Các bạn hãy coi bức ảnh nổi tiếng này! Có gì đó không ổn, đúng không?
Bức ảnh bị lệnh khung, bên trái rộng, bên phải hẹp nếu lấy nhân vật làm trung tâm. Lẽ thường khi chụp ảnh thì người chụp ngắm và cân rất chuẩn. Tại sao bị lệch khung? Bên phải đủ chỗ cho 1 người nữa.
Hehe, tui tự hào là nhà Biên kịch/Đạo diễn/Sản xuất phim (Nghiệp dư thui, vì tui không học một chữ trong trường điện ảnh) thế mà bị bức ảnh kia lừa bao nhiêu năm.
Bức ảnh bị lệnh khung, bên trái rộng, bên phải hẹp nếu lấy nhân vật làm trung tâm. Lẽ thường khi chụp ảnh thì người chụp ngắm và cân rất chuẩn. Tại sao bị lệch khung? Bên phải đủ chỗ cho 1 người nữa.
Hehe, tui tự hào là nhà Biên kịch/Đạo diễn/Sản xuất phim (Nghiệp dư thui, vì tui không học một chữ trong trường điện ảnh) thế mà bị bức ảnh kia lừa bao nhiêu năm.
Để biết sự thật, mời các bạn đọc bài viết của Hà Huy Khoái.
Bức ảnh.
Chắc nhiều người còn nhớ bức ảnh nổi tiếng chụp ”o du kich nhỏ” giải một phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Bức ảnh được tặng Giải thưởng quốc tế, và nó còn nổi tiếng hơn nhờ bài thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu :
O du kích nhỏ giương cao súng,
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
Cách đây vài năm, người phi công Mỹ trong ảnh trở lại thăm Việt Nam, thăm o du kich nhỏ năm nào. Tôi được xem phóng sự về chuyện đó trên truyền hình. Tất cả đều được nhớ lại, và sẽ còn được nhớ rất lâu. Cũng chỉ khi đó tôi mới được nghe nhắc đến anh du kích đã bắn rơi máy bay, người khởi đầu của câu chuyện về bức ảnh đáng nhớ ấy mà trước đến giờ chưa thấy ai kể ! Và có lẽ, rất ít người biết câu chuyện sau đây : khi giải người phi công Mỹ lên trại giam ở huyện, co hai o du kích đi hai bên, chứ không phải chỉ có một o ! Người chụp ảnh đã gửi bức ảnh chụp cảnh đó đi dự thi, và ông Giám đốc Sở Văn hoá Hà Tĩnh thời đó đã làm một việc rất thông minh : lấy kéo cắt đi một o ! O du kích ”bị cắt” bây giờ chẳng còn ai nhớ đến nữa. Thế nhưng, nếu để hai o hai bên thì chắc bức ảnh đã không đoạt giải thưởng.
Sẽ thiếu đi một giải thưởng quốc tế, thiếu đi một bức ảnh đẹp, một bài thơ hay, một câu chuyện đáng nhớ của thời chiến tranh ! Thật là một nhát kéo của lịch sử !
Xem ra, Lịch sử không câu nệ lắm khi chọn những tên người để giữ lại ! Quan trọng chăng là những tên người ấy gợi ta nhớ lại những sự kiện nào của qúa khứ? Dù quá khứ chỉ vừa mới đây thôi, lịch sử cũng sẵn sàng quên đi một vài cái tên !
Viết những giòng này, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, tại sao Trang Tử lại nói : ”Người đại dũng thì không lập công, bậc Thánh nhân thì không lưu danh”.
https://hahuykhoai.wordpress.com/…/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD…/
Nhìn kỹ bức ảnh mới biết Hà Huy Khoái viết đúng!
PVH
Bức ảnh.
Chắc nhiều người còn nhớ bức ảnh nổi tiếng chụp ”o du kich nhỏ” giải một phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Bức ảnh được tặng Giải thưởng quốc tế, và nó còn nổi tiếng hơn nhờ bài thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu :
O du kích nhỏ giương cao súng,
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
Cách đây vài năm, người phi công Mỹ trong ảnh trở lại thăm Việt Nam, thăm o du kich nhỏ năm nào. Tôi được xem phóng sự về chuyện đó trên truyền hình. Tất cả đều được nhớ lại, và sẽ còn được nhớ rất lâu. Cũng chỉ khi đó tôi mới được nghe nhắc đến anh du kích đã bắn rơi máy bay, người khởi đầu của câu chuyện về bức ảnh đáng nhớ ấy mà trước đến giờ chưa thấy ai kể ! Và có lẽ, rất ít người biết câu chuyện sau đây : khi giải người phi công Mỹ lên trại giam ở huyện, co hai o du kích đi hai bên, chứ không phải chỉ có một o ! Người chụp ảnh đã gửi bức ảnh chụp cảnh đó đi dự thi, và ông Giám đốc Sở Văn hoá Hà Tĩnh thời đó đã làm một việc rất thông minh : lấy kéo cắt đi một o ! O du kích ”bị cắt” bây giờ chẳng còn ai nhớ đến nữa. Thế nhưng, nếu để hai o hai bên thì chắc bức ảnh đã không đoạt giải thưởng.
Sẽ thiếu đi một giải thưởng quốc tế, thiếu đi một bức ảnh đẹp, một bài thơ hay, một câu chuyện đáng nhớ của thời chiến tranh ! Thật là một nhát kéo của lịch sử !
Xem ra, Lịch sử không câu nệ lắm khi chọn những tên người để giữ lại ! Quan trọng chăng là những tên người ấy gợi ta nhớ lại những sự kiện nào của qúa khứ? Dù quá khứ chỉ vừa mới đây thôi, lịch sử cũng sẵn sàng quên đi một vài cái tên !
Viết những giòng này, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, tại sao Trang Tử lại nói : ”Người đại dũng thì không lập công, bậc Thánh nhân thì không lưu danh”.
https://hahuykhoai.wordpress.com/…/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD…/
Nhìn kỹ bức ảnh mới biết Hà Huy Khoái viết đúng!
PVH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét