KHÔNG! Nguyễn Ánh KHÔNG cõng rắn cắn gà nhà!
THỐNG NHẤT- ĐỘC LẬP- DÂN GIÀU- NƯỚC MẠNH thì vua Gia Long- Nguyễn Ánh đã làm được, điều mà nhiều vua khác và cả đảng cộng sản VN không làm được.
15 tuổi Nguyễn Ánh phải mang trọng trách phục quốc khi cả dòng tộc bị Tây Sơn tàn sát.
Tháng 10 âm lịch năm 1781, vua Xiêm La là Taksin sai đại tướng Chakri và SôSi mang quân đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân mang quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm đang đánh nhau thì ở Xiêm La, tướng Phraya San làm phản, vua Taksin bắt giam vợ con tướng Chakri. Hai tướng Chakri và Sôsi phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, lập hòa ước thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn. Hai tướng rút quân về Xiêm dẹp loạn Phraya San và giết luôn vua Taksin. Chakri đoạt ngôi, xưng là vua Rama I của Xiêm La. Nguyễn Ánh và Xiêm trở thành “đồng minh” (theo Wikipedia).
Tháng 3 âm lịch 1784, Nguyễn Ánh- Vua Xiêm hội kiến tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Tháng 12, Tây Sơn Nguyễn Huệ đánh thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm. Sau việc này, Nguyễn Ánh không cầu viện Xiêm nữa.
Tháng 4 âm lịch năm 1785, Nguyễn Ánh thua trận phải chạy sang Xiêm, nhu nhặt tàn binh, củng cố lực lượng.
Tháng 2 năm 1786, Nguyễn Ánh giúp vua Xiêm đánh thắng quân Miến Điện ở đất Sài Nặc. Tháng 3 năm 1786 Nguyễn Ánh lại giúp Xiêm đánh thắng quân hải tặc Mã Lai.
Nguyễn Ánh còn kết giao với Chân Lạp và Lào, hai nước này đã ủng hộ và giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh cũng liên minh với cộng đồng người Hoa chống Tây Sơn.
Liên minh giữa Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp theo Hiệp ước Versailles- 1787 do Bá Đa Lộc ký, có những bất lợi cho Nguyễn Ánh và đất nước, đã không thành hiện thực, Hai bên không thực hiện bất cứ điều khoản nào. Nguyễn Ánh thu nhận, trả công cho Bá Đa Lộc và những người nước ngoài Pháp, Tây Ban Nha…như là đối tác, lính đánh thuê.
Về phía Tây Sơn
Tây Sơn khi đứng lên khởi nghĩa, lấy danh nghĩa chống lại gian thần quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Nhà Nguyễn- Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. (về sau Tây Sơn diệt nhà Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh thoát chết).
"Binh triều là binh Quốc phó
Binh ó là binh Hoàng tôn".
Tây Sơn đã hợp tác, sử dụng đảng cướp biển Lý Tài và Tập Đình chống Nguyễn Ánh.
Năm 1777, Quân Trịnh nam tiến, đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Tây Sơn thua trận, Nguyễn Nhạc xin hòa, xin đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh đồng ý. (Về sau Tây Sơn diệt Chúa Trịnh, diệt Nhà Lê).
Tây Sơn tàn sát mấy vạn người Hoa ở Hội An và Gia Định (1782) nên bị người Hoa căm ghét.
Tây Sơn cũng muốn liên minh với Xiêm, Lào và Chân Lạp chống Nguyễn Ánh nhưng không thành công. Tây Sơn cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của người phương Tây mà cũng không thành công.
Kết luận
Nguyễn Ánh KHÔNG cõng rắn cắn gà nhà!
Việc hợp tác, hai bên cùng có lợi trong lúc khó khăn, nguy kịch là việc thường xảy ra. Việc liên minh, hòa, rồi trở mặt thành thù cũng thường xảy ra với mọi quốc gia, mọi thời đại. Ví dụ: Phe đồng minh ANH- PHÁP- MỸ- LIÊN XÔ với phe phát- xít ĐỨC- Ý- NHẬT, Mỹ- Việt Nam CH và Liên Xô- TQ- Việt Nam DCCH, khối Vacxava, NATO, Mỹ- Nhật, Mỹ- Hàn… hay quan hệ giữa VN và TQ, Campuchia là rõ.
Gia Long đánh bại Tây Sơn, thống nhất 3 miền, lập nên nhà nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự chủ, chỉ cống nạp cho nhà Thanh theo chiếu lệ, không hề bị chi phối từ Phương Tây và Pháp, kính tế phát triển “năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”- BT Bùi Quang Vinh.
Thế kỷ 18-19, các nước thực dân Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha… nhờ khoa học, kỹ thuật quân sự phát triển nên xâm chiếm nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ… trong đó có VN. Pháp đánh chiếm VN (1858) không liên quan tới Gia Long (từ trần 1820).
Chế độ phong kiến là độc tài, bảo thủ, suy đồi nên nhân loại đã loại bỏ, không có chế độ phong kiến nào tồn tại quá lâu. Các đời vua sau không anh minh như Gia Long và nhà Nguyễn suy yếu, để mất nước về tay người Pháp là xu thế lịch sử khách quan. Đó không phải lỗi của Gia Long.
Ảnh vua Gia Long và bản đồ VN thời Gia Long (rộng lớn hơn ngày nay).
Phạm Văn Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét