Thời Gia Long (1802- 1820), VN giàu mạnh nhất Đông Nam Á. Kinh tế thời Gia Long khá phát triển: “năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, theo Ngân hàng thế giới.
VN và Nhật có nền văn minh đường phố đầu tiên ở châu Á. Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hữu Quang trong cuốn Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Hải Phòng là nơi đầu tiên ở Việt Nam có đèn điện chiếu sáng phố năm 1892, sau đó là Hà Nội rồi mới tới Sài Gòn.
Trước đó, khoảng năm 1888, Nhật là nước đầu tiên ở châu Á lắp điện chiếu sáng đường phố.
Paul Doumer- toàn quyền Đông Dương giai đoạn 1897- 1902 nhận xét về người Việt trong cuốn hồi ký XỨ ĐÔNG DƯƠNG:
- “Người An Nam chắc chắn là dân tộc người ưu trội hơn so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không chống lại được họ. Không quốc gia nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có dân tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam”.
Trước 1975 Sài Gòn VN được mệnh danh là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG.
Tiếc thay, sau hơn 200 năm, Nhật đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, còn VN đang tụt hậu xuống đáy bảng xếp hạng. Hiện, HN và SG là 2 trong 6 thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới. VN đang bị Lào và Campuchia qua mặt.
Ảnh: bản đồ VN thời Minh Mạng- lớn nhất lịch sử VN.
Phạm Văn Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét