Trang

8 tháng 3, 2016

Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu!


Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?

cuoc chien bien dong da bat dau
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất. Có một điều lạ rằng, năm nay, trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông!
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này: “Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?
Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.
cuoc chien bien dong da bat dau
Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc: “Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.
Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyến Biển Đông. Bài báo phản ánh: “Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”.
Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo.
Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.
cuoc chien bien dong da bat dau
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển
Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc. 
Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng.
Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông. 
Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen.
Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế.
Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này.
cuoc chien bien dong da bat dau
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá 
Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.
Ông Hughes nói: “Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con.
cuoc chien bien dong da bat dau
Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành!
cuoc chien bien dong da bat dau
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố ngông cuồng!
Trong cuộc họp báo bên lề cuộc họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc hôm nay (8/3), Ngoại trưởng ...
cuoc chien bien dong da bat dau
Tàu hải cảnh Trung Quốc cướp phá tàu cá của ngư dân Quảng Nam
Trong khi đang đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, một tàu cá của ngư dân ...
cuoc chien bien dong da bat dau
Thủ tướng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!
Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ ...
cuoc chien bien dong da bat dau
Trung Quốc đang che đậy một âm mưu ghê gớm?
Việc Trung Quốc thông báo cắt giảm ngân sách quốc phòng và những tuyên bố của nước này về vụ ...






7 tháng 3, 2016

Thế giới sẽ ra sao khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ


Nga - Mỹ xích lại gần nhau, Washington lạnh nhạt với Bắc Kinh, một trật tự NATO bị đảo lộn là những viễn cảnh có thể xảy ra nếu Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ.
the-gioi-se-ra-sao-khi-donald-trump-lam-tong-thong-my
Ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Liệu ông Donald Trump có thể lên làm tổng thống Mỹ hay không đến giờ vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ bởi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng mới chỉ bắt đầu. Và cơ hội để "tỷ phú bạo miệng" trở thành tổng tư lệnh của nước Mỹ vẫn rộng mở. Vậy mọi chuyện sẽ ra sao nếu Donald Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất thế giới này?
Trump là một doanh nhân thành công, một tỷ phú thành đạt nhờ phát triển bất động sản, một ngôi sao truyền hình thực tế và một tác giả của nhiều đầu sách bán chạy. Nhưng ông chưa bao giờ giữ một chức vụ nào trong chính quyền và không tỏ ra quá quan tâm đến chính sách đối ngoại, theo CNN.
"Tôi không cho rằng ông ấy có chiều sâu kiến thức về những vấn đề của quốc gia", Christopher Hill, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, nhận xét. Trump "là một người rất bản năng và không hề dè dặt khi thể hiện những bản năng ấy".
Dù vậy, ông có lượng lớn người ủng hộ. Trump hôm 1/3 giành chiến thắng tại 6 cuộc bỏ phiếu sơ bộ và họp kín của đảng Cộng hòa tổ chức tại các bang Arkansas, Texas, Georgia, Virginia, Alabama, Tennessee, Massachusetts.
Giới quan sát nhận định ông Trump đa phần nhận được sự ủng hộ từ những người da trắng ôm mối giận dữ với vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Họ lo sợ rằng mình sẽ phải nhường chỗ cho cộng đồng người thiểu số và di cư, đồng thời luyến tiếc về quá khứ vàng son của nước Mỹ.
Những người ủng hộ Donald Trump xuất thân từ đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp. Một cử tri nói rằng "thái độ của Trump cho thấy ông ấy dường như chẳng e ngại bất cứ điều gì".
Trump thề sẽ đấu tranh cho sức mạnh kinh tế và quyền lực quân sự của quốc gia "để khiến nước Mỹ tốt đẹp trở lại".
Mục tiêu của Trump rất rõ ràng. Ông muốn giành lấy sự chú ý từ những cử tri đang cảm thấy thất vọng và lo lắng về vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bằng các tuyên ngôn gây sốc. Dù vậy, những việc Trump có thể làm có vẻ không được chắc chắn như những gì ông nói.
Dựng tường ngăn cách Mexico
Trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là kế hoạch dựng một bức tường chắn dài ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và nạn buôn bán ma túy. Trump khăng khăng cho rằng Mexico phải chịu mọi phí tổn. Song phát ngôn viên tổng thống Mexico tuyên bố không bao giờ có chuyện đó.
Dù nguồn kinh phí đến từ đâu đi chăng nữa thì kế hoạch trị giá hàng tỷ USD này cuối cùng cũng phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Các nhà lập pháp ở Washington hiện không mấy mặn mà với đề xuất trên.
Nga - Mỹ xích lại gần nhau
Trump là người duy nhất trong các ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng nói sẽ hoan nghênh việc Nga hỗ trợ quân sự Syria.
Tỷ phú từng nhiều lần lên tiếng ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi cuối năm ngoái, Trump còn nhận xét "Tổng thống Putin  là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy uy quyền. Ông ấy đại diện cho nước Nga và đã đem lại vinh quang cho đất nước mình".
Thái độ cũng như hành động của Trump cho thấy ông đang dành một tình cảm đặc biệt cho nước Nga. Vậy nên, nhiều chuyên gia nhận định nếu Trump thực sự lên làm tổng thống Mỹ, viễn cảnh Moscow và Washington xích lại gần nhau sẽ không phải là điều quá xa vời.
Mạnh tay với khủng bố
Trump từng thề sẽ "ném bom không ngừng nghỉ" để đánh bật Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq. Nhưng tại Syria, Trump lại nói sẽ nhường việc chống IS cho chính quyền Damascus.
Dưới sự lãnh đạo của Trump, Mỹ sẽ từ chối tiếp nhận người di cư từ Syria. Thay vào đó, ông đề xuất thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria. Mỹ hỗ trợ nguồn tiền nhưng các quốc gia khác phải tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nó.
Trump đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng trở lại biện pháp thẩm vấn dùng hình thức tra tấn "trấn nước" vốn bị thế giới lên án mạnh mẽ. Ông không quên thêm rằng cách tra tấn kiểu như thế "vẫn chưa đủ khắc nghiệt".
Theo Trump, tra tấn "lúc nào cũng phát huy tác dụng". Ngoài ra, ông sẽ không động đến nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Mỹ trên vịnh Guantanamo, Cuba, để tống thêm nhiều phạm nhân nữa vào đây.
Hạn chế hợp tác với Trung Quốc
Trump có một quan điểm cho rằng Mỹ đang bị các đối tác kinh doanh khai thác và ông sẽ đặc biệt dành cơn thịnh nộ của mình cho Trung Quốc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, Trump cho hay ông có kế hoạch áp đặt mức thuế 45% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng minh đảo lộn
Trump hiện tỏ ra vô cùng thất vọng với những chi phí mà Mỹ phải chịu để duy trì hiện diện quân sự ở châu Âu cũng như những áp lực đang đặt nặng lên Washington khi giữ vai trò dẫn dắt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Nước Đức ở đâu? Các quốc gia hàng đầu châu Âu khác ở đâu? Tôi không ngại giúp đỡ họ. Tôi không ngại đứng phía sau họ", Trump nói.
Ông cũng muốn Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ nhiều hơn trong việc chi trả những phí tổn cần thiết để Washington tiếp tục bảo vệ Seoul.
"Chúng ta chẳng được lợi gì từ việc này. Tôi không bảo rằng chúng ta sẽ để điều gì đó không hay xảy ra với họ. Nhưng họ phải giúp chúng ta chứ", Trump nói. Thực tế, Mỹ hàng năm nhận từ Hàn Quốc 800 triệu USD để thực hiện hoạt động này, theo Politifact.
Tương lai khó đoán định
the-gioi-se-ra-sao-khi-donald-trump-lam-tong-thong-my-1
Những người ủng hộ Donald Trump. Ảnh: BBC
Donald Trump là ứng viên tổng thống có tính phân cực nhất tại Mỹ hiện nay. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi giới chuyên gia bất đồng về những điều mà Trump nói sẽ đem đến cho Nhà Trắng, cây bút Jonathan Mann từ CNNnhận xét.
"Dưới sự lãnh đạo của Trump, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ rất chắc chắn và chủ động. Nó sẽ giống với những năm tháng mà Reagan cầm quyền với nền hòa bình được xây dựng thông qua sức mạnh kinh tế và quân sự chứ không như Nhà Trắng hiện nay với sự do dự và những điểm yếu chết người", nhà kinh tế Peter Navarro từ Đại học California, Mỹ, đánh giá.
Nhưng theo ông Jamie Metzl, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, "thế giới là một hệ sinh thái phức tạp và sự hiếu chiến mà Donald Trump thể hiện trong cuộc đua vào Nhà Trắng là cực kỳ đáng lo ngại".
Ngay cả khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump cũng không thể tự ý quyết định mọi việc. Quốc hội và tòa án có quyền ngăn cản mọi chính sách của bất kỳ tổng thống nào. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động, ngành công nghiệp và vô số nhóm lợi ích khác nhau đều có tiếng nói của riêng mình. Áp lực từ công chúng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới các chính sách của Mỹ trên toàn cầu.
Đặt danh hiệu "tỷ phú" cùng những chương trình truyền hình thực tế mà Donald Trump là nhân vật chính sang một bên, các phẩm chất của ứng viên tổng thống này vẫn chưa được kiểm tra thấu đáo. Với các bất ngờ mà Trump tạo ra những tháng gần đây, không ai đủ khả năng để tiên liệu điều gì đang chờ chúng ta phía trước, Mann bình luận.
Vũ Hoàng

6 tháng 3, 2016

Làm giàu từ cây THANH LONG


Sau 5 năm lao động nỗ lực và sáng tạo, chủ trang trại đã thu hồi vốn và đang xây khu biệt thự này ở Hàm Tân- Bình Thuận. Họ đã tạo ra trái thanh long đẹp và ngon bậc nhất VN. Trang trại này đang mở rộng quy mô sản xuất, đang cần tuyển thêm công nhân, quản lý có sức khỏe và yêu cây thanh long, lương từ 4,5- 15tr/tháng, sau mỗi năm tăng 1 tháng lương, được chu cấy nhà ở, điện nước, sinh hoạt VH-TT, làm việc 10 năm được cấp 1 căn nhà ở riêng, phù hợp với các hộ gia đình, những người muốn làm việc dài hạn.
Các bạn biết ai có nhu cầu làm việc thì giới thiệu với Hải Phạm nhé, Đt. 01666733456, phamvanhaivt@gmail.com.
Hải Phạm đang viết kịch bản phim điện ảnh về cây Thanh long, muốn ca ngợi những người lao động làm giàu chân chính cho bản thân, thực sự góp phần xây dựng Tổ quốc.
 Phạm Hải

3 tháng 3, 2016

Phim LIÊN MINH HUYỀN THOẠI- Gay cấn và hấp dẫn...

Theo báo Công An Tp. Hồ Chí Minh

                        Đạo diễn/nhà sx phim Phạm Văn Hải ( giữa ) và các dv chính phim LMHT

Khởi chiếu vào ngày 26/2/2016 tại các rạp trên toàn quốc, dẫu không gây “sốt” như một số bộ phim cùng thời điểm, nhưng LIÊN MINH HUYỀN THOẠI khiến khán giả khá hài lòng với những trải nghiệm suốt 90p xem phim.
LIÊN MINH HUYỀN THOẠI là bộ phim điện ảnh đầu tiên của hãng phim Phú Hải. Bằng tất cả nhiệt huyết, hai đạo diễn Phạm Văn Hải và Đinh Thái Thụy cùng toàn bộ ê-kíp đã hoàn thành bộ phim sau gần hai tháng chật vật và thiếu thốn nơi “rừng thiêng, nước độc”. Đập vào mắt người xem là những cảnh quay hùng vỹ của núi rừng Tây Nguyên qua những góc máy được lựa chọn rất tinh tế.
 Câu chuyện phim kể về cuộc gặp gỡ định mệnh của ba thanh niên với những hoài bão khác nhau (do các diễn viên Hòa Hiệp, Huỳnh Anh và Nam long thủ vai) trong hành trình phiêu lưu mạo hiểm đầy can go, trắc trở để đi tìm cổ vật quý giá của bản Lạc Nam. Để được trả công bằng một số tiền lớn, họ phải chấp nhận đánh đổi bằng máu và nước mắt, quyết tìm cho ra báu vật.
 Những tình tiết càng lúc càng ly kỳ, hấp dẫn khi trong chuyến đi họ đã gặp hai sơn nữ xinh đẹp (do hotgirl Lilly Luta và Thanh Tú đóng) của bản Lạc Nam. Vì tình yêu, hai cô gái này đã vô tình “tiếp tay” cho ba chàng ngự lâm có được tấm bản đồ xâm nhập vào hang chứa báu vật của bản Lạc Nam. Dù bộ phim được xây dựng dựa trên yếu tố hành động (võ thuật), nhưng tác giả kịch bản Nam Phát cùng biên tập Phạm Văn Hải cũng đã khéo léo lồng ghép những câu chuyện tình lãng mạng và một số phân đoạn hài hước thú vị.
 Khán giả thật sự thích thú với những màn võ thuật điêu luyện của các nhân vật trong phim. Trong đó phải kể đến Nam Long- một diễn viên võ thuật (cascanduew) được đạo diễn tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” thủ vai nam chính. Với vẻ ngoài nam tính và khả năng biểu cảm khá tốt, Nam Long đã không làm người xem thất vọng, nhất là những cú đánh đẹp mắt của anh đã gây ấn tượng tốt.
 Chuyến đi chỉ vì tiền nhưng kết thúc phim lại mở ra một thông điệp đầy tính nhân văn “tiền có thể mua được tất cả nhưng tình người là vô giá”. Cuối cùng, vì để giải cứu cho người yêu thoát khỏi sự trừng phạt của luật tục, các chàng ngự lâm đã trao trả lại cổ vật cho bản Lạc Nam.
 Trong vô số những bộ phim hài xuất hiện đầy rẫy tại các rạp hiện nay thì “Liên minh huyền thoại” mang đến một làn gió mới cả về hình thức lẫn nội dung. Với tư cách là một khán giả, chúng tôi cho rằng, đây là một bộ phim được đầu tư tốt về mọi mặt. Khi nghe đạo diễn kiên nhà sản xuất trải lòng về sự thiếu hụt kinh phí trong quá trình sản xuất phim, chúng tôi càng thấm thía hơn cách làm phim của những người sống vì đam mê với nghệ thuật. Để bộ phim có dịp ra mắt khán giả, 100% diễn viên và các thành viên chính của đoàn phim đều nhiệt tình tham gia góp vốn. Bản thân đạo diễn cũng nhiều lần thót tim vì sự liều lĩnh của chính mình khi muốn có những cảnh quay hùng vỹ và võ thuật đẹp mắt. Các diễn viên tham gia hành động đều phải đánh thật, toàn bộ đao kiếm được sử dụng cũng là đao kiếm thật chứ không phải là đạo cụ. Các pha võ thuật không hề dùng các vật dụng, kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ như một số phim khác.
 Sau 90 phút coi phim, chúng tôi cảm nhận là toàn bộ ê-kíp đoàn phim LIÊN MINH HUYỀN THOẠI đã thật sự phấn đấu, nỗ lực hết mình vì một bộ phim “vì nghệ thuật” đến như vậy, dẫu cũng không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định.
Tuy nhiên điều đáng buồn nhất là những bộ phim chỉnh chu về mặt chất lượng hiện nay lại chưa được khán giả trẻ hưởng ứng. Thực tế cho thấy, những bộ phim được sản xuất theo kiểu “mỳ ăn liền” hời hợt lại đang được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt miễn là có hài (dù đôi khi rất nhảm) và có diễn viên nổi tiếng là được.
 Đến bao giờ người xem mới có cái nhìn đúng hơn trước khi bỏ tiền mua vé xem phim?
Trang VĂN HÓA
DU YÊN

23 tháng 2, 2016

Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước


Đăng Bởi  - 
Nha nuoc, kinh te, tham gia, bao cao, WB

Theo báo cáo Việt Nam 2035 công bố ngày 23.2 tại Hà Nội, tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng suất.

DNNN hiện diện ở hầu hết các ngành
Đây là một trong những rào cản thể chế đối với sự phát triển của Việt Nam, được công bố tại báo cáo "Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ". Báo cáo này đồng thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam và nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và được công bố bởi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Young Kim.
Theo báo cáo đưa ra, Nhà nước tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế trực tiếp qua các DNNN, cụ thể là các tập đoàn kinh tế nhà nước; và gián tiếp qua mối quan hệ rất chặt chẽ giữa Nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, các DNNN hiện diện ở hầu hết các ngành và lĩnh vực, kể cả các ngành như may mặc, dịch vụ điện thoại di động và ngân hàng - là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp, công ty tư nhân có thể làm tốt hơn DNNN.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, sự thiếu vắng tầng lớp thương nhân thực sự độc lập với Nhà nước hoặc độc lập với các cơ quan nhà nước là loại phí tổn thứ hai mà sự tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đưa lại.
“Nhóm lợi ích đặc quyền không chỉ có ở Việt Nam, song quan hệ của nhóm này với Nhà nước gắn với kết quả kinh doanh lại cao bất thường. Nếu Nhà nước quyết định duy trì nhiều vai trò trong các hoạt động sản xuất, thì tối thiểu cũng nên giữ vị thế trung lập khi cạnh tranh với tư nhân”, báo cáo cho hay.
Điều này hàm ý rằng không nên ủng hộ các đặc quyền tiếp cận nguồn lực tài chính, đất đai, các hợp đồng mua sắm của chính quyền, trợ cấp của nhà nước, và những ưu đãi về thuế hiện đang được dành riêng cho các DNNN bởi những sự phân biệt đối xử này làm suy giảm khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Theo đại diện của Ngân hàng thế giới (WB) tại buổi công bố, tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng suất.
Ngoài những phí tổn gây ra cho nền kinh tế, sự tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế còn làm suy yếu hiệu lực của chính Nhà nước. Tình trạng ấy tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế Nhà nước.
Nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch
Cũng theo báo cáo, để giải quyết tình trạng này, thứ nhất cần phải chú ý đến năng lực của bộ máy hành chính dựa trên sự phân tầng bậc rõ ràng, thẩm quyền thống nhất, chế độ chức nghiệp thực tài, và quyền hạn được pháp luật quy định.
Thứ hai là sử dụng các tín hiệu thị trường để phân bổ nguồn lực và sử dụng kỷ luật tài khóa để bảo đảm sự ăn khớp giữa chính sách với năng lực tài chính của nhà nước.
Thứ ba là sự tham gia rộng rãi của người dân vào quá trình hoạch định chính sách để bảo đảm sự đồng bộ giữa chính sách và chương trình của Nhà nước với nhu cầu và khát vọng của dân chúng.
“Cải cách cấu trúc nhà nước mà lại bỏ qua các nguyên tắc thị trường hoặc đánh giá quá cao vai trò thị trường, trong khi việc hoạch định chính sách của nhà nước thiếu sự tham gia của cộng đồng, thì đều không thể mang lại kết quả tốt đẹp”, báo cáo nhận định.
Theo ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB, để nâng cao hiệu quả Nhà nước cần cải thiện quản trị nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch, để đảm bảo Việt Nam có hệ thống thể chế mạnh, bắt kịp sự phát triển của đất nước.
“Để thực hiện được điều đó, Việt Nam cần có một quy định chặt chẽ hơn về chức năng kinh tế của Nhà nước, giảm vai trò trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và quy định rõ ranh giới của khu vực công, khu vực tư, tuyển dụng và bổ nhiệm dựa trên năng lực”, ông Jim Yong Kim nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, lựa chọn duy nhất của Việt Nam là thực hiện cải cách dựa trên ba trụ cột: thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường, thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội, tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.
“Nếu không nghiêm chỉnh thực hiện những cải cách đã nêu ra, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức; và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi”, ông Bùi Quang Vinh chia sẻ.
Trí Lâm

‘Thủ tục hành chính với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm’


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc, phẫn nộ trước tình trạng cấp chứng chỉ hành nghề dược; về nạn bán thuốc giả, thuốc rởm hại dân. 
Cho ý kiến dự án luật Dược (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng nay 23.2, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lưu ý đến tình trạng sản xuất, làm và bán thuốc giả; kể cả việc cấp các chứng chỉ hành nghề.
Về căn bệnh gai đốt sống của mình, Chủ tịch Quốc hội cho biết, rất nhiều thầy thuốc Đông y “lành nghề, mát tay” chỉ chữa trị trong 10 ngày đã khỏi. Trong khi đó, qua Bệnh viện Bạch Mai, 108 chụp chiếu phải mổ, phải mài rất tốn kém, nặng nề. “Những người này lúc đầu cấp chứng chỉ họ hành nghề, sau đưa lên Ban nọ, Sở kia thế là rút luôn vì chưa có trong danh mục. Trong khi có thầy lang, thầy mo chữa bệnh giẫm đạp lên cả người thì vẫn để”, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng.
Việc cấp phép chứng chỉ hành nghề, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phải chặt chẽ nhưng không được gây phiền hà. “Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm. Có tiền là cấp, không có tiền là không cấp. Phải đơn giản tối đa thủ tục hành chính. Luật mình cho tự do kinh doanh, trị bệnh cứu người, không được cấm, chỉ cấm trị bệnh lếu láo”, ông Hùng yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, luật Dược khi ban hành phải khắc phục được tình trạng thuốc giả, thuốc rởm; ngăn chặn được các cửa hàng mượn bằng, treo bằng. “Nếu cửa hàng nào không đủ điều kiện phải rút ngay”, Chủ tịch đề nghị.
Trước đó, Báo cáo Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý một số nội dung của dự án luật Dược (sửa đổi) Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết, dự thảo luật mới đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13. Theo đó, luật bổ sung thêm nhiều quy định quản lý chặt chẽ giá thuốc, thuốc nhập khẩu và đấu thầu giá thuốc…

Anh Vũ

Cận cảnh hòn đảo có lối đi giữa biển duy nhất tại Việt Nam


  1. Được thiên nhiên ưu đãi với làn nước xanh ngắt, cây cối um tùm cùng một con đường giữa biển tuyệt đẹp, đảo Điệp Sơn hứa hẹn sẽ là một trong những điểm du lịch tiềm năng thu hút rất nhiều du khách trong thời gian sắp tới.

    20160222_021208_12746028_999286906793426_2852592

    Điệp Sơn ở đâu?


    Điệp Sơn là một dãy gồm 3 đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, địa danh này cực kỳ là nổi tiếng với con đường mòn độc nhất vô nhị kéo dài khoảng 700m nối liền hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn.

    Lớn nhất trong cả dãy là Hòn Bịp dài khoảng 2.3km, kế tiếp là hòn Giữa và cuối cùng là hòn Đuốc.

    Trên đảo này có rất nhiều cây cối um tùm, xung quanh bao bọc bởi những bãi cát trắng tuyệt đẹp. Ở trung tâm Hòn Bịp là núi Điệp Sơn. 

    Điệp Sơn vẫn còn là một quần đảo rất hoang sơ
    dao_diep_son_ivivu_1_1024x683

    Nếu mà ai thích vẻ hoang sơ thì Điệp Sơn đúng là đỉnh của đỉnh. Thậm chí, đây chỉ mới là địa điểm du lịch tiềm năng, hứa hẹn sẽ phát triển nếu điều kiện giao thông với đất liền tốt hơn. Chính vì vậy mà quần đảo này còn rất xa lạ rất nhiều người. Người dân thì rất hiếu khách.

    Làm sao để có cơ hội đi trên con đường cát?

    Hãy đợi khi thủy triều hạ xuống, thường thì tầm 6h sáng thì con đường chạy thẳng ra lòng biển này sẽ xuất hiện. Đó là lúc mà bạn phải xoắn quần lên để men theo con đường. Không chỉ thích thú bởi cảm nhận được con đường uốn lợn, rộng khoảng 1 mét và nằm dưới mặt biển trong xanh chưa đến nửa mét, mà bạn còn được mang trong mình cảm giác hồi hộp vì lo sợ nước dâng. 

    Sau khi đi bộ chừng 30 phút, bạn sẽ tới được đảo lớn Điệp Sơn xinh đẹp với một màu xanh của cây cối pha lẫn màu đó của mái nhà lợp ngói. Mọi ưu phiền dường như sẽ tan biến khi đứng trước sự thanh bình với làn gió táp vào mặt cùng cơn sóng cứ chạm khẽ bàn chân.

    Thời điểm lý tưởng để du lịch Điệp Sơn


    Chính là thời điểm này nè mọi người! Điệp Sơn đẹp nhất là từ tháng 12 đến tháng 6, lúc này, biển khá êm và trong xanh, ai mà thường say nóng thì cũng sẽ cảm thấy khỏe re khi ngồi tàu.

    Cách di chuyển ra Điệp Sơn sau khi đã tới Nha Trang

    Từ Nha Trang chạy ra Vạn Giã, Vạn Ninh tầm 60km. Hỏi đường ra cảng cá Vạn Giã. Từ đây có tàu đi Điệp Sơn tầm 9 giờ đến 11 giờ, tùy theo con nước mỗi ngày. Giờ tàu về đất liền tầm 5 đến 6 giờ sáng. Tàu chạy chừng 30 đến 40 phút sẽ tới Điệp Sơn. Đối diện cảng Vạn Giã có đường hẻm rộng, chạy vào đó chừng 100m có chỗ gửi xe qua đêm.

    Một số lưu ý khi tới Điệp Sơn:
    - Vì chưa phát triển du lịch nên không có khách sạn, nhà nghỉ và bắt buộc bạn phải mang lều để cắm trại trên biển.

    - Đến đảo thì gặp anh Mẫn trưởng thôn báo cáo, xin phép lưu trú trên đảo. Rồi qua gặp anh Pha công an trưởng để báo cáo.

    - Anh Pha Trưởng công An xã: 01213636125. Có thể ngủ nhờ nhà anh Pha. Gửi anh 50.000 đồng/người gồm tắm rửa.
    - Đồ ăn thức uống còn rất hạn chế, mọi người phải tự chuẩn bị . Chỉ có 1,2 chỗ bán tạp hóa mà thôi!

    - Điện đóm ở đây chỉ được xải 3 tiếng mỗi ngày từ 6 đến 9 giờ. Thế nên mọi người phải chủ động chuẩn bị, nếu dùng của người dân thì nhớ trả tiền vì điện giá cũng khá cao.

    - Có một trại gà trên đảo, mọi người có thể mua để chế biến thức ăn.

    - Tuyệt đối phải giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, đây là điều mà không ai được quên nếu không muốn mất đi những thiên đường như vậy.

    Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ, chụp được nhiều hình. Nhớ là "selfie" cho đã rồi về khoe bạn bè nhằm lấy “nghìn like” nha.

    Một số hình ảnh ở Điệp Sơn:

    dao_diep_son_ivivu_2_1024x683

    dao_diep_son_ivivu_3

    du_lich_dao_diep_son_1

    du_lich_dao_diep_son_15_1024x683

    du_lich_dao_diep_son_cover_1200x800

    Những kilomet cuối cùng của cuộc đời - Nghẹn lòng với câu chuyện có thật
    Hoảng hốt về mặt trái của thời hiện đại
    Sửng sốt với bà chủ 8x tài năng, người lèo lái chuỗi 39 khách sạn 4,5 sao đi đến thành công vượt trội
    Tổng hợp từ Ivivu, dulichmienphi va thegioitre