hôm nay.
Messi-ROnaldo-bangai-5653-1389638460.jpg
Thông tin về cách xếp chỗ ngồi cho các khách mời của buổi lể rò rỉ trên internet trước đó cho thấy ban tổ chức xếp Ronaldo và Messi ngồi cạnh nhau. Thực tế diễn ra đúng như vậy, nhưng hai ngôi sao này vẫn chọn cách ngồi xa nhau nhất có thể, bằng cách ngồi ở hai đầu, để hai cô bạn gái ở giữa.
Giải HLV bóng đá nam hay nhất năm được trao cho Jupp Heynckes, cựu HLV cùng Bayern đoạt cú ăn ba danh hiệu lớn mùa trước. Đây là kết quả không bất ngờ bởi hai đề cử còn lại đều không có thành tích thuyết phục bằng. Alex Ferguson chỉ có danh hiệu Ngoại hạng Anh cùng Man Utd, trong khi Juergen Klopp chỉ có chiếc Siêu Cup Đức cùng Dortmund (xem video).
Heynckes-8290-1389638825.jpg
"Nhận giải thưởng này ở cuối sự nghiệp là điều rất có ý nghĩa với tôi. Đây không chỉ là sự ghi nhận với cá nhân tôi, mà còn với toàn thể CLB Bayern Munich", Heynckes chia sẻ. Ảnh: AFP.
Giải HLV bóng đá nữ hay nhất năm thuộc về bà Silvia Neid, nhà cầm quân của tuyển bóng đá nữ Đức. Bà Neid vượt qua hai đề cử còn lại là đồng nghiệp ở CLB bóng đá nữ Wolfsburg, Ralf Kellermann và HLV tuyển Thụy Điển Pia Sundhage (xem video).
Giải thưởng Chủ tịch (Presidential Award) vừa được người đứng đầu FIFA, Sepp Blatter trao cho Jacques Rogge - Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vì những cống hiến to lớn của ông cho thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.
top-4822-1389636892.jpg
Các cầu thủ được vinh danh trong Đội hình tiêu biểu.
FIFA vừa công bố Đội hình tiêu biểu bóng đá thế giới năm qua do Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp FIFpro bình chọn.
Thủ môn: Manuel Neuer (quốc tịch Đức, đang khoác áo Bayern)
Hậu vệ: Philip Lahm (Đức - Bayern), Sergio Ramos (Tây Ban Nha - Real Madrid), Thiago Silva (Brazil - PSG), Dani Alves (Brazil - Barca)
Tiền vệ: Andres Iniesta (Tây Ban Nha - Barca), Xavi (Tây Ban Nha - Barca), Franck Ribery (Pháp - Bayern)
Tiền đạo: Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển - PSG), Crítiano Ronaldo (Bồ Đào Nha - Real Madrid), Lionel Messi (Argentina - Barca)
Buổi lễ bắt đầu lúc 17h30 giờ London (0h30, Hà Nội). Người đẹp Brazil từng dẫn trong lễ bốc thăm vòng bảng World Cup 2014, Fernanda Lima là nữ MC, song hành với nam MC, danh thủ Hà Lan Ruud Gullit.
Phương Minh

Qua ải Villa Park, Arsenal tái chiếm đỉnh bảng

Chiến thắng 2-1 trên sân của Aston Villa ở trận đấu muộn nhất vòng 21 giải Ngoại hạng Anh không chỉ đem lại ba điểm mà còn giúp Arsenal trả lại nỗi đau đầu mùa.
ar-2091-1389656411.jpg
Một trong những điều tích cực của Arsenal mùa này là không phung phí điểm số trong những trận đấu với đối thủ bị đánh giá thấp. Ảnh: Reuters.
Jack Wilshere góp công trong cả hai bàn của Arsenal trận này. Anh ghi bàn mở tỷ số, trước khi kiến tạo để Oliver Giroud nhân đôi cách biệt cho đội khách ngay trong hiệp một. 
Sự thoải mái đến dễ dãi khiến Arsenal "ngại" ghi thêm bàn và suýt chút nữa trả giá. Christian Benteke rút ngắn tỷ số xuống 1-2 khi hiệp hai còn gần 15 phút đá chính để nhen nhóm hy vọng cho đội chủ nhà. Tuy nhiên, sức ép họ tạo ra chỉ đủ làm không khí trên sân nóng lên chứ không tìm được mành lưới của Arsenal lần nữa.
Kết quả lần này giúp Arsenal nâng điểm số lên thành 48, qua đó vượt lên trên Man City (47 điểm) và Chelsea (46 điểm), trở lại vị trí số một trên bảng thứ tự.
Ở trận khai mạc mùa giải diễn ra trên sân Emirates hồi tháng 8/2013, Aston Villa từng gây sốc khi đánh bại Arsenal với tỷ số 3-1. Nhưng 5 tháng trôi qua, kéo theo quá nhiều biến chuyển.
Aston Villa không còn giữ được ấn tượng buổi ban đầu. Càng trớ trêu hơn khi sân nhà giống như "tử địa" với chính họ. 10 trận đã qua ở đây mùa này họ chỉ kiếm được tám điểm - thấp nhất trong lịch sử tham dự Ngoại hạng Anh. Trái lại, Arsenal đang sống trong những tháng ngày tràn trề niềm tin và hy vọng. Họ thường xuyên có mặt trong nhóm dẫn đầu ở Ngoại hạng Anh, đi tiếp ở Champions League dù rơi vào bảng Tử thần và gần đây đè bẹp kình địch Tottenham để thắng tiến tại FA Cup.
Villa Park cũng chưa bao giờ là nỗi khiếp sợ đối với Arsenal, vì ở đó kể từ tháng 12/1995, họ đã ghé thăm 14 lần và chưa một lần trắng tay.
ar-2-4083-1389656412.jpg
Aston Villa (xanh tím) không tạo được địa chấn trước Arsenal như đầu mùa. Ảnh: Reuters.
Hôm qua, thế trận diễn ra đúng như lịch sử đã ghi nhận và hiện tại chứng kiến. Arsenal sớm chiếm lĩnh thế trận và chủ động hoàn toàn. Ngay phút thứ 5 tỷ số có thể được mở cho đội khách nếu Giroud không đánh đầu ra ngoài phung phí sau đường tạt như đặt của Bacary Sagna.
Arsenal lúc đó giữ bóng trên 70%, trong khi hai tiền đạo của Aston Villa là Agbonlahor và Benteke thường xuyên phải lùi về sân nhà hỗ trợ đồng đội phòng vệ. Nỗi lo càng dày thêm đối với chủ nhà khi hậu vệ Nathan Baker cần đến tám phút để điều trị trước khi rời sân trên cáng vì lĩnh trọn cú sút của Serge Gnabry vào mặt. 
Quãng lặng đó như khiến Arsenal bớt nhiệt, và khung thành của họ lần đầu tiên hứng chịu sự đe doạ từ cú sút vọt xà ở khoảng cách 11 mét của Karim El Ahmadi.
Nhưng rất nhanh, mọi chuyện lại đâu vào đó và sau nhiều đợt vây hãm Arsenal cũng có được điều họ cần. Phút 34 từ pha thoát xuống bên cánh trái, Nacho Monreal chuyền lên cho Wilshere khống chế rồi dứt điểm gọn gàng vào góc xa mở tỷ số (Xem Clip). Chỉ một phút sau cách biệt được gia tăng khi Giroud dứt điểm chéo góc đánh bại thủ thành Brad Guzan (Xem Clip), sau đường chuyền bổng sáng tạo của Wilshere.
Có được cách biệt an toàn, Arsenal chuyển sang chơi biểu diễn chứ không tổ chức tấn công quyết tâm nữa, còn Aston Villa cũng tỏ ra thiếu sức chiến đấu.
ar-1-9490-1389656412.jpg
Đây là trận thứ 15 liên tiếp Arsenal bất bại khi làm khách của Aston Villa ở Ngoại hạng Anh. Ảnh: AFP.
Trận đấu chỉ được hâm nóng trở lại từ phút 76, sau khi Benteke thoát xuống đánh đầu cận thành rút ngắn tỷ số cho Aston Villa sau đường chuyền ngang đẹp mắt của Lowton. Đội chủ nhà từ đó trút cạn sức lực còn lại cho mặt trận tấn công và phút 90 nếu Benteke đánh đầu hiểm hóc hơn ở cự ly gần, anh đã có thể khuất phục thủ thành Szczesny lần thứ hai.
Trước đó ít phút, nỗi lo lắng cũng đã len lỏi chạm vào Arsenal khi Tomas Rosicky phải ra sân vì bị đau sau pha va chạm với Agbolahor, chỉ ít phút sau khi vào thế chỗ Serge Gnabry. 
Tuy nhiên, ba điểm cuối cũng vẫn nằm gọn trong hành trang ra về của thầy trò Arsene Wenger.
Doãn Mạnh

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ƯU VIỆT ĐÂY SAO?

Hậu duệ và trí tuệ
21:52' 3/1/2014


TCCS - Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của ta trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ”. Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản. Thí dụ: Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/ Thứ nhì hậu duệ/ Thứ ba đồ đệ/ Thứ tư trí tuệ”. Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/ Thứ nhì quan hệ/ Thứ ba tiền tệ/ Thứ tư trí tuệ”. Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.

Với các dị bản nêu trên, theo tôi, dị bản 2 xem ra là phù hợp nhất với những hiện tượng có trong thực tế của nước ta hiện nay. Bởi vì, dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì những cán bộ trẻ chưa đầy 30 tuổi, rất thiếu vốn kiến thức chuyên ngành và thiếu cả kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, không thể bỗng chốc nhảy phóc lên tới chức vụ trưởng, cục trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch cấp huyện, cấp tỉnh hay tổng giám đốc một tổng công ty cực lớn có tới mấy nghìn cán bộ, công nhân viên nếu không phải là “con, cháu các cụ”. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.

Người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.

Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết với những cán bộ “cốp” mà thiếu tiền thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế, trong bảng tổng sắp, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.

Còn trí tuệ? Xin mời xuống cuối bảng. Tôi biết, có không ít sinh viên học rất giỏi ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... nhưng không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các em chẳng có nghĩa lý gì.

Từ một số hiện tượng nêu trên, tôi xin nêu ra ba trường hợp với mong muốn cùng độc giả trao đổi. Một là, nếu “con, cháu các cụ” thật sự có năng lực và phẩm chất tốt thì cho dù họ còn rất trẻ cũng xứng đáng được giao những chức vụ quan trọng, và chúng ta phải mừng vì đó cũng là hiện tượng “hổ phụ sinh hổ tử”. Hai là, nếu “các cụ” đặt con, cháu mình vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng thấy họ không đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương công việc, “các cụ” lại tỉnh táo động viên, khuyên bảo họ từ chức để người khác làm thay. Trường hợp này đương nhiên không thể khen, song cũng không đáng trách. Ba là, “các cụ” bế con, cháu mình lên đặt vào những chiếc ghế đầy quyền lực, nhưng khi thấy con, cháu không đủ năng lực và phẩm chất đảm đương công việc mà “các cụ” vẫn “cố đấm ăn xôi”, quyết dùng ảnh hưởng của mình để giữ ghế cho họ. Trường hợp này chẳng những đáng phê phán mà còn phải có hình thức kỷ luật thích hợp; bởi vì, như vậy rõ ràng là “các cụ” đã vi phạm nghiêm trọng Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về những điều đảng viên không được làm”.

Các cụ ta từ xưa đã tổng kết: “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”. Thâm thúy quá! 

Tiến Hải

QUYẾT LIỆT LÀ… TAN VỠ

LTD 
TIMVOGần đây hai chữ này có tần suất sử dụng hơi bị cao. Hình như được dùng trong trạng thái tinh thần của người nói đang…bí, có vẻ hơi…cuống, nhất là trong việc giải quyết tệ nạn xã hội. Làm không được thì quyết tâm, quyết tâm vẫn chưa được thì phải… quyết liệt.
Và tự nhiên người ta thấy thực tế là….. đúng như thế, nghĩa là cái gì quyết liệt là sắp …. liệt. 
Chả hiểu ai phát minh ra cái từ này mà bây giờ thành thương hiệu “sáng giá” và… nhàm chán của một người.  Đó là từ chữ hán chăng? Chả phải. Chữ hán chỉ có một từ QUYẾT LIỆT (决裂) mang nghĩa hoàn toàn khác, đó là sự tan vỡ (khi nói về đàm phán, về mối quan hệ, về tình cảm…) Riêng chữ Quyết (决) ở  trong cụm từ này có nghĩa là thủng (gần nghĩa với chữ khuyết 缺); chữ Liệt 裂 có nghĩa là nứt, rách ( thuộc bộ Y 衣, là áo) hàm nghĩa rạn nứt, chia tách ra (phân liệt, sự phân liệt của tế bào, bệnh thần kinh phân liệt…).
 Vậy QUYẾT LIỆT là gì thì rõ rồi, là tan vỡ, là nứt toác, là ai đi đường nấy, là … thôi rồi Lượm ơi.
Cuđấu tranh chng tham nhũng là phđược thc hin mt cách QUYT LIT“. Không hiểu người nói muốn nói theo nghĩa nào, chỉ thấy so với lời nói thì thực tế xã hội trật lấc cả .
Thôi thì ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Vì suy cho cùng cái người ta cần là một thực tế sáng sủa, một xã hội tử tế chứ những ngôn từ, nhất là ngôn từ vừa sai vừa rỗng tuếch mà làm gì.
“Rượu nht ung lm cũng sayLi khôn nói lm du hay cũng nhàm…”
Huống hồ, lời chả khôn, chả hay, mà lại… nói lắm thì chả… ra làm sao.

Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ

Nguyễn Viễn Sự thực hiện

TS Phạm Duy Nghĩa - Ảnh: Thuận Thắng

Có hay không hành vi đưa và nhận hối lộ còn phải chờ cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng những lời khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng mới đây cho thấy có những cuộc giao dịch mà tiền USD được chất đầy trong những vali, giỏ xách.

 Và chuyện đưa và nhận tiền với hàng trăm ngàn USD ấy diễn ra hết sức bình thường, đơn giản..


TS Phạm Duy Nghĩa (trưởng khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nói: “Giả định rằng những lời khai tại tòa là sự thật thì nửa triệu USD mà ông Dương Chí Dũng mang đi hối lộ phải đựng trong túi kéo. Còn 1 triệu USD mà trước đó một bị cáo khác khai đã đưa cho ông Dũng thì phải bỏ trong vali kéo...

Chẳng còn là chuyện lạ

Có phải ông muốn dùng hình ảnh cái vali, túi kéo thay thế chiếc phong bì để khái quát tình hình tham nhũng?
- Cái việc hối lộ, nhiễu nhương trong xã hội Việt Nam không còn là chuyện lạ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) là “bây giờ làm gì cũng phải có tiền, không có tiền là không trôi... tham nhũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu”. 

Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM cũng nói trong bộ máy của chúng ta không chỉ có một con sâu mà cả một bầy sâu. 

Rồi các phiên họp của Quốc hội, HĐND bị chất vấn nhiều nhất là vấn đề có hiện tượng chạy chức chạy quyền, thậm chí ở HĐND TP Hà Nội đã có cuộc tranh luận chạy chức này chức kia là bao nhiêu tiền...

Như vậy, đây không phải là chuyện lạ, giật đùng, ngã ngửa gì cả. Từ 20 năm trước ở vỉa hè Hà Nội tôi đã nghe chuyện chạy chức này chức kia, chạy việc này việc kia giá bao nhiêu... Nhưng nay hiện tượng chạy chức chạy quyền ấy không còn nằm ở quán chè nước nữa mà đã lan đến nghị trường.

Và lời khai của Dương Chí Dũng chỉ lượng hóa được một điều cụ thể là cái phong bì không chứa nổi tiền hối lộ nữa mà nó phải là một cái giỏ xách, một vali. 

Đồng thời cảnh báo xã hội về việc các quan chức khi dính vào tội hình sự thì dùng tiềm lực kinh tế để tránh sự trừng phạt của công lý.

Nhưng đây là lần hiếm hoi người ta nghe chính thức một người trong cuộc kể lại hành trình đi đưa hối lộ với số tiền kếch xù, số tiền bao nhiêu, ngày nào, đưa cho ai, rất đơn giản...

- Chuyện này cũng không mới. Vụ tham nhũng ở dự án đại lộ Đông Tây của ông Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM), bên đưa hối lộ là Công ty PCI của Nhật cũng đã khai hết quá trình, dân ta cũng đã biết hết. 

Có điều người ta không đưa hối lộ, chuyển tiền thô thiển kiểu kéo - một - chiếc - vali như ở nước mình. Ở nước ngoài, muốn chuyển một khoản tiền cũng phải có những động tác giả, giả vờ có những hợp đồng, chuyển qua công ty trung gian. 

Vì họ biết sẽ bị kiểm toán chặt chẽ, không tránh được ánh mắt của luật pháp. Cái phong bì trước đây hay vali, túi xách bây giờ không chỉ phản ánh một sự thật chua chát về tham nhũng mà còn cảnh báo một sự cẩu thả trong quản lý dòng tiền của Việt Nam cũng như chủ nghĩa tiền mặt và sự giám sát đáng ra phải có của Nhà nước. 

Tất cả những điều này mọi người đều biết hết, có điều qua vụ này nó mới lộ ra chi tiết.

* Dương Chí Dũng nhận và đưa những khoản tiền lớn đến cả triệu USD một cách rất gọn nhẹ. Ông có bình luận gì về sự “đơn giản” này không?

- Sự khốn đốn do kinh tế suy thoái đang tác động rất lớn đến người dân, người ta quan tâm đến chuyện con cái học hành, khám bệnh, tết này ra sao... 

Cuộc mưu sinh đang làm cho người ta thờ ơ. Nhưng cái lớn hơn là người ta thấy tham nhũng đó nhưng không chống lại được. 

Biệt thự quan chức ở đâu dân cũng biết. Nhà thờ họ quan chức ở đâu dân cũng biết. Con công chức đi học nước ngoài người ta cũng biết. Quan chức ốm chữa bệnh ở đâu người ta cũng biết luôn. 

Thế nên họ chẳng “sốc” mà cũng chẳng kinh ngạc. Đó là dấu hiệu rất đáng lo ngại. Vì thế vụ việc này nhìn chung dân chúng bình thường thì có một sự tò mò nhưng theo tôi dự cảm là không gây ra hiệu ứng “sốc”.

Phiên tòa như một tiếng thét

Ông có nói đến hai chữ “phúc lợi”. Nếu hiểu đó là một miếng bánh thì những chiếc vali hay túi tiền các bị cáo khai tại hai phiên tòa đang minh chứng có hiện tượng“kẻ ăn không hết, người lần không ra”?

-  Ở Việt Nam đang thiếu một tầng lớp trung lưu nhưng lại rất nhanh chóng có một tầng lớp thượng lưu giàu có. Còn phần đông công chúng còn lại là những tầng lớp vừa đủ sống có thể dư một chút chứ không phải là trung lưu. Xã hội Việt Nam đang bước vào tình trạng mất cân xứng, xuất hiện một lớp váng những người giàu có. 

Và sự bí ẩn cần giải thích là nguồn gốc đã tạo nên sự thịnh vượng của những người này. Đó là gần 30 năm đổi mới, có một số doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng cũng có những doanh nghiệp hoạt động không tốt lại được giao rất nhiều tài nguyên, đất đai. 

Và do quản lý không tốt, số tài nguyên này cứ “róc rách” chảy về túi của các cá nhân. Và vụ tham nhũng tại Vinalines do Dương Chí Dũng cầm đầu là một ví dụ cụ thể.

* Ông nhận xét chiếc vali kéo và túi xách đầy tiền là một hình ảnh thô thiển. Hình như nó còn hàm ý gì khác?

- Thô thiển là vì như tôi đã nói, chiếc phong bì không còn chứa nổi tiền nữa. Đó cũng là điều chẳng mới, cái đáng buồn cho dân tộc Việt Nam là rất nhiều nguồn tài nguyên đã làm giàu cho ngoại quốc. 

Ví dụ mua cái ụ nổi thì phần lớn số tiền đâu phải quan chức Việt Nam được hưởng mà là vào tay chủ cái ụ rác đó ở nước ngoài. 

Chúng ta đang phát triển bằng cả cách bán sức lao động trong độ tuổi dân số vàng, bán tài nguyên của tổ tiên để lại. Có một chút phúc lợi thì được san sẻ bởi những người có thế lực, còn số còn lại thì được khai thác bởi tư bản nước ngoài. 

Tham nhũng có tội không chỉ ở chỗ ăn đi phần nhiều miếng bánh phúc lợi mà còn tước đi cơ hội của hàng triệu người, chuyển nguồn tài nguyên tích cóp của tổ tiên sang tay cho các ông chủ trong nước và nước ngoài. Điều chua xót nó nằm ở chỗ đó!

Phiên tòa xét xử những vụ việc liên quan đến Dương Chí Dũng như một tiếng thét, một hồi còi. Cần phải làm ra những sức ép mới để cho những người có quyền hiện hành phải đối mặt với thách thức và sự đòi hỏi của dân chúng.

Dòng chảy của nguồn tiền kếch xù

Ở phiên tòa xét xử vụ tham nhũng tại Vinalines, một bị cáo khai đã kéo một vali đầy tiền đến đưa cho Dương Chí Dũng. Còn ở phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài, Dương Chí Dũng lại khai ông xách một giỏ tiền đến đưa cho một cán bộ cao cấp ngành công an. Dường như chiếc vali và chiếc túi xách đầy tiền có chung một “dòng chảy”?

- Cái vali chạy đến nhà Dương Chí Dũng không thể dừng lại mà nó phải chạy chỗ khác để làm cho hệ thống đó “hài hòa”. Và quy luật ấy có sự khắc nghiệt của nó. Nó tự tái sinh và thù địch với những ai ngăn cản. Ai tấn công thì sẽ trở thành đối thủ, hoặc sẽ bị tiêu diệt hoặc sẽ được kết nạp vào... Chúng ta không đủ thông tin để hiểu. Cho nên không có gì lạ khi những người này bị pháp luật hạch tội thì họ lại dùng nguồn tiền nhận được để chạy tội.

Giả định rằng có thật việc nửa triệu đô mà Dương Chí Dũng đưa cho một cán bộ ngành công an thì bởi nguồn phúc lợi kếch xù họ nhận được quá dễ dàng và trong một thời gian ngắn. Và số tiền mà họ nhận được từ vali hay túi kéo dĩ nhiên không thể dừng lại mà nó phải được lưu chuyển “hài hòa”.

Điều tra lại đại án Bầu Kiên: Nhiều đại gia nữa sẽ bị bắt?

 Theo ANTĐ | Vef.vn – 6 giờ trước

Làm trái quy định để giảm thiệt hại
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập từ năm 1993 và lần thay đổi giấy phép kinh doanh gần đây nhất là tháng 9-2011 với người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc - Lý Xuân Hải. Trước đó vào năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chuẩn y việc bầu các chức danh trong HĐQT của ACB, nhiệm kỳ 2008 - 2012 với các thành viên gồm: Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT; Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang lần lượt giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra các thành viên còn có Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn và một số cá nhân khác. Trong số ấy, thường trực của HĐQT gồm có Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải.
Trong quá trình hoạt động, ngày 22-3-2010, thường trực HĐQT ACB đã triệu tập một cuộc họp trong đó có nhiều ban bệ và đại diện Hội đồng sáng lập là Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó chủ tịch HĐQT để bàn phương án giảm tồn lượng tiền huy động từ dân cư để tránh thua lỗ. Tại cuộc họp này, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo không được làm giảm tổng tài sản của ACB và không chấp thuận giảm lãi suất huy động. Trên cơ sở đó, Lý Xuân Hải đưa ra "sáng kiến" sẽ ủy thác cho nhân viên mang tiền của ngân hàng đi gửi vào các ngân hàng khác để vừa nhận được lãi suất tiền gửi, lại vừa được hưởng "hoa hồng", khuyến mại theo quy định của từng ngân hàng. Nguyễn Đức Kiên lập tức hưởng ứng và "lái" thường trực HĐQT ACB nhất trí, tán thành. Chính vì vậy mà hầu hết các thành viên dự cuộc họp đó đã thống nhất và cùng ký tên vào biên bản với nội dung: "Đồng ý việc ủy thác cho các nhân viên để gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. Giao TGĐ kiểm soát hạn mức tiền gửi tại các tổ chức tín dụng".
{keywords}{keywords}
Tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỷ đồng
Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 27-6 đến 5-9-2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng thực hiện việc ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên của ACB gửi tiền tiết kiệm vào Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Theo đó, lãi suất trong các hợp đồng tín dụng được các bên xác định là 14%/năm ghi trong hợp đồng, còn lãi ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền gửi này đã nhanh chóng bị Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Vietinbank - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hết.
Quá trình điều tra đã làm rõ việc làm nêu trên của các cá nhân trong thường trực HĐQT ACB là trái pháp luật vì vào thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác. Điều này có nghĩa việc làm trên đã vi phạm vào Điều 106 - Luật các Tổ chức tín dụng.
Vung tiền "thao túng" cổ phiếu...
Ngày 5-11-2009, thường trực HĐQT ACB ra thông báo: "Giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán đang diễn biến thuận lợi cho việc đầu tư để sinh lợi, thường trực HĐQT chấp thuận cấp hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng Đầu tư để mua một số cổ phiếu có giá trị tốt và tính thanh khoản cao. Thường trực HĐQT ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch Hội đồng Đầu tư chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này". Thực hiện thông báo đó, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Chứng khoán ACB (gọi tắt là ACBS) tiến hành đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB và một số mã chứng khoán khác.
Do biết pháp luật không cho phép Công ty ACBS mua cổ phiếu của chính Ngân hàng ACB nên Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo doanh nghiệp chứng khoán này ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Đầu tư Á châu do chính ông ta làm Chủ tịch HĐQT để đầu tư mua bán cổ phiếu của ACB. Cụ thể, ngày 1-12-2009, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS được phép liên kết với đối tác đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 2.000 tỷ đồng. Tiếp đến, trong các ngày 17-5-2010 và 28-8-2010, Nguyễn Đức Kiên vẫn lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng Đầu tư ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS liên doanh với đối tác để đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 700 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo và "giật dây" của Nguyễn Đức Kiên, Công ty ACBS sau đó đã liên kết với một số doanh nghiệp mua bán cổ phiếu của ACB. Để tiến hành được việc làm trái pháp luật này, Ngân hàng ACB đã cho một số ngân hàng vay hàng nghìn tỷ đồng dưới hình thức vay liên ngân hàng để sau đó các ngân hàng này cho Công ty ACBS cùng đối tác liên kết vay vốn "chơi" chứng khoán. Và tính đến thời điểm vụ án bị khởi tố, những ngân hàng được ACB cho vay tiền để sau đó "tuồn" cho các công ty "sân sau" của Nguyễn Đức Kiên vẫn còn nợ hơn 1.193 tỷ đồng. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ trong phi vụ "thao túng" cổ phiếu này, Ngân hàng ACB đã bị thiệt hại tổng số tiền hơn 687 tỷ đồng.
Ở hành vi này, trong quá trình điều tra, cả 6 bị can trong thường trực HĐQT ACB đều thừa nhận đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo, đồng thời giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện. Chính về thế mà kết thúc giai đoạn điều tra, CQĐT của Bộ Công an đã đề nghị VKSND Tối cao truy tố tất cả các bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải cùng về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", theo Điều 165-BLHS. Thế nhưng vào thời điểm chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan xét xử (ngày 18-12-2013), cáo trạng lại chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên.
Sẽ khởi tố và truy tố thêm bị can?
Đó chính là tinh thần mà Quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ ngày 3-1 của TAND TP Hà Nội và cá nhân thẩm phán Nguyễn Quốc Thành (người được phân công thụ lý vụ án) đặt ra đối với cơ quan truy tố. Tòa án Hà Nội cho rằng chủ trương của HĐQT Ngân hàng ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi hơn 718 tỷ đồng vào Ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Trong hành vi này, tòa xác định ông Phạm Trung Cang đã cùng một số bị can khác trong vụ án ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ra chủ trương dùng tiền huy động để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VND cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Việc làm này đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng.
Trong quá trình hoạt động, ngày 24-1-2011, Ngân hàng ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ACB, chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, tuy không tham gia vào chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền, nhưng biết rõ chủ trương của HĐQT. Và sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn đã ký vào biên bản họp HĐQT ngày 7-6-2011, trong đó có nội dung ủy thác gửi tiền, dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt. Do đó, tòa án cho rằng hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", song chưa được đề cập xử lý trong cáo trạng.
Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu của Ngân hàng ACB gây thiệt hại hơn 687 tỷ đồng, tòa nhìn nhận, ngày 2-1-2009, thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB. HĐQT ngân hàng này sau đó đã giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo và giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện. Quá trình điều tra, các bị can, trong đó có Trần Xuân Giá đều thừa nhận thường trực HĐQT đã có chủ trương cấp tín dụng cho ACBS. Và thực tế là CQĐT đã đề nghị truy tố cả 6 bị can liên quan theo tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng cáo trạng chỉ truy tố hai bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên ở hành vi này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm...
Từ các phân tích này, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm đối với hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm. Ngoài ra, Tòa án Hà Nội cũng đề nghị VKSND Tối cao xác định lại vai trò, mức độ của Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu.
"Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, bị can Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về 4 tội danh, gồm: "Kinh doanh trái phép", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế ". Hai bị can là Trần Ngọc Thanh - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Nguyễn Thị Hải Yến - nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố cùng tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Các bị can: Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang - đều nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB, Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc ACB bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỷ đồng".

Chiếc ôtô và cái “bệnh sĩ” của người Việt


Tôi không dám đánh đồng khẳng định, không dám "vơ đũa cả nắm", nhưng phần đông người Việt ta trước nay vẫn hay mang cái tính sĩ diện trong người. Người Việt "sĩ" từ chuyện ăn, chuyện mặc đến chuyện lớn hơn là sắm cái xe, làm cái nhà, tổ chức tiệc tùng hay đám cưới.
Tôi nhớ có anh bạn nước ngoài sang ta công tác. Dù đến từ một nước giàu hơn ta đến vài chục bậc nhưng anh ta cũng phải trợn tròn mắt vì cái cách ăn uống của người Việt. "Ăn ít nhưng gọi nhiều", bỏ bê, lãng phí cũng chỉ vì cái tính sĩ diện mà ra.
{keywords}{keywords}
Một đám cưới toàn xế sang của người Việt
Tôi cũng nhớ đến mấy ông láng giềng ở quê. Quanh năm bữa ăn chỉ rau với gạo, nhưng bán được miếng đất là phải làm cho bằng được cái nhà to nhất xóm. Nhà rộng thênh thang nhưng cũng chỉ để chứa thóc, lúc định sắm đồ bên trong thì hết tiền. Mà đến lạ, chả rõ kinh tế thế nào, nhưng hễ cứ nhà xây sau là phải to, phải cao hơn nhà xây trước. Ta cứ vất vả, vật vã chạy đua theo những cái hào nhoáng bên ngoài cũng chỉ vì sĩ diện.
Người Việt sĩ diện đủ đường, đủ kiểu, nếu lấy ví dụ ra thì có kể cả ngày không hết. Thôi thì cũng chỉ ví dụ về chuyện ăn, chuyện ở để nói về cái chuyện đi. Ở ta, việc mua chiếc xe bốn bánh xem ra cũng nặng tính sĩ diện lắm.
Một nhà phân tích kinh tế của châu Âu khi so sánh về cách mua, sắm xe hơi của người tiêu dùng giữa hai nước Đức và Việt đã chỉ ra rằng: "Một người Đức bình thường có 30.000 USD trong tay và đang có ý định mua xe hơi, họ sẽ chỉ mua một chiếc xe giá khoảng 20.000 USD, số còn lại họ dùng vào việc khác hoặc tích lũy. Người Việt thì ngược lại, không phải là tất cả, nhưng rất nhiều người nếu có khoảng 30 ngàn đô, họ sẽ sẵn sàng đi vay thêm cả chục ngàn đô nữa để mua bằng được chiếc xe họ thích". Hai cách mua xe thể hiện tính sĩ diện của người Việt và tính thực dụng của người Đức, nghĩ đến mà thấy ngược đời.
{keywords}{keywords}
Kinh tế khó khăn nhưng người Việt vẫn "sắm" những chiếc xe siêu sang
Cái bệnh sĩ nó sinh ra cái bệnh lãng phí. Có ông mua xe rõ to, rõ sang chỉ để chở con đi học hay đi làm trong thành phố. Mua một chiếc xe nhỏ, tiết kiệm thì phù hợp quá nhưng mà lại sợ người ta khinh. Lại có ông đã sắm xe thì phải "rước" về cái xe hiện đại cơ, nhiều tính năng cơ. Mà mấy tính năng đó thì ở Việt Nam ta chả bao giờ dùng đến, chả làm gì sất, như hệ thống cảnh báo làn đường chẳng hạn.
Vừa rồi tôi có chuyến công tác sang Nhật. Đúng là được "mở mắt". Sang đất nước của những hãng xe hơi lớn, một đất nước văn minh và giàu có, nhưng tôi thấy người dân họ phần lớn đi những chiếc xe bé tí tẹo, giá độ chục ngàn đô. Những chiếc xe trông vuông vức, mũi ngắn và thô kệch này mà về Việt Nam thì kiểu gì cũng bị chê ỏng, chê eo. Xe xấu, kém sang trọng nhưng người dân của đất nước - mà ở đó có những Toyota, Nissan, Mazda... lại rất "chuộng". Hỏi ra mới biết, họ đi xe nhỏ vì giảm được phí đỗ, phí nhiên liệu và đủ thứ phì khác. Và quan trọng nhất, yếu tố cốt lõi tạo ra cách tiêu dùng này là người Nhật không xem ôtô là biểu tượng của địa vị xã hội như ở ta, họ không sĩ như ta.
{keywords}{keywords}
Một góc gara toàn xế sang của đại gia Việt
Đấy là chuyện của mấy ông thường thường, có tiền rồi "cố thêm tí" để sắm xe. Mấy ông đại gia Việt thì còn "sĩ" hơn. Mấy năm nay tài chính chết, đất cát chết nhưng đi là cứ phải siêu xe, xe sang trị giá cả triệu đô chứ không ít. Họ có tiền, họ mua xe là việc của họ, ta chẳng quan tâm, thậm chí là không được quyền quan tâm. Nhưng có người đi siêu xe, hay tổ chức hẳn một đại hội siêu xe mà ôm cả đống nợ như một đại gia trẻ đất Hà Thành nào đó thì đúng là nực cười cho cái tính sĩ diện.
Tôi cứ liên tưởng tới ông Warren Buffett, người giàu có nổi tiếng của thế giới hiện có tới 39 tỉ USD nhưng vẫn đi chiếc xe mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Hay một người trẻ như Mark Zuckerberg - "ông chủ" Facebook - một tỉ phú vừa "bỏ" thêm vào "túi" mình 12,4 tỉ USD trong năm 2013 cũng chỉ sử dụng một chiếc Acura TSX giá 30.000 USD. Dòng xe này được vị CEO 29 tuổi quan niệm một cách rất thực tế là nó an toàn, tiện nghi và không phô trương.
Và nếu đem ông Warren Buffett hay anh chàng nằm trong top những người giàu nhất thế giới - Mark Zuckerbergđứng cạnh các đại gia Việt chơi siêu xe như báo chí hay đưa tin, thì các vị tỉ phú nước Mỹ kia cũng phải chào thua về độ chịu chơi.
St