Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trả lương cao hơn mức cho phép, vượt nhiều lần so với quy định, chẳng lẽ các bộ chủ quản không hay biết?
Trao đổi về dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã đề cập rất thẳng thắn tới các quy định về lương, thưởng.
“Nguyên tắc đầu tiên để trả lương, thưởng phải phù hợp Bộ luật Lao động. Doanh nghiệp (DN) dù là 100% vốn nhà nước đầu tư hay DN tư nhân thì vấn đề liên quan lương, thưởng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động”, bà Mai nói.
Theo bà Trương Thị Mai, các ý kiến ĐBQH đề xuất bỏ điều này ra theo Bộ Luật Lao động là có lý.
“Nếu quy định thêm thì phải với điều kiện có gì khác hơn chứ không phải chỉ vì lý do nhà nước đầu tư 100% vốn vào DN. Có lẽ yếu tố 100% vốn nhà nước buộc anh phải quản lý lương thưởng là một yêu cầu đặt ra với luật này, còn nếu không đặt ra vấn đề đó thì tôi đề nghị phải bình đẳng. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và DN khác phải có tiền lương, tiền thưởng như nhau, không có lý do gì mà tiền lương, thưởng của người làm việc trong DNNN phải khác với DN ngoài nhà nước.
Lâu nay, chúng ta thấy các DNNN trả lương không như qui định Bộ luật Lao động, trả lương cao hơn mức cho phép và không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có khi có những DNNN làm ăn không tốt, không hiệu quả lương vẫn cao ngất. Xã hội người ta bình luận”, bà Mai nêu quan điểm.
Dẫn Điều 90 của Bộ luật Lao động, bà Trương Thị Mai cho rằng, tiền lương là khoản tiền phải trả theo thỏa thuận, chính là hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mức lương, theo công việc, chức danh, phụ cấp và các khoản khác… và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
“Ở đây, trả lương phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và bình đẳng giữa các DN. Tại sao người ta không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh mà căn cứ vào năng suất lao động là có lý do. Vì có thể anh đầu tư tầm bậy, tầm bạ, làm cho việc kinh doanh không hiệu quả. Nhưng người lao động làm việc trong DN của anh đảm bảo năng suất, chất lượng thì phải trả lương theo đúng hợp đồng lao động. Còn tiền thưởng mới được trả dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận nhiều thì phải thưởng, không có thì phải trả lương theo đúng hợp đồng.
Câu chuyện lương thưởng “khủng” ở các tập đoàn, DNNN đã liên tục được đề cập trong những năm qua, nhưng cho tới nay cơ quan chức năng chưa giải quyết được thực trạng này.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, trong 2 năm 2011- 2012, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có gần 20 vị Chủ tịch, Tổng Giám đốc hưởng thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm. Mức thu nhập "khủng" này gấp 4-5 lần so với thu nhập bình quân chung của các lãnh đạo khối doanh nghiệp nhà nước và gấp vài chục lần so với lương của người lao động.
Tính đến cuối năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lên tới 48.988 tỉ đồng. Mức lỗ bình quân của các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỉ đồng. Trong đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng góp 78% số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỉ đồng. Theo báo cáo, EVN lỗ do sản xuất kinh doanh điện là 11.437 tỉ đồng và lỗ 26.667 tỉ đồng vì chênh lệch tỷ giá.
Vào cuối năm 2012, 13 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 48.988 tỉ đồng năm ngoái. Trong số này, EVN dẫn đầu với khoản lỗ 38.104 tỉ đồng, tiếp theo là Vinalines, Petrolimex, Xăng dầu Quân đội...
Trước thực trạng này, TS.Lê Đăng Doanh nhận định: "Tại Việt Nam, lương tiền tỷ không còn là chuyện lạ. Có thực tế trên là do giám sát chưa chặt chẽ. Theo tôi, việc các đơn vị báo cáo lỗ nhưng thu nhập của lãnh đạo lại cao ngất ngưởng- tình hình này rất nghiêm trọng.
Theo thông tin gần đây của bộ Tài chính, trong năm nay, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không đóng góp được nhiều cho ngân sách. Trong khi đó, sự hưởng thụ của các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty... quá cao. Chúng ta cần đặt câu hỏi, quy định về lương thưởng như thế nào? Vì sao, báo cáo thì lỗ nhưng lương thì khủng? Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là những nơi chịu trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật có trách nhiệm gì trong việc này?".
“Nguyên tắc đầu tiên để trả lương, thưởng phải phù hợp Bộ luật Lao động. Doanh nghiệp (DN) dù là 100% vốn nhà nước đầu tư hay DN tư nhân thì vấn đề liên quan lương, thưởng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động”, bà Mai nói.
Theo bà Trương Thị Mai, các ý kiến ĐBQH đề xuất bỏ điều này ra theo Bộ Luật Lao động là có lý.
“Nếu quy định thêm thì phải với điều kiện có gì khác hơn chứ không phải chỉ vì lý do nhà nước đầu tư 100% vốn vào DN. Có lẽ yếu tố 100% vốn nhà nước buộc anh phải quản lý lương thưởng là một yêu cầu đặt ra với luật này, còn nếu không đặt ra vấn đề đó thì tôi đề nghị phải bình đẳng. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và DN khác phải có tiền lương, tiền thưởng như nhau, không có lý do gì mà tiền lương, thưởng của người làm việc trong DNNN phải khác với DN ngoài nhà nước.
Lâu nay, chúng ta thấy các DNNN trả lương không như qui định Bộ luật Lao động, trả lương cao hơn mức cho phép và không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có khi có những DNNN làm ăn không tốt, không hiệu quả lương vẫn cao ngất. Xã hội người ta bình luận”, bà Mai nêu quan điểm.
Bà Trương Thị Mai nhận định, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng vẫn có lương,
thưởng cao ngất ngưởng đang gây ra phản ứng tiêu cực trong xã hội.
thưởng cao ngất ngưởng đang gây ra phản ứng tiêu cực trong xã hội.
Dẫn Điều 90 của Bộ luật Lao động, bà Trương Thị Mai cho rằng, tiền lương là khoản tiền phải trả theo thỏa thuận, chính là hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mức lương, theo công việc, chức danh, phụ cấp và các khoản khác… và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) đặt câu hỏi: Trách nhiệm của cơ quan quản lý các DN này đặt ở đâu? Các cơ quan kiểm toán, thuế không thấy có điều gì bất thường hay sao? Tất cả những điều bất thường ấy khiến cho người dân phải đặt ra câu hỏi: Liệu có lợi ích nhóm hay không? Phải chăng, họ là những người có tóc, nhưng khó túm?.
|
Câu chuyện lương thưởng “khủng” ở các tập đoàn, DNNN đã liên tục được đề cập trong những năm qua, nhưng cho tới nay cơ quan chức năng chưa giải quyết được thực trạng này.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, trong 2 năm 2011- 2012, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có gần 20 vị Chủ tịch, Tổng Giám đốc hưởng thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm. Mức thu nhập "khủng" này gấp 4-5 lần so với thu nhập bình quân chung của các lãnh đạo khối doanh nghiệp nhà nước và gấp vài chục lần so với lương của người lao động.
Tính đến cuối năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lên tới 48.988 tỉ đồng. Mức lỗ bình quân của các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỉ đồng. Trong đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng góp 78% số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỉ đồng. Theo báo cáo, EVN lỗ do sản xuất kinh doanh điện là 11.437 tỉ đồng và lỗ 26.667 tỉ đồng vì chênh lệch tỷ giá.
Vào cuối năm 2012, 13 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 48.988 tỉ đồng năm ngoái. Trong số này, EVN dẫn đầu với khoản lỗ 38.104 tỉ đồng, tiếp theo là Vinalines, Petrolimex, Xăng dầu Quân đội...
Trước thực trạng này, TS.Lê Đăng Doanh nhận định: "Tại Việt Nam, lương tiền tỷ không còn là chuyện lạ. Có thực tế trên là do giám sát chưa chặt chẽ. Theo tôi, việc các đơn vị báo cáo lỗ nhưng thu nhập của lãnh đạo lại cao ngất ngưởng- tình hình này rất nghiêm trọng.
Theo thông tin gần đây của bộ Tài chính, trong năm nay, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không đóng góp được nhiều cho ngân sách. Trong khi đó, sự hưởng thụ của các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty... quá cao. Chúng ta cần đặt câu hỏi, quy định về lương thưởng như thế nào? Vì sao, báo cáo thì lỗ nhưng lương thì khủng? Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là những nơi chịu trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật có trách nhiệm gì trong việc này?".
Theo Ngọc Quang (GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét