Trang

5 tháng 4, 2017

Vua thua thằng liều


Một liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới Mỹ- Nhật- Hàn vẫn không khuất phục được một Triều Tiên nhỏ bé và ốm đói. Dẫu biết rằng TT có vũ khí hạt nhân và có TQ chống lưng.
Không sớm ngăn chặn, Kim Jong-un càng nguy hiểm hơn khi công nghệ hạt nhân TT ngày càng tiến bộ.
Tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc cho biết, binh lính nước này đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhằm đáp lại bất kỳ cuộc tấn công khiêu khích…
INFONET.VN

4 tháng 4, 2017

Đường tình duyên của Kiều

'Đường tình duyên của Kiều
Kiều của Nguyễn Du đáng trọng, đáng yêu, đáng thương, đáng trách, đáng giận, đáng hờn...
Cuộc đời nàng đã trải qua "Ba chìm, bảy nổi, chín long đong"... nhưng hôm nay tôi chỉ nói đến đường tình duyên của Kiều mà thôi.
 Mối tình đầu của Kiều với Kim Trọng- một cặp uyên ương "Thanh mai trúc mã"
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e...
Tiếc thay tình đầu chớm nở thì bị gián đoạn khi Kiều phản bán mình chuộc cha...
Kiều  hy sinh tuổi xuân, làm vợ hờ và trao thân cho Mã Giám Sinh- một kẻ buôn gái sành sỏi "Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao", mà không biết sẽ bị Mã đẩy vào ổ điếm.
- Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Vào Lầu NGƯNG BÍCH, Kiều cả tin và theo Sở Khanh- một kẻ săn gái siêu hạng "hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng" để rồi sa vào bẫy của Tú bà và của chính Sở Khanh. 
Cùng đường nàng phải làm gái bán hoa
- Dập dìu lá gió, cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.
Ở lầu NGƯNG BÍCH Kiều gặp "Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương" rồi làm vợ lẽ của chàng. Họ đã có một năm hạnh phúc gia đình bên nhau nhưng dù sao Thúc Sinh cũng đã có vợ cả là Hoạn Thư.
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Và Thúc Sinh là người si mê Kiều nhất
- Rõ màu trong ngọc trắng ngà !
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên...
Cuộc đời sui sẻo khiến nàng phải rời bỏ Thúc Sinh, đẩy nàng vào tay Bạc Hạnh- một gã chăn gái có nghề, rồi bị Bạc Hạnh bán vào làm gái Lầu xanh
- Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!
Chính ở Lầu xanh, Kiều có cơ duyên gặp Từ Hải- người anh hùng thời loạn thế và trở thành vợ của chàng
- Trai anh hùng, gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
Hạnh phúc được dăm năm thì Từ Hải bị Tổng đốc Hồ Tôn Hiến giết chết do lỗi của Kiều gây ra
- Rằng Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng...
Mất chồng, Kiều lại bị ép qua đêm với Hồ Tôn Hiến. 
- Còn chi nữa cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân .
Ngay ngày hôm sau Kiều bị Hồ Tôn Hiến gả cho gã thổ quan
- Ông tơ thực nhẽ đa đoan 
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên.
15 năm lưu lạc, Kiều đã qua tay 5 đời chồng- đều là những nhân vật có số, đã thành giai thoại cho tới ngày nay và vô số khách làng chơi khác. 
Đến khi gặp lại Kim Trọng thì Nàng đã đâu còn như ngày xưa nữa
- Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !
Số phận một người phụ nữ như Kiều, dưới chế độ phong kiến suy đồi thì đành phó mặc cho duyên trời định.
- Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Biên kịch/Đạo diễn Phạm Văn Hải
Ảnh minh họa'

Kiều của Nguyễn Du đáng trọng, đáng yêu, đáng thương, đáng trách, đáng giận, đáng hờn...
Cuộc đời nàng đã trải qua "Ba chìm, bảy nổi, chín long đong"... nhưng hôm nay tôi chỉ nói đến đường tình duyên của Kiều mà thôi.
Mối tình đầu của Kiều với Kim Trọng- một cặp uyên ương "Thanh mai trúc mã"
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e...

Tiếc thay tình đầu chớm nở thì bị gián đoạn khi Kiều phản bán mình chuộc cha...
Kiều hy sinh tuổi xuân, làm vợ hờ và trao thân cho Mã Giám Sinh- một kẻ buôn gái sành sỏi "Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao", mà không biết sẽ bị Mã đẩy vào ổ điếm.
- Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Vào Lầu NGƯNG BÍCH, Kiều cả tin và theo Sở Khanh- một kẻ săn gái siêu hạng "hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng" để rồi sa vào bẫy của Tú bà và của chính Sở Khanh.
Cùng đường nàng phải làm gái bán hoa
- Dập dìu lá gió, cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.

Ở lầu NGƯNG BÍCH Kiều gặp "Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương" rồi làm vợ lẽ của chàng. Họ đã có một năm hạnh phúc gia đình bên nhau nhưng dù sao Thúc Sinh cũng đã có vợ cả là Hoạn Thư.
- Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Và Thúc Sinh là người si mê Kiều nhất
- Rõ màu trong ngọc trắng ngà !
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên...

Cuộc đời sui sẻo khiến nàng phải rời bỏ Thúc Sinh, đẩy nàng vào tay Bạc Hạnh- một gã chăn gái có nghề, rồi bị Bạc Hạnh bán vào làm gái Lầu xanh
- Chém cha cái số hoa đào,
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi!

Chính ở Lầu xanh, Kiều có cơ duyên gặp Từ Hải- người anh hùng thời loạn thế và trở thành vợ của chàng
- Trai anh hùng, gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

Hạnh phúc được dăm năm thì Từ Hải bị Tổng đốc Hồ Tôn Hiến giết chết do lỗi của Kiều gây ra
- Rằng Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng...

Mất chồng, Kiều lại bị ép qua đêm với Hồ Tôn Hiến.
- Còn chi nữa cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân.

Ngay ngày hôm sau Kiều bị Hồ Tôn Hiến gả cho gã thổ quan
- Ông tơ thực nhẽ đa đoan
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên.

15 năm lưu lạc, Kiều đã qua tay 5 đời chồng- đều là những nhân vật có số, đã thành giai thoại cho tới ngày nay và vô số khách làng chơi khác.
Đến khi gặp lại Kim Trọng thì Nàng đã đâu còn như ngày xưa nữa
- Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi !

Số phận một người phụ nữ như Kiều, dưới chế độ phong kiến suy đồi thì đành phó mặc cho duyên trời định.
- Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Biên kịch/Đạo diễn Phạm Văn Hải
Ảnh minh họa

Kiều và tôi

'Kiều và tôi
Nếu biết rằng Kiều đã có chồng
Kim Trọng Từ Hải có buồn không
Tôi đưa Nàng đi vào huyền ảnh
Tôi khóc Tố Như tặng thiệp hồng.
Phạm Văn Hải'

Nếu biết rằng Kiều đã có chồng
Kim Trọng Từ Hải có buồn không
Tôi đưa Nàng đi vào huyền ảnh
Tôi khóc Tố Như tặng thiệp hồng.

Phạm Văn Hải

Luật nuôi quan

Các quan thích ngồi xổm trên pháp luật đã là "Chuyện thường ngày ở Huyện".
Dân làm cái chòi vịt thì bị khởi tố.
Ông Đông thừa nhận đã quản lý chưa chặt để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép.
THANHNIEN.VN|BỞI BÁO THANH NIÊN

Hãy gọi đích danh kẻ thù là TQ!


Hiện nay TQ đang độc chiếm biển Đông, lực lượng hải quân TQ kiểm soát, làm chủ vùng biển này, đã nhiều lần tàu TQ đâm, cướp, giết ngư dân Việt.
Chỉ những kẻ hèn, là Hán nô mới không dám gọi đích danh kẻ thù TQ.
Một tàu cá Quảng Ngãi với 13 ngư dân đang hoạt động trên biển thì bất ngờ bị một…
TINTUC.VN|BỞI NÓNG - TINTUC.VN

Đừng coi dân là thù địch!


"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Chính quyền đã nhận tiền đền bù của Formosa gần năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết ổn thỏa cho dân Lộc Hà, Dân biểu tình đòi quyền lợi là chính đáng. Không nên quy kết dân bị kích động, bị xúi dục, nhận tiền của Việt Tân để bạo loạn... nói thế là coi thường dân.
'Việc hỗ trợ, bồi thường, chúng tôi hiểu và chia sẻ, cố gắng giải quyết sớm nhất cho bà con', ông Lê Trung Phước - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chia sẻ về…
INFONET.VN

3 tháng 4, 2017

TQ đóng cửa, đưa nhiệt điện sang VN

Đầu năm nay, Trung Quốc quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở Việt Nam, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đa phần do Trung Quốc đầu tư. Dư luận không khỏi ngạc nhiên vì điều này, và nghi ngại rằng liệu Trung Quốc có di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện và chuyển giao công nghệ mà cả thế giới không sử dụng sang cho Việt Nam dưới vỏ bọc đầu tư hay không?
Vừa qua, Trung Quốc quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trong cả nước, tổng cộng có 103 nhà máy. Đó là chưa kể 18 nhà máy đã được quyết định ngừng xây dựng vào cuối năm ngoái. Riêng TP. Bắc Kinh đã đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than trong thành phố này. Không biết, sau khi đóng cửa các nhà máy này, thì thiết bị máy móc, công nghệ cũ của TQ sẽ ra sao, được xử lý như thế nào?
Khói bụi dày đặc từ các nhà máy bao trùm cả thành phố Bắc Kinh
Trong khi dư luận còn đang bàn luận, thì ở Việt Nam hàng loạt các dự án xây dựng trung tâm, nhà máy nhiệt điện lại nở rộ: Trung tâm nhiệt điện Long An (xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, sát với TP.HCM), nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1 (chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với vốn gần 2 tỷ USD), nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2(sẽ được xây dựng năm 2019), BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (vốn đầu tư khoảng 2.2 tỷ USD), dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (có vốn đầu tư 2.3 tỷ USD).
Chưa kể hiện nay nước ta có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện (riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy – khoảng 10 nhà máy do TQ đầu tư), dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than. Chúng ta đã biết nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường tạo ra sương mù, thậm chí là mưa a xít…Theo nghiên cứu của nhóm độc lập cho biết: số người chết do điện than bằng gần nửa số chết do tai nạn giao thông. Con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm. Còn nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard của Mỹ cũng đã cảnh báo rằng, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than trong quy hoạch đi vào hoạt động thì sẽ có tới 25.000 người Việt Nam bị cướp đi mạng sống vì những ảnh hưởng của nhiệt điện đốt than.
Cả nước sắp bị nhà máy nhiệt điện than bủa vây
Thấy việc phát triển nhà máy nhiệt than phải trả cái giá quá đắt, nhiều nước trên thế giới gần như xóa sổ toàn bộ những nhà máy này. Điển hình như: ở Châu Âu 109 nhà máy nhiệt điện than đã bị đóng cửa, Mỹ 165 nhà máy nhiệt điện than đã ngưng hoạt động, 179 dự án xây mới bị hủy bỏ, thế nhưng ở Việt Nam những dự án đầu tư nhiệt điện than lại nở rộ, nghịch lý thay? Trong khi, chúng ta là nước xuất khẩu than ở mức 50 USD/tấn, nhưng vẫn phải nhập khẩu than từ TQ với giá 63 – 71 USD/tấn, để phát triển nhiệt điện. Phải chăng Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng của thời đại?
Hiện trong nước có rất nhiều nhà máy nhiệt điện than, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3 tự ý thay đổi công nghệ ướt sang công nghệ khô, không xử lý xỉ than… và đặc biệt nhà máy này giống Formosa lại đặt hệ thống xả thải ngầm ra biển Trà Vinh, gây ô nhiễm toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. Còn nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2 hủy hoại môi trường không kém, hiện các Sở ban ngành đang giám sát nhà máy này như Formosa. Lạ một điều là tất cả các nhà máy trên do TQ xây dựng, thế nhưng dường như Việt Nam không lấy đó làm bài học thực tiễn?
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từ khi vận hành đã gây phát tán bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ảnh: TL.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từ khi vận hành đã gây phát tán bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ảnh: TL.
Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, trong 63 tỉnh, thành phố thì 28 tỉnh tiếp giáp với biển. Tại sao chúng ta không tận dụng lợi thế này để xây nhà máy điện gió, sử dụng tiềm năng có sẵn và thân thiện với môi trường. Trước đó chúng ta đã thành công với mô hình này, bằng chứng là 2 nhà máy điện gió ở Bình Thuận và Bạc Liêu đã đi vào hoạt động, vì sao chúng ta không tiếp tục phát huy?
Ở tỉnh Bình Thuận dự án nhà máy điện gió Tuy Phong, tại xã Bình Thạnh – huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư. Công suất của toàn bộ nhà máy này lên đến 120 MW. Sau dự án Tuy Phong, là dự án điện gió ở đảo Phú Quý vơi tổng công suất 6 MW, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất cho 33.000 dân trên đảo…Nhà máy điện gió ở Bạc Liêu có tổng công suất là 99,2 MW, dự kiến mỗi năm phát lên lưới điện quốc gia khoảng 320 triệu kWh.
Với hàng loạt dự án nhà máy nhiệt điện than nở rộ, đa phần do TQ đầu tư và hỗ trợ máy móc như hiện nay, khiến dư luận nghi ngại rằng Việt Nam trở thành “bãi rác” công nghệ lạc hậu của Trung Quốc dưới vỏ bọc đầu tư? Việc xử lý tác hại môi trường của những nhà máy này khiến các nước trên thế giới đau đầu, đến nỗi người ta phải dần xóa sổ gần như tất cả. Thế mà Việt Nam lại bất chấp đầu tư, liệu chúng ta có đang đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? Một Formosa chưa đủ để hại chết đồng bào Việt, nay hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than của TQ kéo sang thì dân Việt Nam sẽ như thế nào? Liệu tình trạng ô nhiễm môi trường của TQ ngày hôm nay sẽ là tương lai của Việt Nam?
Tường Vân