Trang

7 tháng 7, 2016

Công văn 779 hạn chế quyền tự do ngôn luận?


Công văn 779 của Cục báo chí nhằm xiết chặt quản lý báo chí nhà nước trên internet, qua đó ngăn chặn ý kiến phản biện đa chiều của cộng đồng mạng, bảo vệ lợi ích của đảng và nhà nước.
Như vậy các nhận xét của cộng đồng mạng trên fanpage của báo nhà nước (nếu không có lợi cho đảng) sẽ bị kiểm duyệt và ngăn chặn.
Công văn mới đây của Cục Báo chí (Bộ TT&TT) gửi các cơ quan báo chí yêu cầu tăng cường quản lý nội dung của tòa soạn trên trang fanpage (diễn đàn trên…
BỞI BAOMOI.COM

Biển Đông đang sôi


PCA sẽ đưa ra phán quyết v/v Philippine kiện TQ vào ngày 12/7 khiến TQ lo ngại. Chắc chắn PCA sẽ bác bỏ đường lưỡi bò của TQ, như vậy tham vọng độc chiếm Biển Đông của TQ sẽ bị luật pháp quốc tế ngăn chặn. TQ sẽ phản đối PCA và sẽ có phản ứng tiêu cực. Mỹ và đồng minh sẽ kiềm chế TQ. Có lẽ vẫn chưa xảy ra xung đột vũ trang. Dù TQ đên khùng nhưng vẫn còn tự biết, họ không phải là đối thủ của Mỹ. Trong sự kiện Biển Đông, chỉ VN là thệt thòi nhất.
Quân nhân và khí tài Mỹ hiện diện suốt từ Nhât, Hàn xuống Philippines, thẳng xuống Australia, vòng ôm sang tây ở Thái Lan, vươn qua đông ở Guam. Bố trí lực lượng…
VNEXPRESS.NET|BỞI VNEXPRESS

5 tháng 7, 2016

Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin

 
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không có ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đánh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.
Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?
Hãy nhớ lại cách đây không lâu, người Trung Quốc từng tố cáo các loại thực phẩm độc hại, quảng bá các công ty, cá nhân ở Trung Quốc đang không màng đến sống chết của người khác, miễn là được tư lợi. Thật nhanh chóng, làn sóng này ập đến Việt Nam, quy mô hơn và ác hiểm hơn. Việt Nam và Trung Quốc như trong trong câu chuyện thế giới song song của Nobieta và Doraemon. Soi vào nhau, chúng ta đang thấy mọi thứ hiện ra của đường trượt dài vào cái chết. Hãy tự hỏi mình là vì sao chỉ có Việt Nam và Trung Quốc, chứ không có nơi nào khác sát đường biên như Thái Lan, Lào, Campuchia hay thậm chí là Mông Cổ, Tây Tạng?
Người dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại đang coi cuộc sống của mình trên quê hương như những dự án ngắn hạn và tạm thời. Khi cảm thấy thu thập đủ họ sẽ ra đi và để lại phần khốn khó nhất cho tất cả những người ở lại, mà họ đã tàn hại và bóc lột được. Họ không còn niềm tin trên quê hương mình ngoại trừ những kẻ đang vẫn còn được quyền lợi hay những kẻ đang còn tận dụng những âm mưu để nạo vét đất nước mình. Khi ôm đủ những đồng tiền đầy máu và rũ bỏ sự hiền lương, họ sẽ rời khỏi đất nước không nuối tiếc. Người Việt cũng đang có những khuynh hướng không khác gì. Những dự án ngắn hạn như vậy cũng đang hoành hành trên đất nước này. Có thể nhiều người sẽ không có một cơ hội để ra đi nhưng ít ra, họ tự an ủi rằng họ có thể sống sót ở một thế giới mà họ còn quá ít niềm tin.
Chắc sẽ có người nói rằng, dẫu sao thì người Việt cũng ác, nhưng cái ác không tự sinh ra. Cái ác là một tập tính, tiếng vỗ tay và lời hò reo hiểm độc từ các hàng ghế của bọn quan lại trong đấu trường Colesseum. Cái ác của chúng ta và người bạn Trung Quốc, lúc này, cũng hết sức cá biệt trên thế giới.
Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó.
Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót.
Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nghiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình.
NS Tuấn Khanh

Thực trạng môi trường ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường- SOS!
Từ xóm mới tới tận cố đô
Xô bồ nông thôn lên thành phố
Từ biển bạc tới cả sông hồ…
Ô nhiễm Việt Nam đất nước tôi!
Phạm Hải




4 tháng 7, 2016

Lỗ hổng lớn để người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam


Hiện tượng người Việt tiếp tay cho người Trung Quốc mua nhà đất, làm hướng dẫn viên chui, theo nhiều chuyên gia, khởi nguồn từ năng lực quản lý nhà nước còn kém.

Việc nhiều người Trung Quốc đến Đà Nẵng làm hướng dẫn viên du lịch chui, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, là một lỗ hổng rất lớn của ngành du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng, Nha Trang mà còn nhiều địa phương khác.
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", ông nói, "trước hết phải trừng trị những người sử dụng, tiếp tay cho họ bởi họ mượn những tổ chức lữ hành của Việt Nam mà người Việt Nam vẫn dung túng chuyện đó".
lo-hong-lon-de-nguoi-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam
Nhà sử học Dương Trung Quốc.
Để xử lý thực trạng này, ông Quốc cho rằng các ngành chức năng phải làm đúng luật, trước hết không chỉ xử lý người du lịch mà phải đánh vào cơ quan quản lý du lịch, lãnh đạo ngành du lịch khi quản lý cứ nói thiếu cái này, cái khác mà không đưa ra được giải pháp nào.
"Mình phải ra điều kiện nếu không có phiên dịch tiếng Trung Quốc thì không cho đưa khách Trung Quốc vào, đơn giản thế thôi. Phải có tỷ lệ bao nhiêu khách thì cần hướng dẫn viên và hướng dẫn viên này phải là người Việt Nam", ông Quốc đề xuất.
Trước tình trạng nhiều hướng dẫn viên người Việt làm sitting guide(hướng dẫn viên đi cùng chỉ để đối phó cơ quan chức năng), ông Quốc cho rằng việc xử lý sẽ rất khó, vì hướng dẫn viên người Trung Quốc khi bị kiểm tra đã có người Việt đứng ra trình thẻ, họ sẽ chối và cho rằng là khách du lịch đang nói chuyện với nhau, không phải đang dẫn khách.
"Nói thì rất khó nhưng những nhà quản lý không thực hiện trách nhiệm của mình, mình phải xử lý mình trước đi", ông Quốc thẳng thắn và cho biết không chỉ xuyên tạc lịch sử, hành vi đốt tiền Việt trong quán bar ở Đà Nẵng phải bị trừng trị.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, cho biết tất cả mọi việc khi đã vượt quá khả năng đáp ứng, năng lực quản lý thì cũng vỡ trận và không kiểm soát được. Tâm lý những người làm du lịch ở các địa phương là khách đến càng đông càng tốt. Nhưng không thể làm du lịch một cách bất chấp.
"Việc quản lý của ngành du lịch nói chung, theo tôi thực trạng bây giờ là quản lý một cách lung tung, thích làm gì thì làm, và hậu quả để hướng dẫn viên dẫn khách đi chui, xuyên tạc lịch sử, không thể chấp nhận được. Người Trung Quốc đến Việt Nam xuyên tạc lịch sử bây giờ là vấn đề của cả đất nước chứ không phải của bất kỳ địa phương nào", ông Sự nói.
Ông Sự cho rằng, cái yếu hiện nay là trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên và cơ quan chức năng quản lý du lịch. Muốn kiểm soát được khách và hướng dẫn viên người Trung Quốc nói gì, có xuyên tạc lịch sử hay không thì phải biết tiếng của họ mới chấn chỉnh, nhắc nhở và quản lý được.
"Phải đào tạo ngôn ngữ tiếng Trung cho lực lượng chức năng. Bây giờ là thời kỳ hội nhập rồi, phải có điều kiện cán bộ biết được bao nhiêu ngoại ngữ. Mình đi đào tạo nhiều thứ tốn cả đống tiền nhưng đào tạo ngoại ngữ lại không làm", ông Sự nói.
Không quản được lãnh thổ đất liền sẽ khó quản lý trên biển
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã phỏng đoán việc hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc "Việt Nam vẫn phải triều cống cho Trung Quốc" xuất phát từ câu chuyện từ thời phong kiến. Khi "cá lớn nuốt cá bé", các nước nhỏ có cách ngoại giao khôn ngoan là triều cống cho những nước lớn. 
lo-hong-lon-de-nguoi-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-1
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã. Ảnh: Nguyễn Đông.
"Những gì người Trung Quốc đang nghĩ là lạc hậu. Người dân chúng ta thì không được biết, nên bây giờ quyền lực mềm, tức là báo chí phải lên tiếng, phải nói sự thật để người dân trong nước cũng như thế giới biết người Trung Quốc đang xuyên tạc thế nào", ông Nhã nói.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng cho rằng, khi người Trung Quốc đã giáo dục cho người dân nước họ như thế thì trước mắt Việt Nam mình cũng phải giáo dục cho người dân Việt Nam về lịch sử nước mình, như việc xưng hoàng đế, tự lực tự cường ra sao và mình không phải là thuộc quốc của Trung Quốc. 
"Mình khẳng định như thế thì lòng dân, lòng người sẽ có ý chí, tự giác để giữ mình, biết họ nói sai hay nói đúng", ông phân tích.
Không chỉ xuyên tạc lịch sử, người Trung Quốc còn mua đất đai, xây nhà cửa tại nhiều thành phố của Việt Nam nhờ người Việt đứng tên. Nhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị phải có chế tài không cho chuyển đổi tài sản cho người Trung Quốc. Chuyện cả dãy phố người Trung Quốc mua trá hình thì phải xử lý, chứ không thể để đến khi mọi chuyện đã rồi. 
lo-hong-lon-de-nguoi-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-2
Đà Nẵng đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút đông lượng khách là người Trung Quốc. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
"Nhiều cửa hàng bán nệm cao su hay dịch vụ cho người Trung Quốc còn đóng kín cửa với người Việt là không được. Tại sao lại có chuyện lãnh thổ, chủ quyền của mình lại tồn tại chuyện đó. Mà chủ quyền đất liền không quản lý được thì sao quản lý được ở trên biển", ông Quốc nêu quan điểm.
Theo ông, khi phát hiện ra phải bịt ngay lỗ rò. "Trách nhiệm đầu tiên là lãnh đạo địa phương, cho đến những doanh nghiệp người Việt Nam để người Trung Quốc lợi dụng trá hình. Cứ phạt thật nặng mới có thể xử lý được. Ta phải xử lý chính người chúng ta, chứ không chỉ xử lý khách nước ngoài", ông Quốc nói thêm.
Nguyễn Đông

3 tháng 7, 2016

Cá nhiễm độc Cục an toàn thực phẩm vẫn bảo ăn được (?)

Cục An toàn thực phẩm nói không nên sợ cá nục nhiễm Phenol

 Chính trị - Xã hội


Theo như cách tính toán của TS. Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế: một người dù ăn 30 cân cá nhiễm phenol với hàm lượng như mẫu cá nục bị nhiễm chất phenol ở Quảng Trị trong vòng 1 tháng thì vẫn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cơ quan chức năng Quảng Trị đã niêm phong lô cá nục đông lạnh bị nhiễm phenol.
Cơ quan chức năng Quảng Trị đã niêm phong lô cá nục đông lạnh bị nhiễm phenol.
Trước đó, theo kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị có một trong sáu mẫu cá nục tại kho đông lạnh của bà Lê Thị Thuộc, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh có hàm lượng phenol mức 0,037mg/kg.
Trong khi ngành y tế Quảng Trị cho rằng phenol là chất cấm, không được phép có trong thực phẩm còn lãnh đạo ngành nông nghiệp lại nói chất này được phép tồn tại nếu có hàm lượng dưới ngưỡng cho phép. 
Không nguy hiểm?
Trao đổi với PLVN, TS. Long cho biết: chất phenol có thể tìm thấy ở mọi nơi. Trong thực phẩm, một lượng phenol cũng đã được tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, thịt ba chỉ rán, thịt gà rán, chè đen lên men, phenol và hợp chất phenol có tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có hàm lượng phenol cao được chỉ ra như: cà chua, táo, lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, các loại dâu rừng và sữa. 
Tuy vậy, trao đổi với PLVN,  Phó Cục trưởng Long cho biết: nếu ăn uống phải sản phẩm có chứa phenol với hàm lượng cao có thể sẽ gây phá hủy đường ruột nghiêm trọng.  “Có một thí nghiệm ở loài gặm nhấm cho thấy phenol có thể gây chết chúng với một liều lượng nhất định. 50% con chuột được đưa ra thí nghiệm dùng 300-600 mg phenol/kg thể trọng, đã bị chết”- ông Long nói.  
Ông Long nói hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy phenol gây ung thư ở người. Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế và cơ quan quản lý môi trường của Hoa Kỳ EPA cũng không xếp phenol vào nhóm gây ung thư ở người.  
Tuy nhiên, một nghiên cứu TDI (tổng lượng hấp thu trong ngày) của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu đã chỉ ra thông tin đáng chú ý:  phenol mà cơ thể người có thể chịu được rơi vào khoảng 0,18 microgram/kg tỷ trọng/ngày.  
“Như vậy, mỗi người ăn với mức như vậy thì vẫn không có vấn đề gì với sức khỏe cả. Vì thế, với hàm lượng phenol mức 0,037mg/kg cá xét nghiệm ở trong Quảng Trị phát hiện ra, thì chúng tôi tính trung bình ra, 1 người Việt Nam có cân năng là 50 kg dùng khoảng 200g cá/ngày thì vẫn còn dưới cái mức này. Nhưng trên thực tế có phải ai cũng có thể ăn 2 lạng cá một ngày mà ngày nào cũng ăn như vậy”- ông Long nói. 
Vì sao người dân hoang mang?
Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay chưa có cơ quan nào quy định đối với ngưỡng phenol trong hải sản. Bởi bình thường cá hay hải sản tự nhiên được đánh bắt lên hàm lượng phenol hầu như không có.  
“Nói thật, từ trước tới nay chẳng ai nghiên cứu hàm lượng phenol trong hải sản cả. Nếu có nghiên cứu là để đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường. Khi môi trường bị ô nhiễm thì có thể nhiễm vào con cá chứ tự nhiên chẳng ai người ta đi nghiên cứu phenol trong cá. Hơn nữa, không có quy định thì đi kiểm tra làm gì”- TS Long nói. 
Theo ông Long, sau khi sự cố cá chết tại 4 tỉnh miền Trung, lại có thông tin nói cá nục nhiễm chất độc phenol khiến dư luận lo lắng là chuyện bình thường. Hiện nay thì cũng chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết là cái gì. Vì thế chúng ta không thể quy về cái này, cái khác được. Phải chờ kết quả chính thức rồi mới có đánh giá được. 
“Còn với thông tin mẫu cá nhiễm phenol ở mức 0,037mg, nếu thực sự nhiễm đúng như thế thì chưa có bằng chứng nào là ảnh hưởng tới sức khỏe cả. Cá như vậy thì yên tâm và ăn được bình thường không lo bị ảnh hưởng sức khỏe. Tôi cho rằng do việc địa phương cung cấp thông tin không rõ ràng nên mới làm cho người dân cảm thấy hoang mang.”- TS. Long nêu quan điểm.  
Nhưng trước sự quan tâm của dư luận, Phó Cục trưởng Cục ATTP lưu ý cần phải lấy mẫu để xét nghiệm thêm cho chắc chắn. Nhưng để làm rõ vấn đề lô cá nục này phải có sự vào cuộc của liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và địa phương. 
“Phía Bộ Y tế đã yêu cầu trước mắt, lô cá đó cứ để nguyên ở đấy chưa cho lưu thông. Vài hôm nữa khi có kết quả nếu không thấy có vấn đề gì thì sẽ thông báo chính thức và cho người ta tiêu thụ thôi”- ông Long nói. 
Báo PLVN đã cố gắng liên hệ với Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT để nắm thêm thông tin nhưng ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục này từ chối bình luận và cho rằng đây là vấn đề của liên ngành xử lý. Cục ông chỉ cung cấp thông tin để Cục ATTP, Bộ Y tế thống nhất phát ngôn. 
Đại diện Bộ Y tế cho biết, phenol có thể tìm thấy trong nước, không khí do chất thải công nghiệp có chứa phenol, thậm chí chất này cũng có thể tìm thấy trong mạch nước ngầm dưới đất. Phenol bị phân hủy trong không khí từ 1-2 ngày, tồn tại trong nước khoảng 1 tuần hoặc có thể hơn, tồn tại trong đất và có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Phi Hùng

Bộ TN&MT: "Cá chết do thủy triều đỏ, không phải Formosa" (?)

Bộ TN&MT công bố 2 nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, trong đó có thủy triều đỏ, không liên quan đến Formosa.



hop-bao-ca-chet-1

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo thông báo nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền Trung: Do thủy triều đỏ, không phải Formosa

20h5': Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân gấp tờ giấy phát biểu và ra về trước sự ngỡ ngàng, bức xúc của hàng trăm phóng viên. Cuộc họp báo nhanh chóng kết thúc sau hơn 7 tiếng chờ đợi.

>>>TRỰC TIẾP: Công bố thủ phạm gây cá chết ở miền Trung chiều 30/6

Buổi họp báo bắt đầu: Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân thay mặt lãnh đạo Bộ TN&MT thông báo kết quả cuộc họp chiều hôm nay. Thứ trưởng Nhân nhận định thông tin cá chết thời gian gần đây gây hoang mang cho người dân, đời sống sản xuất tại 4 tỉnh miền Trung. Bộ TN&MT lưu ý dư luận cần bình tĩnh đồng hành cùng cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân, giải pháp xử lý.
“Thực hiện chỉ đạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ đã tiến hành cuộc họp đánh giá nguyên nhân và tìm ra giải pháp. Trước đó Bộ TN&MT, NN&PTNT đã có nhiều đoàn khảo sát tìm hiểu tại 4 tỉnh. Đòi hỏi cần có thời gian mới tìm ra nguyên nhân. Đây là vấn đề nóng, càng đòi hỏi cơ quan quản lý vào cuộc sớm. Tuy nhiên cần phải tiến hành bài bản để các nhà khoa học, phòng thí nghiệm xác định rõ bản chất vấn đề”, ông Nhân nói.
Ông Nhân cho biết, trong cuộc họp chiều nay, Bộ TN&MT mời bộ ngành liên quan, chuyên gia Nhật Bản thảo luận về những kết quả bước đầu tìm hiểu sự việc. Sau thảo luận, cơ quan quản lý và các nhà khoa học thống nhất 2 nguyên nhân chính.
Đó là: "Do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền, trên biển" và "Do hiện tượng dị thường của thiên nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa, thủy triều đỏ như đã xảy ra ở nhiều nước".
Đến thời điểm này, qua kiểm tra thu thập chứng cứ chưa có bằng chứng cho thấy có sự liên hệ giữa nhà máy Formosa với việc cá chết hàng loạt.

>>>Video công bố nguyên nhân cá chết ở miền Trung:

Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện thông số vượt tiêu chuẩn. Để xác định rõ nguyên nhân cụ thể hiện tượng cá chết hàng loạt và có các giải pháp ứng phó về lâu dài với các thảm họa tương tự, cần tổ chức nghiên cứu làm rõ 2 nhóm nguyên nhân trên.
Bộ KHCN sẽ chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học để thực hiện các nghiên cứu nói trên. Nếu cần thiết, sẽ huy động các tổ chức khoa học quốc tế để kiểm chứng.
“Trong thời gian sớm nhất Bộ NN&PTNT sẽ cung cấp kết quả phân tích các độc tố và sẽ đưa ra khuyến cáo về việc tiếp tục đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ hải sản. Các địa phương tổ chức quan trắc chất lượng nước biển ven bờ và khuyến cáo về các hoạt động du lịch, tắm biển trên địa bàn”, ông Nhân nhấn mạnh.
20h: Lãnh đạo Bộ TN&MT mới chính thức xuất hiện. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo.
19h20: Tới thời điểm này, cuộc họp báo vẫn chưa diễn ra bởi lãnh đạo Bộ TN&MT đang nghỉ giải lao sau cuộc thảo luận kéo dài chiều nay. 
19h: Hàng trăm phóng viên ngồi chật kín hội trường họp báo tại trụ sở Bộ TN&MT chờ buổi họp báo bắt đầu.
hop-bao-bo-tnmt

Hội trường họp báo tại Bộ TN&MT không đủ sức chứa hàng trăm người nên nhiều PV phải ngồi cả dưới đất tác nghiệp

Đúng 19h cuộc "họp kín" bàn về vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung giữa lãnh đạo Bộ TN&MT với các bộ ngành liên quan mới kết thúc. Đáng nói, trước khi ra về, toàn bộ tài liệu cuộc họp đã bị ban tổ chức thu lại.
hop-bao-bo-TNMT-ca-chet

Lãnh đạo Bộ TN&MT tỏ ra khá căng thẳng trong cuộc "họp kín" với lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các bộ ngành trong chiều nay

Trước đó, cuối giờ chiều 27/4, ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Tuyên truyền (Bộ TN&MT) cho biết 19h tối nay, lãnh đạo Bộ sẽ tổ chức cuộc họp báo trả lời những thông tin liên quan tới vụ việc cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo ông Sơn, đây là cuộc họp báo ngoài dự kiến bởi “sức ép báo chí”.
13084298_1269181759762869_601099701_n

Đông đảo phóng viên báo chí chờ thông tin từ phía Bộ TN&MT về vụ cá chếthàng loạt tại các tỉnh miền Trung chiều 27/4

Trước đó, cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ TN&MT với các cơ quan liên quan tới vụ việccá chết hàng loạt đã kéo dài suốt buổi chiều 27/4.
Hàng trăm phóng viên các báo đài đã ngồi ngoài hành lang cuộc họp để cập nhật thông tin nhưng không nhận được bất cứ chia sẻ nào từ lãnh đạo Bộ TN&MT.