Trang

25 tháng 10, 2016

Tôi là phản động


Vào tháng 5/2014 Trung Quốc (TQ) cho giàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam (VN). Nhân dân cả nước căm phẫn bọn TQ xâm lược, nhiều nơi xuống đường biểu tình phản đối.
Hòa chung khí thế toàn dân, tại Vũng Tàu tôi cũng tổ chức biểu tình phản đối TQ. Tôi viết lời kêu gọi biểu tình đăng lên blog BIỂN TRỜI TỰ DO và FB Hải Phạm. Bạn tôi làm mấy băng rôn- khẩu hiệu chống TQ (ảnh). Nhiều người ở VT hưởng ứng, sẵn sàng tham gia. 
Tuy nhiên trước ngày biểu tình có nhiều cuộc điện thoại của Công an, của UBND TP Vũng Tàu yêu cầu tôi không được biểu tình chống TQ, họ gửi mail cho tôi công văn của TT chính phủ cấm biểu tình. 3 cán bộ Công an đến nhà tôi “vận động” không nên biểu tình. Chiều cùng ngày chính quyền mời tôi lên Công an phường 10, Tp. Vũng Tàu để giáo huấn chủ chương, chính sách của đảng và nhà nước (có sự tham gia của hơn chục cán bộ là đại diện của các tổ chức, đoàn thể). Cuối cùng tôi đồng ý bãi bỏ cuộc biểu tình này, tôi viết lời cải chính đăng lên Blog và FB “giải tán” cuộc biểu tình (dự kiến vào 8h sáng hôm sau tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Tp VT).
Mấy ngày sau, nhiều người dân nơi tôi cư trú nhìn tôi với ánh mắt soi mói, ngờ vực, sau lưng tôi người ta thì thầm “nó là phản động”, nhiều người quen, bạn bè xa lánh tránh gặp tôi. Người ta chặn blog BIỂN TRỜI TỰ DO của tôi, nghe lén đt, đ/c Công an khu vực bỗng dưng thân mật, quan tâm với tôi hơn…
2 năm trôi qua.
Tình cờ tôi gặp mấy cao niên trong phường ở quán cafe, nói chuyện thiên hạ, có người nhắc chuyện xưa, chuyện tôi viết FB, tranh luận… rồi họ lại phê bình tôi là “phản động”.
Vâng, thưa các vị đang được “công khai yêu nước”!
Là dân đen nên tôi phải lén yêu nước vậy.
Nếu viết sự thật, chống TQ xâm lược là phản động thì tôi rất tự hào được là PHẢN ĐỘNG.
Phạm Hải

Thà chết không để Quốc nhục


Thám hoa Giang Văn Minh (1573 - 1638) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông Sùng Trinh hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.
Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang tuế cống nhà Minh.
Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.
Khi triều kiến, hoàng đế Sùng Trinh ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh).
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
- Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ).
Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa. ‎
(Sưu tầm và viết lại)
Hải Phạm

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

19 tháng 10, 2016

TBT Nguyễn Phú Trọng: Phản ánh toàn mặt xấu, người dân sẽ mất lòng tin.

BTTD: Nhân dân chỉ tin khi biết đúng sự thật (dù là sự thật xấu). 
Phản ánh sự thật xấu không phải là nói xấu.
Nói hay, nói tốt mà sai sự thật mới là nói xấu.

Ngày 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ĐB Quốc hội TP Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ trước Kỳ họp thứ2.
Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Phan anh toan mat xau, nguoi dan se mat long tin - Anh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ
Trong cuộc tiếp xúc, cử tri quận Tây Hồ đã phản ánh nhiều vấn đề thời sự như: Giải quyết khiếu kiện đông người, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng lãng phí, vai trò giám sát của Quốc hội, công tác cán bộ, kỷ cương phép nước, góp ý các dự thảo luật, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), chính sách với các dự án trên địa bàn quận…
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Phan anh toan mat xau, nguoi dan se mat long tin - Anh 2
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị
Liên quan đến các vấn đề cụ thể của quận và TP mà cử tri phản ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu khẳng định: TP đang ráo riết xử lý công trình vi phạm tại số 8B Lê Trực, sau khi kết thúc, sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm các cán bộ, cá nhân liên quan. Về việc cá chết ở Hồ Tây mà nhiều cử tri rất bức xúc, cơ quan chức năng của TP cùng liên ngành T.Ư đang phối hợp điều tra làm rõ, khi có kết luận nguyên nhân một cách khoa học thì sẽ công bố ngay…
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Phan anh toan mat xau, nguoi dan se mat long tin - Anh 3
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại diện lãnh đạo TP và cử tri quận Tây Hồ
Tiếp thu mọi ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: Qua các ý kiến đóng góp của cử tri, Quốc hội sẽ tổng hợp để hoàn thiện các dự luật, thông qua trong kỳ họp tới. Đặc biệt, về công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các bệnh tiêu cực khác mà nhiều cử tri quan tâm, Tổng Bí thư khẳng định: Đây là nhiệm vụ vừa then chốt vừa cơ bản, lâu dài; song, nếu chỉ tập trung chống tham nhũng mà quên nhiệm vụ bảo vệ đất nước và chế độ, tạo lòng tin trong Nhân dân, phơi bày ra hết để toàn thấy mặt xấu, thì các thế lực bên ngoài sẽ lợi dụng xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, để ổn định đất nước và phát triển đi lên trong bối cảnh hiện nay là vô cùng khó khăn, phức tạp.
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Phan anh toan mat xau, nguoi dan se mat long tin - Anh 4
Cử tri quận Tây Hồ phát biểu tại Hội nghị
“Bàn việc gì cũng không thể chỉ nhìn một mặt, không thể chủ quan mất cảnh giác, song, nếu chỉ nhìn thấy toàn mặt đen tối thì cũng không được. Trên con đường phát triển đi lên của đất nước, đang nảy sinh vô số phức tạp, thách thức, chúng ta phải biết giải quyết từng bước; xem xét vấn đề gì cũng phải đặt trong tổng thể với phương pháp biện chứng, toàn diện, cụ thể và mang tính lịch sử” - Tổng Bí thư yêu cầu và cũng nhấn mạnh: Chúng ta phải xử lý mọi việc một cách khách quan, cái gì tốt cần được biểu dương. Vừa qua báo chí tuyên truyền về tiêu cực nhiều quá, không phải là chúng ta che giấu, nhưng bao nhiêu tấm gương âm thầm làm việc tốt, tại sao không được báo chí đi sâu phản ánh? Nếu chỉ tập trung tuyên truyền việc xấu thì sẽ tạo cảm giác cho người dân ra đường toàn thấy tiêu cực, mất lòng tin. Báo chí nói chung có công rất lớn trong xây dựng đất nước, nhưng vẫn còn một số mặt tiêu cực, cần sớm chấn chỉnh.

17 tháng 10, 2016

Sống chung với tham nhũng

Tôi tin ông TBT nói thật: “Chống giặc nội xâm khó vì ta tự đánh ta”!
Sợ “rút dây động rừng”, sợ “ném chuột vỡ bình”, Cục trưởng cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt còn nói: “chống lại (tham nhũng) có khi chúng tôi chết trước”…
Vậy là VN đang cổ súy, tiếp tay cho tham nhũng?
Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta - Tổng bí…
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

11 tháng 10, 2016

Cây làm chuyện ẤY

Đừng nghĩ người biết làm trò “ấy”

Đừng tưởng “ấy” là sướng hơn đây

Coi cho rõ cây làm trò này

Cả đời “ấy” người có bằng cây?

Hải Phạm 

26 tháng 9, 2016

3 năm có 260 người chết khi tạm giam, tạm giữ

"Công an chịu trách nhiệm vì 3 năm có 260 người chết khi tạm giam, tạm giữ"

NGỌC QUANG
(GDVN) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết rất xúc động khi đọc báo cáo thấy con số hơn 260 người chết trong lúc bị tạm giam, tạm giữ.
Sáng nay (10/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Qua giám sát cho thấy một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra từ những năm trước, đến nay, có vụ đã được giám đốc thẩm, quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại cơ bản đã khắc phục được những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng. 
Ví như vụ Lê Bá Mai (Bình Phước); bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp kết án Lê Bá Mai tù chung thân về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” là có căn cứ, không sai.
Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” có những vi phạm về thủ tục, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xem xét.
Đối với các vụ được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”; 
Vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “Giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” và vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án về tội“Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan, nhưng đã xác định có những vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử. 
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Quốc hội yêu cầu không để xảy ra oan sai". ảnh: Ngọc Quang.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhận định, oan sai hiện nay vẫn còn, và phải làm rõ còn ở mức nào?
"Đã oan, đã sai là nghiêm trọng. Nếu lấy công lý, nếu lấy quyền con người, nếu lấy trách nhiệm của nhà nước đối với dân, nhà nước phục vụ nhân dân thì đã oan, đã sai là nghiêm trọng. Còn oan, còn sai, còn nghiêm trọng. Dù 1 trường hợp, 5 trường hợp cũng như vậy.
Oan sai ở đâu? Bắt đầu từ đánh giá nghi người ta có tội, điều tra người ta, đến lúc tạm giam, tạm giữ, truy tố, buộc tội và xét xử người ta mà lại không làm nghiêm túc chứng minh theo trình tự của pháp luật, không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì mới oan sai. Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì không oan sai", Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Báo cáo giám sát đã chỉ ra, cũng như những năm trước đây, loại án thường dẫn đến oan chủ yếu là án giết người, cướp tài sản hoặc hiếp dâm, giết người không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của một số cơ quan tố tụng nhận thức không đúng, chưa phân biệt được vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội đã hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trước thực trạng này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chỉ rõ từng khâu xảy ra oan sai: "Trong khâu điều tra có chuyện gì oan sai? Trong khâu truy tố có chuyện gì oan sai? Trong khâu xét xử có chuyện gì oan sai? 
Oan sai ở đâu thì cơ quan đấy, tổ chức đấy phải chịu trách nhiệm; người chỉ huy ở tổ chức ấy phải chịu trách nhiệm; cán bộ ở tổ chức ấy phải chịu trách nhiệm.
Sai ở điều tra là Công an chịu, sai ở truy tố thì Viện Kiểm sát chịu, sai ở xét xử thì Tòa án chịu. Ai chịu? Cái bộ phận phụ trách việc ấy, người đảm nhận việc ấy và thủ trưởng phụ trách việc ấy phải chịu trách nhiệm, phải bị xem xét. 
Chúng ta phải nói rõ trách nhiệm ở từng khâu chứ không thể nói chung chung được, càng không thể nói công tác lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hay là của hệ thống các cơ quan tư pháp".
Chánh án TAND Tối cao – ông Trương Hòa Bình cho biết: “Vụ của ông Chấn thì hiện đang thụ lý đơn, mà theo quy định của pháp luật thì phải chứng minh cái này, cái kia thì tòa mới giải quyết được.
Nếu chưa chứng minh được thì tòa cũng chưa thể ra quyết định bồi thường được. Quy định có rườm rà rắc rối thì phải sửa, còn tòa phải tiến hành theo đúng pháp luật, chứ không thể giải quyết nhanh ngay được.
Chủ tịch Quốc hội dẫn lại câu nói “Một ngày tại tù thiên thu tại ngoại” và bày tỏ: “Trong báo cáo có một con số tôi đọc thấy rất xúc động, trong 3 năm vừa qua có hơn 260 người chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ. 

Cái đó là Công an hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dù là tự tử, dù là bức cung nhục hình đánh chết thì đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tôi nói với các đồng chí là không có cái chuyện tội nặng hay tội nhẹ, sai ít hay sai nhiều, mà không được để xảy ra oan sai. Cứ xảy ra oan sai ở đâu thì chỗ đó phải chịu trách nhiệm.
Mục tiêu của Quốc hội là không được để xảy ra oan sai, đi liền với đó là không bỏ lọt tội phạm, đi liền với đó là đã oan sai thì phải đền bù thỏa đáng theo quy định của pháp luật".
Dù đã được minh oan, nhưng ông Nguyễn Thanh Chấn chưa biết bao giờ mới nhận được tiền đền bù cho 10 năm tù oan. ảnh: DSPL.
Oan sai nhưng bồi thường phải... từ từ
Báo cáo giám sát cũng chỉ ra rằng, các trường hợp bị oan đã được phát hiện và có đơn yêu cầu bồi thường đều được các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết. 
Tuy nhiên, có một số trường hợp người bị oan chưa được tạo điều kiện về thủ tục, xác nhận giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường; có vụ đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết như vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) đã hơn 9 năm có kết luận bị oan đến nay vẫn chưa giải quyết xong việc bồi thường.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết: “Đối với vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án không kháng nghị, Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin giảm án tử hình. Vì thận trọng Chủ tịch nước yêu cầu xem xét lại, và liên ngành xem lại cho đến bây giờ chưa thấy có căn cứ gì khác để phán xét. Theo quy định của pháp luật tới đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác, nếu giải quyết khác là trái pháp luật”.
Đồng thời, qua giám sát và xử lý các khiếu nại, tố cáo cho thấy, số đơn đề nghị bồi thường còn khá lớn, có trường hợp gay gắt, kéo dài nhưng chưa được Viện kiểm sát, Tòa án kịp thời xem xét, trả lời. 
Đáng lưu ý, còn có những trường hợp đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự bị can không đúng quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự để tránh bồi thường.
Việc bồi thường còn chưa thống nhất, có nơi đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng hình sự) thì bị can được bồi thường, có nơi bị can không bồi thường.
Tình trạng chậm bồi thường cho người bị oan và số trường hợp phải bồi thường chủ yếu do việc lập hồ sơ bồi thường, thủ cấp kinh phí cấp bồi thường còn phức tạp; 
Một số hướng dẫn của Thông tư liên tịch số: 05 ngày 2/11/2012 của liên ngành có dấu hiệu thu hẹp phạm vi người được bồi thường thiệt hại so với quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn có một số quy định chưa thật hợp lý như giao cho cơ quan có thẩm quyền tố tụng đã làm oan bồi thường cho người bị oan; 
Buộc người bị oan phải có đơn yêu cầu mới giải quyết bồi thường; các giấy tờ làm căn cứ xác định bồi thường; thủ tục và việc cấp kinh phí bồi thường… còn rườm rà, phức tạp làm kéo dài việc giải quyết bồi thường, ảnh hưởng đến quyền lợi cho người bị oan.
Giải trình làm rõ về việc đền bù tại một số vụ án điển hình dư luận đang hết sức chú ý, Chánh án TAND Tối cao – ông Trương Hòa Bình cho biết: “Vụ của ông Chấn thì hiện đang thụ lý đơn, mà theo quy định của pháp luật thì phải chứng minh cái này, cái kia thì tòa mới giải quyết được.
Nếu chưa chứng minh được thì tòa cũng chưa thể ra quyết định bồi thường được. 
Quy định có rườm rà rắc rối thì phải sửa, còn tòa phải tiến hành theo đúng pháp luật, chứ không thể giải quyết nhanh ngay được.
Đối với vụ ông Lương Ngọc Phi, tòa đã giải quyết bồi thường trên 600 triệu rồi. Bây giờ yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản lên tới 22 tỷ, sơ thẩm đã xử chấp nhận và không có kháng cáo, kháng nghị. 
Nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ bồi thường 22 tỷ là không đảm bảo cho nên đã hủy án để giải quyết lại theo quy định của tố tụng thì cũng không thể giải quyết ngay được, mà phải theo đúng quy định của pháp luật".
Ngọc Quang

23 tháng 9, 2016

Thưa ông bộ trưởng!


Vậy hôm nay làm thiệt hại 8.100 tỷ (nhà máy gang thép Thái Nguyên TISCO), làm vỡ 19 lần ống dẫn nước Sông Đà, Thua lỗ 2.700 tỷ ở nhà máy đạm Ninh Bình, Phạm Công Danh chiếm đoạt 9000 tỷ ở Ngân hàng Xây Dựng, đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông đội vốn hàng ngàn tỷ... rồi các vụ án tham nhũng ngàn tỷ Vinasin, Vinaline, rồi Bùi Tiến Dũng, Trịch Xuân Thanh…vv và rất nhiều vv... thì ngày mai Tổ quốc có còn không?
- “Luật pháp nghiêm minh không chấp nhận hành vi cướp giật tài sản. Cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” (dù là 2 ổ bánh mỳ). Bộ trưởng khẳng định.
Chiều nay, trả lời một số băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe…
BỞI DANVIET.VN