Trang

14 tháng 7, 2018

Tòa án THỰC DÂN PHÁP và Tòa án VIỆT NAM XHCN qua 2 vụ án

1. Vụ án NỌC NẠN thời Pháp thuộc
Năm 1927, Tòa án thực dân Pháp bảo vệ quyền lợi nông dân VN.
Gia đình nông dân Nguyễn Văn Toại (Biện Toại) tỉnh Bạc Liêu bị bọn Hoa kiều, cường hào và quan lại phong kiến địa phương cấu kết cướp 73 ha đất. Tranh chấp dẫn đến xung đột đẫm máu khiến 1 cảnh sát Pháp bị em ông Toại đâm chết, 4 người em của ông Toại bị cảnh sát Pháp bắn chết. Vụ án được chuyển lên Tòa Đại hình của Thực dân Pháp tỉnh Cần Thơ xét xử.
Kết quả: Tòa xử công minh, Nguyễn Văn Toại thắng án. Luật sư yêu cầu cách chức quan lại địa phương.
Các bạn tham khảo theo link: http://baophapluat.vn/…/dai-an-mot-thoi-khan-hoang-nam-bo-2…
2. Vụ án BẢO VỆ NHÀ GIẾT KẺ CƯỚP ĐẤT thời XHCN
- Công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đắk Nông giao hơn 1.000ha đất là giao có điều kiện, tức khi thu hồi đất phải thỏa thuận với dân. Thế nhưng chỉ vài trường hợp được công ty này thỏa thuận, còn phần lớn là tự ý cưỡng chế, còn thuê cả xã hội đen đe dọa người dân" - luật sư Quynh thông tin.
- Mờ sáng 23-10-2016, hàng chục người của Công ty Long Sơn tấn công vào gia đình ông Hiến và các bị cáo khác, dù ông đã bắn chỉ thiên, chạy vào nhà các công nhân vẫn ném đá, đe dọa khiến ông hoảng loạn mà phạm tội. Các luật sư cũng cho rằng Hiến, Bình phạm tội trong lúc tình thần bị kích động mạnh (Báo Tuổi Trẻ).
Tòa tuyên án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến- người bảo vệ đất.
Đọc nguyên văn: https://tuoitre.vn/ong-dang-van-hien-bi-tuyen-y-an-tu-hinh-…
3. Kết luận: Tôi viết ra sự thật qua báo đảng, nhà nước VN.
Các bạn đọc và suy ngẫm nhé!
Phạm Văn Hải

12 tháng 7, 2018

Đu đủ ta trồng


Chen lấn đu cành coi sướng không
Mu xanh thịt trắng đo đỏ lòng
Giò tơ mông nạc thơm chảy nước
Ao ước thòm thèm khối kẻ mong.

Phản đối án tử hình ông Đặng Văn Hiến!

Tự vệ, bảo vệ gia đình mình khi bị hàng chục người có vũ trang tấn công là quyền của mọi công dân.
- Mờ sáng 23-10-2016, hàng chục người của Công ty Long Sơn tấn công vào gia đình ông Hiến và các bị cáo khác, dù ông đã bắn chỉ thiên, chạy vào nhà các công nhân vẫn ném đá, đe dọa khiến ông hoảng loạn mà phạm tội. Các luật sư cũng cho rằng Hiến, Bình phạm tội trong lúc tình thần bị kích động mạnh.
TTO - Sau khi tuyên án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến, Hội đồng xét xử nhắc đi nhắc lại rằng ông có 7 ngày xin chủ tịch nước ân xá, giảm án...
TUOITRE.VN

5 tháng 7, 2018

Khoe hàng


Lủng là lủng lẳng... trái rõ to
Thon dài cương cứng ngon ra trò
Cô nàng nhìn trộm mép rỉ nước
Ao ước thòm thèm... tối tớ cho...

Phạm Văn Hải

4 tháng 7, 2018

TÔI ỦNG HỘ MINDS.COM !

CEO Minds: Các điều khoản của Minds tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, những gì là hợp pháp đối với Hoa Kỳ thì tồn tại trên Minds. Minds không cung cấp thông tin người dùng cho các chính phủ nước ngoài, cũng không kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của ai đó.
Minds phản đối luật ANM của VN.

https://www.luatkhoa.org/…/ceo-minds-bao-ve-tu-do-ngon-lua…/
Trong vài ngày qua, hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam lục tục “chuyển nhà” từ Facebook sang Minds. Cùng lúc, tranh cãi nổ ra xung quanh các…
LUATKHOA.ORG
ThíchHiển thị thêm cảm xúc

30 tháng 6, 2018

Việt Nam- Thiên đường và địa ngục


Với tiềm năng sẵn có, Việt Nam đã có thể trở thành một trong những đất nước giàu đẹp nhất thế giới.
“Đất nước ta giàu đẹp. Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” là sự thật hiển nhiên của Việt Nam. Đó là những cách rừng bạt ngàn Tây Nguyên, Tây Bắc. Là Biển Đông bao la có bờ biển dài 3.260 km, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên với 50% hàng hóa thế giới phải đi qua. Là những đồng bằng phù sa mầu mỡ Sông Hồng, Sông Cửu Long. Là những di sản thiên nhiên mỹ lệ Vịnh Hạ Long, Tràng An, Động Phong Nha, biển Đà Nẵng. Là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú với hơn 5000 quặng tụ và 60 loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, sắt, apatit, titan, vàng, nhôm...
Vị trí địa lý Việt Nam rất quan trọng trên bản đồ thế giới. Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương ôm một phần lớn Biển Đông, là khu vực trung tâm của Đông Nam Á với quy mô kinh tế, chính trị, quân sự chiến lược.
Lịch sử Việt Nam đã viết nên những bản anh hùng ca oanh liệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống giặc ngoại xâm.
- Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! (Lý Thường Kiệt)
Đối diện với gã láng giềng khổng lồ Trung Quốc tham lam và độc ác, tổ tiên người Việt không hề khiếp sợ mà luôn hiên ngang, bất khuất:
- "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương". (Nguyễn Trãi)
Với ý chí mở rộng bờ cõi, vươn xa ra Biển Đông đến với Hoàng Sa, Trường Sa và Nam tiến tới Mũi Cà Mau để xây dựng vững chắc nước Việt Nam cong cong, mềm mại hình chữ S:
- "Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long". (Huỳnh Văn Nghệ)
Thời Gia Long (1802- 1820) Việt Nam đã là quốc gia giàu mạnh nhất Đông Nam Á. Theo tài liệu của Ngân Hàng thế giới, qua đánh giá của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:
- “Năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”.
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam (1857), nhận thấy những ưu thế vượt trội của Việt Nam, nước Pháp mà cụ thể là Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nhiệm kỳ 1897-1902 (là Tổng thống Pháp 1930-1931) đã muốn xây dựng Việt Nam thành nước Pháp ở Đông Dương và họ đã xây dựng Sài Gòn thành Hòn Ngọc của Viễn Đông (Tham khảo XỨ ĐÔNG DƯƠNG).
Chính Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đánh giá rất cao về con người và thiên nhiên Việt Nam:
- “Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam”.
- “Người An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ hơn, cường kiện hơn... Họ làm việc tích cực không ngừng nghỉ”.
- “Lớp đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ diễn ra rất đều đặn”.
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhận xét về Việt Nam:
- “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Tạp chí du lịch nổi tiếng Rough Guide đã bình chọn Việt Nam là một trong số 20 quốc gia đẹp nhất thế giới.
Với tất cả những gì đã có, Việt Nam xứng đáng trở thành một trong những đất nước giàu đẹp nhất thế giới.
Tiếc thay, ngày nay Việt Nam đang là một dân tộc thất bại, tiềm năng đã, đang bị hủy hoại.
Theo danh sách các quốc gia tính trên GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người năm 2017, Việt Nam xếp thứ 132.
Tiềm năng, tài nguyên, khoáng sản đang bị khai thác đến kiệt quệ. Về cơ bản Việt Nam đã phá xong rừng. Biển ven bờ đã cạn kiệt nguồn thủy sản. Từ một nước xuất khẩu, Việt Nam đã phải nhập khẩu than đá, gỗ, dầu thô...
Đồng bằng sông Cửu Long- vựa lúa của Việt Nam và thế giới đang có nguy cơ bị khô hạn do cạn dần nguồn nước ngọt vì Trung Quốc làm nhiều đập giữ nước trên thượng nguồn và biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao.
Việt Nam đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khắp nơi xả thải vô tội vạ, ra đường là có rác, 60 nhà máy nhiệt điện than phun khói độc, biển/sông/hồ đang chết. VN lọt top 10 quốc gia có không khí bẩn nhất thế giới. Dân Việt đã, đang, sẽ chết hàng loạt vì bệnh tật.
Việt Nam là nước bị ngoại bang (Trung Quốc) lấn chiếm biển đảo nhiều nhất thế giới. Tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng 30 hải lý.
Tham nhũng ở Việt Nam đang là quốc nạn, mức độ tham nhũng xếp thứ 2 Châu Á.
Thực phẩm bẩn đang đầu độc dân tộc Việt, rau, củ, quả, thịt, cá, nước... đều có nguy cơ nhiễm độc.
Việt Nam xếp gần cuối bảng về tự do ngôn luận, nhân quyền ở Việt Nam vẫn bị vi phạm nghiêm trọng.
Đáng sợ nhất là lòng tham, gian trá và vô cảm đã trở thành "văn hóa" trong xã hội Việt Nam, tiến trình Hán hóa đang diễn ra rất nhanh, nguy cơ Hán hóa Việt Nam đang hiện hữu.
Theo thực trạng hiện nay, Việt Nam đang đóng cửa thiên đường và mở ra cánh cửa địa ngục cho dân tộc Việt.
Đường tới thiên đường không dễ nhưng chẳng khó, Việt Nam hãy học và làm theo Hàn Quốc, Singapor... chỉ cần 10 năm Việt Nam sẽ giàu đẹp, thiên đường của người Việt không chỉ là giấc mơ.
Ảnh: 1- Mù Cang Chải. 2- Hà Nội.
Phạm Văn Hải

29 tháng 6, 2018

Nguyên Chủ tịch Gia Lai bị dân trừng phạt

NÀY CÁC QUAN THAM, ĐỪNG TƯỞNG VỀ HƯU LÀ YÊN THÂN!
Ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai và tô phở úp lên đầu!
Ánh Liên (VNTB) Nhà báo Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ cho biết, ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khi ông đi ăn phở buổi sáng bên hông Cung Thiếu nhi, 'thằng dân cầm nguyên bát phở chậm rãi đến bên cụ, sau khi xác nhận đúng là cụ thì thằng dân ụp luôn bát phở lên đầu cụ.'
Ông cựu Chủ tịch tỉnh vô liêm sỉ.
Nhà ông Phạm Thế Dũng ở Tăng Bạt Hổ kín như nhà tù và nhiều lần bị dân phá, lại thêm chuyện khi ông cựu Chủ tịch tập thể dục ở công viên thì bị vài 'thằng dân' ném đất và đá vào người kèm theo chửi thề. Hay câu chuyện, 'thằng dân' còn mang máu chó lên mộ mẹ ông Dũng ở nghĩa trang TP Pleiku viết văn tế sống cắm lên mộ.
Thế nên chuyện ông Dũng có nhà ở Gia Lai nhưng ít khi ở, mà ở Sài Gòn nhiều hơn ở quê nhà là vậy.
(Hình Ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
'Thằng dân' nói thẳng ra không có quyền gì đánh ông cựu Chủ tịch hết, nhưng bởi khi còn tại chức, ông quan Dũng chỉ lo 'vơ vét' của cải bằng quyền lực chiếc ghế mà bỏ việc chăm lo đời sống nhân dân, nên dân ghét. Và hầu như phố núi Gia Lai,... ai cũng ghét ông cả.
Ông Phạm Thế Dũng từng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật vì vi phạm trong giao đất, cho thuê đất không đấu giá, bổ nhiệm người thân không đủ tiêu chuẩn... Nhiều người coi 'kỷ luật' là vết nhơ trong đường công danh, nhưng đó là khi họ còn phấn đấu, chứ vơ vét xong và làm chuyến hoàng hôn nhiệm kỳ như kiểu ông Phạm Thế Dũng thì kỷ luật chỉ như muỗi đốt đồng. Chính vì vậy, mà ông Dũng đã buông ra câu nói hời hợt và vô liêm sỉ: Tôi về hưu rồi, xử sao thì xử.
Phá là thế, nhưng ông Dũng lại được những hai nhiệm kỳ với 10 năm tròn (2005- 2015). Vào 1 thập niên đủ khiến cho Gia Lai 'ngộp thở' với hàng loạt dự án nghìn tỷ như Tượng đài Bác Hồ và các dân tộc Tây Nguyên (1.000 tỷ đồng), nâng cấp mở rộng sân bay Pleiku (gần 1.000 tỷ đồng). Thậm chí, ngay cả dự án mua sắm sách, vở và đồ dùng học tập cho trẻ em và học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo cũng được ông nhón tay quyền lực vào để 'thông thầu' cho vợ.
Nhắc đến Gia Lai mà quên nhắc đến rừng là một thiếu sót lớn. Có thể nói, 10 năm trước ai làm Chủ tịch Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông là những người góp công lớn nhất để dọn dẹp sạch sẽ nguồn rừng bạt ngàn của vùng đất đỏ bazan này. Riêng ông Dũng, ông có công lao chuyển đổi rừng quý sang rừng khai thác phổ thông; rừng nghèo thành vùng trồng cao su.
Sự 'ăn tàn phá hoại' qua 2 nhiệm kỳ của ông Dũng đã để lại một di chứng mà báo Tiền Phong ngày 30.09.2017 đã phải đặt dấu hỏi: Ai khắc phục nổi?
Dân 'thế thiên hành đạo'
Khi pháp luật của chính quyền và kỷ luật của đảng không được nghiêm, thì nghiễm nhiên người dân sẽ 'thế thiên hành đạo', bởi 'dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền' như ông cụ khai sinh ra nhà nước CHXHCN Việt nam từng lên tiếng phê phán.
Người ta bảo làm quan ở Việt nam nếu luồn cúi thì cần phải mặt dày, và mặt dày thì cần phải tập chui rúc. Trong thời đại công nghệ phẳng với mạng xã hội Facebook 30 triệu người dùng, những hành vi - phát ngôn 'trái dân, hại nước' đều bị bóc mẽ. Từ những vị ĐBQH song tịch đến những anh quan phụ mẫu đương quyền - cậy chức rao giảng ngày đêm 'đạo đức cách mạng'.
Lòng dân là thứ quan trọng, nhưng có vẻ các vị quan ở Việt nam chưa bao giờ để ý tới, họ chỉ vơ vét và lên chuyến bay sang nước ngoài. Và vì quan chức mặt dầy nằm trong thể chế, nên cả thể chế vì thế trở thành một đối tượng đáng tổng xỉ vả trong mắt dân. Nói nôm na, cả thể chế sẽ có lúc bị dân úp tô phở lên đầu như cách 'thằng dân' úp tô phở lên đầu ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai vậy.