Trang

27 tháng 11, 2013

Tổng thống lập web tố cáo tham nhũng

(PLO) - Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta vừa mở một trang web để người dân báo cáo các vụ việc tham nhũng trực tiếp tới ông.

- Bao giờ VN mới công khai chống tham nhũng?

Với trang web này, người sử dụng có thể đăng tải những đoạn video, ảnh và các tài liệu khác, đồng thời cũng có thể lựa chọn từ một danh sách dài các cơ quan của chính phủ để tố cáo.
Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta. Ảnh: Internet
“Ngài tổng thống cam kết sẽ làm trong sạch chính phủ và trang web này thể hiện rõ ý định chống tham nhũng mạnh mẽ của ông ấy”, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn của tổng thống Manoah Esipisu nói.
Để bảo vệ cho người tố giác, trang web cũng đồng ý cho người đâm đơn không nêu tên nếu họ muốn.
Ngoài ra, người dân cũng có thể tố giác tham nhũng tới thẳng Tổng thống Uhuru Kenyatta bằng tin nhắn.
Theo tổ chức Minh bạch quốc tế, Kenya đứng thứ 139 trên tổng số 176 nước về chỉ số nhận thức tham nhũng toàn cầu.
Song, người dân Kenya ít khi gửi đơn tố giác về hành vi tham nhũng và hối lộ vì họ cảm thấy nhà chức trách hầu như không có động thái phản hồi nào.

TIẾN SĨ LÀ PHẢI NHƯ RỨA...CHO DÂN NGHE ỨA MÁU.

WEDNESDAY, NOVEMBER 27, 2013
Là phải như cái bác tiến sĩ này nè, Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON). Bác í khẳng định thủy điện không sinh lũ đâu nha, bác ấy lại khẳng định là thủy điện miền Trung không ảnh hưởng tí ti chi về lũ lụt hết nha, là thủy điện miền Trung không ảnh hưởng tí ti chi về lũ lụt hết nha, cũng không có trách nhiệm phải chia lũ, ngăn lũ hết nha, mà ngay cả việc vỡ cả loạt đập thủy điện ở miền Trung thì cũng không ảnh hưởng chi đến bà con cô bác hết nha. Tóm lại, với bác ấy, ngay cả việc xả lũ theo kế hoạch, theo quy trình cũng không cần thiết nốt. Và bác ấy lại nói rằng, nói thủy điện xả lũ là lũ chồng lên lũ cũng không cơ cơ sở khoa học luôn. Tóm lại, với những điều bác ấy nói, thì chắc chắn bác ấy rất xứng đáng là tiến sĩ, xứng đáng theo cách mà người ta vẫn gọi cho mấy ả đứng đường là điếm sĩ, nhỉ? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy ngu? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy khùng? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy mù? Nhưng nếu không như vậy thì việc Chính phủ còn nhận thiếu sót lớn trong việc quy hoạch, xây dựng, điều hành thủy điện là vô lối? Và nếu nước Nga biết rằng mình đã đào tạo ra một tiến sĩ thế này thì có lẽ Viện Hàn lâm khoa học Nga còn thua cả Việt Nam mình, nhỉ? ( Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/151086/-thuy-dien-khong-sinh-ra-nuoc-nen-khong-gay-lut-.html)

Lại bật sáng lên một tiến sĩ khác, Nguyễn Duy Phương, Phó Khoa trưởng, Khoa Luật, Đại học Huế. Tiến sĩ này đã rất quan tâm đến vụ án oan 10 năm của ông Chấn Bắc Giang và nói rằng, lỗi án oan một phần do ông Chấn không kiên định, tại sao lại nhận tội, do bác nhận tội nên mới phức tạp như thế. Mình nghe xong lý lẽ của bác này, mình lao đường, mình hỏi một người ăn mày, tại sao bác lại ăn mày để làm xấu đường phố, gặp mấy người đi khiếu nại để hỏi,tại sao lại khiếu nại mần chi khi thấy chính quyền sai thì đừng cho cưỡng chế, đừng cho cưỡng bức, đừng cho trù dập chứ sao lại đi khiếu nại....Tóm lại với cái cách lập luận của Phương Tiến sĩ thì đến con chó đang ngủ ngon cũng phải sủa vì cáu giận. (Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131126_nguyenthanchan_appeal_case.shtml)

Sau hai thông tin chính trên, phần tráng miệng có mấy tin rất chi là chém gió vĩ mô: Đại biểu quốc hội thảo luận trong sự lo lắng sợ nhân dân cặp bồ. Báo chí đang dò xét kết quả chém gió của Chủ cà phê Trung Nguyên răng khoe chiếm lĩnh thị trường Mỹ mà chừ chưa thấy chi? Tại Trung Quốc, bác Nhân mặt trận đang tay trong tay với 10.000 thanh niên Việt và Trung nhảy tưng bừng trong tiếng nhạc rộn ràng, trong khi máy bay B52 của Mỹ bay vô tư ngay vùng trời Trung Quốc tuyên bố quản lý mà không thấy ai mần được chi, rồi Bộ trưởng Đinh La Thăng đang quyết chém các nhà thầu làm ăn nhố nhăng, người thì tin bác ấy mần, người thì nói bác ấy vốn chém cho vui, còn Quận Long Biên thì trong ngày kỉ niệm thành lập Quận, các các bộ đánh chén cả ngày và để chứng minh là một cơ quan hành chính rất vì dân, trong ngày kỉ niệm này, dân tới liên hệ công việc đã bị bảo vệ đuổi thằng cổ. Ô hô.
---------------------
Nhạc trưởng: Môi múc canh, độc thịt /Rế múc cơm, gạch nhịp /Các bạn liếm lên, quẹt ngược /Chúng ta chép tiếp...nhạc về vũ điệu cuộc sống...



Hình ảnh: TIẾN SĨ LÀ PHẢI  NHƯ RỨA...CHO DÂN NGHE ỨA MÁU.

Là phải như cái bác tiến sĩ này nè, Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội  tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON). Bác í khẳng định thủy điện không sinh lũ đâu nha, bác ấy lại khẳng định là thủy điện miền Trung không ảnh hưởng tí ti chi về lũ lụt hết nha, cũng không có trách nhiệm phải chia lũ, ngăn lũ hết nha, mà  ngay cả việc vỡ cả loạt đập thủy điện ở miền Trung thì cũng không ảnh hưởng chi đến bà con cô bác hết nha. Tóm lại, với bác ấy, ngay cả việc xả lũ theo kế hoạch, theo quy trình cũng không cần thiết nốt. Và bác ấy lại nói rằng, nói thủy điện xả lũ là lũ chồng lên lũ cũng không cơ cơ sở khoa học luôn. Tóm lại, với những điều bác ấy nói, thì chắc chắn bác ấy rất xứng đáng là tiến sĩ, xứng đáng theo cách mà người ta vẫn gọi cho mấy ả đứng đường là điếm sĩ, nhỉ? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy ngu? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy khùng? Chẳng lẽ lại cho rằng bác ấy mù? Nhưng nếu không như vậy thì việc Chính phủ còn nhận thiếu sót lớn trong việc quy hoạch, xây dựng, điều hành thủy điện là  vô lối?  Và nếu nước  Nga biết rằng mình đã đào tạo ra một tiến sĩ thế này thì có lẽ Viện Hàn lâm khoa học Nga còn thua cả Việt Nam mình, nhỉ? ( Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/151086/-thuy-dien-khong-sinh-ra-nuoc-nen-khong-gay-lut-.html)

Lại bật sáng lên một tiến sĩ khác, Nguyễn Duy Phương, Phó Khoa trưởng, Khoa Luật, Đại học Huế. Tiến sĩ này đã rất quan tâm đến vụ án oan 10 năm của ông Chấn Bắc Giang và nói rằng, lỗi án oan một phần do ông Chấn không kiên định, tại sao lại nhận tội, do  bác nhận tội nên mới phức tạp như thế. Mình nghe xong lý lẽ của bác này, mình lao đường, mình hỏi một người ăn mày, tại sao bác lại ăn mày để  làm xấu đường phố, gặp mấy người đi khiếu nại để hỏi,tại sao lại khiếu nại mần chi khi thấy chính quyền sai thì đừng cho cưỡng chế, đừng cho cưỡng bức, đừng cho trù dập chứ sao lại đi khiếu nại....Tóm lại với cái cách lập luận của Phương Tiến sĩ thì đến con chó đang ngủ ngon cũng phải sủa vì cáu giận. (Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131126_nguyenthanchan_appeal_case.shtml)

Sau hai thông tin chính trên, phần tráng miệng có  mấy tin rất chi là chém gió vĩ mô:  Đại biểu quốc hội thảo luận trong sự lo lắng sợ nhân dân cặp bồ. Báo chí đang dò xét kết quả chém gió  của Chủ cà phê Trung Nguyên răng khoe chiếm lĩnh thị trường  Mỹ mà chừ chưa thấy chi? Tại Trung Quốc, bác Nhân mặt trận đang tay trong tay với 10.000  thanh niên Việt và Trung nhảy tưng bừng trong tiếng nhạc rộn ràng, trong khi máy bay B52 của  Mỹ bay vô tư ngay vùng trời Trung Quốc tuyên bố quản lý mà  không thấy ai mần được chi, rồi Bộ trưởng  Đinh La Thăng đang quyết chém các nhà thầu làm  ăn nhố nhăng, người thì tin bác ấy mần, người thì nói bác ấy vốn chém cho vui, còn Quận Long Biên thì trong ngày kỉ niệm thành lập Quận,  các các bộ đánh chén cả ngày và để chứng minh là một cơ quan hành chính rất vì dân, trong ngày kỉ niệm này, dân tới liên hệ công việc đã bị bảo vệ đuổi thằng cổ.  Ô hô.
---------------------
Nhạc trưởng: Môi múc canh, độc thịt /Rế múc cơm, gạch nhịp /Các bạn liếm lên, quẹt ngược /Chúng ta chép  tiếp...nhạc về vũ điệu cuộc sống...

Phạm Hải st

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 'dằn mặt' Trung Quốc


(TNO) Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, không chỉ “dằn mặt” Bắc Kinh mà còn để "kiềm chế" Nhật Bản.


Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: AFP
Bà Anne-Marie Slaughter, cựu giám đốc kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, đưa ra nhận định trên trong diễn đàn an ninh tại Trung tâm An ninh Mỹ ở thủ đô Washington ngày 26.11, theo trang tin Want China Times ngày 27.11.
Đối với Trung Quốc, việc Mỹ điều máy bay ném bom B-52 cất cánh từ đảo Guam vào ngày 25.11 là nhằm để ngăn chặn Bắc Kinh “ăn hiếp” đồng minh Nhật Bản.
Nhưng đối với Nhật Bản, bà Slaughter cho rằng động thái trên của Mỹ là để ngăn chặn nguy cơ Tokyo “mất kiềm chế” với Trung Quốc.
Trung Quốc hôm 23.11 đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư.
Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối.
“Việc Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 là nhằm cảnh báo Nhật Bản không nên có những hành động thái quá, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, bà Slaughter nói.
Ông Robert Kaplan, một cựu quan chức Ủy ban Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, cho biết Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 là nhằm thể hiện Washington bảo vệ Nhật Bản, đồng thời cho thấy Mỹ phản ứng nghiêm túc trước động thái của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, máy bay ném bom B-52 không có trang bị vũ khí cất cánh từ đảo Guam của Mỹ vào ngày 25.11 và bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc mà không thông báo trước.
Đây là một động thái của Mỹ được cho là để “thách thức” Trung Quốc, do Bắc Kinh yêu cầu các hãng hàng không phải thông báo lịch trình qua vùng này.
Phúc Duy

Liệt sĩ trở về sau khi nhà ngoại cảm tìm thấy mộ

- Còn bao nhiêu hài cốt liệt sĩ bị "các nhà ngoại cảm" lừa bịp?- BTTD

Nhờ nhà ngoại cảm chỉ chỗ, gia đình đã tìm thấy hài cốt liệt sĩ và đưa về quê an táng. Nhưng 5 năm sau, ông Nguyễn Viết Thuấn vẫn còn sống và trở về sau 42 năm biệt tích.
Bức ảnh ông Thuấn hồi còn trẻ đang được treo ở giữa nhà người em trai Nguyễn Viết Tuynh (làng An Thọ, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) để làm kỷ niệm, đó từng là ảnh thờ khi gia đình nhận được tin ông hy sinh.
"Chắc chỉ có gia đình tôi mới có chuyện hy hữu như vậy. Gần 5 năm trời thờ xương cốt người lạ chỉ vì tin lời nhà ngoại cảm", ông Tuynh tâm sự.
a1-2459-1385435596.jpg
"Chỉ vì tin lời nhà ngoại cảm mà gia đình tôi đưa xương cốt người lạ về thờ cúng suốt 5 năm trời", ông Tuynh cho biết. Ảnh: Thanh Hòa.
Trong ký ức của người em trai, ông Thuấn (sinh năm 1951) là anh cả không được học hành đến nơi đến chốn, không biết chữ nhưng lại cực kỳ lanh lợi và khẳng khái. Năm 1971, giữa lúc chiến tranh ác liệt, Thuấn nhờ một người bạn cùng làng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ông Thuấn đi bộ đội được hai năm, gia đình mới nhận được thư của ông gửi về. Do không biết chữ, ông nhờ đồng đội viết vài dòng hỏi thăm sức khỏe bố mẹ và dặn dò các em ở nhà ngoan ngoãn.
Đất nước giải phóng, những đứa con làng An Thọ lần lượt trở về còn ông Thuấn vẫn bặt tin. Ông Tuynh chạy khắp nơi dò la tin tức thì biết anh trai bị thương, được đưa về tuyến sau điều trị rồi từ đó đi đâu không rõ. "Cả nhà mong ngóng anh trở về. Mẹ tôi khóc hết nước mắt. Chiều chiều, mấy anh em thay nhau ra gốc đa đầu làng đứng ngóng. Thậm chí đang làm đồng, thấy ai đeo ba lô đi về là tôi vội vàng chạy lên, lật mũ xem có phải anh trai mình không", ông Tuynh nghẹn ngào nhắc lại.
Năm 1976, gia đình ông chết lặng khi nhận được giấy báo tử tin ông Thuấn hy sinh ở mặt trận phía Nam, hài cốt được mai táng tại khu vực riêng của mặt trận. Sau đó, gia đình và chính quyền tổ chức lễ tang cho ông Thuấn theo nghi thức liệt sĩ.
Trước khi qua đời, cha mẹ dặn ông Tuynh phải cố tìm bằng được hài cốt của anh để hương khói. Tháng 6/2008, gia đình ông Tuynh tìm đến nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng (Tây Hồ, Hà Nội) nhờ tìm mộ anh trai.
"Sau khi biết tên tuổi liệt sĩ, ông Phụng ngồi bóp trán và độc thoại như đang nói chuyện với một ai đó. Một lúc sau, ông ta đưa cho tôi một sơ đồ chỉ nơi có hài cốt anh tôi ở tận nghĩa trang huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Gia đình tôi vào đến nơi ấy để đưa hài cốt về", ông Tuynh kể.
Khi tìm thấy mộ, không ai mảy may nghi ngờ và cũng không đi kiểm tra ADN hài cốt mà tiến hành an táng luôn. Ngày ông Tuynh đưa hài cốt anh trai từ nghĩa trang Bình Long về, cả gia đình, xóm làng đều khóc đón đứa con đi xa trở về nhà. Hài cốt đặt trong nghĩa trang xã An Khánh và được thờ cúng cẩn thận.
a2-1433-1385435596.jpg
Bức ảnh ông Nguyễn Viết Thuấn hồi trẻ được gia đình dùng làm ảnh thờ khi hay tin ông hy sinh. Ảnh:Thanh Hòa.
Mọi việc tưởng xong xuôi, nhưng huyện An Phú, tỉnh An Giang, có người đàn ông tên Nguyễn Viết Thuấn luôn tự nhận mình quê ở miền Bắc, đi bộ đội rồi không nhớ quê quán nên không thể trở về. Anh Đinh Văn Toán (quê Nam Định) vào An Giang thăm em gái lấy chồng cạnh nhà ông Thuấn đã tìm cách giúp đỡ ông.
Tháng 5 vừa qua, anh Toán báo với chính quyền ở Hoài Đức nhờ tìm giúp. Khi anh Toán cho gia đình xem ảnh chụp chứng minh thư của ông Thuấn, người em trai ngỡ ngàng và vội khăn gói đi vào An Giang. Nhìn thấy người anh trai tóc bạc, gầy gò sau bao năm xa cách, ông Tuynh cố nén rồi gợi chuyện hỏi han. Ông giả vờ bảo có quen biết một gia đình ngoài Bắc đang tìm người thân đi bộ đội, bị thất lạc do chiến tranh.
Khi ông Thuấn nhận mình là người thất lạc, ông Tuynh yêu cầu kể lại chi tiết quê quán, họ hàng. Ông Thuấn nhớ rất rõ tên bố mẹ và các em, nhớ cả quê huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ) nhưng không nhớ rõ mình ở làng, xã nào. Ông Thuấn miêu tả chính xác chi tiết: "Trước cửa nhà tôi là sân kho, bên trái là chùa, bên phải là đình. Anh em tôi thường hay đi trồng khoai, cắt cỏ ở nông trường. Trong nông trường còn có ngôi mộ của tổ tiên". Nghe đến đây, ông Tuynh òa khóc rồi ôm chầm lấy anh trai, trách còn sống sao không chịu về quê.
Ông Thuấn gạt nước mắt, cho biết ông bị thương ở gáy, suy giảm trí nhớ, ra quân không có tiền đành lang thang mấy tỉnh miền Nam. Ông lập gia đình và có con, gia cảnh khó khăn, lại không nhớ rõ quê nên không về nữa.
a3-1717-1385435597.jpg
Ông Thuấn (người mặc áo hồng) đoàn tụ với gia đình sau 42 năm xa cách. Ảnh:Gia đình cung cấp.
Sau khi anh em nhận mặt, ông Tuynh đưa anh trai trở về thăm quê sau 42 năm xa cách. Giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công của ông Thuấn đã được chính quyền địa phương thu lại. Gia đình cũng bỏ tấm bia khắc tên liệt sĩ trong nghĩa trang xã An Khánh, thay vào đó dòng chữ "Chưa biết tên" và tiếp tục lo hương khói cho người đã khuất. Về nhà một thời gian không có chỗ ở, ông Thuấn vào lại An Giang tiếp tục sinh sống cùng vợ con.
"Gia đình đều muốn anh ở lại quê, tiếp tục chăm lo hương hỏa tổ tiên nhưng không có chỗ ở. Gia đình tôi đã làm đơn lên chính quyền xã xin cấp đất, cấp hộ khẩu cho anh nhưng chưa có phản hồi", ông Tuynh kể.
Về trường hợp ông Thuấn, nhà ngoại cảm Nguyễn Đức Phụng cho biết, phía ban ngoại cảm cũng có trách nhiệm nhưng gia đình đã không làm đúng nguyên tắc. "Trong quá trình trắc nghiệm gọi vong, chúng tôi rà soát toàn bộ bên ngoài Quân khu 7 và các nghĩa trang thì phát hiện ngôi mộ nằm ở lô đằng sau của nghĩa trang Bình Long có vong trùng tên với liệt sĩ Thuấn, vẽ sơ đồ cho gia đình vào tìm. Nguyên tắc khi vào đến nơi, gia đình phải gọi điện ra cho chúng tôi xác định lại xem có đúng là mộ liệt sĩ Thuấn thì mới được cất bốc. Nhưng gia đình không có phản hồi mà đã tự ý đưa hài cốt ra".
"Tin tưởng vào phương pháp ngoại cảm tìm mộ mà bao năm qua tôi cứ ngỡ đã hoàn thành được tâm nguyện của mẹ cha. Anh em thay nhau hương khói hài cốt liệt sĩ mà không biết người nằm dưới mộ kia không phải anh mình", ông Tuynh nói.
Thanh Hòa Vnexpress

Thủ tướng Latvia từ chức vì vụ sập nóc siêu thị chết người

- Ở VN có văn hóa từ chức không?- BTTD

Thủ tướng Latvia vừa đệ đơn xin từ chức, sau vụ sập nóc siêu thị được coi là thảm họa tồi tệ nhất ở Latvia xảy ra hôm 21/11.


Thủ tướng Latvia Valdis Dombrovskis tham dự cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Brussels hồi tháng 10. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Latvia Valdis Dombrovskis tham dự cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Brussels hồi tháng 10. Ảnh: AFP.
"Xem xét thảm họa này và tất cả các vấn đề liên quan, chúng ta cần có một chính phủ mới, được quốc hội hoàn toàn ủng hộ", Thủ tướng Valdis Dombrovskis nói. "Vì vậy, tôi đã quyết định nộp đơn xin từ chức".
"Chính phủ chịu trách nhiệm chính trị về thảm họa này", AFP dẫn lời phát ngôn viên của ông Dombrovskis hôm nay cho biết, đồng thời xác nhận Thủ tướng Latvia đệ đơn xin từ chức sau cuộc nói chuyện với Tổng thống Andris Berzins.
Thông báo cùng ngày của Văn phòng tổng thống cho biết, ông Berzins "sẽ bắt đầu đàm phán thiết lập chính phủ mới vào tuần tới", loại bỏ khả năng tiến hành bầu cử ngay lập tức. Cuộc bầu cử tiếp theo ở Latvia dự kiến diễn ra vào tháng 10/2014.
Quyết định từ chức của ông Dombrovskis được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Latvia chính thức gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vào tháng 1/2014.
Phần nóc của siêu thị Maxima XX ở thủ Riga hôm 21/11 bị sập đã làm 54 người thiệt mạng, 40 người bị thương. Vụ việc được coi là thảm họa xây dựng tồi tệ nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ qua, khiến hơn hai triệu người dân ở quốc gia này choáng váng. Việc Thủ tướng xin từ chức càng làm gia tăng áp lực đối với các nhà chức trách trong việc tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Nguyễn Tâm Vnexpress

26 tháng 11, 2013

Mỹ khó thắng nếu Trung Quốc đánh Nhật?

Thứ Ba, ngày 26/11/2013 14:27 PM (GMT+7)
Những con át chủ bài của Mỹ trong khu vực giờ đây có thể đã không còn hiệu quả với Trung Quốc và có nguy cơ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Ngày 26/11, tờ BBC đăng bài bình luận cho rằng tuyên bố của Trung Quốc ngày 23/11 về “khu vực nhận diện phòng không” bao trùm khu vực rộng lớn trên biển Hoa Đông, trong đó có nhóm đảo đang tranh chấp Senkaku là động thái mới nhất trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với nhóm đảo này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã mô tả động thái này là “một nỗ lực đầy bất ổn nhằm làm thay đổi hiện trạng trong khu vực”.
Và ngay trong ngày 23/11, như thể nhấn mạnh những nguy cơ xung đột do khu vực phòng không này gây ra, Nhật Bản đã điều 2 chiến đấu cơ F-15 để ngăn chặn 2 máy bay do thám của Trung Quốc tiến gần tới nhóm đảo này để thực hiện cái mà Trung Quốc gọi là “hoạt động tuần tra” trong khu vực nhận diện phòng không.
BBC: Mỹ khó thắng nếu Trung Quốc đánh Nhật - 1
Khu vực nhận diện phòng không Trung Quốc (màu đỏ) chồng lấn với khu vực nhận diện phòng không của Nhật Bản (màu xanh)
Chính sách ngày càng hung hăng của Trung Quốc và quyết tâm không chịu nhượng bộ của Nhật Bản trước sự trỗi dậy của nước láng giềng càng làm tăng thêm nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột lớn có thể bắt nguồn từ những sự kiện ngẫu nhiên trên vùng biển Hoa Đông.
Tất cả mọi yếu tố tạo nên xung đột đều hội tụ tại vùng biển này. Hồi tháng 1, Nhật Bản đã tố tàu chiến Trung Quốc nhắm radar tên lửa vào tàu chiến của Nhật gần nhóm đảo tranh chấp, trong khi Bắc Kinh một mực bác bỏ cáo buộc này.
Đến tháng 3 vừa qua, Nhật Bản đã phải rất nhiều lần điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn cái mà họ gọi là những kẻ xâm nhập Trung Quốc, và cả 2 nước này để tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn mô phỏng tình huống phòng thủ đảo hoặc đánh chiếm các hòn đảo xa.
Sau khi đòi vạch ra những đường biên giới trên biển, giờ đây Bắc Kinh lại đang tìm cách “dựng hàng rào” trên bầu trời. Tuy nhiên hành động này có thể gây ra tình trạng bất ổn sâu sắc hơn cùng nguy cơ hiện hữu về những va chạm giữa máy bay hoặc tàu chiến vốn dày đặc ở vùng biển này có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh tổng lực và kéo theo sự tham gia của nhiều cường quốc khác.
Át chủ bài
Trong khi Trung Quốc đang theo đuổi giấc mơ hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân một cách nhanh chóng, việc để xảy ra bất cứ xung đột cục bộ nào cũng có thể là một điểm bất lợi so với lực lượng quân sự hiện đại và uy lực hơn của Nhật Bản.
Tuy nhiên việc vạch ra cán cân sức mạnh quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc không phải là cách thức giải quyết vấn đề trên biển Hoa Đông. Vấn đề thực sự ở đây là hai nước sẽ giải quyết một cuộc khủng hoảng bất ngờ ở khu vực này như thế nào và liệu chính sách phòng ngừa xung đột có khả dĩ hay không.
BBC: Mỹ khó thắng nếu Trung Quốc đánh Nhật - 2
Máy bay trinh sát của Nhật Bản bay trên nhóm đảo tranh chấp Senkaku
Hiện nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng các công cụ quản lý khủng hoảng truyền thống sẽ ít hữu dụng hơn trong cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực này.
Hồi đầu tháng 11, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ đã tổ chức một “trò chơi chiến tranh” ảo, trong đó 2 nhân vật chính là Trung Quốc và Nhật Bản.
Nghiên cứu của tổ chức tư vấn này tập trung vào phản ứng của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng trên. Họ đặt ra tình huống giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang ngày càng chồng chất những vấn đề, những người tham gia nghiên cứu đóng vai các quan chức cấp cao của Mỹ đã chống lại việc triển khai quân Mỹ đến khu vực này vì lo ngại sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
Thấy thế, các nhân vật đóng vai quan chức Trung Quốc trong trò chơi này bất ngờ thực hiện các hành động leo thang một cách đáng kể. Họ đưa các đơn vị tên lửa chống tàu tầm xa của hải quân Trung Quốc vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Lực lượng quân đội được điều động hướng thẳng về những hòn đảo đang tranh chấp. Trong tình thế này, Mỹ bắt buộc phải hành động, và khuyến nghị được đưa ra là cử 2 cụm tàu sân bay chiến đấu tới biển Hoa Đông.
BBC: Mỹ khó thắng nếu Trung Quốc đánh Nhật - 3
Một cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ
Đến thời điểm này, trò chơi chiến tranh này gần như đã kết thúc khi Mỹ đã dùng đến con át chủ bài của mình, và với sức mạnh của lực lượng hải quân Mỹ, những người tham gia trò chơi đều giả định rằng cuộc khủng hoảng sẽ lắng dịu dần.
Tuy nhiên một chuyên gia chiến lược của Mỹ chuyên theo dõi các sự kiện tại khu vực này là Robert Haddick lại cảnh báo rằng những giả định như vậy có thể đã lỗi thời.
Ông Haddick nhấn mạnh rằng việc Mỹ điều động cụm tàu sân bay chiến đấu được coi như một con át chủ bài, vì có rất ít cơ hội cho các đối thủ có thể chống lại được những cỗ máy chiến tranh hiện đại này.
Tuy nhiên, chiến lược ngăn chặn khu vực và chống tiếp cận mà Trung Quốc đang áp dụng ngày càng sâu rộng lại nhắm vào việc vô hiệu hóa các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã có những tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa được thiết kế chuyên để tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ.
BBC: Mỹ khó thắng nếu Trung Quốc đánh Nhật - 4
Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chuyên tiêu diệt tàu sân bay (Ảnh minh họa)
Ông Haddick cảnh báo rằng việc điều động 1 hoặc 2 cụm tàu sân bay chiến đấu trong tương lai sẽ không làm lắng dịu cuộc khủng hoảng mà ngược lại, nó có thể là hành động khiêu khích khiến Trung Quốc phát động tấn công nhắm vào các tàu sân bay này.
Căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc chỉ là một khía cạnh trong những mâu thuẫn lớn hơn đang tồn tại trong khu vực này, và chiến lược của cả Trung Quốc lẫn của Mỹ đều có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Một phương thuốc để cứu vãn tình hình đó chính là sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc, đây chính là xuất phát điểm để hai bên có thể đạt được những tiến triển trong quá trình giải quyết khủng hoảng.
Nhìn một cách bao quát hơn, toàn bộ học thuyết chiến lược Không-Hải Chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là nhằm để kiềm chế sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc, trong khi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc lại nhằm ngăn chặn khả năng can thiệp của hải quân và không quân Mỹ vào những vùng biển mà Trung Quốc coi là sân sau chiến lược của mình.
Đó là lý do khiến nguy cơ về một cuộc đụng độ không mong muốn giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn khiến các chuyên gia phân tích quốc tế bất an.
Bảo Thành (Theo BBC) (Khampha.vn)

Thụy Điển đóng cửa 4 nhà tù vì… thiếu tù nhân


Thứ Ba, ngày 26/11/2013 21:00 PM (GMT+7)
- Vì CNTB đang giãy chết nên người ta sợ vô tù- BTTD

Thụy Điển vừa quyết định đóng cửa bốn nhà tù do số lượng tù nhân đang ngày một giảm.

Theo quyết định mới nhất, bốn nhà tù tại các thị trấn Aby, Haja, Batshagen và Kristianstad sẽ buộc phải đóng cửa. Trong số đó, hai nhà tù sẽ được bán và hai nhà tù được chuyển sang làm trụ sở cho các cơ quan chính phủ.
“Những nỗ lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn tội phạm có tác động tích cực. Điều này có thể chứng minh ở việc số lượng tội phạm đang giảm xuống đáng kể”, ông Nils Oberg, người đứng đầu cơ quan quản chế nhà tù Thụy Điển cho biết.
Theo Guardian, số nhà tù ở Thụy Điển đã bắt đầu giảm trong những năm gần đây. Năm 2004, số lượng nhà tù ở nước này giảm 1% và số lượng này tăng lên 6% vào năm 2011. Việc các nhà tù buộc phải đóng cửa hàng năm là do số lượng tội phạm giảm.
Từ năm 2004 đến năm 2012, số lượng tội phạm đã giảm 36 % xuống 25%. Theo thống kê năm 2012, số lượng tù nhân tại các nhà giam ở Thụy Điển là 4.862 người trong tổng số dân 9,5 triệu người.
Theo Nguyễn Thủy (Người lao động/Guardian)