Trang

20 tháng 11, 2013

Nhà nước, luật pháp ở đâu?

19/11/2013


Đơn kêu cứu lần thứ 1606 của một công dân

Kính gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Tôi lại làm phiền đến giáo sư và mang ơn giáo sư nhiều lắm. Cách đây 4 hoặc 5 năm giáo sư đã cho đăng kêu cứu của tôi trên mạng này [xem ở đây – BVN). Giáo sư vì tình thương đối với dân, khẩn khoản nhờ giáo sư đưa lên mạng theo nguyên đơn của tôi gửi ở dưới.
Cảm ơn giáo sư.
Bùi Thị Đoá



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Ngày 17-11-2013

ĐƠN KÊU CỨU (LẦN THỨ 1606, SUỐT 8 NĂM QUA)

Kính gửi: Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
Tôi: Bùi Thị Đóa, 76 tuổi, ở 550 Tôn Đức Thắng, Hải Phòng.
ĐT: 01696042628 - Mail: KVP581953@yahoo.com

Thưa ông! Vì sao kéo dài hai khóa Quốc hội và hai khóa Hội đồng Nhân dân Hải Phòng mà vẫn không ai giải quyết? Tôi gửi đơn kêu cứu lần thứ 1605 đến các cơ quan từ thấp đến cao 8 năm qua (từ 2006). Đã có 19 văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Thành phố khẳng định cụ thể:
Quốc hội gửi 4 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 4 số: 4014 ngày 23/6/2010 yêu cầu trả lời bà Đóa và báo cáo về Quốc hội (Hải Phòng không trả lời).
Chính phủ gửi 9 văn bản xuống Hải Phòng, lần thứ 9 số 952 ngày 17/4/2012 yêu cầu Hải Phòng trả lời dứt điểm (Hải Phòng không trả lời).
Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng ra nhiều văn bản (bao che cho việc ký phép trái luật). Văn bản số 254 ngày 1/7/2009, kết luận khách sạn Hải Yến vi phạm nhiều lần và có hệ thống tại 552 Tôn Đức Thắng. Hải Phòng nói là đó là vi phạm nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, gây dư luận xấu trong nhân dân đối với cơ quan hành chính các cấp, do đó phải kiên quyết cắt dỡ trước ngày 30/7/2009. Nay cắt dỡ chưa?? Khách sạn Hải Yến đã làm đổ nhà tôi không nửa lời xin lỗi và cho một xu bồi thường cho người vô tội bị hại oan! Kêu khóc nhiều lần xin gặp Chủ tịch, đều vô vọng!
Bộ Xây dựng tái khẳng định văn bản số 223 ngày 10/6/2010, gửi đích danh Chủ tịch Hải Phòng, đề nghị phải cắt dỡ ngay hai công trình xây trái phép tại 552 Tôn Đức Thắng, Hải Phòng, nhà không phép xây 8 tầng và 9 tầng làm đổ nhà có phép, không còn nơi thờ bố mẹ và thờ hai anh ruột liệt sĩ. Sau khi có 19 văn bản nêu trên, tôi lại tiếp tục 16 đơn gửi Chủ tịch kêu cứu, trên 50 báo, đài, phát thanh địa phương và trung ương nêu (Công an Nhân dânTuổi trẻ thủ đôNgười cao tuổi…đã đăng tải không dưới ba lần/tờ báo). Chi bộ, cụm dân cư, chi hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ và Mặt trận Tổ quốc nơi tôi ở thấy quá bất công!! Các đoàn thể đã ký tên gửi lên các cấp chính quyền phản đối sự ngang ngược của Sở Xây dựng và công ty Hải Yến. Bí thư Đảng ủy trực tiếp lên Sở Xây dựng chất vấn và xã lập 17 biên bản lúc xây dựng, đều bị công trình trái phép đè bẹp (vì Giám đốc Sở Xây dựng nhúng chàm bảo kê).
Nay không ai thực hiện bồi thường quyền lợi hợp pháp của tôi do Giám đốc Sở Xây dựng và khách sạn Hải Yến gây lên tội ác (suốt 8 năm qua) (nhà đã xây cao 8 tầng hàng vạn mét vuông rồi mới thò bút ký phép; dẫn chứng: sau 3 ngày ký phép số 10 ngày 27-3-2007 (Giám đốc Sở lại ký thông báo số 24 ngày 2-4-2007 đình chỉ xây dựng). Xảo quyệt hơn nữa Sở Xây dựng cùng Giám đốc khách sạn (tư nhân) Hải Yến lừa từ địa phương đến trung ương; dẫn chứng: nhà 9 tầng (bên) cũng tại số 552 nói trên, Phòng Xây dựng huyện An Hải ký phép số 49 tháng 4-1993 là 5 tầng, đến 2006 cùng một lúc Giám đốc Sở Xây dựng cho cán bộ của Sở canh gác ngày đêm cho Hải Yến xây lên 9 tầng không phép. Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố, ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố cùng ông Bí thư Thành ủy hứa trước kỳ họp kiên quyết xử lý (hai kỳ họp Hội đồng Nhân dân đều nêu ra, đến nay đã 8 năm rồi không dám xử lý, vậy trong hai tòa nhà nói trên có gì mờ ám hay là nơi rửa tiền của xếp?). Biên bản 387 ngày 27-12-2012 đoàn bốn người do Chánh thanh tra Bộ Xây dựng dẫn đầu ký kết với ông Điền, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cam kết giải quyết dứt điểm trong quí 1-2013 để 15-4-2013 báo cáo lên Thủ tướng theo chỉ thị 14 ngày 18-5-2012 cuả chính phủ, kế hoạch số 1399 ngày 5-3-2013 do ông Điền Chủ tịch Thành phố ký, hoàn thành phá dỡ trái luật tại nhà 552 kể trên trước 30-4-2013. (Văn bản này vẫn bao che cho Giám đốc Sở Xây dựng ký là đúng, đã đạp lên pháp luật gây tội ác lên đầu người dân). Nay đã gần hết năm 2013, ông Chủ tịch Hải Phòng có làm đúng cam kết của mình không hay vẫn cố tình đùn đẩy?
Nay không ai giải quyết. TÔI kêu cứu Đảng – Nhà nước và Ông:
1. Thực hiện ngay văn bản 254 Thành phố Hải Phòng ký và văn bản 223 của Bộ Xây dựng đã ban hành (đùn đẩy quá lâu!).
2. Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng và khách sạn Hải Yến phải xây lại nhà và bồi thường thiệt hại trong 8 năm qua về tài sản (hợp pháp) và tinh thần cho tôi.
3. Hãy học Nghị quyết Trung ương 4. Tại sao nhà xây 8 tầng rồi mới ký phép 6 tầng, nhà 9 tầng không phép vẫn tồn tại (dư luận bảo ông Giám đốc Sở Xây dựng cầm 450 triệu có đúng không???) hay lợi ích nhóm mà không phá dỡ nổi? Tôi đã 76 tuổi, chồng tôi 80 tuổi ăn không đủ, nhà đổ không có chỗ ở, lấy đâu hàng trăm triệu để thuê khảo sát dự toán+án phí nộp rồi tòa mới xử.
Đằng nào cũng phải chết, nếu không được giải quyết! Tôi xin phép được chết trước cửa nhà ông Chủ tịch và gửi tiếp các văn bản kêu cứu Đảng - Nhà nước và toàn bộ các cơ quan thông tấn, trang mạng kêu oan! (Việc này tự tôi, không có liên quan đến ai).
Trân trọng cảm ơn!
Người kêu cứu

Bùi Thị Đóa

19 tháng 11, 2013

Vỡ hồ chứa bùn đỏ: Ai chịu trách nhiệm?

Vỡ hồ chứa bùn đỏ: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm
Thứ Ba, 19/11/2013 22:17

Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, nhận định như trên trước sự cố vỡ hồ bùn đỏ khi khai thác titan

Chiều 19-11, đoạn đường bị bùn đỏ tràn ra đã được Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận cho công nhân dùng máy nạo vét bùn, sau đó phun nước rửa sạch. Tại rừng phi lao ven biển Thuận Quý, bùn bắt đầu khô để lại một lớp dày nhão đỏ rực. Các dòng nước bùn chảy ra biển cũng đang khô, bám dày trên mặt đất ít nhất 7-8 cm.
Trên bờ biển Thuận Quý, bãi cát dài khoảng 500 m bao phủ bởi lớp bùn đỏ đặc nhão, chỗ sâu nhất lên tới nửa mét, rất nguy hiểm cho người qua lại khu vực này vì dễ sụt lún.
Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Thuận, cho biết sau khi sự việc xảy ra, sở đã lập tổ công tác tới hiện trường để khắc phục hậu quả vỡ hồ bùn đỏ và yêu cầu công ty khôi phục sự cố. Vì công ty bị ngừng hoạt động gần 6 tháng qua nên sở không xác định được lượng bùn chảy ra bên ngoài. Cũng theo ông Giác, hồ bị vỡ có diện tích khoảng 1.500 m2 nhưng do trước ngày xảy ra sự cố có một trận mưa lớn nên cũng khó xác định được khối lượng nước chứa trong hồ.
Mặc dù lượng bùn đỏ đổ vào nhà dân gây ô nhiễm nặng nề nhưng ông Giác lại cho rằng đó là đất cát tự nhiên cộng với bùn thải lâu nay vẫn thải ra tự nhiên, không gây ảnh hưởng gì tới môi trường. “Nếu có ảnh hưởng thì cũng chỉ làm đục nước và ngấm vào mạch nước ngầm. Còn về lượng bùn đỏ trôi ra biển làm đục nước thì vài ba hôm nước sẽ lắng lại thôi” - ông Giác nói.
Người dân bị mắc kẹt trong lớp bùn do vỡ hồ chứa bùn đỏ tại Bình Thuận
Về trách nhiệm vỡ hồ, ông Giác khẳng định thuộc về Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận. Công ty này đã không có bộ phận kiểm tra hồ khi mưa lớn, thậm chí chủ quan trong khắc phục vị trí xung yếu có nguy cơ vỡ. Trong khi đó, hồ chứa ở trên đồi cao 15-20 m, bờ moong (chứa nước để lọc titan) làm bằng bùn đất nên rất dễ sạt lở.
Bên hành lang Quốc hội ngày 19-11, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, ông Lê Đắc Lâm, cho biết trước đây, ở Bình Thuận đã từng có sự cố vỡ hồ bùn đỏ titan và chủ đầu tư đã khắc phục. Nay lại vỡ hồ, tỉnh Bình Thuận yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương khắc phục, tạo điều kiện người dân đi lại, sinh hoạt bình thường. Đồng thời phải kiểm tra chặt chẽ quy trình bảo đảm an toàn hồ chứa cũng như có phương án và phương tiện ứng cứu khi gặp sự số.
Suốt ngày 19-11, các phóng viên nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận để tìm hiểu thêm thông tin nhưng rất khó tiếp cận. Cuối giờ chiều, khi chúng tôi gọi vào máy di động của ông Tô Tài Tích, tổng giám đốc công ty, thì ông trả lời vỏn vẹn là “đã báo cáo với UBND tỉnh Bình Thuận” rồi… cúp máy!
Trước đó, lúc 8 giờ ngày 18-11, hồ chứa nước thải titan của Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) bất ngờ vỡ toang. Hàng ngàn mét khối bùn đỏ tuôn chảy như nước lũ khắp một vùng rộng khoảng 2 km2. Ba người dân địa phương khi lưu thông qua khu vực này suýt bị bùn cuốn trôi ra biển.
Hôm nay, 20-11, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Thuận sẽ làm việc với lãnh đạo Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận để xử lý vụ việc.
BỘ TRƯỞNG TN-MT NGUYỄN MINH QUANG:
Bộ không thể ôm hết được!


Vấn đề này thuộc về trách nhiệm của địa phương. Cái gì bộ cấp phép thì bộ lo trực tiếp chứ bộ không thể ôm hết được. Các vấn đề lớn thuộc quản lý của bộ như khoáng sản, môi trường phải có thanh tra chuyên ngành kiểm tra, giám sát thường xuyên nhưng nay tổ chức thanh tra chuyên ngành không có và quy định pháp luật hiện hành có vấn đề ở chỗ này. Rất may là chế biến titan cũng đơn giản, không sử dụng hóa chất độc hại mà chủ yếu dùng nước.
Th.Dũng

Bài và ảnh: BẠCH LONG (NLD)
[

Có 6 ý kiến

  • Sơn
    4Thích  
    20/11/2013 02:11
    Trời, chuyện này đã được cảnh báo từ trước rồi mà có nghe đâu. 
  • NÔNG DÂN
    2Thích  
    20/11/2013 04:11
    Bộ không thể ôm hết được! Xin chịu thua câu nói này! Có ai bắt buộc BỘ đi kiểm tra như đi chống bão. Sự việc xảy ra hủy hoại môi trường gây hậu quả nghiêm trọng như vậy tại sao bộ không cách chức (hoặc đề nghị cách chức) các vị trực tiếp quản lý tỉnh nào gây ra hậu quả để làm gương cho các nơi chưa xảy ra? Ai phê duyệt dự án này cũng phải chịu trách nhiệm một phần còn chủ đầu tư họ chấp nhận đi tù chứ tiền bạc họ chi hết rồi giờ họ chỉ còn da bọc xương, có chi nơi họ mà họ chịu... cuối cùng dân chịu.
  • tang tuan quang
    2Thích  
    20/11/2013 07:26
    Tại sao lãnh đạo lại đổ lỗi cho công ty? Khi cty xin giấy phép chắc chắn phải có quy trình xây dựng và sản xuất được duyệt, khi hoạt động cũng bị kiểm tra chắc chắn phả đủ điều kiện mới cho hoạt động chứ? Không có văn hóa nhận lỗi, từ chức?
  • Sao Mai
    3Thích  
    20/11/2013 07:36
    Đây là một cảnh báo nhẹ, nhắc nhở cho chúng ta biết, vẫn còn hai hố bùn đỏ không lồ ở trên cao nguyên, có thể bất cứ lúc nào trút xuống vùng hạ lưu, hủy diệt các con sông, và những nguời dân sống ven nó, chuyện này đã biết trước rồi.
  • Anh Quân
    2Thích  
    20/11/2013 07:40
    Mọi việc rồi sẽ êm thôi, người ta cho xây dựng khai thác thì việc giải quyết sự cố cũng sẽ dễ dàng... Hiện nay Bình Thuận cho khai thác titan làm nhiễm mặn một vùng đất nông nghiệp rộng lớn, làm nông dân không canh tác được.Thiệt hại ai chịu?
  • Haiyan
    0Thích  
    20/11/2013 07:50
    Chịu trách nhiệm là chịu sao?

Lũ ác Miền Trung trả lời sao đây?

Nguyễn Mộng Hoài 


Trời đất có từ lâu rồi. Trời cho ta nhiều cái lợi, đồng thời cũng gây ra nhiều cái hại mà ta gọi là "thiên tai". Tuy nhiên, nếu chỉ "đổ tại trời" thì sẽ không công bằng. Lũ ác miền Trung năm nay, theo thống kê chưa đầy đủ đã có 40 người chết và mất tích, 243.000 nhà dân bị lũ cuốn trôi hoặc lũ làm hư hỏng, 3000 ha hoa màu và lúa bị phá hủy. Dân ta có câu "lụt thì lút cả làng". Có phải hoàn toàn tại "ông trời gây ra" không ? Hãy nghiêm túc và tỏ ra có "trách nhiệm cộng sản" để trả lời rõ ràng minh bạch câu hỏi này.


Bời vì, thiệt hại về người và tính mạng của nhân dân là điều không thể lấy gì bù đắp được và dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Nhà nước tại làm sao lại để "ông trời" tự do hoành hành như vậy ? Đổ cho Trời hoàn toàn thì là vô cảm và vô trách nhiệm, không làm tròn "công bộc" của dân, nói "vòng vo tam quốc" thì cũng là một dạng trốn tránh trách nhiệm. Người dân chịu khổ trăm bề trong khi thủ phạm gây ra nạn "nhân tai" này lại cứ nhởn nhơ, không bị ai trừng trị. Ôi, miền Trung, miền Trung "khúc ruột" mà sao lại phải chịu đựng nhiều mất mát, đau khổ như vậy ? Nhân dân đang mong mỏi Trung ương Đảng, nhất là Bộ Chính trị và Chính phủ trả lời câu hỏi rất bức xúc này.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ...khẩu hiệu và hành động nhiều năm nay của chúng ta mạng lại kết quả như thế nào. Chắc chắn, nhân dân hiểu rõ nhưng không thể trình bày sự hiểu biết của mình cho bất cứ ai chia sẻ được, đành phải ngậm tăm và chịu đựng. Dân Việt Nam rất có tài chịu đựng. Chiến tranh kéo dài hơn ba mươi năm, núi xương, sông máu, chịu đựng. Hàng loạt những sai lầm của nhiều cuộc vận động cách mạng làm oan trái hàng vạn người, trong đó có nhiều đảng viên cán bộ trung kiên và hệ lụy còn dai dẳng lâu nữa, chịu đựng.
Nay, xây dựng công trình giao thông lưng chừng núi, phá rừng không chỉ do "lâm tặc", làm thủy điện tràn lan, và hậu quả như ta đang chứng kiến, dân cũng phải chịu đựng. Trong kháng chiến, dân miền Trung không những chịu thiếu thốn đủ thứ mà còn là những trọng điểm bom đạn, chất độc hóa học, những cuộc thảm sát của kẻ thù. Nhưng có lẽ, thiên tai đối với miền Trung mới là những gánh nặng vô cùng tàn khốc. Không năm nào miền Trung không phải chịu đựng các cơn bão lớn, lũ lớn tàn phá rất dữ dội. Thiên tai là bất khả kháng. Nhưng còn "nhân tai" thì ai là người gây ra và "kháng" thế nào đây ?
Lũ lớn, lũ ác miền Trung kéo dài, hết bão lại lũ lụt, hết do thiên tai lại do  "thủy điện" xả lũ, người dân chịu mất mát thiệt thòi rất khốc liệt. Của cải trôi theo dòng lũ, rồi cũng có thể làm lại được, nhưng lũ cuốn trôi hàng chục người thì không thể "làm lại" được. Lũ chồng lên lũ. Phải rạch ròi đâu là tại trời, đâu là tại quyết sách, chỉ đạo, lợi ích nhóm, làm thủy điện tràn lan, không đồng bộ, để rồi bổ sung nguồn điện cho EVN và mặc sức cho EVN tha hồ tăng giá điện bổ vào người dân trong cả nước. Và chính những nơi bị phá rừng, bị san đồi, bị xây đập và di dân lại là những nới mà người dân chưa được hoặc chưa có điện và có rồi thì cũng chịu chung số phận trả tiền mua điện cao  ngất ngưởng. Có cái lạ tại nước ta, trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà dường như cái gì cũng tăng giá. 
Những ông trùm "nhóm lợi ích" trùm tham nhũng có bao giờ mảy may nghĩ đến đời sống của dân không. Giá như trong những ngày bão lũ miền Trung, các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước bỏ thì giờ vàng ngọc đến úy lạo thăm hỏi, cứu trợ đồng bào miền Trung một chút gọi là cũng động viên được nhân dân vượt qua mọi thử thách cực kỳ to lớn này phần nào chăng. Vậy mà, chỉ thấy mấy ông "Phó" đến chỗ này chỗ kia, chỉ đạo thế này thế kia, cũng tốt thôi, nhưng người miền Trung cần cái lớn hơn, cần cái thiết thực hơn.
 Đó là những người chịu trách nhiệm chính về lũ lụt xảy ra không chỉ tại trời. Và nếu tại "thủy điện" xả lũ thì ai là người ký duyệt quy hoạch xây dựng, ai là người quyết định đầu tư, và ai là người chỉ đạo thi công để đến nỗi, đổ cái khổ lên đầu dân như vậy? Bây giờ là lúc chúng ta đòi hỏi "lương tâm thức tỉnh của con người" nhất là "con người cộng sản". Hãy trả lời minh bạch và trung thực cho dân thì mới mong lấy lại niềm tin của dân, vì nếu để mất lòng tin thì mất tất cả. Quốc hội họp dài thế, sao không thấy bàn gì đến việc khắc phục những sai lầm thủy điện, không thấy bàn gì đến số phận hàng chục triệu người dân miền Trung đã và đang oằn mình chống chọi với thiên tai và nhân tai ? Ôi đau quá! Chua xót quá !

Theo quechoa

QUYẾT ĐẤU

18 tháng 11, 2013

Tác hại của Bùn đỏ

GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG   -Thứ Năm, 11/11/2010, 10:55 (GMT+7)

* Xin cho biết bùn đỏ trong khai thác Bôxít có gì độc hại mà sự cố ở Hungary lại gây ra thiệt hại lớn đến thế?
Bùi Thị Nguyên, Gia Nghĩa, Đắk Nông
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì bùn đỏ (Red muds) là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer, phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm. Nó bao gồm một hỗn hợp các tạp chất rắn và kim loại và là một trong những vấn đề về chất thải quan trọng nhất của ngành luyện nhôm. Màu đỏ là do hiện nay sắt bị oxy hoá, có thể chiếm đến 60% khối lượng của bùn đỏ. Bùn đỏ không thể dễ dàng xử lý.
Trong hầu hết các quốc gia mà bùn đỏ được tạo ra, nó được bơm vào ao bùn đỏ. Những "ao" chỉ đơn giản là khu vực đầy bùn đỏ. Bùn đỏ là một vấn đề vì nó chiếm diện tích và khu vực đất này không thể dùng cho xây dựng hay làm trang trại ngay khi nó đã khô. Do quá trình sản xuất bùn có độ pH cao từ 10 đến 13. Người ta đang nghiên cứu để sử dụng thích hợp bùn đỏ cho ứng dụng khác.
 Vào ngày 4/10/2010, đê bao hồ chứa chất thải số 10 của Nhà máy Bauxite - Nhôm Ajkai Timfoldgyar Zrt thuộc miền Tây Hungary bị vỡ khiến hơn 1 triệu mét khối bùn đỏ đã tràn ra ngoài tạo ra những đợt sóng cao 1-2m, quét qua một khu vực rộng tới 40km2 và nhấn chìm tất cả, trong đó có làng Kolontar và thị trấn Devecser, trong bùn đỏ. Ba ngày sau, lũ bùn lan tới Danube, con sông lớn thứ hai ở châu Âu.
Thống kê ban đầu cho biết đã có 9 người thiệt mạng và hơn 120 người khác bị thương, hàng vạn người phải đi sơ tán. Chính quyền Hungary đã ra lệnh di tản toàn bộ dân làng Kolontar và Devecser gần Nhà máy Ajka và cấp tốc huy động quân đội đắp con đê phụ cao 4-5m với chiều dài 1.500m, rộng 30m nhằm ngăn ngừa một lượng bùn đỏ 500.000m3 có thể trào ra bất cứ lúc nào.
Quy mô của vụ ô nhiễm môi trường nơi 180 triệu lít bùn độc hại tràn ra ngoài sau khi vỡ đập chứa công nghiệp ở Hungary đã được so sánh với vụ tràn dầu tại  vịnh Mexico sau khi dàn khoan của Công ty BP bị sập gây rò rỉ khoảng 200 triệu gallon dầu.
Các nhà khoa học cho biết, nồng độ cao chất asen và thủy ngân có trong bùn đỏ có thể gây ung thư nếu chúng được phát tán trong không khí và thâm nhập vào hệ thống hô hấp của con người. Cứ sản xuất được 1 tấn nhôm thì tạo ra gần 3 tấn bùn đỏ. Vì thế, để kim loại nhôm có giá thành cạnh tranh trên sàn giao dịch quốc tế, một số nhà sản xuất "ăn xổi ở thì" không còn cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ để cho thế hệ tương lai gánh hậu họa thay vì xử lý bùn đỏ theo công nghệ trung hòa chất kiềm - pH đạt trị số 7 - với chi phí 500 USD cho 1 tấn bùn.
Cảnh báo về chất asen, crôm và thủy ngân ở quá mức cho phép khi bị rò rỉ xuống sông có thể được hấp thụ bởi  cá có thể gây tổn hại lâu dài tới môi trường đã Greenpeace đưa ra. Mức độ asen trong nước lấy từ làng Kolontar hôm 5/10/ 2010 (1 ngày sau thảm họa) cho thấy cao hơn gấp 25 lần tiêu chuẩn an toàn và trong bùn đỏ nó còn cao gấp đôi.
Vấn đề bùn đỏ vẫn là vấn đề nan giải và cùng với các vấn đề môi trường khác đặt ra cho việc khai mỏ bauxit lộ thiên - vấn đề bảo tồn lớp thổ nhưỡng, vấn đề tuần hoàn nước, vấn để ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tác động xã hội đến cư dân bản địa, ảnh hưởng đến nước ngầm và nước mặt, ô nhiễm không khí do bụi, ô nhiễm tiếng ồn, mất cảnh quan.
Sự cố xảy ra ở Hungary khiến chúng ta phải thẩm định lại nghiêm túc khu vực sẽ lưu trữ bùn đỏ sao cho có thể bảo đảm tuyệt đối an toàn về môi trường và cần thiết phải khôi phục lại rừng ngay sau khi khai thác quặng.
Theo NNVN

Kinh hoàng lũ bùn đỏ do vỡ moong khai thác titan


(LĐO) P.NHIÊN 


Công nhân đang khắc phục thông đường ĐT 719
Khoảng 8h sáng nay (18.11), moong khai thác titan của công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ bị vỡ làm hàng chục ngàn mét khối bùn đỏ tràn ra, cuốn trôi ba xe mô tô và gây ách tắc giao thông trên tuyến đường huyết mạch ven biển ĐT 719 nhiều giờ liền.
Ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường, bùn đỏ chảy từ phía trong công ty cuốn theo nhiều vật dụng khai thác trong đó có phao bằng sắt nặng hàng tấn và san phẳng các công trình, tường rào và vật dụng trên đường mà lũ bùn đi qua trước khi đổ ra biển.
Một diện tích hơn cây số vuông rừng phi lao nằm dọc theo hướng mặt biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mùi hôi thối và sình lầy, trơn trượt từ bùn đỏ bốc lên nồng nặc. Lực lượng công an TP.Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam đã có mặt chốt chặn 2 đầu để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, trong khi chờ xe cơ giới chuyên dụng của công ty khắc phục tạm thời để thông đường.
Đến nay chưa có ghi nhận thiệt hại về người nhưng hiện vẫn còn 1 xe mô tô của người dân đi đường bị mất tích sau khi quăng xe chạy thoát nạn khi đi qua cùng lúc lũ bùn xuất hiện.
Hiện tại nhiều khu vực bùn đỏ chảy đóng thành ao sâu ngang ngực người, nên công tác khắc phục gặp khó khăn.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo cho lực lượng chức năng gồm Sở Tài nguyên Môi trường, Công an tỉnh và huyện Hàm Thuận Nam tiến hành điều tra làm rõ.
Dưới đây là một số hình ảnh LDO ghi nhận tại hiện trường
Nhiều khu vực bùn đỏ đọng thành ao sâu ngang ngực người
Bùn đỏ ảnh hưởng trên diện rộng hơn cả cây số vuông  

TAG

Chứng khoán Mỹ lên cao nhất mọi thời đại

Cuối phiên giao dịch sáng 18/11 (giờ New York), chỉ số Dow Jones trên sàn chứng khoán Mỹ đã phá mốc 16.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử. Từ đầu năm, Dow Jones đã tăng hơn 20%.

 
S&P 500 gần như chỉ đi ngang với hơn 1.800 điểm, nhưng cũng đã tăng hơn 25% trong năm nay. Còn chỉ số Nasdaq cũng đã gần chạm mốc 4.000 - mức đỉnh từ tháng 9/2000. Các chuyên gia cho biết sức tăng của chứng khoán năm nay chủ yếu do chính sách nới lỏng tiền tệ từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và lợi nhuận doanh nghiệp tăng.
Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao động thái từ FED, đặc biệt trong những tháng tới. Chủ tịch hiện tại của FED – ông Ben Bernanke sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2014. Người có khả năng thay thế nhất lúc này là Phó chủ tịch FED – bà Janet Yellen. Bà đã được Tổng thống Barrack Obama đề cử và đang chờ quyết định cuối cùng của Thượng viện Mỹ, CNN cho biết.
US-stocks-3979-1384794108.jpg
Chứng khoán Mỹ khởi sắc từ đầu năm nhờ gói nới lỏng của FED. Ảnh: Bloomberg
Giới đầu tư đã rất hào hứng khi trong phiên điều trần trước Thượng viện tuần trước, bà Yellen tuyên bố sẽ tiếp tục gói nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường. Hiện FED đang bơm ra 85 tỷ USD mỗi tháng thông qua chương trình mua lại trái phiếu.
Cổ phiếu đại gia sản xuất máy bay Mỹ - Boeing cũng tăng thêm 2,8% ngay trong buổi sáng. Hãng này đã nhận được số đơn đặt hàng lên tới 95 tỷ USD chỉ riêng cho dòng 777X vừa ra mắt tại triển lãm hàng không Dubai Airshow hôm qua. Boeing cho biết đây là đợt ra mắt thu về số tiền kỷ lục trong lịch sử máy bay thương mại. Đây cũng là mã chứng khoán tăng mạnh nhất trong Dow Jones năm nay, với hơn 85%.
Cổ phiếu Sony cũng không kém cạnh khi tăng thêm gần 2%, sau thông báo bán được số máy chơi game PlayStation 4 trị giá 1 triệu USD chỉ 24 giờ sau khi ra mắt. Sản phẩm này được tung ra để cạnh tranh trực tiếp với Xbox One sắp công bố của Microsoft.
Hà Thu (Vnexpres)