10 năm trước ở Gävle miền trung Thuỵ Điển đã xảy ra một chuyện...động trời: Bé gái 10 tuổi đã phải sống trong... nhà trên xe ô tô với bố gần 6 tháng vì bố mẹ nó bỏ nhau, bố nó không có nhà. Nó vẫn đi học và dấu mọi người chuyện đó. Một đứa bạn tình cờ phát hiện ra và mách cô giáo. Ôi, thật tồi tệ! Đứa bé 10 tuổi phải sống trong nhà xe chật chội gần 6 tháng? Chính quyền, thầy cô giáo không biết? Chuyện thật...kinh khủng! Báo đăng tải ầm ỹ làm dân Thuỵ Điển phẫn nộ. Tại sao một đứa trẻ lại phải bị ảnh hưởng bởi sai lầm của người lớn? Tại sao chính quyền thành phố, nhà trường không quan tâm đến công dân, học sinh của mình? Hàng ngàn gia đình đã xin nhận cô bé về để chăm sóc. Nhưng nó quyết định ở nơi chăm sóc trẻ em của thành phố cho gần trường và có thể thăm bố nó hàng tuần. Thị trưởng phải xin lỗi dân chúng, Trưởng phụ trách về xã hội ở thành phố xin từ chức, Hiệu trưởng cũng xin từ chức vì sự việc "khó có thể tha thứ". Bao người dân Thụy Điển đã khóc thương cô bé. Tôi cũng khóc...nhưng không phải khóc thương cho cô bé (sorry em nhé!) mà tôi khóc cho quê hương tôi, nơi có hàng triệu đứa bé đang sống với hoàn cảnh thiếu thốn mà chẳng được chính quyền quan tâm, những đứa trẻ phải lang thang trên hè phố kiếm miếng ăn, tối ngủ vỉa hè hay các gầm cầu mà chẳng mấy ai để ý... Theo FB Phong Tran
Đề nghị Thủ tướng cách chức thằng trợ lý và thằng nhà báo vì chúng học toán dốt quá, cộng trừ sai bét: 1978 + 42 = 2018 (= 2020 nhé). Kiểm tra lại bằng cấp coi thật hay giả ! (Nguồn từ Fb Nguyễn Đăng Thịnh)
"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"! Tôi và hắn chơi thân với nhau đã gần 20 năm. Tôi ở Nga về SG mở Phòng Trà Ca Nhạc tại 46-48-50 Đồng Khởi Q.1, Hắn là Việt kiều Ý về VN mở nhà máy YTALIA WINDOW và buôn xe hơi. Hắn cao to, đẹp trai, lịch lãm nên phụ nữ thích Hắn, trong danh bạ đt có nhiều tên hoa hậu, diễn viên nổi tiếng. Ham làm nhưng cũng ham vui, nhiều đêm bọn tôi chơi đủ 3 nơi: ăn tối ở Catina, nhảy đầm ở Sheraton, quậy tới sáng ở Apocalist... Làm việc theo phong cách Châu Ân ở VN nên bọn tôi nhiều phen khốn khó: bị lừa, bị xù nợ, bị leo cây... Sau gần 10 năm ở SG, tôi và Hắn quyết định rời SG ô nhiễm, xô bồ đi tìm cuộc sống mới. Tôi xuống Vũng Tàu với biển, rảnh việc nên viết kịch bản rồi làm phim, làm đạo diễn. Hắn ra Bình Thuận mua 10 ha đất rừng giá rẻ, khai hoang làm trang trại. Từ một Việt kiều sang trọng, hào hoa phong nhã, Hắn biến thành gã nông dân chân lấm tay bùn tối ngày lăn lộn với vườn cây và đàn gia súc, rám nắng nhưng rắn rỏi, phong trần. Do có tri thức vì đi nhiều hiểu rộng, Hắn áp dụng công nghệ Ixraen vào việc nuôi trồng nên thành công ngoài dự đoán. Hắn biến khu rừng hoang thành trang trại xanh tốt, mầu mỡ, thu hút nhiều nhà đầu tư và cư dân mới. Trang trại của Hắn liên tục phát triển, nay mở rộng tới hơn 100ha, giá trị tài sản mấy trăm tỷ. Hắn mê trang trại với khí hậu trong lành, chán phố phường, chẳng mấy khi về SG. Ngay cả khi tôi công chiếu Phim Điện ảnh với dàn người đẹp nổi tiếng mà Hắn cũng không thèm tới coi. Tôi đành mò ra trang trại với Hắn nghỉ ngơi phục hồi sức lực. Nay tôi muốn "quy ẩn giang hồ" để theo Hắn học làm nông dân. Là một Việt kều thất bại trong kinh doanh ở VN, trở thành một nông dân bất đắc dĩ nhưng với 2 bàn tay, khối óc và sức lao động chân chính, Hắn đã làm giàu cho mình và cả vùng đất này. Ở VN có mấy người làm được như Hắn? Ảnh chụp trang trại và biệt phủ của Hắn.
Tòa án sẽ xem xét cho phép người bị án phạt tù tại gia có thể chọn tù tại nhà mình hoặc là nhà người khác nếu như người nhà của phạm nhân không đồng ý.
Đạo diễn Đặng Quốc Việt là người sống, làm việc theo chế độ XHCN, từng làm một số bộ phim ca tụng chế độ và lãnh đạo: Theo chân Bác, Giọt nước mắt rừng U Minh, Đất và Người, Lần đầu làm Cha, ca ngợi "quốc sư" Vũ Khiêu... là diễn viên phim ca ngợi công an "Giữa hai bờ Thiện Ác", từng được báo Công An Đà Nẵng viết bài vinh danh. Nay Việt bị công an bắt, đánh, chửi, khinh như... súc vật vậy. Khi chính quyền dùng công an để bảo đảm sự tồn tại "còn đảng còn mình" thì mọi công dân đều có thể trở thành tù nhân bất đắc dĩ. Quốc Việt sẽ tiếp tục ca ngợi chế độ hay sẽ làm phim phản ánh hiện thực xã hội VN?