Trang

3 tháng 8, 2017

TẠI SAO ĐỨC PHẢN ỨNG GAY GẮT VỀ VỤ "BẮT CÓC" TRỊNH XUÂN THANH?

Cần nhận thức rõ:
1. ông Trịnh Xuân Thanh không phải là tội phạm, mà chỉ là bị can trong vụ án tham nhũng. Chưa có một phiên toà công chính định tội ông Thanh.
2. Khi ông Thanh chọn đến Đức là một sự chọn lựa hết sức khôn ngoan, tin rằng có luật sư cố vấn ngay trước khi ông Thanh rời VN, vì nước Đức, là quốc gia lãnh đạo của Europe Union, nhân quyền được thượng tôn, ngành Tư pháp được trọng thị.
3. Tin rằng khi đến Đức, thì luật sư của ông Thanh đã tiến hành thủ tục pháp lý, để bảo vệ ông Thanh theo luật pháp Đức ngay lập tức.
4. Vì lý do ông Thanh bị TBT Nguyễn Phú Trọng bức chế, gây nguy hiểm đến tính mạng, và ông Thanh không tin vào công lý tại VN và điều này là được tin hiểu như vậy, cho nên Khả năng ông Thanh đệ đơn xin tỵ nạn là hoàn toàn có cơ sở.
5. Sau khi đã đệ đơn lên chính quyền và toà án tại Đức, thì được tin rằng luật pháp nước sở tại sẽ bảo vệ, không ngoài luật về nhân quyền theo điều 21, công ước nhân quyền quốc tế.
6. Chính quyền VN do thiếu hiếu biết về luật quốc tế đã chậm chạp trong việc ghi nhận Interpol, để dẫn độ ông Thanh về nước, vì đã chậm một nước cờ, luật sư của ông Thanh đã giỏi hơn rất nhiều.
7. Cần nhận thức rằng, ngay cả chính quyền Đức cũng chẳng muốn bảo vệ một người có nhiều nguy cơ là tội phạm như thế làm gì. Nhưng vì chính quyền VN đã chậm trể trong việc thương thảo với chính quyền Đức trong việc dẫn độ. Một khi luật sư của ông Thanh đã đệ đơn thì hành pháp Đức, cụ thể là Cảnh Sạt Đức phải tuân thủ, chờ quyết định của Bộ Di Trú cũng như tòa án tại Đức.
8. Nếu như ông Thanh đã bị xét xử tại VN trước khi rời đi, thì khác, lúc đó ông Thanh có thể bị ghi nhận là tội phạm (Criminal Records), thì khả năng ông Thanh có thể bị bác đơn ngay từ đầu tại Đức, và như vậy khả năng tỵ nạn sẽ khó thực hiện. Và dĩ nhiên Interpol sẽ can thiệp và dẫn độ ông Thanh không có gì khó khăn cả. Tuy nhiên sự việc đã không như thế.
9. Nay ông Thanh, ví dụ như bị “bắt cóc”giữa ban ngày ban mặt như thế, thì trách nhiệm của an ninh Đức bị xem là bất cẩn (negligence), do vậy luật sư của ông Thanh có trách nhiệm, khẩn báo nhà chức trách và có thể đệ đơn để thưa chính quyền Đức về tội bất cẩn, gây nguy hại cho ông Thanh. Điều này buộc nhà chức trách Đức phải lên tiếng và phải trực tiếp chịu trách nhiệm. Bởi đơn giản còn ai tin vào an ninh tại nước Đức?
10. Nếu như ông Thanh bị “bắt cóc”bởi mật vụ VN, thì rõ ràng là một cái tát vào chính quyền Đức. Nghĩa là VN chẳng tôn trọng gì đến chính quyền và luật pháp Đức, một quốc gia trọng điểm của Châu Ấu và thế giới về nhân quyền và công lý?
11. Nếu như bị bắt cóc, luật sư của ông Thanh còn tiến xa hơn trong việc truy tố chính quyền VN, đích danh TBT Nguyễn Phú Trọng tội danh “bắt cóc”, mà cụ thể là đích danh đại sứ quán VN tại Berlin, tội ác “bắt cóc và hại người”.
12. Vấn đề là ông Thanh và người nhà ông Thanh có hiểu biết đầy đủ về quyền đã “tạm trú” tại nước Đức hay không mà thôi. Việc này là cần phải làm, để làm cơ sở đổi chác khi ra toà tại VN? Không biết ông Thanh có hiểu về việc này không?
13. Cần nhận thức ở đây không bàn về tội tham nhũng mà ông Thanh đã bị quy trách bởi nhà nước VN, điều mà ôngThanh luôn cho rằng mình chỉ là nạn nhân??
Kết luận:
Tôi tin rằng, nếu như ông Thanh bị “bắt cóc”thì vấn đề không nghiêm trọng đến bang giao giữa hai nước German (Đức) và Việt Nam, nhưng nhất định sẽ gây nên một sự “khinh bỉ” ra mặt của cộng đồng thế giới về những trò chơi bẩn thiểu của chính quyền Hà Nội đối với một công dân Trịnh xuân Thanh, và sự “bại nảo” của Hà Nội trong sự hiểu biết về luật pháp quốc tế.
Theo "Irene Smith" (và Fb Philip Nguyen).
ThíchHiển thị thêm cảm xúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét