Trang

11 tháng 7, 2014

Thượng viện Mỹ yêu cầu TQ rút giàn khoan


Cập nhật: 14:19 GMT - thứ sáu, 11 tháng 7, 2014
Tàu Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan
Thượng viện Mỹ hôm 10/7 thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng các hành vi khiêu khích và gây hấn để thay đổi hiện trạng, gây mất ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Nghị quyết có đoạn yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vị trí hiện tại, đảm bảo nguyên trạng trước thời điểm tháng 5/2014.
Sự kiện này được đánh giá là thuận lợi ngoại giao cho Việt Nam, nhưng chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào.
Văn bản có số hiệu BấmS.Res.412 này cũng kêu gọi Trung Quốc dừng việc thực thi Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông.
Nghị quyết trên được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Robert Menendez từ New Jersey, đưa ra bởi Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ.
Nghị quyết tái khẳng định “sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ cho tự do hàng hải và việc khai thác sử dụng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như việc sử dụng các giải pháp ngoại giao để xử l‎ý tranh chấp lãnh thổ và hải phận.”
'Hoan nghênh'
"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại"
Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN
S.Res.412 cũng nhắc lại chính sách của Mỹ trong đó bao gồm việc ủng hộ đồng minh và đối tác ở khu vực, phản đối tuyên bố chủ quyền ảnh hưởng đến quyền sử dụng hợp pháp và tự do hàng hàng hải, và đảm bảo sự tiếp tục hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình được TTXVN dẫn lời nói "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs);lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Trước đó gần một tháng trước, Quốc hội Việt Nam đã không ra nghị quyết riêng về Biển Đông.
Trong phiên họp Quốc hội hôm 23/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa được báo trong nước dẫn lời nói "nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang".
Nhưng trả lời báo chí bên lề phiên họp ngày 23/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói sẽ không có nghị quyết riêng về Biển Đông vì "ngay từ đầu kỳ họp Quốc hội đã bàn bạc rất kỹ về tình hình Biển Đông và sau đó có thông báo tuyên bố rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam và nói rõ quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét