Trang

17 tháng 8, 2019

Ngưỡng mộ Người Hong Kong


Ngày 17-8 là ngày các giảng viên, giáo viên, người làm trong ngành giáo dục ở Hong Kong xuống đường với khẩu hiệu và apphich xúc động:
- Các em đã vất vả rồi, nghỉ ngơi đi, để thầy cô diễu hành thay các em!
- CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI THẦY HONG KONG!
- HÃY BẢO VỆ HỌC SINH, GÌN GIỮ LƯƠNG TRI !
Sự đoàn kết, đồng lòng, triệu người như một hiếm có của nhân dân Hong Kong đang làm thổn thức, lay động lòng người khắp hành tinh này.
Sau các làn sóng chưa từng có của giới sinh viên học sinh, đến các người mẹ xuống đường ‘Đừng đánh các con chúng tôi !’, rồi đến giới công chức, các bác sĩ nhân viên y tế, rồi giới luật sư - Và nay, đến tập thể các giảng viên, giáo viên các trường đại học, trung học và các viên chức ngành giáo dục. Tất cả họ, các ngành nghề, mọi giới, mọi tầng lớp đều đã và đang thành công, yên ổn - nhưng đều cùng một ý thức, thức tỉnh, trăn trở lo lắng đến vận mệnh, về tương lai hướng đi của quốc gia mình đang sống: ‘Nếu ngủ quên trong quá khứ - phục tùng bằng lòng với hiện tại - chắc chắn sẽ đánh mất tương lai !’. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách hy sinh, kể cả công việc - vì một xã hội công bằng và tương lai một quốc gia tốt đẹp hơn.
(Nguyễn Văn Phước)

15 tháng 8, 2019

Lời khuyên cho Bộ trưởng Hùng

Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói:
 - "Nếu Việt Nam không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, đọc, suy nghĩ, mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài. Nói vui là não người Việt Nam ở nước ngoài".
Hahaha! Tôi cũng hỏi vui ông Hùng nè: Ông từng học ở nước ngoài, vậy não của ông để ở đâu? Hàng triệu người Việt sống, làn việc, học tập ở nước ngoài thì não của họ ở đâu?
Nếu ông sử dụng Google, Youtube, Facebook, Mail... sẽ thấy dữ liệu "tất cả những gì chúng ta nói, đọc, suy nghĩ, mua bán" đều được lưu trữ ở các tài khoản cá nhân, nhá! Dù các tài khoản này ở trong máy chủ được đặt ở bất cứ đâu. 
Google, Youtube, Facebook... là đại diện cho nền văn minh nhân loại, phục vụ cho tất cả các quốc gia, cho cả loài người, không ép buộc bất cứ cá nhân nào, mọi người tham gia đều là tự nguyện.
Tôi ủng hộ VN sáng lập ra nhiều MXH ưu việt để cạnh tranh lành mạnh với thế giới. Nếu MXH VN bảo đảm tính minh bạch, công bằng, tự do và dân chủ thì tôi cũng sẽ tham gia.
Nói thật, tôi có lời khuyên: ông là Bộ trưởng Bộ TTTT thì nên phát ngôn cẩn trọng. Nhờ MXH thế giới mà dân trí VN ngày càng cao, người Việt biết rõ đúng sai đó, thưa ông!
Tham khảo: https://thanhnien.vn/thoi-su/su-dung-mang-xa-hoi-nuoc-ngoai-giong-nhu-nao-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-1114890.html?fbclid=IwAR1ZoBdrdGIcdX3OwWZZhMx_J2ro1MvV6w1o97Mqy72siROH-J-cpyeMzgg 
Phạm Văn Hải

Chủ quyền

TQ xâm phạm lãnh hải VN là hành động gây chiến, VN có quyền ngăn chặn, nổ súng tiêu diệt kẻ xâm lược. 
Chủ quyền là bất khả xâm phạm.

11 tháng 8, 2019

Vì sao cô giáo quỳ trước UBND Tỉnh?

Ủy ban Nhân dân phường Tân Thành, UBND Tp. Buôn Ma Thuột đã có hành động sai trái làm hại công dân, làm hại một cộng đồng nhỏ chỉ vì họ biết sống tử tế và nhân văn.
Ngày 26/6/2017, đại diện UBND phường Tân Thành ập vào nhà tiến hành lập biên bản cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh (giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vì “Tổ chức dạy thêm trái phép”.
Nhưng thực tế cô giáo Hoa Anh không dạy thêm kiếm tiền mà cô chỉ trông coi
 các cháu tại nhà, dạy các cháu học với tinh thần thiện nguyện, không lấy một xu nào. 12 phụ huynh của các cháu đã ký đơn xác nhận việc làm thiện nguyện của cô giáo, họ và cô giáo thường xuyên giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Ngày 27/6/2017 UBND phường Tân Thành lập tờ trình số 37/TTr-UBND đề nghị thực hiện xem xét xử lý hành vi này.
Ngày 18/7/2018, UBND Tp Buôn Ma Thuột điều chuyển cô giáo Hoa Anh từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Tp Buôn Ma Thuột đến công tác tại trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, cho đến nay đã 3 năm nhưng vẫn chưa được trở về trường cũ. Đây là một hình thức kỷ luật oan ức với cô giáo Hoa Anh.
Phẫn uất, mất lòng tin nơi công lý, cô giáo Hoa Anh đã tới quỳ trước cổng UBND Tỉnh ngày 7/7/2019.
Theo Báo Giáo Dục VN.
Các bạn đọc thông tin chi tiết: https://giaoduc.net.vn/gdvn-post201289.gd… 

9 tháng 8, 2019

Tức cảnh Vũng Tàu


Vũng Tàu tràn nắng biển xanh xanh
Cặp đôi Lớn Nhỏ núi song hành
Trước Sau sóng giỡn hôn bờ cát
Tươi mát trong lành dưới trăng thanh.
Phạm Văn Hải

7 tháng 8, 2019

Thác Bản Giốc của Việt Nam hay Trung Quốc?


Thác Bản Giốc là danh thắng kỳ vỹ của Việt Nam. Theo dân gian Việt Nam:
Anh đưa em về thăm quê Bản Giốc 
Thác nước đầy vang vọng những lời thơ 
Cánh rừng xanh tỏa bóng đẹp như mơ
Làng quê xưa ngàn đời sau vẫn nhớ.
Nước nguồn chảy từ dòng sông Quây Sơn- Trung Quốc đổ vào Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Đình Phong- Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thủy, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông, qua các cánh đồng của Đàm Thủy, qua bãi ngô trên làng Bản Giốc rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống 53m tạo thành thác Bản Giốc. 
Bao đời dân Việt vẫn ghi đậm trong ký ức lời dạy của ông cha: “Thác Bản Giốc là kỳ quan bậc nhất nước ta”, kèm theo là hình ảnh thác Bản Giốc có ba tầng nước đổ.
Sách giáo khoa Địa lý lớp 7 hệ 10 năm của Gs Nguyễn Dược- Nhà xuất bản Giáo dục (1956), sách giáo khoa Địa lý lớp 8 hệ 12 năm của Gs Nguyễn Trọng Lân- Nhà xuất bản Giáo dục (1988) in hình ảnh thác Bản Giốc có ba tầng. 
Trong chuyên mục Dư địa Chí của đài truyền hình Việt Nam - Kênh VTV1 buổi phát sóng 23h30 ngày 27/4/2005 giới thiệu về tỉnh Cao Bằng đã trình bày hình ảnh thác Bản Giốc - đoạn thác ba tầng phía Bắc và mặt sông Quây Sơn trải rộng dưới chân thác.
Các tác phẩm địa lý, cảnh quan Việt Nam cũng nói rõ thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam:
1. "Thiên nhiên Việt Nam" của Gs Lê Bá Thảo, xuất bản năm 1974.
2. "Hương sắc mọi miền đất nước" của Lê Trọng Túc (Nhà xuất bản Giáo dục- 1997).
3. Kể chuyện đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Nhà xuất bản Thanh niên- 1993).
Đã rõ, thác Bản Giốc là của Việt Nam, từ bao đời nay người Việt đã sinh tồn ở đây.
Thế nhưng... năm 2008, chính quyền Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận phân chia thác Bản Giốc, 2 tầng trên của thác thuộc về Trung Quốc, chỉ tầng dưới của thác thuộc về Việt Nam.
Thêm một phần đất Việt lại lọt vào tay Trung Quốc sau HOÀNG SA, ẢI NAM QUAN, GẠC MA, CHÂU VIÊN, CHỮ THẬP, GA VEN, TƯ NGHĨA, VÀNH KHĂN, XU BI... và nhiều vùng biển khác của VN.
Phạm Văn Hải (Tổng hợp theo internet)

4 tháng 8, 2019