Trang

18 tháng 4, 2014

Vụ 600 bánh heroin: thủ phạm Đài Loan?


Cập nhật: 05:59 GMT - thứ sáu, 18 tháng 4, 2014
Khối lượng ma túy bị bắt được cho là lớn nhất trong 20 năm nay
Cơ quan điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố ba người Đài Loan trong vụ buôn 600 bánh heroin từ Việt Nam sang Đài Loan bằng đường hàng không.
Báo Nhân Dân cho hay ba người này là Sung Yuan Hsuan, Pan Po Chung và Chen Kuo Shun, đều mang quốc tịch Đài Loan.
Ngày 17/11/2013, cảnh sát Đài Loan phát hiện và thu giữ 229 kg heroin vận chuyển từ Việt Nam, lượng ma túy bắt được lớn nhất trong vòng 20 năm nay.
600 bánh heroin trị giá trên 30 triệu đôla Mỹ được giấu trong 12 bộ loa thùng trên chuyến bay của hãng China Airlines từ Tân Sơn Nhất sang sân bay Đào Viên của Đài Loan.
Cảnh sát Đài Loan đã bắt giữ tám người ngay sau đó.
Báo của Đảng CSVN cho hay ba người Đài Loan vừa bị khởi tố tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.
Những người này bị nói đã thuê nhà nghỉ ở TP HCM, tìm mua loa thùng, độn ma túy vào trong rồi tìm cách thuê vận chuyển sang Đài Loan theo đường hàng không theo chỉ đạo của những kẻ cầm đầu đường dây vào cuối năm 2013.
Khối lượng ma tuý quá lớn đã gây chấn động dư luận.
Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an “khẩn trương xác minh, làm rõ nguồn gốc số heroin được vận chuyển đi Đài Loan, tiến hành điều tra, mở rộng vụ án”.
Ông Phúc cũng yêu cầu Cục Hàng không tham gia điều tra.
Hải quan và An ninh sân bay Tân Sơn Nhất cũng bị đặt câu hỏi về quy trình kiểm tra hàng hóa xuất đi nước ngoài.
Việt Nam khá nghiêm khắc với các loại tội phạm ma túy, với án tù cao nhất có thể là tử hình.

Bị rượt đuổi, trùm ma túy điên cuồng nã súng


- Cầm cố cả nhà để gom tiền tỷ đi buôn ma túy, khi bị cảnh sát bắt giữ, những tên tội phạm đã điên cuồng bỏ chạy và dùng súng bắn vào lực lượng truy đuổi.

Nã súng vào cảnh sát
19h20 ngày 16/6/2011, tổ công tác Cục CSĐT tội phạm về ma túy - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hoà Bình làm nhiệm vụ tại Km 109 + 800, QL 6 (thuộc địa phận huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình), phát hiện chiếc ô tô Honda Civic màu đen chạy hướng Sơn La - Hà Nội có biểu hiện nghi vấn.
Trên xe, Vũ Ngọc Sơn (SN 1978, ở Tân Yên, Bắc Giang) găm đầy ma túy nên khi bị yêu cầu dừng xe kiểm tra, hắn cho xe phóng như điên về phía trước, bất chấp sự truy cản của cảnh sát.
Bị truy đuổi đến xóm Đôi, Ngọc Mỹ, Tân Lạc, Hòa Bình, đối tượng lùi xe đâm thẳng vào xe ô tô  cảnh sát rồi đạp cửa xe bỏ chạy.
Trùm ma túy, nổ súng, rượt đuổi
Vũ Ngọc Sơn.
Hắn dùng súng ngắn bắn trả lực lượng truy bắt và lẩn vào rừng sâu, địa hình hiểm trở. Từ những vết máu vương trên lá cây, ngọn cỏ bên đường, tổ công tác đã phát hiện y cố thủ trong rừng luồng.
Bị cả trăm cảnh sát bao vây, hắn liều lĩnh thách thức: “Tao có súng. Chúng mày vào đây tao bắn chết!
Vừa nói, hắn vừa bắn liên tiếp về phía lực lượng truy bắt, làm bị thương cảnh sát cơ động Bùi Văn Tuấn (SN 1990, Công an tỉnh Hoà Bình).
Tên tội phạm nhảy xuống vực sâu kế đó, lần theo suối cạn tìm đường trốn thoát. Lực lượng Công an đã phải truy lùng gắt gao và sáng hôm sau mới bắt được y đang trốn trên mái nhà một người dân.
Tiến hành kiểm tra xe ôtô do Sơn điều khiển, cảnh sát phát hiện, thu giữ tại ghế trước 5 bánh heroin. Trong khóm luồng nơi Sơn cố thủ, tổ công tác còn thu thêm 3 bánh heroin.
Tại CQĐT, Sơn khai, ngày 15/6/2011, anh ta gom được 1,23 tỷ đồng rồi gọi điện cho trùm ma túy tên Tráng A Lầu, ở Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La đặt mua 10 bánh heroin với giá 7.100 USD/ 1 bánh.
Sơn một mình lái xe lên Mộc Châu lấy hàng. Đến gần ngã ba Đồng Bảng, Tráng A Lầu và Sơn cùng mở cửa kính ô tô, hai bên ném heroin và tiền qua cửa kính cho nhau.
Trên đường vận chuyển ma túy, đến xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, Sơn bị bắt.
Từng có một tiền án về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, lại nghiện ma túy lâu năm, Sơn nhanh chóng trở thành một đầu nậu ma túy ở Bắc Giang. Anh ta khai nhận, giữa năm 2010, đã nhiều lần mua ma túy của Tráng A Lầu. 
Sơn còn mua ma túy của Sồng A Cở, ở Lóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La rồi xây dựng các mắt xích tuồn hàng đến Lạng Sơn.
Cuối năm 2010, đồng bọn của Sơn lần lượt bị bắt ở Lạng Sơn, riêng anh ta trốn thoát. Sau này Sơn bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt mức án chung thân. Từ Sơn, cơ quan điều tra đã khui ra đường dây mua bán ma túy cực lớn với 42 đối tượng liên quan.
Cầm cố nhà, gom tiền tỷ đi buôn ma túy
Một nhánh khác trong đường dây ma túy này do Nguyễn Xuân Hòa (SN 1975, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cầm đầu. Hòa có bố, mẹ và cậu ruột đều là những trùm buôn ma túy khét tiếng.
Năm 2005, lần lượt cả bố, mẹ và cậu của Hòa đều bị bắt. Mẹ Hòa là Đào Thị Huế (SN 1957), bị xử tử hình nhưng được ân giảm xuống chung thân. Sau khi cầm cố hết nhà cửa, tài sản để chạy án cho bố mẹ mà tội vẫn mang, Hòa tìm cách móc nối lại những mối hàng cũ của mẹ để buôn bán ma túy.
Trùm ma túy, nổ súng, rượt đuổi
Nguyễn Xuân Hòa.
Tháng 9/2010, Hòa tìm Dương Ngô Thắng (SN 1982, ở Bắc Giang) để bàn bạc việc góp vốn “làm ăn”. Hòa bàn với 3 ông anh vợ, gom mỗi người 200 triệu đồng đi buôn heroin. Anh ta còn cầm cố cả nhà của em trai để lấy 300 triệu đồng đi buôn ma túy.
Gom đủ tiền, Hòa lên Mộc Châu, Sơn La, mua của một trùm ma túy tên Chua 18 bánh heroin. Do không đủ tiền nên Hoà chỉ trả cho Chua khoảng hơn 1 tỷ đồng, số còn lại hẹn khi nào bán xong sẽ trả.
Tên Chua còn gửi Hoà thêm 2 bánh heroin nhờ bán hộ và “khuyến mại” thêm 3 gói ma tuý tổng hợp.
Găm hàng vào xe, Hòa bị CSGT ra tín hiệu dừng xe. Anh ta giả vờ cho xe tạt vào lề đường rồi bất ngờ rồ ga, lách qua xe cảnh sát để chạy. Pha rượt đuổi diễn ra ngoạn mục khi Hòa dù bị chặn tứ phía, vẫn điều khiển xe Honda Civic chạy vào vách núi, đi xe chỉ bằng hai bánh qua con mương nước hẹp, vứt túi heroin ra khỏi xe rồi tẩu thoát.
Túi heroin này được người dân nhìn thấy, báo cho tổ công tác, Công an Hòa Bình lập biên bản thu giữ hàng vô chủ, tổng cộng 20 bánh heroin và 3 gói ma túy tổng hợp.
Do khi mua heroin của tên Chua còn nợ tiền chưa trả, nên sau này Hòa và 3 ông anh vợ đi xe Honda Civic của Hòa lên nhà Chua để thương lượng thì bị Chua giữ lại chiếc xe này.
Sau ngày Hòa bị bắt, mấy ông anh vợ của Hòa đã mang dao, xông vào nhà Chua đòi xe. Họ phóng hỏa đốt nhà tay trùm ma túy này và đã bị lực lượng Công an xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu tóm gọn.
  • T.Nhung

Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng lời nói dối

Tôi hỏi 10 người quen cùng một câu hỏi: Anh chị có đưa con đến nhà thầy cô của cháu dịp 20/11, hay ngày lễ khác nhau không? Có hai phụ huynh trả lời rằng không đến nhà thầy cô bao giờ. Một người trả lời rằng anh chị để cháu ở nhà và tự đi.
Còn bảy người nói rằng họ đưa con đi cùng. Cử chỉ này thoạt nhìn rất thông thường. Đưa con đi cùng để “cô có dặn dò gì thì bảo cháu”, hay cẩn thận hơn là để cô nhớ mặt cháu. Nhưng thực ra, ai cũng hiểu là các cuộc “đến nhà thầy cô giáo” ngày 20/11 có tính chất như thế nào. Không hẳn là hối lộ, chạy chọt gì, nhưng cũng có tý quà, cái phong bì mỏng mỏng, là một dạng thức sơ đẳng của cơ chế xin cho. Và trẻ con ngồi chứng kiến tất cả những chuyện ấy. Có thể chứng kiến cả đoạn bố mẹ ngồi nhẩm tính, cho tiền vào phong bì, đi chọn cân hoa quả hay hộp bánh.
Cái hạt giống “móc ngoặc tỷ số” đã luôn được cấy vào đầu thế hệ trẻ từ rất sớm.
Khi người ta đang xôn xao vì những cầu thủ The Vissai Ninh Bình bán độ, thì cần nhớ lại rằng những chàng trai trẻ ấy đã trưởng thành trong một môi trường như thế nào. Bao nhiêu năm giải bóng đá Nhi đồng tổ chức là bấy nhiêu năm canh cánh nạn gian lận tuổi. Hơn 10 năm trước, đã có lúc ông Vũ Quang Vinh, Trưởng ban tổ chức giải Nhi đồng toàn quốc phải thốt lên rằng báo Nhi đồng muốn bỏ, không tổ chức giải đấu này nữa.
Cái câu hỏi: “Cháu mấy tuổi rồi?” là câu hỏi quen thuộc đến mức thiêng liêng, xứng đáng đại diện cho cả một thời thơ ấu vậy mà trẻ con mới đá bóng cũng đã bị bắt trả lời sai.
Rồi đến khi lớn hơn một chút, thì học được một kiểu đá bóng rất đáng sợ, một lối chơi với những pha vào bóng có thể khiến đối phương “mất nghiệp”.
Mới hôm trước, tôi tìm xem cầu thủ Oduwa của đội U19 Tottenham bây giờ đang thi đấu ra sao. Oduwa bị phạm lỗi và dính chấn thương nặng khi sang Việt Nam “giao hữu”. Cũng may mà tìm được và biết Oduwa vẫn khỏe mạnh và vẫn đang tỏa sáng ở giải trẻ nước Anh, chứ nếu vì sang nước ta đá “giao hữu” mà một ngôi sao của bóng đá thế giới có thể vĩnh viễn không ra đời, thì quả thực là áy náy.
Tinh thần của một cuộc bon chen hình như đã được đặt cao hơn tinh thần thể thao và những nguyên tắc đạo đức cơ bản từ lúc họ bắt đầu khởi nghiệp.
Rồi đến khi tham gia vào thi đấu chuyên nghiệp, những chàng trai lại đối mặt với một sự bất hợp lý khác. Đó là việc các ông bầu bóng đá chơi một cuộc chơi ngẫu hứng, có thể giải tán đội bóng và bỏ giải, khiến cầu thủ thất nghiệp bất cứ khi nào.
Nếu như ngày mai, cầu thủ không biết có rời sân với cái chân lành lặn hay đã bị đạp què, có đi về với tư cách một người còn thu nhập hay đội đã bị giải thể, thì có thể lý giải vì sao họ liều.
Không một nhà báo, cảnh sát hay cầu thủ nào hiểu về thế giới cá độ bằng chính các nhà cái. Mà các nhà cái thì đã “đọc vị” được bóng đá nước ta từ lâu rồi. Suốt nhiều năm, các nhà cái nước ngoài không làm độ cho bóng đá Việt Nam. Một vài năm trở lại đây, độ của V-League quay trở lại trên các trang nước ngoài, nhưng các “tổng” trong nước cũng rất ít người cho phép khách đặt cửa và thanh toán tiền cho các trận đấu bóng đá Việt Nam.
Ai chẳng biết rằng nếu để cho V-League tham gia vào thị trường cá độ thì chuyện sẽ như thế nào. Và cái sự “biết tỏng” ấy tất nhiên không xuất phát từ cá nhân cầu thủ, mà là kết quả của hệ thống.
Bóng đá phản ánh xã hội. Nếu thu hẹp tầm nhìn lại, nhìn cách những đứa trẻ bắt đầu chơi bóng và phát triển trong môi trường bóng đá, thì cũng tưởng tượng được hành trình phát triển của những đứa trẻ khác trong xã hội, bắt đầu từ những cuộc bố mẹ dắt tay đến nhà thầy cô.
Những đứa trẻ được nuôi dạy bằng những lời nói dối thì chúng cũng sẽ phải tìm cách bon chen để tồn tại.
Ở đội U17 Đà Nẵng năm ngoái có một cầu thủ người dân tộc thiểu số tên là Bá Đăng Ti Vốt. Cái tên rất lạ. Em được ba đặt tên theo huyền thoại Berti Vogts, đánh dấu sự kiện HLV này đưa tuyển Đức đến chức vô địch châu Âu năm 1996. Khi biết sự tích ấy, tôi thú vị một phần, nhưng trong lòng bỗng thấy nhẹ nhõm, như một tiếng thở phào. Vì cái tên ấy nói rằng nhiều phần là em sinh năm 1996, tức là U17 thật.
Chẳng biết chúng ta nên đặt tên con cái thế nào, để thể hiện ước mong rằng chúng sẽ sống thật thà?
Minh Anh (Vnexpress)

Đường cong tốt hơn đường thẳng?

Hà Nội kết luận đường Trường Chinh tiết kiệm gần 200 tỷ đồng

Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội hôm nay cho biết, đường Trường Chinh nếu đi thẳng sẽ làm tăng diện tích thu hồi đất hơn 16.000m2 của các cơ quan và hộ dân với chi phí giải phóng mặt bằng gần 200 tỷ đồng.

BTTD: Các quan cứ nói hay, nói tốt, nói đẹp về việc làm đường cong. Nhưng nhân dân Việt Nam và thế giới đều thấy làm đường cong là sai (trong khi có thể làm thẳng, mà quy hoạch ban đầu là thẳng).
 Đường cong làm cho Hà Nội xấu hơn, lưu thông khó khăn hơn, tốn nhiên liệu và thời gian, dễ gây tai nạn.
Tương lai con cháu sẽ hỏi: Sao không làm đường thẳng mà lại làm cong? Chúng sẽ cười chê ông cha chúng nó NGU.

Chiều 18/4, ông Nguyễn Thịnh Thành (Chánh văn phòng UBND, người phát ngôn UBND TP Hà Nội), cho biết việc lập, thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 của đường Trường Chinh đã được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch đúng quy trình; có sự phối hợp chặt chẽ giữa TP Hà Nội với Bộ Quốc phòng.
Trong quá trình chuẩn bị dự án, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã có góp ý bằng văn bản ngày 13/4/2000: “Đề nghị mở đường Trường Chinh đoạn từ hồ Hố Mẻ đến Cống Chéo (Sông Lừ) như sau: phía bắc đường Trường Chinh: lấy mép đường phía bắc sâu vào 7m. Phía nam đường Trường Chinh sẽ phát triển cho đủ theo mặt cắt của đường là 53,5m". Theo Bộ tư lệnh, việc mở rộng xuống phía nam đoạn đường trên không làm ảnh hưởng đến quy hoạch của Quân chủng và các công trình ngầm và nổi của đơn vị.
duong-cong-2166-1396885503-9244-13978269
Bản vẽ đường Trường Chinh cong về phía nam. Ảnh: Bá Đô
Hà Nội cho rằng trên cơ sở ý kiến của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân và khảo sát, đo đạc, thành phố đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường Trường Chinh – đoạn từ phố Vương Thừa Vũ đến Ngã Tư Vọng tỷ lệ 1/500. Theo đó, chỉ giới tuyến đường chia làm 3 đoạn: đoạn từ Ngã tư Vọng đến Cống chéo và đoạn từ hồ Hố Mẻ đến Ngã Tư Sở tuyến đi thẳng và mở rộng chủ yếu về phía bắc đường Trường Chinh hiện có.
Riêng đoạn từ Cống Chéo đến hồ Hố Mẻ, tuyến đường được mở rộng chủ yếu về phía nam (phía bắc mở rộng từ mép đường vào 6m, thuộc phần đất của một số cơ quan và gia đình đang quản lý, sử dụng; phía nam mở rộng đủ mặt cắt tuyến đường là 53,5m, thuộc phần đất của quân đội và đất công cộng). Do đó đã tạo ra đường cong kết nối với bán kính R=600 (đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bán kính tối thiểu R=250).
Nếu tuyến đường đi thẳng thì phải mở rộng đường về phía bắc, tổng diện tích đất thu hồi tăng thêm gần 16.000m2, gồm diện tích thu hồi thêm của 9 cơ quan là hơn 11.700m2, hồ Hố Mẻ là hơn 2.100m2, diện tích thu hồi tăng thêm của các hộ dân là trên 2.200 m2. Dự toán kinh phí bồi thường tăng thêm khoảng 193 tỷ đồng, 9 cơ quan phải phá dỡ và cấp đất xây trụ sở mới, thêm 11 hộ phải phá dỡ hết nhà cửa, thêm 7 hộ phải giải phóng mặt bằng.
Mặt khác các công trình kiến trúc trên đất cơ bản phải phá dỡ, hồ điều hòa Hố Mẻ bị thu hẹp diện tích ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của khu vực.
Theo ông Nguyễn Thịnh Thành, đến nay công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành, các cơ quan, đơn vị và các hộ dân đã đồng ý bàn giao đất để triển khai dự án. Tuyến đường đang được đẩy nhanh tiến độ và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015, riêng đoạn đường từ hồ Hố Mẻ đến Cống Chéo sông Lừ sẽ hoàn thành vào quý I/2015.
Đoàn Loan

Đề án 35.000 tỷ: Bộ Giáo dục lại "chơi chữ"?


BTTD: Tôi đã viết xong 1 dự án cải cách hệ thống GD-ĐT VN từ yếu kém như hiện nay thành "phát triển toàn diện", sánh ngang với Nhật (không, vượt xa Nhật) mà chỉ cần chi có... 9999,9999 ngàn tỷ tiền thuế của dân. (chú ý là chỉ có chín ngàn chín trăm chín chín PHẨY 9999 thui nha).
Chẳng biết Quốc hội có tin và duyệt không nhẩy?
(Giáo dục) - Đề án 35 nghìn tỷ lại được giải thích là bị hiểu lầm, số tiền này không chỉ dành riêng cho đổi mới SGK mà còn 7, 8 hạng mục khác...
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh trao đổi về đề án Đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông. 
Đổi mới không đúng chỗ!
PV: -Vừa qua, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã trình bày đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông. Thế nhưng, nội dung được đánh giá là thiếu thực tế, thậm chí sơ sài, mặc dù đây đã là lần thứ 2, Bộ lên tiếng trình bày đề án này. Ông có nhận xét gì về sự cố này?
GS Văn Như Cương: -Tất nhiên, 2 lần cùng chung 1 lỗi, trên tinh thần đó chúng ta khó có một lòng tin cho ngành giáo dục.
Tất cả mọi người, đặc biệt là thầy giáo, học sinh khi nào cũng nằm trong tình trạng hoang mang, đặc biệt là học sinh sắp tốt nghiệp. Bộ GD đã cực kỳ sai lầm khi cứ kiên quyết thi kiểu này, thi kiểu kia, hay cho cái chế độ tự chọn. Tất cả cứ làm lung tung mà không có định hướng nào cụ thể, giống như con rối càng lắc càng rối.
PV:- Trước đây, rất nhiều chuyên gia giáo dục đã lên tiếng cho rằng cần phải có một cuộc cách mạng giáo dục thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, giờ thì cơ hội ấy đã có, vậy tại sao các chuyên gia giáo dục và Bộ GD lại loay hoay mãi không thực hiện được chỉ một vấn đề là SGK? Do Bộ GD chưa sử dụng đúng người tài hay do chúng ta chỉ quen phê phán mà không quen làm việc?
GS Văn Như Cương: - Cái vấn đề căn bản của chương trình đổi mới không phải ở việc đổi mới SGK, càng không phải thay đổi cách thi cử.
Thế mà, năm nay Bộ GD đã làm lung tung hết lên làm cho học sinh gần đến lúc thi mà vẫn còn hoang mang, điều này là những mở đầu không phải cái quan trọng nhất.
GS Văn Như Cương
GS Văn Như Cương
Đồng ý là chương trình đổi mới SGK quan trọng nhưng phải làm trước khi đổi mới thi cử, trước khi xác định ra giáo dục của chúng ta đi theo hướng nào. Ví dụ, như PTTH thì chỉ có một chương trình hay bao nhiêu chương trình, cho đến hiện nay, chỉ có 1 con đường học hết là làm gì, là thi vào ĐH.
Trong khi, hiện nay, tất cả đều học như nhau: Toán –Lý – Hóa – Văn – Sử - Địa và thi tốt nghiệp rồi đi thi ĐH cũng bằng đó môn. Vậy tức là sau khi học phổ thông chỉ có duy nhất 1 con đường thi vào ĐH.
Đáng lẽ chúng ta phải phân luồng, phân loại, phân hạng các trường THPT lớp 10,11,12 có thể ra đời bằng nhiều con đường khác nhau.
Một là, con đường đi vào ĐH. Hai là, con đường đi học CĐ, TC dạy nghề để 2 -3 năm ra làm nghề kiếm sống. Ba là, con đường sau khi tốt nghiệp PT học mấy tháng, nửa năm là có việc làm. Ví dụ phân loại ra có 3 loại trường PTTH, trường học nghề thường, học nghề vừa phải và trường nghiên cứu, nếu như thế chỉ riêng chương trình PTTH cũng đã có 3 loại, SGK cũng khác nhau, nhưng chuyện đó chưa bàn đến, đã tính đến đổi mới SGK.
Vậy thì nói đổi mới theo hướng nào, kiểu nào, như Anh hay như Đức theo mô hình nào cũng không biết. Có nghĩa, Bộ GD đang thực hiện theo quy trình lộn ngược, việc cần làm thì không làm.
Đừng chỉ chú trọng dạy chữ, quên dạy người
PV:- Ai cũng nói rằng sự nghiệp giáo dục là cao quý, là sự nghiệp trồng người, vậy tiêu chí cơ bản để xác định con người đã được giáo dục của chúng ta là gì, thưa ông? Liệu có thể biên soạn SGK mà không có các tiêu chí cơ bản này không?
GS Văn Như Cương: -Trước kia chúng ta đều thống nhất nhận định rằng cái sự học ở trường phổ thông của chúng ta hiện nay chỉ học chữ, không học người, không học nghề.
Vậy trong chương trình mới, để đào tạo ra một con người tốt nghiệp PTTH phải tính đến dạy chữ, dạy người có cả dạy nghề. Vậy thì dạy chữ bao nhiêu %, dạy người bao nhiêu %, dạy nghề có nhiều loại, loại nhiều %, loại ít %.
Để đào tạo được lên ĐH thì cũng có biết nghề nghiệp, bản thân nên lao động. Hiện nay, cái chúng ta phải phấn đấu phải là một nền giáo dục có dạy chữ, dạy người và có nghề nghiệp.
Ngay việc dạy chữ cũng phải có quan điểm thay đổi, không phải dạy 1 cách áp đặt mà phải dạy 1 cách thông minh, dạy 1 cách học sinh tự chủ, có quan sát, có nghiên cứu, tất cả phải thay đổi lớn như vậy theo yêu cầu của xã hội.
Nên đổi mới SGK cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Ngay SGK về Toán học, yếu tố dạy người trong đó là gì, áp dụng thực tế thế nào, học Toán để nhìn vào sinh hoạt thực tế của mình, của gia đình như thế nào, chứ không phải làm bài toán mà chúng ta ngồi bịa ra, cho học trò giải phương trình thế này, thế kia.
Hiện nay chương trình của mình toàn là kiến thức cao siêu, hóc búa như vậy học sinh vẫn giải được, nhưng đặt câu hỏi phương trình ấy gặp ở đâu trong thực tế đời sống hàng ngày, thực tế nghiên cứu của các nhà Toán học, thực tế của các ông kỹ sư ra công trình làm việc, hay cho đến các nhà kinh tế…thì gặp ở đâu, như vậy học để làm gì?
PV:- Được biết, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết trước đây Bộ đưa ra đề án đổi mới với tổng mức đầu tư lên tới con số 70.000 tỷ, nhưng để chống sốc Bộ đã tách ra làm 2 đề án khác nhau. Nhưng dường như con số này vẫn chưa được rõ ràng. Quan điểm của ông ra sao, trước sự lạ lùng này?
GS Văn Như Cương:- Về ssự án 70.000 năm 2011, dư luận bàn tán rất nhiều, sau đó được giải thích 70.000 tỷ ấy không phải chỉ dành cho đổi mới chương trình SGK, mà còn hạng mục khác, như xây dựng cơ sở vật chất…Do đó, đề án 70.000 tỷ gây hiểu lầm.
Bây giờ đề án mới gần 35 nghìn tỷ thì cũng được giải thích là bị hiểu lầm, cái tiền này không chỉ dành riêng cho đổi mới SGK mà còn 7, 8 hạng mục khác, cho nên nếu mà chỉ cho chương trình SGK thì chỉ 5000 tỷ.
Đó là một con số quá hoang mang, có nghĩa 1/7 của tổng số tiền xin của đề án, nhưng vẫn mang tên đổi mới SGK đó gây hiểu lầm lớn, sao không rút kinh nghiệm. Chưa bàn đến việc hạng mục khác là gì, nhưng 5000 tỷ dành cho đổi mới SGK cũng là quá nhiều.
Ví dụ tôi có tính toán riêng, việc khác tôi không biết, nhưng để viết SGK chỉ cần 50 tỷ là đủ, cần 1/10 số tiền Bộ cần.
Sau khi bị phản đối, Bộ lại lên tiếng, trong dự án 5000 tỷ đó, thì riêng cho viết SGK cũng chỉ có 115 tỷ thôi, còn nhiều hạng mục khác, đặc biệt, 20 nghìn tỷ trong gần 35 nghìn tỷ, sẽ dành cho việc trang thiết bị và thiết bị dạy học.
Vậy tôi thực sự hoang mang, với số tiền đó, Bộ lúc giải thích thế này, lúc giải thích thế kia, bây giờ hoang mang chính của tôi 20 nghìn tỷ dành cho trang thiết bị trường học, dạy học, vì trên thực tế từ trước đến nay, các trang thiết bị dạy học đã phát huy thực tế như thế nào, trong việc dạy học có thể nói là con số không.
Bộ không cho người về từng trường phổ thông tìm hiểu sâu, hầu hết là đắp chiếu các thiết bị để không, vì sử dụng không chính xác làm mất thì giờ cho dạy học, không GV nào muốn mời học sinh đến phòng thí nghiệm làm các thiết bị ấy, thậm chí là trình chiếu trước mặt học sinh. Còn bên cạnh đó các hạng mục bồi dưỡng giáo viên chưa được nhắc đến.
Đề án đổi mới SGK phải thực hiện
Đề án đổi mới SGK phải thực hiện
Bây giờ tôi không hiểu đổi mới sẽ đến mức độ nào, chủ trương đổi mới như thế nào, thiết bị dạy học ra sao, hay cứ làm như cũ. Bộ sản xuất ra hay đặt hàng cho các nhà máy làm cái này, cái kia, việc này là khó hiểu, khiến 20 nghìn tỷ lại càng khó hiểu. Thử đặt vấn đề 20 nghìn tỷ đó nó mang lại những lợi ích gì?
Con số đầu tư quá vô lý!
PV: -Vậy có nghĩa là đang tồn tại sự vô lý trong những con số này?
GS Văn Như Cương:- Quá vô lý! Vì theo như Thứ trưởng Hiển báo cáo thường vụ QH là số tiền gần 35 nghìn tỷ chưa tính đến việc nâng cấp hiện đại các trường trung học để phục vụ cho công cuộc, đổi mới toàn bộ nền giáo dục.
Quá khó hiểu! Xung quanh số tiền này sử dụng vào việc gì, làm việc gì, cho đến nay thực sự rất lung tung, khi nói 5 nghìn tỷ, khi nói chưa có gì, rồi 115 tỷ, quả thật ai biết đâu mà nói.
Tôi thiết nghĩ, Bộ GD thường yêu cầu các trường ĐH, Trung học phải minh bạch về tài chính, về số chi tiêu, số thu làm những gì, minh bạch trước phụ huynh, xã hội, điều đó rất hay và quan trọng. Vậy bây giờ Bộ đã thực hiện điều ấy vào con số gần 35 nghìn tỷ ra sao.
Năm 2013 khi đề xuất 70 nghìn tỷ, tôi có thấy có những con số kỳ lạ, tuyên truyền, phổ biến báo chí , mời họp báo, đưa đăng lên báo từng đợt 1, có đợt hơn 10 tỷ, đúng là những con số không thể tưởng tượng ra.
PV:- Theo quan điểm của ông thì nếu thay đổi SGK thì chúng ta phải so sánh với cái gì, lấy cái gì làm chuẩn mực?
GS Văn Như Cương: -Cái chuẩn mực là tất cả mọi bộ môn, xác định thế nào là hiểu biết ở mức độ phổ thông, cái con người tốt nghiệp người có thể trực tiếp làm việc, người có thể học ĐH, tất cả trang bị đấy đến mức độ nào là vừa phải.
Không phải như bây giờ môn Văn yêu cầu như là mọi học sinh tốt nghiệp lớp 12 đều trở thành những nhà phê bình văn học, học Toán thì thành nhà Toán học. Cho nên môn nào cũng nhồi, cũng nhét, phê bình văn học, phê bình thơ ca, thế là không được, con người phải có kiến thức phổ thông, nó rất quan trọng nhưng hiểu biết đến mức độ nào nên cần phải xác định.
Ngay cả những việc gần với thực tế nhất như môn quân sự, yêu cầu gì đối với học sinh PTTH về quân sự tại sao phải ném lựu đạn, phải lăn lê, cái đó là yêu cầu đối với 1 con người, yêu cầu 17 -18 tuổi thì làm gì, có ra làm lính đâu mà phải đi rèn luyện như quân đội. Vậy kiến thức quân sự thể hiện như thế nào? Thế nào là đủ?
Cho nên về bộ môn GDQP cũng phải xem lại, rồi bây giờ giáo dục chống tham nhũng đưa vào trường học, yêu cầu là gì, chuyện tham nhũng người lớn làm còn không xong, lại lôi cả trẻ con. Người lớn thì tham nhũng, trẻ con có biết tham nhũng không, dậy nó làm gì, yêu cầu gì?
PV:- Trong khi nội dung chưa có, thì Bộ GD-ĐT lại đưa ra số tiền dành cho dự án lên tới gần 35 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ, số tiền này có đủ cho dự án đổi mới hay không? Và với thời gian 1,5 năm khi chưa có bất kì nội dung nào trong đề án thì Bộ có làm được không? Thậm chí, hiện nay, hệ thống các cấp học của chúng ta còn chưa hề có sự liên thông, thay vào đó là quanh co, đứt đoạn?
GS Văn Như Cương: - Bộ đặt ra mục tiêu 2015 bắt đầu viết soạn SGK, sau đó thay sách cho đến 2023, 8 năm sau 2015 thì sẽ hoàn thành, nhưng tôi không tin đến năm 2023, Bộ có thể làm được điều đó, năm 2015, Bộ có thể bắt đầu viết SGK khi tất cả còn mông lung như vậy.
Cũng như chúng ta xây một ngôi nhà mới, bây giờ nguyên liệu chưa chở đến, chưa biết có bao nhiêu sắt, bao nhiêu xi măng, hình thù ngôi nhà ấy cũng chưa hình dung ra có bao nhiêu tầng, cổng trước , cổng sau ra sao, chưa có thiết kế làm sao thi công được mà nói 2015 viết SGK.
Bây giờ mới thống nhất kiến thức phải học, vẫn 12 năm như cũ, tiểu học 5 năm, cơ sở 4 năm, phổ thông 3 năm, đó tôi chỉ thấy có được 1 việc thành công, còn lớp này lớp kia ra sao thì chưa cụ thể.
PV:- Nếu so với các nước bạn thì hiện nay công cuộc đổi mới SGK của chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu, trong khi, nhìn ra các nền giáo dục Mỹ, Pháp, Đức, Nga hoặc sát cạnh chúng ta là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... công cuộc giáo dục của họ đặc biệt nội dung SGK, phương pháp giảng dạy của họ đã đạt được những thành tựu lớn?
GS Văn Như Cương: - Cái khó khăn thực ra không lớn, chuyện tiến bộ của thế giới về việc viết SGK cũng vậy, đề cập chương trình muốn thì có thể học tập được ngay, không có gì khó khăn, sau đó bồi dưỡng cho giáo viên có thể làm được, vấn đề là chúng ta xác định như thế nào, một mô hình cụ thể, một mẫu cụ thể và làm theo kiểu ấy của riêng ta.
Phải có những người đề ra những đề án, duyệt qua, cứ nhìn xem một đề án, một trình bày của Bộ mà nhiều người chê như bảo vệ thử đã bị bác thì sao chấp nhận được.
PV:- Việc Bộ GT-ĐT cần làm ngay là gì, để tránh việc “mất tiền oan” thưa ông? Vì sao ạ?
GS Văn Như Cương: -Tôi tin chắc nếu Bộ không làm cụ thể, chi tiết thì sẽ không được duyệt.
Cho nên Bộ phải tập trung mà làm, tiền nong tính toán cẩn thận cho rõ ràng, minh bạch. Tập trung việc nào làm trước, làm sau, hiện nay lung tung, ngay cả Bộ mỗi người nói 1 cách, làm gì có chuyện tôi biết đến đâu, tôi nói đến đấy thì thật là buồn cười.
Xin trân trọng cảm ơn GS!
  Theo Thanh Huyền- Đất Việt (Thực hiện)

17 tháng 4, 2014

Ảo thuật? Không thể tưởng tượng?

Những bạn yếu bóng vía thì không nên xem. Đây chính là đỉnh cao của ẢO THUẬT!
https://www.facebook.com/photo.php?v=10152019595354527&set=vb.591469526&type=2&theater
Thích ·  · 

Là bạn hay là thù?

Bài viết này giải thích tại sao chính phủ và doanh nghiệp lại cần đến nhau.

Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.

Mối quan hệ luôn thay đổi

Dưới chế độ phong kiến thời Trung cổ, mọi người đều có ý thức về địa vị trong xã hội và hiếm khi vượt qua ranh giới. Nông dân trung thành với điền chủ, điền chủ trung thành với quý tộc, quý tộc trung thành với nhà vua. Tuy vậy, khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước xuất hiện nhiều rạn nứt. Thế kỷ 19 được coi là kỷ nguyên của kinh tế tự do (Laissez-faire). 

Đến thế kỷ 20, hai cuộc chiến tranh thế giới yêu cầu nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế. Cùng với sự thịnh hành của nền dân chủ sau năm 1945, vai trò của khu vực tư nhân dần bị suy giảm, nhất là ở châu Âu. Sau năm 1980, khi nền kinh tế được tự do hóa trở lại, nhà nước lại thay đổi vai trò; các ngành công nghiệp vốn bị quốc hữu hóa được mở cửa tự do cho khu vực tư nhân.

Trong những năm gần đây, xuất hiện ba nhân tố mới một lần nữa làm thay đổi mối quan hệ này. Nhân tố đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Cuộc khủng hoảng này đã làm suy yếu lập luận cho rằng một thị trường tự do hoàn toàn có khả năng tự chuyển đổi và phục hồi. Một loạt các chính sách thắt lưng buộc bụng được thực thi trong thời gian dài đã làm gia tăng mối lo ngại của các cử tri, khiến họ dễ dàng ủng hộ chủ nghĩa dân túy bất kể thuộc đảng phái cánh tả hay cánh hữu.

Nhân tố thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, giúp doanh nghiệp và chính phủ dễ dàng thu thập một lượng lớn thông tin cá nhân. Nguồn dữ liệu này được chính phủ tận dụng chủ yếu trong xây dựng chính sách và các dự án chống khủng bố. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần quản lý chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thông tin cá nhân từ các công ty.

Nhân tố cuối cùng là tác động liên tục của toàn cầu hóa. Điều này cho phép các công ty đa quốc gia tự do tiếp cận các thị trường khác nhau trên toàn thế giới. Tuy vậy, nó cũng đồng nghĩa với việc các công ty phương Tây phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các “người khổng lồ” đến từ các thị trường mới nổi – nơi có sự tham gia ủng hộ hùng hậu từ chính phủ. Nếu chính phủ các nước giàu chèn ép doanh nghiệp quá mức, họ sẽ tìm cách dịch chuyển trụ sở tới các thị trường mới nổi thông thoáng hơn. Do vậy càng không thể khắc phục được tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng.

Có một ranh giới khá mong manh giữa việc tạo ra một thị trường sôi động giúp các công ty phát triển thuận lợi và việc “quan tâm” quá mức làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường đó. Trong những năm gần đây, chính phủ các nước phát triển tỏ ra miễn cưỡng khi đưa ra các biện pháp kém hiệu quả; nguyên nhân được cho là tầm nhìn thiếu tính chiến lược. Chính sách quản lý chi ly đã gây ra nhiều sự can thiệp không cần thiết vào các ngành công nghiệp đặc thù và các hoạt động thương mại. 

Đừng vội thay đổi

Điều cần thiết nhất đối với các lãnh đạo doanh nghiệp là sự nhất quán. Ví dụ, khi đầu tư một dự án kéo dài 15 năm; họ muốn được đảm bảo rằng các khoản thuế và chính sách sẽ không thay đổi từ thời điểm bắt đầu cho tới cuối dự án. Việc thay đổi liên tục các chính sách chỉ đem lại sự mất ổn định và ngăn cản việc đầu tư.

Sự cạnh tranh không ngừng giữa các chính trị gia cũng làm gia tăng các cuộc vận động hành lang, trong đó người chiến thắng không phải công ty tốt nhất mà là công ty có mối quan hệ với chính phủ tốt nhất. Một khi tham gia vào cuộc đua này, doanh nghiệp phải theo tới cùng. Công chúng có xu hướng tin rằng cuộc chạy đua chỉ mang lại lợi ích cho những người trong cuộc, từ đó gia tăng sự bất bình với các công ty. Để giảm thiểu các hoạt động vận động hành lang, chính phủ nên xây dựng một khung luật cơ bản với mức thuế rõ ràng và tránh các qui định quá vụn vặt.

Trong tương lai gần, chính sách đánh thuế trên lợi nhuận sẽ tiếp tục được sử dụng. Tuy vậy các nhân tố khác như sự cạnh tranh đa quốc gia, sự thay đổi nhanh chóng cấu trúc doanh nghiệp, các mối quan hệ tư nhân – nhà nước… sẽ gây áp lực đáng kể lên mức thuế suất này. Doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa khoản thuế phải nộp. Nhưng tại thời điểm các cử tri cũng rơi vào tình trạng khó khăn; các doanh nghiệp sáng suốt đều nhận ra rằng việc tránh thuế chỉ làm tổn hại đến danh tiếng công ty. Chính phủ nên tập trung hơn vào thuế thu nhập và thuế tiêu dùng, các khoản này thường được quản lý khá dễ dàng và minh bạch. Trọng điểm của chính phủ không phải tối đa hóa doanh thu thuế, mà là làm sao để thu được nhiều thuế nhất với chi phí bỏ ra ít nhất. 

Khu vực khó dự báo nhất là công nghệ. Trong 20 năm gần đây, các công ty công nghệ lớn đã có những bước nhảy ngoạn mục từ con số 0; ví dụ như Facebook đã tạo ra một mạng xã hội rộng lớn, có xu hướng vượt trội thế giới thực. Sự phát triển của thương mại điện tử và việc tạo ra các đơn vị tiền tệ điện tử như Bitcoin đã gợi lên giấc mơ về một thị trường tự do nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.

Trong khi đó, sự phổ biến của hệ thống thông tin liên lạc giao tiếp trực tuyến như Twitter đã tạo ra thách thức mới cho doanh nghiệp. Ví dụ như tin tức về sản phẩm bị lỗi hay dịch vụ khách hàng yếu kém có thể truyền đi vòng quanh thế giới chỉ trong vài phút đồng hồ. 

Toàn cầu hóa sẽ vẫn là một động lực đa chiều. Chính phủ có thể bị ảnh hưởng bởi sự chuyển dịch trụ sở hoạt động của các công ty trên phạm vi toàn cầu; sự gia tăng cạnh tranh của nhiều đối thủ mới gây áp lực lên doanh nghiệp; nhu cầu tiêu dùng thay đổi và thậm chí bất ổn chính trị.

Không chỉ chính phủ mà doanh nghiệp đều phải đối mặt với các nguy cơ dài hạn này. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thị trường mới nổi – phần lớn là các công ty nhà nước hay ít nhất được nhà nước góp vốn và ủng hộ. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng diễn ra nhanh hơn ở các thị trường mới nổi, đây cũng là nhân tố thu đầu tư từ các công ty đa quốc gia. Nếu chính phủ các nước giàu thắt chặt nền kinh tế nội địa quá mức, họ sẽ làm giảm nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, nếu các công ty lớn biết tận dụng cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển, họ có thể thu được lợi nhuận dồi dào; điều này giúp cải thiện tình trạng dân số già và giải ngân vốn tích lũy.

Các nhà lãnh đạo từ phía chính phủ và doanh nghiệp cần đạt chung nhận thức: mối quan hệ đối kháng sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Chính phủ chịu thiệt hại nếu doanh nghiệp không thoải mái khi hoạt động tại nước họ. Ngược lại, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nếu xảy ra bất ổn chính trị. Chính phủ cần thảo luận khung chính sách hoàn chỉnh, đưa ra mức thuế hợp lý, xây dựng hệ thống giáo dục giúp đào tạo nhân công có trình độ cao – hơn là áp dụng mô hình quản lý doanh nghiệp quá chi ly và can thiệp không cần thiết. Về phía doanh nghiệp, nếu họ cố tình tiếp cận các biện pháp tránh thuế, họ cũng gián tiếp xa lánh khách hàng và làm suy yếu các hoạt động trong cộng đồng. Tại thời điểm các nước giàu đang tìm mọi cách để vực lại đà tăng trưởng của nền kinh tế, chính phủ và doanh nghiệp cần xác định một thực tế rõ ràng: họ là đối tác chứ không phải kẻ thù. 

Thảo Phương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist