Trang

21 tháng 8, 2016

Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ


Ngọc Tú | 
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ
Vốn phải quay quắt với cuộc sống đói khổ của mình, anh Dũng còn canh cánh món

Mỗi năm, người dân ở xã Nghi Thái phải đóng hơn 20 khoản phí và quỹ khác nhau. Dù là trẻ nhỏ, hộ nghèo hay người tàn tật đều phải đóng quỹ không trừ một ai...

> Mời xem toàn bộ loạt bài về "sưu thuế kinh hãi" ở Thanh Hòa TẠI ĐÂY
Bị mù từ lúc 3 tuổi, vẫn phải đóng hàng loạt loại quỹ
Như đã phản ánh ở bài trước, nhiều năm nay người dân ở xã Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) phải "oằn mình" gánh nhiều khoản thu phí cao và họ cho rằng có phần bất hợp lý. Dù là già, trẻ hay hộ nghèo thì vẫn phải đóng góp nhiều khoản cho xã, xóm.
Người dân xã Nghi Thái cho hay, nhiều lần thấy các khoản thu cao, họ đã "kêu" lên vì không còn đủ sức đóng. Thế nhưng, vấn đề đó chẳng bao giờ được giải quyết mà có khi tiền đóng năm sau còn cao hơn năm trước nên dần dần họ cũng đành im lặng cam chịu.
Cay đắng nhất là những hộ nghèo, tàn tật dù không làm gì ra tiền nhưng hàng năm cũng phải đóng gần cả triệu đồng tiền quỹ.
Như hộ anh Vương Đình Dũng (SN 1967; trú xóm Thái Học) bị tàn tật từ nhỏ. Cách đây không lâu, vợ anh Dũng không may bị đuối nước để lại đứa con thơ dại cho người chồng tội nghiệp.
Hàng tháng, anh Dũng được nhận trợ cấp tiền tàn tật là 805 nghìn đồng. Tất cả mọi chi tiêu sinh hoạt của anh và con đều trông chờ vào số tiền này nên cuộc sống quanh năm đói khổ.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 1.
Anh Dũng bị tàn tật sống trong căn nhà nhỏ cùng đứa con trai
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 2.
Nhiều năm liền, hộ anh Dũng luôn là hộ nghèo đặc biệt của xã.
Thế nhưng, hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản phí, quỹ cho xóm và xã.
Lục tung trong đống giấy tờ cá nhân, anh Dũng đưa chúng tôi xem cuốn sổ theo dõi và tờ phương án thu các loại phí, quỹ hàng năm của xã.
Trong tờ phương án thu tiền, hộ anh Dũng cũng phải đóng nhiều khoản quỹ, phí cao.
Năm 2016, anh Dũng phải đóng cho xã và xóm số tiền 903.400 đồng. Nhưng vì quá khó khăn nên anh chỉ mới đóng được 100 nghìn đồng.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 3.
Hàng tháng anh Dũng được trợ cấp 805 nghìn đồng nhưng song song với đó anh vẫn phải "còng lưng gánh quỹ"
Trong các khoản cần đóng góp của hộ anh Dũng, chúng tôi thấy rất nhiều khoản mà đáng lẽ ra là một hộ nghèo, tàn tật như anh phải được miễn giảm. Thế nhưng, anh vẫn phải đóng như những người dân bình thường, lành lặn khác.
Cụ thể, anh Dũng vẫn phải đóng khoản quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phụng dưỡng người cao tuổi, quỹ văn hoá xã hội. Ở phần thu xóm có khoản thu chế độ gián tiếp cán bộ (tiền trả công làm cán bộ xóm - PV), quỹ khuyến học, quỹ dân sinh kinh tế, quỹ an ninh xóm.
Khoản nặng nhất là đóng góp xây dựng tại xóm với mức thu 300 nghìn đồng nhưng anh Dũng cũng không được miễn giảm.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 4.
Dù thuộc đối tượng miễn giảm các loại phí nhưng hàng năm anh Dũng vẫn phải đóng gần 1 triệu đồng tiền đóng góp cho xã và xóm.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 5.
Các năm trước, anh Dũng vẫn phải đóng góp nhiều khoản. Các khoản như quỹ khuyến học, quỹ thu gián tiếp cán bộ, phụng dưỡng người cao tuổi và đóng góp xây dựng xóm cũng chưa bao giờ được miễn giảm.
Trong tờ giấy liệt kê các khoản đóng góp của anh Dũng, chúng tôi thấy có mục thu nợ năm 2015 với mức 294 nghìn đồng do năm ngoái anh còn đóng thiếu. Chứng tỏ, việc đóng quỹ này đã "quá sức" đối với anh Dũng.
Ở xóm Thái Cát (xã Nghi Thái), người dân cũng rất bất bình bởi những khoản thu quỹ, phí áp dụng cho người tàn tật mà đáng lẽ ra họ phải được miễn giảm.
Như hộ chị Nguyễn Thị Huyền bị mù từ lúc 3 tuổi. Hiện chị ở một mình nuôi con nhỏ. Cuộc sống của chị Huyền và con chỉ dựa vào những đồng tiền trợ cấp và sự che chở của người thân.
Thế nhưng, năm nào chị Huyền cũng phải đóng nhiều loại phí, quỹ. Dù những khoản tiền này không cao nhưng nhìn vào ai cũng thấy bất bình.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 6.
Tờ phương án thu của hộ chị Huyền. Dù mù từ nhỏ, thuộc diện bảo trợ xã hội nhưng chị vẫn phải đóng nhiều khoản quỹ, trong đó có quỹ vì người nghèo + chất độc da cam.
Trong tờ giấy phương án thu năm 2016 của chị Huyền, chúng tôi thấy chị phải đóng nhiều khoản như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo + chất độc da cam, quỹ môi trường, quỹ văn hoá xã hội.
Ở phần thu của xóm, mẹ con chị Huyền vẫn phải đóng 30 nghìn đồng tiền thu gián tiếp cán bộ. Tổng cộng cả các khoản, chị Huyền phải đóng 148 nghìn đồng.
Cụ già vẫn phải đóng"quỹ phụng dưỡng người cao tuổi"!?
Cụ bà Nguyễn Thị Lâm (trú xóm Thái Học) năm nay đã ngoài 80 tuổi. Do tuổi cao sức yếu nên bà chỉ ở nhà và nhờ vào sự chăm sóc của con cái sống bên cạnh.
Dù không còn làm lụng gì được nữa nhưng đều đều hàng năm, cụ Lâm vẫn phải đóng nhiều khoản phí, quỹ của xã và xóm.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 7.
Cụ Lâm buồn khi nhắc đến chuyện phải đóng các loại quỹ của xóm và xã ngày càng tăng.
Trong tờ thu các khoản đóng góp năm 2016 gửi về cho cụ Lâm, chúng tôi thấy cụ phải đóng đến 12 khoản phí các loại với tổng số tiền là 563 nghìn đồng.
Số tiền dù không lớn lắm nhưng nhìn vào bảng thu tiền của cụ Lâm, nhiều người thấy nhiều khoản bất hợp lý.
Trong khi cụ Lâm là người cao tuổi thì cụ lại phải đóng quỹ Phụng dưỡng người cao tuổi. Ngoài ra, cụ vẫn phải đóng khoản tiền "chế độ gián tiếp cán bộ" mức 20 nghìn đồng.
Riêng khoản tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, vì cao tuổi nên cụ Lâm được miễn với mức 200 nghìn đồng. Thế nhưng tiền đóng góp xây dựng xóm với mức 300 nghìn đồng thì cụ Lâm không hề được miễn.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 8.
Các khoản tiền đóng góp năm 2016 của cụ Lâm. Dù là người cao tuổi nhưng cụ vẫn phải đóng quỹ phụng dưỡng người cao tuổi?
Cách đó không xa là hộ gia đình anh Trần Văn Tình (SN 1977; xóm Thái Học) có 4 nhân khẩu. Mấy tháng nay anh luôn phải nằm trong viện điều trị vì căn bệnh ung thư quái ác.
 Thường ngày, anh Tình làm thợ xây còn vợ làm nông nghiệp. Nhưng hơn 2 tháng nay, anh Tình phải đi viện điều trị nên vợ anh cũng phải bỏ làm, gửi con nhỏ cho mẹ để theo chồng chăm sóc.
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 9.
Bà Thuỷ tâm sự hoàn cảnh bệnh tật của vợ chồng anh Tình, chị Tâm khi phải chạy vạy khắp nơi để chữa trị bệnh ung thư quái ác.
"Bệnh của thằng Tình phát hiện từ đầu năm rồi đi khám suốt. 2 tháng nay thì phải ở luôn ngoài viện Hà Nội để xạ trị. 
 Nhà được 2 con bò với cái xe, vợ chồng nó phải bán và vay thêm tiền để đi chữa bệnh luôn rồi", bà Thuỷ (mẹ anh Tình) nói và cho biết dù con cái đi viện cả tháng trời nhưng chính quyền vẫn gửi giấy về yêu cầu hộ anh Tình đóng góp lên đến 1.500.000 đồng. 
Khốn khổ khi người mù, tàn tật, cụ già 80 vẫn còng lưng gánh quỹ - Ảnh 10.
Chính quyền gửi về tờ giấy ghi các khoản đóng góp của vợ chồng anh Tình lên đến 1,5 triệu đồng.
 Lo tiền cho anh Tình chữa bệnh chưa đủ nên số nợ chính quyền này, vợ chồng anh đành khất lại mà chưa biết bao giờ mới trả được...
(Còn tiếp...)

18 tháng 8, 2016

Tiếp tay cho TQ làm nghèo đất nước có phải là hành vi bán nước?

Vay tiền TQ, chọn nhà thầu TQ, mua thiết bị TQ để rồi kinh doanh lỗ nặng 2000 tỷ trong 4 năm.
Hãy nói KHÔNG với TQ !
TP - Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Nhà máy đạm Ninh Bình) đang phải “gồng mình” trả khoản nợ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc lên tới 5.000 tỷ đồng với lãi suất 4%. Ngoài ra, nhà máy này thường xuyên xảy ra sự cố, việc mua thiết bị dự…
BỞI BAOMOI.COM
Buồn

17 tháng 8, 2016

Quyền được nói


Có thể ta nói chưa đúng, có thể ta nói chưa hay nhưng NÓI là quyền của chúng ta.
Khi ta NÓI mới có người nghe, khi bàn luận ta mới có cơ hội để hoàn thiện mình, hoàn thiện lẫn nhau và hoàn thiện xã hội.
Hải Phạm
Thích

14 tháng 8, 2016

TQ là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm của VN.

TBT Lê Duẩn đã tuyên bố như trên.
Nay TQ đang xâm chiếm, phá hoại VN trên mọi lĩnh vực.
Tiếp tay cho TQ phá hoại VN là hành vi bán nước!
Hãy nói KHÔNG với TQ!
(GDVN) - Tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận thức hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc.
BỞI GIAODUC.NET.VN

7 tháng 8, 2016

Thiên nhiên nổi giận

Rừng bị tàn phá, môi trường sống bị hủy hoại, thiên nhiên nổi cuồng phong trút bão lũ tàn khốc lên đầu dân đen.
Bọn ‘thần kinh khốn nạn” vẫn nhởn nhơ phè phỡn trong các biệt thự xa hoa âm mưu, tính kế vơ vét nốt tài nguyên đất nước. Coi chừng, quả báo sẽ đến với các ngươi một ngày không xa!
TTO - Cơn lũ rạng sáng 5-8 cuốn qua huyện Bát Xát (Lào Cai) để lại hậu quả nặng…
TUOITRE.VN|BỞI TUỔI TRẺ

5 tháng 8, 2016

4 nguyên nhân khiến TQ gây chiến với VN


  1. Lịch sử: TQ đã từng đô hộ VN cả ngàn năm.  Suốt chiều dài lịch sử, các triều đại TQ đều đưa quân xâm lược VN và chịu nhiều thất bại nhục nhã, chúng cay cú nên căm hận VN.
Dã tâm xâm lược VN đã ngấm vào xương tủy và thành gen di truyền qua các triều đại TQ.
  1. Tài nguyên và thị trường: TQ xâm chiếm VN để khai thác tài nguyên và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hóa dư thừa kém chất lượng của chúng. TQ dư thừa mấy trăm triệu đàn ông nên đưa đàn ông sang VN lấy vợ sinh con, mua phụ nữ VN về TQ để Hán hóa dân Việt, triệt tiêu đàn ông Việt.
  2. Biển Đông: TQ muốn độc bá Biển Đông để vươn ra Thái Bình Dương cạnh tranh với các cường quốc như Mỹ, Nhật…
VN án ngữ cửa ngõ của TQ nên TQ phải xâm chiếm biển đảo của VN để mở đường ra Thái Bình Dương.
  1. Lừa dối nhân dân TQ: Nội bộ TQ phức tạp và hỗn loạn mà nguy cơ lớn nhất là lòng dân đã chán ghét chính quyền độc tài. Đảng cộng sản TQ sợ nhân dân phản kháng, lật đổ chính quyền nên muốn dùng chiến tranh bên ngoài lãnh thổ để kéo sự chú ý của nhân dân TQ ra bên ngoài. Tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu VN để nhân dân TQ coi VN là kẻ thù. Lôi kéo lòng yêu nước của nhân dân TQ vào một cuộc chiến bên ngoài để trách chiến loạn bên trong- âm mưu thâm độc và tàn bạo.
Bốn nguyên nhân trên bao gồm cả yếu tố khách quan, chủ quan và thời điểm lịch sử khiến TQ không thể không hành động. Trong số các nước có hải phận ở Biển Đông thì VN là vị trí quan trọng nhất và hèn yếu nhất, tạo cơ hội dễ dàng cho TQ xâm chiếm.
Hy vọng những ai còn ảo tưởng về hòa bình và hữu nghị với TQ hãy mau tỉnh ngộ!
Hải Phạm

4 tháng 8, 2016

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc “kêu gọi chiến tranh trên biển”.


Người phát ngôn nói về việc TQ kêu gọi 'chiến tranh trên biển'

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời các câu hỏi tại họp báo thường kỳ hôm nay.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay, báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi về phản ứng của VN trước thông tin Bộ trưởng Quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn kêu gọi cảnh sát, quân đội và nhân dân TQ chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trên biển.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh: Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
“Tôi cho rằng quan chức các nước cần phát biểu và hành động phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình, là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Thông tấn xã VN hỏi về phản ứng của VN trước thông tin Tòa án NDTC TQ ngày 12/8 đã ban hành quy định xử lý hình sự với các đối tượng, kể cả người nước ngoài, đánh cá trái phép trong lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền TQ.
Ông Lê Hải Bình cho biết đang tìm hiểu thông tin chính thức và cụ thể về việc này.
“Chúng tôi cho rằng việc đối xử với ngư dân hoạt động ở Biển Đông trước hết phải phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như các thỏa thuận đã đạt được giữa các nước trong khu vực, và trên tinh thần nhân đạo. Chúng tôi cũng bảo lưu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân VN, phù hợp luật pháp và thực tiễn quốc tế”, ông nhấn mạnh.
Báo Kinh tế đô thị phản ánh việc TQ mở website về Biển Đông, trong đó gọi Hoàng Sa và Trường Sa của VN là Tây Sa và Nam Sa của TQ.
Ông Lê Hải Bình khẳng định việc làm này của phía TQ không làm thay đổi thực tế là VN có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Báo VnExpress cũng quan tâm đến thông tin TQ đang xây dựng nghĩa trang ở Hoàng Sa.
Người phát ngôn nhấn mạnh: VN có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
“Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa, cho dù là dưới bất kỳ mục đích gì, đều là phi pháp, không làm thay đổi chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa”, ông Lê Hải Bình nói
Mong muốn hợp tác chống tin tặc
VietNamNet đặt câu hỏi về vụ việc hacker tấn công hệ thống thông tin và website của một số hàng hàng không VN, cũng như của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, để lại thông điệp liên quan đến tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
“Bộ Ngoại giao có suy nghĩ gì về việc này và đã tham gia trong việc khắc phục sự cố này như thế nào?”
Người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định mọi hành động tấn công mạng, tin tặc cần phải bị lên án và nghiêm trị.
“Các cơ quan chức năng VN đã kịp thời triển khai các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động bình thường tại các sân bay. Đồng thời, các cơ quan an ninh mạng VN đã vào cuộc để điều tra vụ việc”, ông Lê Hải Bình cho biết.
“Chủ trương của các cơ quan chức năng VN, trong đó có Bộ Ngoại giao, là mong muốn và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh phòng và chống các hành vi tin tặc dưới mọi hình thức, trong đó có vụ việc vừa qua”.
Nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng phán quyết
Báo Lao động cũng quan tâm đến thông điệp của đoàn VN tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra ở Lào, rằng VN coi trọng thương lượng và đàm phán, sẽ bước sang giai đoạn mới trong giải quyết vấn đề Biển Đông.
Trao đổi về điều này, ông Lê Hải Bình khẳng định lại lập trường nhất quán của VN là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý.
“Một trong các biện pháp giải quyết hòa bình chính là đàm phán, thương lượng. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước thì tiến hành song phương. Đối với các vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, thì có sự tham gia của các bên liên quan”, người phát ngôn nói.
Chung Hoàng