Nhiều người
nhầm tưởng, chiến tranh VN 1955-1975 là Mỹ xâm lược VN. Không, cuộc chiến này còn
lớn hơn thế, đó là CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ giữa hai ý thức hệ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN và CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
Đầu năm
1954, cộng sản Việt Nam với sự trợ giúp của cộng sản Trung Quốc và hậu thuẫn của
Liên xô, đã đánh bại thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, khẳng định vị trí
vững chắc của Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) ở Đông Dương, trực tiếp đe dọa Đông Nam
Á.
Tháng 7/1954,
Hiệp định Geneve về Việt Nam được ký kết. Miền Bắc Việt Nam với sự giúp đỡ của
Liên Xô và Trung Quốc tiến hành xây dựng CNXH. Miền Nam Việt Nam được Mỹ và phe
Tư Bản Chủ Nghĩa (CNTB) trợ giúp xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chống
cộng sản.
·
Ra
đời Liên minh chống cộng sản ở Châu Á
Tháng
9/1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Hiệp ước Manila) gồm 8 nước: Thái Lan,
Philippines, Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan, Pháp, Úc được thành lập theo "Chủ thuyết
Truman" nhằm át chế thế lực "cộng sản chủ nghĩa" tại châu Á, đồng
thời phòng ngừa thế lực của Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam bành trướng sang Đông
Nam Á, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có một cơ sở pháp lý để tiến hành can thiệp quy
mô lớn vào Chiến tranh Việt Nam.
Từ thời điểm
này, lịch sử đã chọn Việt Nam làm chiến trường sinh tử để hai ý thức hệ TBCN và
CSCN quyết đấu, gây ra CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ
trực diện quyết liệt, tàn bạo và nguy hiểm nhất lịch sử loài người. Cả
hai phe đều dốc tiền của, phương tiện chiến tranh, vũ khí vào hai miền Nam Bắc Việt
Nam, dùng người Việt làm chiến binh xung trận "Trung Quốc sẵn sàng đánh Mỹ
tới người Việt Nam cuối cùng".
Giai đoạn
1954 - 1962
Cả hai Miền
Nam- Bắc Việt Nam đều không đồng tình tiến hành tổng tuyển cử theo Hiệp định
Genever, đổ lỗi cho nhau, tập kết lực lượng vũ trang về lãnh thổ của mình, tiến
hành đấu tranh chính trị chống phá nhau. Miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH. Tình
hình Miền Nam diễn biến phức tạp, cộng sản tiến hành hoạt động bí mật củng cố lực
lượng, đánh lẻ tiêu diệt các đối tượng chống cộng tích cực. Chính quyền VNCH mở
các chiến dịch tìm diệt cộng sản, cao điểm là áp dụng luật "diệt cộng"
10/59. Từ năm 1960 Bắc Việt tiến hành đưa quân Nam tiến kết hợp với "Quân
Giải phóng Miền Nam" của "Mặt
trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam" tiến hành phản công quân đội
VNCH, chiến sự gia tăng ác liệt.
Tháng
11/1963 Cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm
do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện, chứng minh yếu điểm của phe TBCN
ở Miền Nam Việt Nam.
Miền Bắc Việt
Nam, với sự trợ giúp của hệ thống XHCN, đẩy cao chiến lược Nam tiến, tăng sức
ép lên chiến trường Miền Nam, đánh bại quân lực Việt Nam Cộng hòa trong
"Chiến tranh đặc biệt".
Tháng
9-1965, 20 vạn quân Mỹ và Liên minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam VN cùng với
nửa triệu quân Việt Nam cộng hòa, nhưng vẫn không làm chủ được chiến trường.
Quân đội Bắc Việt và lực lượng "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam" ngày càng lớn mạnh với sự hỗ trợ toàn diện của Liên Xô, Trung Quốc và
cả hệ thống XHCN, liên tiếp đánh bại các chiến lược quân sự của liên quân Mỹ ở
Miền Nam và bẻ gẫy các chiến dịch không kích của Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam.
Cuộc chiến
đã lan rộng sang Lào và Campuchia khiến nội tình hai nước này phân hóa, một phần
theo Mỹ, một phần theo cộng sản, một phần trung lập.
Thời kỳ
1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh (chiếm hơn 18% tổng
số quân Mỹ lúc đó) cùng với vài ngàn quân đồng minh và khoảng 50 vạn quân Việt
Nam Cộng hòa với các loại trang thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại nhất (trừ vũ
khí hạt nhân). Phe XHCN cũng trang bị tối đa cho quân đội Bắc Việt và huy động
các chuyên gia quân sự hàng đầu của Liên Xô, Trung Quốc sang Việt Nam tham chiến.
Miền Bắc Việt Nam phải tổng động viên, đưa vào Nam khoảng 1 triệu quân cùng khoảng
35 vạn "Quân giải phóng" và du kích Miền Nam tham chiến với liên quân
Mỹ. Cục diện chiến trường vẫn do phe cộng sản chiếm ưu thế. Có chuyên gia quân
sự phe Tư bản phải thốt lên: "Không nên đánh nhau với cộng sản vì càng
đánh chúng càng mạnh".
Năm 1972 sau
nhiều thất bại trên chiến trường trong đó có thất bại "Chiến dịch Điện
Biên Phủ trên không" và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, Mỹ quyết định
rút quân khỏi miền Nam Việt Nam bằng việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, do
4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam v/v lập lại hòa bình ở Việt
Nam.
Tuy nhiên cả
hai miền Nam- Bắc Việt Nam đều không muốn ngưng chiến nên chiến tranh vẫn tiếp
tục trên lãnh thổ miền Nam với ưu thế thuộc về phe cộng sản.
Ngày
30/4/1975 quân đội cộng sản Việt Nam đã đánh bại quân đội Việt Nam cộng Hòa, thống
nhất đất nước Việt Nam, ra đời nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối của đảng cộng sản Việt Nam.
Như vậy trên
chiến trường, CNCS đã thắng CNTB. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến cả hai phe mà chủ
yếu là Mỹ và Việt Nam- Liên Xô bị thiệt hại nặng về kinh tế. Nhưng phe TBCN có
nền tảng kinh tế phát triển hàng trăm năm nên vẫn đứng vững, phe CSCN với nền
kinh tế chưa phát triển, thể chế kinh tế thiếu khoa học, đã bộ lộ sự suy yếu trầm
trọng, gián tiếp đẩy Liên Xô và phe XHCN Đông Âu sụp đổ vào đầu thập niên 90.
Như vậy, trên
toàn cục thì CNTB đã chiến thắng CNCS.
Và kẻ chiến
bại thảm hại nhất chính là nhân dân Việt Nam.
Phạm Văn Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét