Trang

24 tháng 3, 2016

Nhà thầu Trung Quốc làm đường ống Sông Đà:Những câu hỏi khó...


(Tin tức thời sự) - Cơ quan lựa chọn nhà thầu cung cấp đường ống gang dẻo để cung cấp trong giai đoạn 2, phải cam kết với dân, với chính quyền thành phố HN.

Người chọn thầu phải chịu trách nhiệm
Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex- Viwasupco, đơn vị chủ đầu tư dự án nước Sông Đà giai đoạn II vừa phát đi thông cáo lý giải việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án đang gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, công ty được lựa chọn là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/3, ĐBQH Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho biết: "Theo tôi, về nguyên tắc đối với đấu thầu trong nước hay quốc tế thì đều liên quan đến chuyện liên kết, ký kết văn bản giữa hai nước với nhau.
Hơn nữa, điều quan trọng nhất đó chính là tiêu chí đấu thầu. Đây là yếu tố quyết định ai có thể tham gia đấu thầu. Tất cả những điểm này, chỉ có những người tham gia duyệt thầu, thắng thầu mới nắm rõ".
Chính vì thế, theo bà An, thứ nhất, phải quy trách nhiệm đến cùng ai là người chọn thầu; thứ hai, công bố công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật của gói thầu trên, nói rõ, tuổi thọ đường ống là bao lâu, vệ sinh an toàn thực phẩm của ống này với nước sinh hoạt như thế nào.
Nha thau Trung Quoc lam duong ong Song Da:Nhung cau hoi kho...
Đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 đã gặp 17 sự cố
Từ đó, để người chọn thầu phải chịu trách nhiệm trước dân, nếu nghỉ hưu thì người kế nhiệm phải chịu trách nhiệm đến cùng với dân, vì đây là vấn đề an sinh xã hội, vì liên quan đến cuộc sống của mười mấy chục nghìn người dân thành phố Hà Nội.
"Phải đề nghị, người chọn thầu phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra với dân từ chất lượng, tuổi thọ của ống, vệ sinh an toàn nước", bà An nhấn mạnh.
Trước giải thích và sự tin tưởng của Vinaconex về năng lực của nhà thầu Trung Quốc, bà An cho rằng, rất nhiều người đều lập luận khi đấu thầu, tuyển chọn đều là quy trình tốt, nhưng sản phẩm đưa vào sử dụng toàn sai, hoạt động không tốt.
Lạ một điều, lúc đó đều đổ cho yếu tố khách quan, cho nên, bây giờ đề nghị người chịu trách nhiệm cao nhất là người chọn thầu, công bố công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật của đường ống nước này, trong đó bao gồm các yếu tố: tuổi trọ công trình, đường ống.
Đây là người chịu trách nhiệm chính trước dân, trước chính quyền Hà Nội, trước cử tri Hà Nội về việc lựa chọn này.
Phải công khai cam kết
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, bà An nhấn mạnh: "Chúng ta phải đề nghị người chọn thầu cam kết với chính quyền, với người dân rằng đã chọn thầu đúng, cam kết tất cả tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo.
Khi đó, nếu sau này đưa vào sử dụng gặp sự cố, thì mới có thể quy trách nhiệm, tránh tình trạng như hiện nay".
Về việc trưng cầu ý kiến của người dân, theo bà An, Luật trưng cầu dân ý cũng có quy định, cái gì có liên quan đến lợi ích của dân thì phải hỏi ý kiến của dân, kể cả việc chọn thầu, cuối cùng thì cũng chỉ để chọn thầu đúng.
Nhưng nếu chủ đầu tư khẳng định đã chọn đúng, chọn được nhà thầu kinh nghiệm, đảm bảo được mọi yêu cầu, thì có thể cam kết với dân, với chính quyền, UBND TP Hà Nội là được. Trong đó, nêu rõ nếu xảy ra sự cố phải chịu trách nhiệm không những dân sự mà còn là hình sự.
Bà An nói, sẽ không được đổ cho chất liệu làm đường ống như giai đoạn 1, cũng không thể đổ do yếu tố khách quan.
"Với dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 đường ống đã dùng công nghệ Trung Quốc, 3 năm 17 sự cố, giờ đây giai đoạn 2 chúng ta lại tiếp tục lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, thì cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về ngành cấp thoát nước, vật liệu.
Và chuyện người dân mất niềm tin vào năng lực nhà thầu Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu khi quá nhiều công trình có liên quan đến Trung Quốc đang khiến người dân vô cùng lo lắng. Vì thế, cần có những cam kết công khai, rõ ràng từ phía chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp vật liệu này", bà An khẳng định.
Châu An

23 tháng 3, 2016

Nữ sinh dân tộc Mường giành học bổng 5,5 tỷ đồng của ĐH Mỹ danh tiếng


Bùi Trần Bảo Ngọc, cô gái 9X đến từ mảnh đất Hòa Bình tâm sự, có bố là người dân tộc Mường nên em thấu hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc. Đó là nguồn cảm hứng của bài luận giúp Ngọc chinh phục suất học bổng “khủng” đất Mỹ.
Thông tin cá nhân
Họ và tên: Bùi Trần Bảo Ngọc
Sinh năm: 1997
- Cựu học sinh Chuyên Toán trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Tốt nghiệp Tú tài quốc tế tại trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA), Singapore
Thành tích cá nhân và hoạt động nổi bật:
- Giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 9
- Giải Nhất Cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio Khu vực miền Bắc, lớp 9
- Bằng khen danh dự của Chủ tịch tỉnh Hoà Bình, lớp 9
- Học bổng “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học” của Viện nghiên cứu cao cấp về toán, lớp 10
- Học bổng UWC toàn phần từ trường UWCSEA Singapore, lớp 11
- Học bổng trị giá 240,000 USD/4 năm (khoảng 5,5 tỉ đồng) từ trường Đại học Duke, Mỹ.
- Chủ tịch tổ chức Định hướng du học và phát triển tiếng Anh (SAGS), trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đồng trưởng ban tổ chức cuộc thi Hùng biện tiếng Anh U-Talk 2014
- Đồng trưởng ban tổ chức Ngày hội ngôn ngữ mẹ đẻ quốc tế 2015 (International Mother Tongue Day)
- Trưởng ban truyền thông tại UWCSEA Senior Ambassadors
- Thành viên ban tổ chức Hội nghị Hoà bình tại Thái Lan năm 2015
- Thành viên ban tổ chức UWC Scholarship Singapore Selection Camp 2015-2016
- Thành viên dàn hợp xướng Singers, biểu diễn tại OPUS Concert 2014-2015

học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Bảo Ngọc - cô gái dân tộc Mường xinh xắn sinh ra tại mảnh đất Hòa Bình.
Trải nghiệm đa văn hóa tại đảo quốc sư tử
Hành trình du học của Bảo Ngọc khởi đầu từ đất nước Singapore. Là cô gái thông minh năng động, sau khi tốt nghiệp lớp 11 trường THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội với những thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, Bảo Ngọc được nhận học bổng toàn phần của trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA) tại Singapore.
Đây là một trong hệ thống 15 trường UWC trên toàn thế giới, được thành lập nhằm mục đích lấy giáo dục làm động lực liên kết các quốc gia, các nền văn hoá và con người vì mục tiêu hoà bình và một tương lai bền vững.
Tại UWCSEA, cô gái Việt được gặp gỡ với bạn bè từ hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, tham gia nhiều hoạt động liên quan đến việc quảng bá các nền văn hoá, xây dựng hoà bình và tìm hiểu các vấn đề xã hội.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Nhận học bổng toàn phần chương trình Tú tài quốc tế tại trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA), Singapore, cô gái Việt có những trải nghiệm đa văn hóa để trưởng thành.
Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu khi đặt chân vào môi trường giáo dục đa văn hóa, Ngọc bắt đầu “cháy” hết mình với việc học hành và các hoạt động ở UWC.
“Bên cạnh việc học và thi bình thường, chúng em còn làm nhiều các bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu độc lập gắn liền với thực tế. Chương trình Tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB) tại UWCSEA rất khuyến khích chúng em tìm hiểu những thông tin nóng hổi của xã hội như làn sóng tị nạn tại châu Âu, sự khủng hoảng của nền kinh tế Hy Lạp hay đưa những trải nghiệm cá nhân từ nền văn hoá của mình vào các đề tài nghiên cứu.
Điều này giúp chúng em tự suy nghĩ một cách sâu sắc và tránh dựa dẫm hay sao chép từ các bài nghiên cứu khác”, Ngọc chia sẻ.
Một điều khiến 9X Việt đặc biệt ấn tượng là sự năng động của môi trường ở đây. Các học sinh như Ngọc được yêu cầu phải tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, tình nguyện diễn ra trong và ngoài trường một cách thường xuyên.
Cũng như các học sinh UWC khác, hoạt động ngoại khoá với Ngọc không còn là điều bắt buộc mà dần trở thành một phần không thế thiếu trong cuộc sống du học, giúp em năng động và trưởng thành hơn.
“Em ấn tượng nhất hồi hè lớp 11, em được đến vùng biên giới Thái Lan, Myanmar một tuần để tổ chức hội nghị Hoà bình với người dân tị nạn ở đó. Chúng em đã sống cùng nhau một tuần, tham gia rất nhiều hoạt động và chia sẻ với nhau rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Có người bạn còn đi xe mười mấy cây số để đến tặng em một món quà trước khi chia tay.
Sự kiện này đã khiến em nhận ra rất nhiều bài học quý giá về hoà bình, tình bạn, văn hóa, cuộc sống của chính mình và những người xung quanh”.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Ngọc rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp tại Singapore.
Trân trọng văn hóa dân tộc để trưởng thành và vươn xa
Cuối năm lớp 11, vì còn “mải” tận hưởng cuộc sống ở UWC nên học đại học với Ngọc vẫn còn khá mông lung. “Nhưng phải đến một lần nói chuyện với một anh bạn từng là cựu học sinh UWC Costa Rica, hiện đang học tập tại ĐH Duke, em mới thực sự bị cuốn hút bởi trường và quyết định nộp hồ sơ sớm đợt 1- Early Decision”, Ngọc kể.
Và cô gái Việt bằng khả năng học tập, trải nghiệm xã hội phong phú cùng suy nghĩ sâu sắc trong bài luận đã chinh phục hội đồng tuyển sinh ĐH Duke danh tiếng ngay trong lần đầu nộp hồ sơ.
Hành trình du học Singapore cùng trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa là chất liệu cho bài luận phụ của Bảo Ngọc. Còn bài luận chính, cô gái Việt đã nói về tác động của bố và người dân tộc Mường lên việc hình thành nên con người mình.
“Bố em là người dân tộc Mường nên từ nhỏ em đã được thấu hiểu và học cách trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. Đây chính là nguồn cảm hứng cho em viết bài luận chính nói về tác động của bố và dân tộc Mường lên việc hình thành nên con người em”. Với Ngọc, trân trọng văn hóa cội nguồn chính là động lực giúp em trưởng thành và đi xa.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Trân trọng nguồn cội, bản sắc văn hóa dân tộc Mường là cảm hứng trong bài luận chính gửi đến ĐH Duke của cô gái Việt.
Ngọc “bật mí”: “Thực ra không có công thức chung cho một hồ sơ đại học thành công vì mỗi người có một hoàn cảnh và điểm mạnh, yếu khác nhau.
Em chỉ muốn nói với những ai đang muốn đi du học rằng: Hồ sơ đại học không chỉ là những con số mà còn là cả con người bạn. Hãy coi thử thách là cơ hội, làm những gì bạn đam mê, và cho nhà tuyển sinh thấy sự đa dạng trong một tổng thế thống nhất ở bạn”.
Xuất sắc chinh phục học bổng trị giá gần 5,5 tỷ đồng của ĐH Duke (xếp thứ 8 trong top 10 trường ĐH Quốc gia tốt nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng của U.S. News & World Report năm 2015), nữ tân sinh viên dự định theo học ngành Kinh tế và Khoa học chính trị, vì đó là đam mê của em cũng là một trong những thế mạnh của nhà trường.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ

“Trong tương lai gần, em muốn được học hết sức, chơi hết mình, đi tới nhiều nơi và trải nghiệm nhiều nền văn hoá để mở mang tầm mắt và trau dồi kiến thức. Như Shelby Davis- Chủ tịch quỹ học bổng Davis UWC Scholarship đã từng nói, “A life consists of 3 phases: Learn, Earn and Return”, em muốn cháy hết mình cho tuổi trẻ, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để quay trở về làm những việc có ích cho xã hội sau này”, cô gái Việt khẳng định.
(Theo Lệ Thu/ Dân Trí)
(Ảnh NVCC)

22 tháng 3, 2016

Về Miền Tây


Ngày xưa gạo trắng nước trong
Nay đang khô hạn đau lòng nhân gian
“Cơ hội vàng” hay nguy nan?
Giàu đâu chưa biết, giờ tan nát lòng.


Chẳng những không chút mảy may lo ngại ngập mặn khủng khiếp đang hoành…
VTC.VN|BỞI VTC NEWS

Trung Quốc âm thầm phát triển lực lượng đổ bộ chiếm Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc đã nhòm ngó Biển Đông từ lâu và đã chế tạo các tàu đổ bộ tầm xa để tìm cách tranh cướp các đảo đá nhỏ cách xa bờ biển.
Strategy Page Mỹ ngày 17/3 cho hay, cách đây không lâu, Trung Quốc đã biên chế thêm 3 tàu đổ bộ xe tăng Type 072B (LST). Ngoài ra còn có các tàu chiến cùng loại khác đang được chế tạo.
Ngày 7/3/2016, Hải quân Trung Quốc đồng thời biên chế 3 tàu đổ bộ xe tăng Type 072B cho Hạm đội Đông Hải
Mặc dù dư luận quốc tế không rõ cuối cùng Trung Quốc sẽ chế tạo bao nhiêu chiếc, nhưng họ rõ ràng có kế hoạch sở hữu loại tàu này với số lượng đáng kể.
Tàu đổ bộ xe tăng Type 072A là một loại tàu chiến lớp 5.000 tấn, lượng chở hàng tiêu chuẩn là 500 tấn, còn có không gian để chở 250 binh sĩ. Thủy thủ đoàn của tàu là 104 người, trang bị pháo hạm 2 nòng cỡ 37 mm, 2 động cơ dầu diesel cùng với các thiết bị dùng để bốc dỡ hàng.
Trên tàu còn có một bãi đỗ máy bay trực thăng, nhưng không có nhà chứa máy bay. Tốc độ cao nhất của tàu này là 37 km/giờ, tốc độ tuần tra là 25 km/giờ. Trong tình hình không bổ sung nhiên liệu và chạy với tốc độ tuần tra, hành trình của tàu có thể đạt 5.400 km. Hoạt động dài nhất trên biển khoảng 2 tuần.
Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc luôn cố gắng chế tạo nhiều hơn tàu chiến đổ bộ, chủ yếu là để thay thế các tàu cũ kỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời tiến hành nâng cấp hiện đại hóa đối với hạm đội đổ bộ.
Tàu vận tải đổ bộ Nghi Mông Sơn số hiệu 988 Type 071 Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc có 3 tàu vận tải đổ bộ (LPD) (Mỹ có 9 chiếc), hơn 100 tàu đổ bộ cỡ trung bình (LSM) và tàu đổ bộ xe tăng (LST), cùng với gần 200 thuyền đổ bộ. Những tàu đổ bộ này có thể vượt đại dương, còn thuyền đổ bộ có thể đổ bộ lên Đài Loan.
Đa số các tàu đổ bộ khá nhỏ thực ra được biên chế cho Lục quân Trung Quốc, cách đây không lâu những thuyền đổ bộ lục quân này còn có thể dễ dàng nhận biết, bởi vì tàu thuyền Lục quân Trung Quốc được quét sơn màu xanh lam, còn tàu của Hải quân Trung Quốc được quét sơn màu xám.
Nhưng hiện nay tàu thuyền của Lục quân Trung Quốc đã quét sơn màu xám, cho nên, cần phải nhìn thật kỹ thì mới có thể biết được tàu thuyền thuộc quân chủng nào.
Hiện nay, muốn phân biệt điểm này càng trở nên khó khăn hơn, bởi vì, Lục quân Trung Quốc đang chế tạo nhiều tàu hơn, chẳng hạn tàu chiến xuất hiện vào năm 2013 và được Lục quân Trung Quốc mô tả là tàu ro-ro (chở phương tiện có bánh xe). Nhưng, khi quan sát kỹ thì nó là tàu đổ bộ cỡ trung bình có thể chở mười mấy xe và khoảng 200 binh sĩ.
Nói cách khác, nó có thể chở một đại đội bộ binh cơ giới. Loại tàu đổ bộ hạng trung mới này do nhà máy đóng tàu của Lục quân Trung Quốc chế tạo, phía trước và sau tàu đều có "sườn dốc", lắp 4 khẩu súng máy 14,5 mm.
Thuyền đổ bộ Type 067 Trung Quốc
Khả năng vận chuyển của thuyền đổ bộ thông dụng Type 067 (LCU) là 50 tấn, hành trình đạt 800 km, một lần có thể hoạt động 10 ngày trên biển. Những thuyền đổ bộ thông dụng này có thể sử dụng hệ thống dẫn đường lắp sẵn, có thể hoạt động trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thuyền đổ bộ Type 067 đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài, phiên bản đầu tiên của nó bắt đầu được chế tạo vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Phiên bản phóng to của nó là Type 271, có thể chở xe tăng loại mới nhất và nặng hơn của Trung Quốc.
Trung Quốc còn đang kiểm soát tốt tình hình của vài trăm tàu thương mại và sà lan, chúng có thể được huy động làm nhiệm vụ quân sự, dùng cho tác chiến đổ bộ tấn công Đài Loan.
Trung Quốc có đủ khả năng vận chuyển tới hơn 300 tiểu đoàn bộ binh và cơ giới (xe tăng và bộ binh cơ giới), tương đương với khoảng 24 sư đoàn. Trung Quốc còn có cả khả năng vận chuyển lực lượng chi viện, phần lớn là sử dụng tàu thuyền vận tải dân dụng.
Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc tập trung chế tạo nhiều hơn tàu đổ bộ có thể triển khai hành động biển xa. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã nhòm ngó Biển Đông từ lâu và đã chế tạo các tàu đổ bộ tầm xa để tìm cách tranh cướp chủ quyền đối với các đảo đá nhỏ cách xa bờ biển.
Tàu bán ngầm Đông Hải Đảo chở tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zurb, Hải quân Trung Quốc
Đông Bình
TỪ KHÓA :
hải quân đánh bộ , Trung Quốc , tranh cướp , Biển Đông , chủ quyền , đánh chiếm , Đài Loan
CHỦ ĐỀ : TIÊU ĐIỂM HẢI QUÂN
CHỦ ĐỀ : HẢI QUÂN VIỆT NAM

Siêu đặc sản rau

Ra ruộng hái rau lúc chiều tà
Rau xanh rau sạch mát lòng ta
Bạn nào muốn ăn thì ta bán
Một mớ đúng hai ngàn đô la.

Phạm Hải