Trang

3 tháng 4, 2016

Sai lầm thế kỷ, móc túi dân và nền kinh tế kéo nhau xuống bùn

Tin khó tin: 

Ngân sách khó khăn thì phải tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu chứ không thể tìm cách để tăng thuế, phí. Như đã nói, thêm một cọng rơm cũng sẽ gãy lưng con lừa vì đã quá nặng. Giữa lúc 63 tỉnh thành là 63 nền kinh tế cùng một kiểu áo, cùng một lỗ rách giống nhau mà đi bàn sự liên kết, thì nói thiệt tình quá là xa xỉ. Ngày cuối tuần, những người dân ở An Giang có vẻ rất chi là thách thức một nửa giải Nobel kinh tế khi họ đua nhau đi vay nóng tới 255% lãi suất. Đã hết đâu, tàu Trung Quốc chở theo hàng trăm nghìn lít dầu lậu vào vùng biển Việt Nam, trong khi thuế phí leo thang khiến cho doanh nghiệp nhỏ và người lao động ngày càng khốn khó.
1 . Nền “kinh tế tỉnh ta” cùng kéo nhau xuống bùn
Không có gì mới mẻ cả. Chuyện cũ rích nói lại mà vẫn cứ đau đớn, gây sự hóng hớt, tổn thương như thường. Đã hơn 1.001 lần nói về câu chuyện sống còn của nền kinh tế là hãy mau mau chấm dứt tình trạng cát cứ, xin – cho, mau mau kết thúc nạn “mỗi tỉnh một nhà máy đường, một trường đại học” để cứu vãn chính chúng ta. Và hãy mau chóng có sự liên kết vùng, khu vực để cùng làm ăn, thu hoạch. Nhưng không. 63 tỉnh của Việt Nam hiện là 63 nền kinh tế giống hệt nhau nhưng độc lập hoàn toàn với nhau, ganh đua, cạnh tranh nhau để có cùng thứ sẽ đưa mình vào nợ nần, phá sản, thua lỗ giống nhau.
 7/7 nhà máy Ethanol để sản xuất xăng E5 tại Việt Nam đều đã phá sản, thua lỗ, đều có thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: T.L 
Không cần các nhà nghiên cứu tốn kém tiền nong, dân thường cũng thấy: Cảng biển đã xây hoặc đã chạy có dự án san sát nhau, mỗi tỉnh một cái, cách nhau chưa đầy trăm cây số. Sân bay cũng vậy. Trên núi thì cửa khẩu quốc gia, quốc tế cũng san sát nhau, có nơi cách nhau vài trăm mét đi bộ… Trường đại học cũng vậy, tỉnh nào cũng chạy kiếm cho được ít nhất là một trường. Xin nói cho mau, nó là kết quả của ông cơ chế có tên là xin – cho đấy.
Như để phụ hoạ cho nỗi đau thống thiết từ cuộc hội thảo quốc tế về liên kết vùng của nền kinh tế Việt Nam, tin về hàng loạt nhà máy sản xuất xăng E5 (ethanol từ sắn) của Việt Nam bị phá sản với nhiều nghìn tỉ vốn vay ngân hàng làm bàng hoàng và gây phẫn nộ trong đông đảo nhân dân. Điều tra cho hay, nguyên nhân là do nhập khẩu thiết bị, công nghệ phế thải từ Trung Quốc.
Xem tại đây..
...và tại đây.
2. Những đứa con sai lầm thế kỷ 
Và cũng như để minh chứng cho sự cát cứ điển hình của 63 nền kinh tế, công trình thuỷ điện An Khê – Kanak mà đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành gọi là “sai lầm thế kỷ” đã sớm bộc lộ những hậu quả, di chứng cực kỳ khó lường đối với đời sống của nhân dân. Nền kinh tế thuỷ điện đã làm một việc chưa ai trên trái đất này làm, chặn ngang con sông lớn để đưa nước vào con sông khác để kiếm tiền từ nước, bất chấp hàng triệu đồng bào ở hạ lưu hoặc chết vì không có nước hoặc là chết vì nước xả lũ để bảo vệ thân đập.
Tiếng dân đã thấu trời xanh. Ngày 2.4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương báo cáo toàn diện về công trình “sai lầm thế kỷ” này. Hôm qua, Phó Thủ tướng cũng đã đích thân đến hiện trường cầu Ghềnh, kiểm tra và chỉ đạo xử lý nghiêm theo pháp luật tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn sập cầu.
Nhưng, hôm qua còn một vụ rất nghiêm trọng nữa thưa Phó Thủ tướng: Chuyện động trời xảy ra tại Khánh Hoà, người ta xây Khu Du lịch Hòn Bà - Yersin trái phép trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Không phải động trời do xây, rồi phát hiện ra, mà động trời ở chỗ cơ quan chức năng tỉnh này vừa đề nghị cho tồn tại sau khi đã phạt. Nếu vậy, những 8B Lê Trực, Le Mont Ba Vì resort & spa và chuỗi biệt thự Điền Viên thôn cũng sẽ được phạt và tồn tại cả sao?!
Nhà máy thuỷ điện An Khê – một sai lầm thế kỷ. Ảnh: Infonet 
Xem tại đây..
..và tại đây.
3. Bắt tàu Trung Quốc chở dầu lậu xâm phạm vùng biển Việt Nam
Hôm qua, hàng triệu triệu người dân Việt đã bày tỏ niềm cảm phục đối với Bộ đội Biên phòng Hải Phòng trước việc bắt giữ một chiếc tàu của Trung Quốc chở 100 nghìn lít dầu lậu xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc có tên Quỳnh Đường Phổ số hiệu 13056 đã bị bắt quả tang và thuyền trưởng cùng các thuyền viên đã khai nhận xâm phạm vùng biển Việt Nam để cung cấp dầu lậu cho tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
 Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng kiểm tra tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Ảnh: Lao Động
Ngay sau khi laodong.com.vn đưa tin này, hàng trăm thư điện tử, tin nhắn của bạn đọc đã gửi về toà soạn và nữ nhà báo Hoàng Hoan bày tỏ niềm cảm phục, vui sướng trước sự dũng cảm, mưu trí, kiên quyết và thắng lợi của lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Hoa phượng đỏ.
Xem tại đây...
...và tại đây
4. Lãi suất tín dụng đen 255%, móc túi dân – đừng tưởng bở mà đào mãi
Kết thúc một tuần thị trường tiền tệ, nóng trên các trang báo là nạn tín dụng đen lên tới 255%/ năm tại tỉnh An Giang. Theo tính toán của cơ quan điều tra cứ cho vay 5 triệu thì sau 5 tháng lãi thu về đã đủ tiền gốc. Tôi đề nghị Chính phủ cần coi thông tin này như là một tín hiệu để truy vết chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng do NHNN quản lý. Tại sao hàng nghìn tỉ, chục nghìn tỉ giải ngân rồi mất khả năng thu hồi thì dễ dàng vậy mà người nông dân, tiểu thương buôn bán nhỏ phải đi vay nóng tại thị trường chợ đen để làm ăn?
Ông Nguyễn Văn Cẩn (tài xế ở TPHCM): “Không thể vì thiếu hụt ngân sách mà móc túi người dân mãi”. Ảnh: Tuổi Trẻ  
Cũng trong ngày cuối tuần, nhiều chuyên gia kinh tế sốt sắng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng tăng thu thuế, phí ngày càng cao, tràn lan hiện nay. Họ cho rằng, ngân sách khó khăn thì cách tiết kiệm, giảm chi chứ sao lại tìm cách tăng thu, vì như vậy là giết chết nguồn thu, giết chết nền kinh tế. Ông Nguyễn Văn Cẩn – làm nghề lái xe nói vừa mới tăng phí xăng dầu 300%, sao lại còn tăng nữa. “Người dân đã phải đóng nhiều loại thuế, phí lắm rồi nên không thể vì lý do ngân sách thiếu hụt mà tiếp tục móc túi người tiêu dùng” – ông Cẩn nói như vậy với Tuổi Trẻ. 
Xem tại đây...
...Và tại đây.
5.. Ấn tượng cuối tuần: Bộ trưởng xin lỗi dân về phát ngôn gây sốc
“Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết” – đó là câu nói của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại diễn đàn Quốc hội. “Ông quá coi thường dân thưa ông Phát” – là tên bài báo trên chuyên mục Sự kiện & Bình luận của Lao Động ngày 2.4.
 Bộ trưởng Cao Đức Phát (chiều 3.4): “Tôi xin lỗi nhân dân!”. Ảnh: Lao Động 
Chiều chủ nhật 3.4, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc trao đổi trực tuyến với toà soạn Báo Lao Động tại địa chỉ laodong.com,vn xung quanh câu chuyện thực phẩm bẩn và phát ngôn nêu trên của Bộ trưởng. Kết thúc cuộc trò chuyện, Bộ trưởng đã nói: “Trong buổi trò chuyện ngày hôm nay, tôi mong muốn gửi lời xin lỗi đến nhân dân và độc giả. Trong lòng tôi thực sự mong muốn nỗ lực cùng đồng nghiệp để nhân dân được sử dụng thực phẩm an toàn”.
Xem tại đây..
..và tại đây.
[QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét