Trang

17 tháng 3, 2016

“Tàu màu xám, chữ Nho cứ tông thẳng nhằm giết chúng tôi”

(NLĐO) - 5 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa bị tàu lạ đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa sau khi được cứu đã thảng thốt: “Tàu màu xám, chữ Nho cứ thế tông thẳng nhằm giết chúng tôi”

Ngày 16-3, đại diện Trạm Biên phòng Hòn Rớ (Đồn Biên phòng cửa khẩu Nha Trang - Bộ độ Biên phòng Khánh Hòa) đã làm việc với 5 ngư dân về việc tàu cá KH 96640TS của họ bị tàu lạ đâm chìm ở Hoàng Sa.
Lực lượng này cho biết sẽ ghi nhận sự việc, trình báo lên cấp trên để tiếp tục điều tra làm rõ.
Kể về giây phút kinh hoàng khi tàu bị đâm chìm, ông Nguyễn Tầm, thuyền trưởng tàu KH96640TS nói: Khoảng 20 giờ ngày 7-3, tàu cá của ông đang mở đèn sáng để câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Hoàng Sa thì bị một tàu màu xám, dài khoảng 50m tông vào mạn trái. Sau khi tông xong tàu này bỏ chạy luôn. “Chúng tôi đang chong đèn sáng choang để làm biển, còn tàu lạ thì tắt đèn, trong bóng tối cứ thế lao và tông thẳng vào chúng tôi. Rõ ràng là họ cố ý tông nhằm đánh chìm tàu, giết ngư dân giữa biển”- ông Tầm bức xúc.


Mẹ và em gái của thuyền trưởng Nguyễn Tầm rớt nước mắt khi ông trở về
Mẹ và em gái của thuyền trưởng Nguyễn Tầm rớt nước mắt khi ông trở về
Ngư dân Huỳnh Tấn Thành khẳng định: “Sự việc diễn ra quá nhanh, tôi chỉ nghe tiếng "rầm" rất lớn. Tàu chúng tôi nghiêng một bên. Tôi chỉ kịp nhìn thấy tàu màu xám, có chữ nho dài 50-60m là tàu tông chúng tôi”.
Ông Tầm cho biết thêm sau cú tông, tàu cá vào nước rất nhanh, nhưng chìm chậm nên kịp thời phát điện cầu cứu.
"Sau khi liên lạc được với một tàu cá Khánh Hòa chúng tôi đem theo 2 thùng mì tôm, 40 lít nước lên thuyền thúng hy vọng được cứu. “Tôi dặn anh em mỗi người một ngày chỉ ăn nửa gói mì thôi, chứ giữa biển trời mênh mông sống chết không biết khi nào. Phải cầm cự để chờ cứu nạn. Nhiều người rớt nước mắt khi được cứu”- ông Tầm kể lại.
Ông Nguyễn Tèo, thuyền trưởng tàu cứu nạn cho biết: Lúc tìm được tàu chìm khoảng 17 giờ ngày 8-3, tàu này chỉ nổi thân tàu bồng bềnh trên mặt nước. Đến 22 giờ ngày 9-3, chúng tôi mới phát hiện được thuyền thúng, trên thúng có cắm 1 cái mền. Năm người trên thúng nằm rạp, suy kiệt. Khi thấy chúng tôi ai cũng mừng rỡ.
Theo bà Lê Thị Hằng, chủ tàu cá gặp nạn, tàu cá bị đâm chìm có chiều dài hơn 17m, mới mua lại vài tháng nay. Tổng giá trị con tàu khoảng 1,4 tỷ đồng bao gồm cả ngư cụ, phương tiện, máy móc.

Bà Lê Thị Nhỏ, 73 tuổi, mẹ của thuyền trưởng Tầm nức nở ôm con
Bà Lê Thị Nhỏ, 73 tuổi, mẹ của thuyền trưởng Tầm nức nở ôm con
Ông Mai Thành Phúc, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng cho biết: Tàu bị nạn nằm trong Nghiệp đoàn, tổ chức Công đoàn sẽ vận động, kêu gọi các thành viên, các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ phần nào thiệt hại cho tàu KH 96640TS. Tôi đã yêu cầu các tổ đoàn kết vươn khơi của Nghiệp đoàn đánh bắt theo tổ, nhóm gần nhau để kịp thời hỗ trợ nếu gặp trường hợp tương tự.
Ông Nguyễn Tầm khẳng định: “Sau sự việc này chúng tôi càng quyết tâm vươn khơi bám biển, bám ngư trường, giữ vững chủ quyền biển đảo. Mong rằng các cơ quan chức năng, chủ tàu tạo điều kiện, giúp đỡ để anh em chúng tôi được sớm ra khơi”.
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 15-3, tàu cá KH96386TS do thuyền trưởng Nguyễn Tèo (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã đưa 5 ngư dân trên tàu KH 96640TS bị đâm chìm ở Hoàng Sa vào bờ an toàn. Các ngư dân gặp nạn gồm: thuyền trưởng Nguyễn Tầm (SN 1965), ngư dân Lê Ngọc Vinh (SN 1984), Cao Lạc Thế (1995), Trần Tèo (SN 1975), Huỳnh Tấn Thành (SN 1986) cùng ngụ ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Kỳ Nam

Phán quyết của Tòa án Quốc tế: Đường “lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị

(Thời sự) - Hôm 9/3, tờ Manila Live Wire của Philippines đưa tin, Tòa án Trọng tài (PCA) tại The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết tuyên bố đường “9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra là vô giá trị.

Đường “lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị
Đường “lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị
Phán quyết trên có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp cho các nước láng giềng Trung Quốc một nền tảng pháp lý quan trọng trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên các đảo, rạn san hô và các vùng nước lân cận đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Phán quyết cũng chứng minh những động thái của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết này, danh tiếng của Bắc Kinh trong khu vực và trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiêm trọng. Bằng việc phớt lờ phán quyết, Trung Quốc sẽ tự “bôi nhọ” lời hứa hẹn “trỗi dậy một cách hòa bình”. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà Trung Quốc đang muốn gây dựng là một cường quốc có trách nhiệm.
Chưa kể đến việc cộng đồng người Trung Quốc trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến khi Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.

Tòa án Quốc tế được thiết lập tại Hội nghị Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hòa bình. Trong hình là 5 thẩm phán thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa án Quốc tế về việc đường “9 đoạn” vô nghĩa cũng có nghĩa rằng giờ đây các nước láng giềng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng để đối đầu với những hành động hung hăng của Trung Quốc khi theo đuổi và bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông. Phán quyết cũng đã giúp vạch ra cách thức các nước trong khu vực tiến hành các hoạt động thương mại ở vùng biển rộng lớn và quan trọng này.
ASEAN ra tuyên bố về an ninh Biển Đông trước tham vọng của Bắc Kinh

ASEAN ra tuyên bố về an ninh Biển Đông trước tham vọng của Bắc Kinh

Tình hình an ninh khu vực từ đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cho đến Biển Đông đã được 10 bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên Đông Nam Á đưa vào bản tuyên bố...
Philippines nộp 3000 trang tài liệu tố vi phạm của Trung Quốc ở Trường Sa

Philippines nộp 3000 trang tài liệu tố vi phạm của Trung Quốc ở Trường Sa

Sẽ rất tốt nếu như tòa án có thể xem xét tình trạng các đảo - đá - rặng san hô ở Trường Sa ban đầu và những gì xảy ra sau khi Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp. Inquirer...
Hồng Lỗi cay cú vì lãnh đạo ASEAN nhắc đến đường lưỡi bò

Hồng Lỗi cay cú vì lãnh đạo ASEAN nhắc đến đường lưỡi bò

Theo Reuters, đây là phản ứng (vô lý, vô lối) của Bắc Kinh với phát biểu của ông Lê Lương Minh trên tờ The Manila Times tuần trước. The Diplomat ngày 12/3 đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại...
Đảng đối lập Đài Loan: Nếu thắng cử sẽ từ bỏ yêu sách lưỡi bò ở Biển Đông

Đảng đối lập Đài Loan: Nếu thắng cử sẽ từ bỏ yêu sách lưỡi bò ở Biển Đông

Ông Phương tuyên truyền, phe đối lập "sợ một thất bại quân sự" ở Biển Đông, trong khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 7/3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ ... Thông tấn xã Đài...
Đường 9 đoạn  không hề tồn tại

Đường 9 đoạn không hề tồn tại

Đó là khẳng định của chuyên gia hàng đầu Indonesia tại hội thảo có sự tham dự của nhiều học giả quốc tế ở Singapore chiều 4.3. Hội thảo về chính sách ngoại giao và an ninh biển của Indonesia dưới thời...
(Theo Infonet)

Những cuộc truy sát kinh hoàng đậm chất giang hồ tại Sài Gòn (P.1)

Hình ảnh nữ du khách nước ngoài ngồi xuống đường khóc sau khi bị cướp giật mất túi xách chưa kịp phôi phai thì tin thiếu niên bị chém đứt lìa bàn tay chết, ập đến. Sài Gòn trở thành nơi bất an!
Mấy ngày nay, hình ảnh nữ du khách nước ngoài ngồi xuống đường xỉu, rồi khóc sau khi bị cướp giật mất túi xách lan rộng trên báo chí, mạng xã hội…chưa kịp phôi pha ngay trong lòng chính người Sài thành và cộng đồng xã hội, thì họ lại sốc một lần nữa khi thông tin về thanh niên bị chém đứt lìa bàn tay đã chết.
Mâu thuẫn, oán thù… là chém
Ngày hôm qua (13/3), Người Đưa tin cùng các báo chí đồng nghiệp khác cùng thông tin về trường một nam thiếu niên tên Bùi Huỳnh Thiên Phương (17 tuổi), một trong những nạn nhân bị nhóm côn đồ dùng dao tự chế tấn công và chém đứt lìa bàn tay trong đêm truy sát kinh hoàng trước đó (ngày 6/3).
Am anh nhung cuoc truy sat kinh hoang dam chat giang ho tai Sai Gon (P.1) - Anh 1
Sau khi bị chém đứt lìa cánh tay, Phương ngồi bệt xuống đất chỉ biết gọi điện thoại cầu cứu. Trông thấy hình ảnh này lan rộng trên công động mạng ai cũng thấy chua xót, đau đớn và ...sợ hãi.
Nguyên nhân cái chết được bác sĩ bệnh viện 175 xác định là do chấn thương sọ não làm tổn thương não lan tỏa, phù não nặng khiến bệnh nhân hôn mê sâu và Phương “ra đi” lúc rạng sáng với cánh tay không thể nối lại được. Gia đình thông tin em đã tử vong vào rạng sáng ngày 13/3 và “gia đình đã đưa em về nhà lo hậu sự. Các y bác sĩ đã cứu chữa tận tình nhưng do vết thương trên đầu quá nặng nên cháu đã ra đi”, mẹ ruột của Phương đau đớn nói.
Cái chết của Phương gây đau xót kèm theo phẫn nộ trong cộng đồng xã hội. Bởi trước đó, Phương cùng nhóm bạn trở thành mục tiêu truy sát của nhóm đối tượng cùng luống tuổi tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp (TP.HCM). Phía cơ quan công an đã bắt được nhóm hung thủ gồm Đỗ Tuấn Anh (19 tuổi), nghi can được xác định trực tiếp chém đứt bàn tay của Phương; Nguyễn Hữu Thiện Long (16 tuổi) và Lâm Quang Thiện (18 tuổi), nghi can đồng phạm.
Điều đáng nói là hậu quả của vụ thanh trừng này chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ giữa bạn gái của Thiện và em gái của Trịnh Công Đạt (21 tuổi) trên Facebook. Để làm “người hùng” trước mặt bạn gái, Thiện hẹn nhóm Đạt gặp mặt “nói chuyện”. Theo đó, Thiện điều thêm Nam “Mini” (chưa rõ lai lịch) hỗ trợ, chuẩn bị hung khí; riêng Tuấn Anh mang theo 3 mã tấu tự chế. Nhóm Thiện có tất cả 7 người kéo nhau trên xe gắn máy, đến điểm hẹn tại Làng hoa Gò Vấp tìm Đạt. Nhưng không thấy Đạt, Nam “Mini” bất ngờ gây sự và đánh Võ Gia Phong (16 tuổi) đứng tại đây.
Am anh nhung cuoc truy sat kinh hoang dam chat giang ho tai Sai Gon (P.1) - Anh 2
Phương nằm cấp cứu trong bệnh viện với bàn tay không thể nối lại và em đã chết vì chấn thương sọ não trong cuộc truy sát sặc mùi phim ảnh "xã hội đen" Hồng Kông.
Sau khi bị đánh, Phong về tiệm Internet rủ Nguyễn Văn Phong (18 tuổi) và Bùi Hoàng Thiên Phương đi phục thù. Đến điểm Phong bị đánh và không thấy đối thủ. Nhóm Đạt bỏ về đến trạm xăng đường Phạm Văn Chiêu thì chạm mặt với nhóm Thiện. Ngay lập tức, Tuấn Anh cùng 3 người khác cầm mã tấu lao vào đuổi chém. Tạo nên cuộc truy sát kinh hoàng khiến nhóm Đạt chạy tán loạn, Phương không chạy kịp, bị chém đứt lìa bàn tay, ngã chấn thương sọ não. Bản thân Phong cũng bị thương bởi nhiều nhát chém.
Cũng xuất phát từ mâu thuẫn nhưng lần này là việc đá gà và “tội làm cho con gà đối phương chết”, một nhóm thanh niên gồm 6 người đi trên 3 xe gắn máy, mang theo con gà bị đá chết đến nhà anh Giang Quốc Trung (29 tuổi, ngụ tại 108B đường Bãi Sậy, phường 1, quận 6), giao lộ đường Bình Tây – Bãi Sậy, đêm 3/3. Khi đến nhà Trung, nhóm này quăng con gà chết vào trong nhà và “hài tội Trung đã làm con gà của chúng chết”. Sau một hồi qua lại, nhóm Bé Hai đã bất ngờ rút mã tấu xông vào tấn công Trung.
Người nhà của Trung gồm 3 người hay việc xông ra ngăn cản cũng bị chúng chém tới tấp chẳng khác nào trận chiến của bọn xã hội đen trên phim ảnh Hồng Kông. Chém tan thương những người “kẻ thù” , chúng lên xe phóng đi mất, để lại hiện trường là bốn nạn nhân be bét máu vì các vết chém. Ngoài Trung, còn có ông Giang Quốc Lâm (52 tuổi), ba Trung và hai chú ruột của Trung là ông Giang Quốc Quang (43 tuổi) và Giang Quốc Liêm. Bốn nạn nhân được đưa đi cấm cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy, riêng Trung bị nặng nhất phải chuyển sang bệnh viện chấn thương chỉnh hình để điều trị.
Đòi nợ bằng súng và lựu đạn
Đòi nợ thuê từ băng nhóm cho vay tín dụng đen bằng việc hăm dọa, bắt cóc, cắt băng rôn bêu xấu, đập phá, xiết nhà, tài sản…vốn được những ông trùm tài chính đen này sử dụng dùng tay chân để dằn mặt buộc con nợ phải chi trả cả gốc cùng lãi mẹ lẫn lãi con vốn như bóng ma ám ảnh không chỉ ở vùng đất Sài thành mà còn xảy ra khắp cả nước.
Nhưng vụ việc xảy ra tối 12/3, tại thành phố này được xem là bước leo thang mới cho hiện tượng sử dụng vũ khí quân dụng đi đòi nợ gây kinh động cả phố phường. Theo các nhân chứng, khoảng 14 giờ 10 phút, một đối tượng tên Sơn (22 tuổi, quê quán Hà Nội) đã điều khiển xe gắn máy tay ga Spacy màu trắng đến hẻm 242 đường Bà Hom (quận 6) tìm gặp một đối tượng tên P. để nhờ người này đi đòi nợ giùm với mình. Tuy nhiên, P. không chịu đi cùng nên hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Am anh nhung cuoc truy sat kinh hoang dam chat giang ho tai Sai Gon (P.1) - Anh 3
Những cuộc truy sát bằng mã tấu, súng....với hiện trường để lại là nổi kinh hoàng, tang thương cho người dân sống trong khu vực.
Bất ngờ, Sơn móc trong người khẩu súng hăm dọa P. thì bị anh này lao đến quật ngã xuống đất và giằng co. Hai người bạn của P. cũng lao đến đánh Sơn tới tấp. Lúc này, Sơn nổ hai phát súng khiến P. và hai người kia vùng định bỏ chạy. Sơn tiếp tục nổ thêm phát súng thứ 3 để thị uy rồi móc trong người ra một túi ni lon, bên trong chứa hai vật thể giống như lựu đạn rút chốt ném ra khiến P. và nhiều người dân đang lưu thông trên đường vứt xe tháo chạy tán loạn.
Sau một hồi lâu không nghe tiếng nổ, lợi dụng mọi người bỏ chạy, Sơn leo lên xe định bỏ chạy thì bị người dân khống chế giao cho công an. Tại hiện trường, cơ quan công an thu được một số vỏ đạn, hai vật thể hình dạng lựu đạn, chiếc xe tay ga hiệu Spacy màu trắng và một số vật liên quan. Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, công an đã thu của Sơn 2 khẩu súng loại K59 (trong đó có một khẩu súng giả), hai vật thể dạng lựu đạn đã rỉ sét, 1 con dao Thái Lan và một bình xịt hơi cay.
Mới đây vào cuối tháng 1, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP.HCM cũng bắt một nhóm chuyên cho vay, đòi nợ thuê bằng vũ khí quân dụng. Nhóm bị bắt giữ gồm Nguyễn Văn Hồng (37 tuổi), Trương Văn Hùng (34 tuổi), Trương Công Định (30 tuổi) và Đào Văn Hạnh (30 tuổi), đều quê Hải Phòng.
Băng Hải Phòng này cùng băng TP.HCM đã nhận “hợp đồng” giải quyết cho hai chủ đất đang tranh chấp với nhau. Để tăng cường sức mạnh, băng Hải Phòng do Q. cầm đầu, đã mượn khẩu súng của Nguyễn Văn Hồng. Tuy nhiên cuộc “huyết chiến” đã bị công an biết được nên hai băng giải tán. Từ thông tin trinh sát, cơ quan điều tra lần ra tiệm cầm đồ của Hồng và tiến hành khám xét thu giữ 1 khẩu súng ngắn, 5 viên đạn, 1 quả lựu đạn, 7 mã tấu, dao lê tự chế, 2 cái rìu…
Hồng được xem là mắt xích cộm cán, đại diện cho các đại ca chiếu trên đất cảng rót tiền vào để gã dung nạp, cưu mang tay chân từ Hải Phòng vào nhằm phục vụ đường dây cho vay nặng lãi núp bóng trong “lớp áo” tiệm cầm đồ. Ngoài việc cho vay lãi suất cao từ 20%-30%/tháng, thì đường dây do Hồng, Định cầm đầu còn tổ chức chuyên đi đòi nợ thuê. Gần đây, đường dây này đã nhận 6 “hợp đồng” đòi nợ thuê và đã “hoàn thành” xong 1 vụ.
Khôi Nguyên
Đọc tiếp: Sài Gòn, ‘hở’ là cướp kinh hoàng (P.2)

Các nhà máy lọc dầu: Bỏ chết lãi hơn bảo hộ!


authorTS.Nguyễn Quang A (viết riêng cho Dân Việt) Thứ Năm, ngày 17/03/2016 18:00 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Hết Lọc dầu Dung Quất, nay đến Lọc dầu Nghi sơn xin Nhà nước bảo hộ, nếu không chúng sẽ phá sản. Hãy để cho chúng phá sản hơn là bảo hộ chúng!

   
 cac nha may loc dau: bo chet lai hon bao ho! hinh anh 1
Nhà máy lọc dầu Dung Quất (ảnh minh họa)
Lọc dầu Nghi Sơn, còn chưa đầu tư xong, còn chưa đáp ứng nổi tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng mà lại đi đòi Chính phủ ra lệnh cho những người mua phải mua hết sản phẩm của mình rồi mới được nhập khẩu. Thậm chí nó còn đòi Nhà nước ưu đãi cho nó 75.000 tỷ đồng (tương đương 3,4 tỷ USD). Thật là quá quắt!
Phá sản không có nghĩa là nhà máy biến thành đống sắt vụn, mà là quá trình buộc nó phải bán rẻ tài sản cho các chủ đầu tư khác. Các chủ đầu tư (kể cả Nhà nước) phải chịu trách nhiệm với tính toán sai lầm của mình! Thí dụ, Lọc dầu Nghi Sơn, được cho là có tổng đầu tư 9,5 tỷ USD; nếu các chủ đầu tư bán cho chủ mới với giá 5,5 tỷ USD, thì chủ mới sẽ có chi phí đầu tư giảm đáng kể (do 9,5-5,5= 4 > 3,4 tỷ USD đòi ưu đãi) và chắc chắn hoạt động sẽ có lãi trong tương lai (giả như vẫn không hiệu quả thì lại phải bán rẻ cho chủ khác, chỉ đến mức không ai mua với giá 0 USD thì có thể phải đành để cho nó thành đống sắt vụn).
Trong khi Việt Nam ở trong nước vẫn hô hào kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đồng thời nài xin EU, Mỹ và các nước khác công nhận mình có nền kinh tế thị trường, trong khi chúng ta cố gắng hội nhập với bao cam kết xóa bỏ bảo hộ, thì nhiều người lại đòi bảo hộ cho các nhà máy lọc dầu này. Điều này là không thể chấp nhận được, và cũng chẳng được phép vì các cam kết quốc tế đó. May là các bộ liên quan đã lên tiếng phản đối đề nghị phi lý này của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN).
Có thể thấy gì qua sự phi hiệu quả của các “quả đấm thép”?
Thứ nhất, phải xóa bỏ mọi sự ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước và bắt chúng phải cạnh tranh sòng phẳng.
Thứ hai, phải rà soát lại tất cả các dự án đầu tư nước ngoài (FDI), chú ý đến các ngành gây ô nhiễm mạnh và tốn năng lượng như sắt thép (chẳng hạn Vũng Áng), lọc dầu. Lưu ý rằng Lọc dầu Nghi sơn là dự án FDI (PVN chỉ chiếm 25,1% phần còn lại của các đối tác nước ngoài là Kuwait và Nhật Bản). Đấy là những dự án tốn năng lượng và gây ô nhiễm. Họ lợi dụng quy định môi trường lỏng lẻo của Việt Nam để tránh đóng thuế ô nhiễm ở nước họ. Đáng tiếc VPN cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng 10 năm và tính ra phải bù đến (3,4 tỷ USD cho cam kết này). Phải rà soát và chấm dứt mọi sự ưu ái cho các dự án FDI tốn năng lượng và gây ô nhiễm.
Thứ ba, có thể thấy năng lực quản lý của nhà nước quá kém. Không những Bộ thương mại đã đàm phán hớ với Hàn Quốc (chấp nhận thuế nhập khẩu 10%) trong khi Dung Quất phải chịu thuế nhập khẩu 20%. Không những thế, năng lực lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng quá kém (không chỉ là cam kết của PVN bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong 10 năm, mà năng lực quản lý của Vinashin, Vinalines đã gây ra tai họa cho các tập đoàn này). Nhưng các lãnh đạo doanh nghiệp ấy đều do Thủ tướng bổ nhiệm!
Cho nên, thứ tư, phải xóa bỏ càng sớm càng tốt “cơ chế Thủ tướng chủ quản” đã gây tai họa cho nền kinh tế suốt 10 năm qua.
Cuối cùng, có thể thấy chính sách phát triển công nghiệp nặng của Việt Nam rất có vấn đề và phải chỉnh sửa càng sớm càng tốt.
Muốn thế, trước tiên phải đổi mới tư duy và kiên quyết loại trừ khỏi bộ máy nhà nước những người đã gây ra bao nhiêu thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân (những người liên quan đến việc duyệt các dự án như Vũng Áng, Nghi Sơn chẳng hạn).


TPP: Công đoàn độc lập

 – Cam kết quan trọng nhất của Việt Nam – Kỳ 2

Đức Việt
Khái niệm “công đoàn độc lập” được nhắc tới nhiều trên truyền thông và mạng xã hội khi Việt Nam đặt bút ký kết TPP. Không ít người đã coi đây là thành quả lớn nhất, “nhãn tiền” mà người lao động đạt được với TPP.
Quyền có công đoàn độc lập đại diện cho mình – bên cạnh tổ chức công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn tồn tại bấy nay – tại sao lại quan trọng đối với người lao động? Công đoàn có phải là chuyện xa vời đối với giới công nhân, hoặc hàm chứa những rủi ro đối với chính quyền? Đó là một số câu hỏi mà bài viết này muốn đề cập tới.
Quyền công đoàn có “xa rời quần chúng”?
Nhiều trí thức, nhà quan sát công khai bày tỏ sự vui mừng khi Việt Nam ký kết Hiệp định TPP, nhưng giới lao động thì dường như ít quan tâm tới sự kiện này. TPP có lẽ quá xa xỉ với họ, khi đòi hỏi cơm, áo, gạo, tiền quá đè nặng đời sống người công nhân. Cho dù, bên trong cái hiệp ước vĩ mô và dài dòng đó, Việt Nam đã chấp nhận một cam kết quan trọng: chấp nhận việc thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở, độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL).
Nói một cách khác, TPP đã đặt nền móng cho tương lai của “đa nguyên” trong lĩnh vực công đoàn [1], cho sự hiện diện của công đoàn độc lập tại Việt Nam. Nếu TPP được thực thi trọn vẹn, và công đoàn độc lập được thành lập tại Việt Nam, quyền lợi của người công nhân Việt Nam sẽ được bảo đảm hơn, tạo điều kiện để đời sống của họ được cải thiện đáng kể.
Nhận định trên có phần nói quá hay không? Rốt cuộc thì người công nhân không thể đổi quyền – một khái niệm có vẻ trừu tượng – để đổi lấy những thứ cụ thể như miếng cơm, manh áo, vé về quê trong dịp Tết… Như vậy, phải chăng công đoàn độc lập cũng là một thứ xa xỉ, “xa rời quần chúng” đối với người công nhân?
Pou-Yuen 1
Công nhân Pouyuen Việt Nam đình công để phản đối quy định mới về Bảo hiểm xã hội gần đây.
Có một lầm tưởng phổ biến ở Việt Nam là công đoàn chỉ xuất hiện khi người công nhân cần đấu tranh chính trị với giới chủ. Khái niệm công đoàn thường được hiểu và gắn với các cuộc biểu tình, bãi công, lãn công, những vụ đập phá máy móc… Sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, công đoàn còn được nhiều người xem như một tổ chức chính trị, một chính đảng tranh giành quyền lực.[2]
Một phần từ nhận thức đó mà chính quyền Việt Nam từ lâu cố gắng “đồng bộ hóa” tổ chức công đoàn của người công nhân dưới sự lãnh đạo của VGCL, một tổ chức đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam[3] và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Chưa ai thực sự đánh giá một cách khách quan và toàn diện về hiệu quả hoạt động của hệ thống công đoàn đó, nhưng trong thực tế, VGCL mang dáng dấp của một cơ quan nhà nước nhiều hơn là hình ảnh một tổ chức đại diện cho người lao động.
Trong các vụ biểu tình, đình công đòi quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội hay đền bù khi doanh nghiệp đóng cửa, chúng ta thấy thiếu vắng sự tham gia của tổ chức công đoàn, cả ở cấp cơ sở lẫn cấp quận, những tổ chức đáng lý phải đứng về phía người lao động. Trong vụ việc 2.000 công nhân tụ tập tại cổng Công ty Yupoong khi doanh nghiệp Hàn Quốc quyết định tạm ngừng kinh doanh, đại diện công đoàn của BQL KCN Đồng Nai lại đứng lên giải thích về quyết định này của doanh nghiệp, nhằm xoa dịu công nhân [4]. Mục đích của những cán bộ công đoàn ấy có thể là tốt, nhưng hình ảnh này dễ dàng khiến người lao động nghĩ rằng người đối thoại với họ thực ra đang bảo vệ cho doanh nghiệp, chứ không phải cho công nhân.
Không thể phủ nhận rằng vai trò của VGCL trong một số hoạt động của doanh nghiệp là đáng kể, như khi xử lý kỷ luật người lao động, hay thông qua nội quy lao động tại cơ sở. Nhưng do thiếu tính đại diện cho người lao động nên hoạt động của tổ chức này bị hạn chế. Xét cho cùng, các cán bộ của VGCL từ cấp quận trở lên đều là công chức nhà nước chứ không phải là công nhân.
Chính vì thế, một công đoàn độc lập, có tính đại diện, không liên kết, chính là điều mà người công nhân cần. Những quyền năng dân sự của họ đúng là không thể đánh đổi được bánh mì hay vé Tết về quê, nhưng nó sẽ đem lại một tương lai rõ ràng và chủ động hơn cho người lao động.
Công đoàn như một nhu cầu tự thân
Nhìn lại lịch sử, tổ chức công đoàn không nhất thiết xuất phát từ một nhu cầu chính trị của công nhân, mà nó xuất phát từ nhu cầu dân sự, quyền được liên kết với nhau vì mục đích chung. Mục đích đó có thể đơn giản mang tính phòng vệ, như việc bảo vệ người công nhân khỏi bị giới chủ sa thải hay kỷ luật lao động một cách vô cớ.
Công đoàn cũng có thể xuất phát từ nhu cầu mang tính chủ động, như việc thương lượng thỏa ước lao động tập thể với giới chủ, hay mang tính tấn công, như bãi công, biểu tình đòi quyền lợi. Phải nhìn nhận nhu cầu công đoàn là một nhu cầu dân sự, xuất phát từ những đòi hỏi rất gần gũi với đời sống công nhân, chứ không phải để phục vụ cho một mục đích chính trị nào.
Như đã kết luận ở kỳ trước, người viết tin rằng quyền của người dân nói chung và của công nhân nói riêng quan trọng hơn các lo ngại về sự mất ổn định khi các quyền này bị lợi dụng. Đúng là quyền công đoàn, cũng như bất kỳ quyền chính trị, dân sự, xã hội, văn hóa, kinh tế nào khác đều có nguy cơ bị lạm dụng gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhien, một Nhà nước minh bạch – như những gì TPP đòi hỏi – phải là một Nhà nước biết định hướng và dung hòa sao để có thể thực thi quyền đó ở tối đa, chứ không phải là hạn chế nó hay định nghĩa nó theo cách khác đi.
Nếu hiểu như vậy thì quyền công đoàn sẽ không còn là một chủ đề nhạy cảm ở những quốc gia như Việt Nam nữa.
Có lẽ cũng xuất phát từ nhận thức như trên mà Việt Nam đã chấp nhận đề xuất của Mỹ trong việc cho phép công đoàn độc lập được phép hoạt động ở Việt Nam trong tương lai gần, song song với VGCL.
Quyền công đoàn – cam kết quan trọng nhất của Việt Nam
Cần phải nói rõ rằng thỏa thuận về công đoàn độc lập không nằm trong Chương 19 của TPP. Chương 19 của TPP chỉ ghi nhận các quyền chung và có tính cách lặp lại công ước của ILO, đó là các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do liên kết của công nhân.[5]
Cam kết về quyền công đoàn nằm khá tách biệt trong Bản Kế Hoạch Đẩy Mạnh Quan Hệ Thương Mại và Lao Động, được xem như một hiệp định biên của TPP, trong đó, các cam kết về công đoàn của Việt Nam chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Bản Kế Hoạch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đưa ra năm nguyên tắc mà Việt Nam phải tuân thủ khi sửa đổi hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do công đoàn:
  • Nguyên tắc số 1: Công nhân được tự do tham gia các tổ chức công đoàn theo lựa chọn của họ.
  • Nguyên tắc số 2: Các tổ chức công đoàn phải được tự quản.
  • Nguyên tắc số 3: Tự chủ trong việc nhận đại diện của công đoàn trong các đơn vị không có công đoàn.
  • Nguyên tắc số 4: Tính đại diện trong việc lựa chọn cán bộ công đoàn.
  • Nguyên tắc số 5: Ngăn chặn việc can thiệp của giới chủ vào hoạt động của công đoàn.
Bản Kế Hoạch thực chất là một lộ trình để Việt Nam xây dựng pháp luật nhằm cụ thể hóa các tiêu chuẩn lao động đã cam kết. Như vậy, từ kết quả của TPP, chúng ta có thể chờ đợi vào một sự thay đổi lớn trong hệ thống pháp luật lao động và pháp luật về hội của Việt Nam trong thời gian không xa.
Có lẽ chưa bao giờ Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý đến thế từ truyền thông quốc tế như khi Việt Nam chấp nhận cam kết về công đoàn độc lập trong khuôn khổ TPP. Ký TPP, Việt Nam được đánh giá là “bên thắng cuộc” khi rất nhiều rào cản thuế quan ở những thị trường lớn sẽ được dỡ bỏ.[6]
Nhưng TPP không phải là một bữa ăn miễn phí, và Việt Nam phải tuân thủ những gì thuộc về chuẩn mực quốc tế khi tham gia sân chơi này. Và điều này vừa tốt cho đất nước, vừa tốt cho công nhân. Nói như ông Lê Đình Quang, phó Bộ phận quan hệ lao động thuộc VGCL, khi trả lời phỏng vấn New York Times hồi tháng 11/2015: “Đây là một thách thức rất lớn cho chúng tôi [VGCL], nhưng vì lợi ích quốc gia, sự hội nhập quốc tế và quyền và lợi ích của người lao động, chúng tôi cần phải tìm giải pháp. Chúng tôi hiểu rằng cam kết này rất tốt cho công nhân Việt Nam.”[7]
Tất cả giờ đây chờ đợi những bước đi tiếp theo của Hà Nội để trao cho công nhân một quyền công đoàn đúng nghĩa, một lần và mãi mãi, vì một tương lai khả quan hơn cho tầng lớp lao động vất vả này.
Kỳ tới: Năm Nguyên Tắc của Quyền Công Đoàn Đối Với Việt Nam Trong TPP
[2] Điều này xuất phát từ sự thành công trong phong trào dân sự của Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarność) của Ba Lan.
[3] Điều 1, Luật Công Đoàn
[5] Từ rất lâu, việc tham gia VGCL được xem như là thực thi quyền tự do liên kết tại Việt Nam. ILO có một công ước khá quan trọng năm 1948 là Công ước về Tự do Liên Kết và Bảo Vệ Quyền Hiệp Hội (gọi tắt là Công ước 87) ở đó quy định rõ công nhân có quyền thành lập tổ chức của mình mà không chịu sự can thiệp của Nhà nước và được phép tham gia bất kỳ liên đoàn lao động nào. Điều lý thú là hai quốc gia duy nhất của TPP chưa phê chuẩn Công ước 87 lại là Hoa Kỳ và Việt Nam.

16 tháng 3, 2016

Vì sao công an không được bắt tội phạm tham nhũng là đảng viên?


- “CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” – Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.

“Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó…
INFONET.VN

http://infonet.vn/tuong-phan-anh-minh-bat-mi-ve-cai-kho-cua-phong-chong-tham-nhung-o-tphcm-post192923.info 

Sự thật đắng lòng


60 năm trước Việt Nam và Hàn Quốc cũng nghèo như nhau. Nay GDP của Hàn Quốc khoảng 28.600 usd, của Việt Nam khoảng 2000 usd. Thế nhưng 96% người Việt vẫn "tự sướng" rằng, họ đang sống "trung lưu". (?)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói điều này và nhận định như vậy có nghĩa là lực lượng lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế.
BỞI BAOMOI.COM