Trang

21 tháng 8, 2017

Đảng, nhà nước, chính phủ đang làm gì?

Nói thật hả? Ăn cháo nhé!
Muốn ăn cơm thì phải nói láo!
Theo lãnh đạo Cục Thống kê Phú Thọ, cán bộ thống kê địa phương phải chịu rất nhiều áp lực, bị phân biệt đối xử, rồi cô lập, nhất là khi nói những số liệu thật.
Sợ bài báo bị gỡ, tôi copy nguyên văn phía dưới.
Cục trưởng Thống kê: Báo cáo số liệu thật có khi phải trả giá
Cán bộ ngành thống kê cho rằng do áp lực thành tích của địa phương, họ thường phải chịu rất nhiều sức ép khi báo cáo các số liệu thật, thậm chí bị cô lập, phân biệt đối xử...
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: 'Tôi không chỉ đạo bóp méo số liệu thống kê' / Ngành thống kê 'bó tay' trước chênh lệch số liệu thương mại Việt Trung
Những khó khăn của cán bộ thống kê địa phương được ông Nguyễn Huy Lương - Cục trưởng Thống kê tỉnh Phú Thọ đại diện cho nhiều đơn vị khác nêu lên tại buổi làm việc giữa Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Tổng cục Thống kê, sáng 16/8.
Theo lãnh đạo Cục Thống kê Phú Thọ, cán bộ thống kê địa phương phải chịu rất nhiều áp lực, bị phân biệt đối xử, rồi cô lập, nhất là khi nói những số liệu thật.
“Chúng tôi phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí phải trả giá. Mà cái giá này thì nhiều khi không thể đo đếm được khi phải nói những con số thống kê thực cho các cấp lãnh đạo địa phương. Dù mình là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thống kê thật đấy, nhưng nhiều lúc cảm thấy bị cô lập, rất cô đơn…”, vị Cục trưởng trầm tư.
Do phân cấp, các cơ quan thống kê địa phương không có đủ năng lực, thẩm quyền để có thông tin tính toán đầy đủ, chính xác ở nhiều lĩnh vực. Ông Lương dẫn dụ, con đường cao tốc chạy qua nhiều tỉnh, nên rất khó bóc tách số liệu đóng góp cho Phú Thọ bao nhiêu, Vĩnh Phúc bao nhiêu… Việc thu thập số liệu đầy đủ là khá khó khăn đối với cán bộ thống kê.
cuc-truong-thong-ke-bao-cao-so-lieu-that-co-khi-phai-tra-gia
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu chuẩn hoá số liệu thống kê, biến dữ liệu thành những con số "biết nói". Ảnh: VGP
Từ thực tế này, Cục trưởng Thống kê tỉnh Phú Thọ cho rằng, đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) thực hiện từ năm 2017, chuyển thống kê địa phương về Trung ương tính toán, quản lý dữ liệu là hoàn toàn phù hợp.
Chia sẻ với những tâm tư này, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng cho biết, ngay cả cơ quan thống kê Trung ương cũng gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, chia sẻ và cung cấp thông tin, số liệu thống kê từ các bộ, ngành.
Ông Lâm đơn cử, Bộ Tài nguyên & Môi trường đến nay vẫn “bất hợp tác” với Tổng cục Thống kê trong cung cấp số liệu quản lý. “Có những cuộc họp liên quan chúng tôi mời đích danh hoặc đại diện Bộ Tài nguyên & Môi trường tới nhưng chưa bao giờ họ có mặt”, ông nói. Đây cũng là nguyên do khiến số liệu thống kê Trung ương nhiều lúc bị công bố chậm.
Thậm chí, bà Lê Minh Thuỳ - Vụ trưởng Vụ thống kê thương mại & dịch vụ (Tổng cục Thống kê) còn cho hay, có hiện tượng che giấu, không muốn khai thật thông tin, số liệu… nên cán bộ thống kê khá vất vả nếu muốn có con số thống kê chính xác.
Vì thế, lãnh đạo Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành “nói không” với bệnh thành tích và không gây áp lực cho ngành kế hoạch đầu tư và thống kê; sử dụng, công bố số liệu thống kê theo quy định tại Luật Thống kê sửa đổi.
Lắng nghe tâm tư của lãnh đạo Tổng cục Thống kê, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận vẫn còn tình trạng cát cứ trong sử dụng, cung cấp thông tin, số liệu thống kê.
Phó thủ tướng dẫn chứng, trong khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn báo cáo lên Chính phủ là xuất được 200.000 tấn thịt, thì con số mà Bộ Công Thương báo cáo là 300.000 tấn.
“Cùng một mặt hàng mà có tới 2 số liệu thì Chính phủ biết tin bộ nào, dựa vào con số nào mà điều hành. Số liệu thống kê thiếu đồng nhất khiến Chính phủ không biết thế nào mà lần”, Phó thủ tướng nói và quả quyết, các bộ, ngành địa phương phải thay đổi tư duy, cởi mở trong trao đổi và cung cấp số liệu thống kê.
“Con đường dài nhất là từ phòng nọ sang phòng kia, từ bộ nọ sang bộ kia. Có khi chỉ cần một cuộc điện thoại là giải quyết xong nhưng vẫn phải chờ thảo công văn, rồi gửi mất vài ngày… Giá trị gia tăng của số liệu thống kê thấp như vậy thì hiệu quả sử dụng hạn chế là phải”, Phó thủ tướng nói.
Riêng với đề án triển khai tính toán và công bố chỉ số GRDP từ năm 2017, lãnh đạo Chính phủ đặt vấn đề về vai trò của Cục Thống kê địa phương cũng như chất lượng, giá trị của số liệu này khi thực hiện.
Nếu lấy lý do “cán bộ thống kê địa phương chịu quá nhiều áp lực nên “đẩy” tính GRDP địa phương lên Trung ương, Phó thủ tướng nhấn mạnh, lý giải như thế là thiếu thuyết phục.
Ông yêu cầu Tổng cục Thống kê, với tư cách là cơ quan thống kê quốc gia phải “đưa ra thực đơn đủ hấp dẫn” để “chế biến” những sản phẩm thống kê ngày càng đa dạng; tránh đưa ra những sản phẩm chỉ có ý nghĩa nghiên cứu chứ không có ý nghĩa trong chỉ đạo, điều hành. Cơ quan thống kê quốc gia là người chịu trách nhiệm cuối cùng về số liệu công bố này.
“Phân tích thống kê, dự báo thống kê là quan trọng nhưng phải bắt số liệu biết nói”, Phó thủ tướng dứt khoát. Vì thế, ông đề nghị ngành thống kê phải rốt ráo thực hiện 4 chuẩn hoá (đồng bộ hoá, chuẩn mực hoá, quy trình hoá và tin học hoá) trong hoạt động thu thập xử lý, tổng hợp phân tích dự báo, truyền dẫn thông tin thống kê... theo chuẩn mực thông lệ quốc tế, nhưng phải hợp với thực tiễn Việt Nam.
Nguyễn Hoài
Cán bộ ngành thống kê cho rằng do áp lực thành tích của địa phương, họ thường phải chịu rất nhiều sức ép khi báo cáo các số liệu thật, thậm chí bị cô lập, phân…
KINHDOANH.VNEXPRESS.NET

Tham nhũng, nhóm lợi ích đây nè, có bắt không?

Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư.
'Ưu ái' chủ đầu tư, phần lớn dự án là chỉ định thầu. Kiến nghị Thủ tướng xử lý sai phạm hơn 2.200 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện hầu hết các dự án BOT đều chậm tiến độ, dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí, lãng phí vốn đầu tư.
VNEXPRESS.NET

Văn hóa “vô văn hóa”

Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp, không có danh nghĩa gì với âm nhạc, việc “phong tặng” hàm “giáo sư âm nhạc” cho Ngọc Sơn là vô lý.
Tôi thích nghe Ngọc Sơn hát nhưng không thể chấp nhận cái hàm “ráo sư âm nhạc” này.
 Tấm bằng phong tặng Ngọc Sơn là giáo sư âm nhạc của một tổ chức không liên quan đến âm nhạc gây nhiều tranh cãi trong dư luận. 
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Ăn tàn, diệt tận như thời nguyên thủy

To ăn to, nhỏ ăn nhỏ, “quan tham, dân gian”.
Con cháu tương lai hãy lo tìm cách đi xuất khẩu lao động hoặc bán thân nhé!
Sau các cuộc họp với quyết tâm cao độ để xử lý vấn nạn khai thác thủy sản hủy diệt, vùng biển Quảng Ninh vẫn chưa thể êm đềm. Các hình thức như xăm bãi, lồng bát quái, kích điện... vẫn ngang nhiên tận diệt nguồn lợi thủy sản.
DANVIET.VN

19 tháng 8, 2017

Sự thật về Hồ Chí Minh hay là VOA "phản động"?

- “Sống với ông Cụ thì thấy vinh dự, nhưng mà rất khó sống… vì ông Cụ khó tính lắm, chứ không phải dễ đâu. Cụ chỉ dễ tính với mấy bà phụ nữ thôi… muốn cái gì cho cái đó, rất là thân thiết… Còn mấy ông con trai, nhất là mấy ông có tuổi đến, là Cụ mắng cho sa sả đấy…”- Đại tá (cộng sản VN) Đoàn Sự.
- "Tôi là người, chứ tôi không phải là ông thánh. Tôi có nhu cầu tất cả mọi thứ. Khi ra ngoài tôi ở đâu tôi cũng có người yêu cả. Mà người yêu không phải chỉ là [quan hệ] vớ vẩn, người yêu là phải sống với nhau như vợ chồng đấy"- HCM.
"...Do đó buộc ta phải nhảy vào chiến tranh. Trong chiến tranh, về sau này, khi trận Điện Biên Phủ xong rồi… chuyển sang thời kỳ đánh Mỹ. Quan điểm của Cụ về…
VOATIENGVIET.COM

17 tháng 8, 2017

Không nên nói xấu vua Gia Long

Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà”?
KHÔNG! Nguyễn Ánh KHÔNG cõng rắn cắn gà nhà! 
THỐNG NHẤT- ĐỘC LẬP- DÂN GIÀU- NƯỚC MẠNH thì vua Gia Long- Nguyễn Ánh đã làm được, điều mà nhiều vua khác và cả đảng cộng sản VN không làm được.
15 tuổi Nguyễn Ánh phải mang trọng trách phục quốc khi cả dòng tộc bị Tây Sơn tàn sát.
Tháng 10 âm lịch năm 1781, vua Xiêm La là Taksin sai đại tướng Chakri và SôSi mang quân đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân mang quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm đang đánh nhau thì ở Xiêm La, tướng Phraya San làm phản, vua Taksin bắt giam vợ con tướng Chakri. Hai tướng Chakri và Sôsi phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, lập hòa ước thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn. Hai tướng rút quân về Xiêm dẹp loạn Phraya San và giết luôn vua Taksin. Chakri đoạt ngôi, xưng là vua Rama I của Xiêm La. Nguyễn Ánh và Xiêm trở thành “đồng minh” (theo Wikipedia).
Tháng 3 âm lịch 1784, Nguyễn Ánh- Vua Xiêm hội kiến tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Tháng 12, Tây Sơn Nguyễn Huệ đánh thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm. Sau việc này, Nguyễn Ánh không cầu viện Xiêm nữa.
Tháng 4 âm lịch năm 1785, Nguyễn Ánh thua trận phải chạy sang Xiêm, nhu nhặt tàn binh, củng cố lực lượng.
Tháng 2 năm 1786, Nguyễn Ánh giúp vua Xiêm đánh thắng quân Miến Điện ở đất Sài Nặc. Tháng 3 năm 1786 Nguyễn Ánh lại giúp Xiêm đánh thắng quân hải tặc Mã Lai.
Nguyễn Ánh còn kết giao với Chân Lạp và Lào, hai nước này đã ủng hộ và giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh cũng liên minh với cộng đồng người Hoa chống Tây Sơn.
Liên minh giữa Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp theo Hiệp ước Versailles- 1787 do Bá Đa Lộc ký, có những bất lợi cho Nguyễn Ánh và đất nước, đã không thành hiện thực, Hai bên không thực hiện bất cứ điều khoản nào. Nguyễn Ánh thu nhận, trả công cho Bá Đa Lộc và những người nước ngoài Pháp, Tây Ban Nha…như là đối tác, lính đánh thuê.
Về phía Tây Sơn
Tây Sơn khi đứng lên khởi nghĩa, lấy danh nghĩa chống lại gian thần quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Nhà Nguyễn- Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. (về sau Tây Sơn diệt nhà Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh thoát chết).
"Binh triều là binh Quốc phó
Binh ó là binh Hoàng tôn".
Tây Sơn đã hợp tác, sử dụng đảng cướp biển Lý Tài và Tập Đình chống Nguyễn Ánh. 
Năm 1777, Quân Trịnh nam tiến, đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Tây Sơn thua trận, Nguyễn Nhạc xin hòa, xin đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh đồng ý. (Về sau Tây Sơn diệt Chúa Trịnh, diệt Nhà Lê).
Tây Sơn tàn sát mấy vạn người Hoa ở Hội An và Gia Định (1782) nên bị người Hoa căm ghét.
Tây Sơn cũng muốn liên minh với Xiêm, Lào và Chân Lạp chống Nguyễn Ánh nhưng không thành công. Tây Sơn cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của người phương Tây mà cũng không thành công. 
Kết luận
Nguyễn Ánh KHÔNG cõng rắn cắn gà nhà!
Việc hợp tác, hai bên cùng có lợi trong lúc khó khăn, nguy kịch là việc thường xảy ra. Việc liên minh, hòa, rồi trở mặt thành thù cũng thường xảy ra với mọi quốc gia, mọi thời đại. Ví dụ: Phe đồng minh ANH- PHÁP- MỸ- LIÊN XÔ với phe phát- xít ĐỨC- Ý- NHẬT, Mỹ- Việt Nam CH và Liên Xô- TQ- Việt Nam DCCH, khối Vacxava, NATO, Mỹ- Nhật, Mỹ- Hàn… hay quan hệ giữa VN và TQ, Campuchia là rõ.
Gia Long đánh bại Tây Sơn, thống nhất 3 miền, lập nên nhà nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự chủ, chỉ cống nạp cho nhà Thanh theo chiếu lệ, không hề bị chi phối từ Phương Tây và Pháp, kính tế phát triển “năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”- BT Bùi Quang Vinh.
Thế kỷ 18-19, các nước thực dân Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha… nhờ khoa học, kỹ thuật quân sự phát triển nên xâm chiếm nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ… trong đó có VN. Pháp đánh chiếm VN (1858) không liên quan tới Gia Long (từ trần 1820).
Chế độ phong kiến là độc tài, bảo thủ, suy đồi nên nhân loại đã loại bỏ, không có chế độ phong kiến nào tồn tại quá lâu. Các đời vua sau không anh minh như Gia Long và nhà Nguyễn suy yếu, để mất nước về tay người Pháp là xu thế lịch sử khách quan. Đó không phải lỗi của Gia Long.
Ảnh vua Gia Long và bản đồ VN thời Gia Long (rộng lớn hơn ngày nay).
Phạm Văn Hải

16 tháng 8, 2017

Ai là người thành lập nước Việt Nam?

AI LÀ NGƯỜI THỐNG NHẤT 3 MIỀN BẮC- TRUNG- NAM, THÀNH LẬP NÊN NHÀ NƯỚC CÓ QUỐC HIỆU LÀ VIỆT NAM?
Buồn thay, chỉ có khoảng 15% dân Việt trả lời đúng, đa số trả lời là Hồ Chí Minh- theo khảo sát của Phạm Văn Hải.
Người đó là Nguyễn Ánh- Gia Long !