Trang

10 tháng 1, 2016

Đảng Cộng hòa Mỹ thách Trung Quốc chiếm biển Đông


Đăng Bởi  - 
Dang Cong hoa My san sang thach thuc TQ doi chiem Bien Dong
Chủ tịch Hạ viện Ryan

Đảng Cộng hòa Mỹ sẵn sàng thách Trung Quốc chiếm biển Đông, vào lúc Trung Quốc gia tăng những hành động khiêu khích ở vùng biển này.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan là một trong những thành viên đảng Cộng hòa sẵn sàng thách Trung Quốc (TQ) dám chiếm biển Đông.
Tại một cuộc họp báo hôm 7.1, ông Ryan nói sự căng thẳng trên biển Đông khiến cần Mỹ duy trì một thế lực hải quân mạnh để ngăn chặn TQ. Ông phê phán tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama đã ra các đề xuất, mà theo ông Ryan, là giảm sức mạnh hải quân Mỹ:
“Chúng ta lẽ ra không có một tổng thống đề nghị hạ số tàu chiến xuống mức hồi Thế chiến 1. Điều này có nghĩa chúng ta cần có một quân đội mạnh, một hạm đội hải quân mạnh và một chính sách đối ngoại thật sự mà hiện chúng ta chẳng có”.
Chặn ý đồ bá chủ biển Đông của TQ
Tuyên bố của ông Ryan ra một ngày sau việc TQ thông báo một máy bay thử nghiệm đã hạ cánh trên đường băng ở đá Chữ Thập, một trong những đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đó là chuyến hạ cánh thứ hai (chuyến đầu ngày 2.1) của TQ. Nước này đang hung hăng tuyên bố độc chiếm 90% biển Đông, tranh chấp biển đảo với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Từ ngày 1 đến 8.1,TQ cũng có 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay TP.HCM (FIR Hồ Chí Minh) mà không thông báo trước, một hành động thách thức quy định hàng không thế giới, đe dọa an toàn hàng không.
Dang Cong hoa My thach Trung Quoc chiem bien Dong-hinh-anh-1
Máy bay TQ đưa người đến đá Chữ Thập 
Từ cuối năm 2013, TQ đã xây trái phép 7 đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. TQ nói các đảo nhân tạo được xây nhằm phục vụ tàu dân sự, ngư dân và cứu hộ thiên tai. Nhưng Mỹ nói TQ có ý đồ triển khai quân sự ở các đảo này, tiến tới lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
Ý đồ này nhằm để TQ kiểm soát, khống chế biển Đông, ngăn cản các cuộc tuần tra thực hiện quyền tự do hàng không-hàng hải của Mỹ.
TQ xem sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là nhằm kiềm chế TQ, theo Denny Roy, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Đông-Tây ở Honolulu. Ông nói Bắc Kinh xem việc đòi quyền và dùng lịch sử để tự khẳng định là một thế lực ở châu Á.
Ứng viên Tổng thống Mỹ Marco Rubio là thành viên khác của đảng Cộng hòa, nói nếu ông trúng cử, ông sẽ đưa tàu chiến Mỹ đến biển Đông, để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển, trên không của TQ.
Ông Rubio cũng nói sẽ hợp tác với các đồng minh trong khu vực, khi trả lời phỏng vấn của Fox Business Network hôm 7.1: “Chúng ta  cần tăng cường sức mạnh cho đồng minh quân sự ở Thái Bình Dương, bắt đầu bằng việc Mỹ đầu tư nguồn lực cần thiết để tái thiết hải quân của chúng ta”.
Khi được hỏi nếu trúng cử tổng thống, ông có sẵn sàng can thiệp quân sự để chặn máy bay TQ hạ cánh xuống các đảo nhân tạo mà họ xây trái phép trên biển Đông hay không, ông Rubio nói Mỹ cần thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của TQ: “Chúng ta sẽ phản đối tuyên bố chủ quyền của TQ ở những khu vực này, và chúng ta nên tiếp tục đưa máy bay, tàu chiến đến tuần tra ở vùng biển đó”.  
Đảng Cộng hòa đang muốn hất đảng Dân chủ khỏi Nhà Trắng, trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.2016. Đảng này chọn chủ trương đối ngoại của ông Obama làm chủ đề vận động tranh cử.
Các nghị sĩ Cộng hòa khác đã chỉ trích chính phủ Obama không tích cực tuần tra biển Đông.
Các sĩ quan hải quân Mỹ nói cuộc tranh chấp ở vùng biển này có nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Hạm đội Thái Bình Dương có đủ sức trị TQ?
Trong khi đó, hãng tin AP nêu việc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ít tàu chiến hơn, đã làm dấy lên tranh luận về việc Mỹ và các đồng minh có đủ sức đối phó sức mạnh hải quân TQ hay không.
AP nêu việc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ít tàu chiến hơn, vào lúc Mỹ và đồng minh đối mặt với thách thức từ sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Các sĩ quan hải quân Mỹ nói các tàu chiến hiện đại hơn đang bù đắp số tàu thiếu hụt. Theo Đô đốc Scott Swift, câu hỏi Hạm đội Thái Bình Dương có đủ tàu chiến hay không phản ánh sự lo lắng của dư luận khu vực về thực lực của hải quân Mỹ.
Ông nói: “Tôi rất thoải mái với nguồn lực tôi có”. Ông nêu ví dụ là khu trục hạm mang tên lửa hành trình Benfold vừa được nâng cấp với tên lửa đạn đạo, hoặc 3 khu trục hạm mới DDG-1000 đang sắp được gia tăng cho hạm đội.
Nhưng chuyên gia Peter Jennings ở Viện nghiên cứu chiến lược Úc nói vấn đề trong thời bình là liệu có đủ tàu chiến Mỹ để trấn an đồng minh và bạn bè. Ông cho rằng đây là một điều cần giải quyết về lâu dài.
Hạm đội Thái Bình Dương hiện có 182 tàu chiến, gồm tàu chiến đấu như tàu sân bay, các tàu tiếp liệu, hỗ trợ, theo người phát ngôn của lực lượng này. 20 năm trước, hạm đội này có 192 tàu chiến.
Hải quân TQ có hơn 300 tàu nổi, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra, theo báo cáo Chiến lược an ninh hàng hải châu Á-Thái Bình Dương (thuộc Lầu Năm Góc) công bố hồi tháng 8.2015.
AP cho biết vì Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ít tàu chiến hơn, nên hải quân Mỹ phải triển khai lâu, phải hoãn chuyện bảo trì để duy trì sự hiện diện với ít tàu chiến hơn.
Một hậu quả của việc ít tàu chiến là tàu phải hoạt động nhiều hơn. Đô đốc về hưu Zap Zlatoper, từng chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương thập niên 90, nói việc triển khai tàu quá 6 tháng khiến hải quân Mỹ khó giữ chân được thủy thủ.
Nhưng các tàu chiến hiện được triển khai mỗi đợt trung bình từ 7 đến 9 tháng, dù hải quân Mỹ tính giảm xuống còn 7 tháng.
Điều kiện hoạt động của tàu chiến cũng gặp khó khăn. Hồi đầu năm 2011, chiếc Essex phải bỏ cuộc tập trận với Úc, qua năm sau cũng hủy tập trận với Thái Lan do máy móc trục trặc, sau một thời gian bị hoãn bảo trì và bị yêu cầu tiếp tục hoạt động trên biển.
Nhà nghiên cứu Bryan Clark của tổ chức nghiên cứu Center for Strategic and Budgetary Assessments nói đó là các dấu hiệu của sự nguyên trạng không thể bền vững.
Trong báo cáo tháng 11, ông nêu các giải pháp: đóng thêm nhiều tàu chiến, dù việc này cần tiền nhưng có thể quốc hội Mỹ không duyệt cho hải quân; hoặc ít triển khai hơn, điều mà Lầu Năm Góc có thể miễn cưỡng chấp nhận ít sự hiện diện hải quân trên biển hơn.
Các lựa chọn khác: giữ tàu chiến ở các căn cứ nước ngoài, nơi mà chúng gần vùng hoạt động hơn; hoặc chỉ cử ít tàu hộ tống một tàu sân bay.
Hải quân Mỹ cần được tăng cường “cú đấm hạt nhân”
AP nêu ý kiến của Đô đốc John Richardson, rằng hải quân Mỹ cần được tăng cường sức mạnh bằng cú đấm hạt nhân, nhằm đề phòng những mối đe dọa không thể biết trước của các nước, như CHDCND Triều Tiên hôm 7.1 đã tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên.
Ông đặt ưu tiên số 1 là phải có một hạm đội tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân mới, lặn thật yên tĩnh dưới biển. Hải quân Mỹ tính thay 14 chiếc lớp Ohio hiện nay (bắt đầu phục vụ từ năm 1981) bằng 12 chiếc thế hệ mới.
Đô đốc Richardson nói: “Đấy là nền tảng cho sự tồn tại của đất nước chúng ta”. Nhung đấy cũng là một khoản chi “khủng”, ước tính tốn 100 tỉ USD. Ngay cả thượng nghị sĩ  Richard Blumenthal, người rất ủng hộ kế hoạch trên, phải thốt lên rằng “đó là một con số làm chóng mặt”.
Đấy là một trong 3 nỗ lực mà Lầu Năm Góc muốn hiện đại lực lượng hạt nhân: tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới hoặc được nâng cấp và phóng từ trên bộ, cùng máy bay ném bom tầm xa.
Tổng khoản chi cho 3 nỗ lực này, cùng sự nâng cấp và thay thế, từ năm 2024 có thể lên tới 348 tỉ USD.
Đô đốc Richardson xác nhận khoản chi này quá lớn, nhưng xứng đáng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình thế giới mà Mỹ gánh vác. Hồi cuối năm 2015, ông nói rằng theo quan điểm an ninh ngày nay, thì một khả năng hạt nhân tầm cỡ thế giới là cần thiết để được xem là một cường quốc. Nếu không thì “chúng ta có thể bị các nước khác đe dọa, bắt nạt. Đó là các nước có treo mối đe dọa hạt nhân trên đầu chúng ta”.
Ý ông Richardson ám chỉ Nga và TQ đều đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.  
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  William J.Perry (từ 1994 đến 1997) nói Mỹ có thể ngăn chặn một đòn tấn công hạt nhân bằng một số ít tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân và máy bay ném bom hạt nhân. Ông ủng hộ loại bỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của không quân Mỹ. Những người khác nói nên kết hợp tàu ngầm với ICBM.
Bảo Vĩnh (theo The Age)

"Chuyến tàu 3 năm chỉ phục vụ 1 hành khách là chuyện có thật"

BTTD yêu nước... Nhật !

Bà Diệp cho biết, đại diện công ty đường sắt JR của Nhật Bản đã xác nhận rằng họ biết câu chuyện đang lan truyền trên mạng và đó là câu chuyện có thật.
Câu chuyện công ty đường sắt JR của Nhật duy trì một chuyến tàu và nhà ga thêm 3 năm để phục vụ cho duy nhất một nữ sinh gây xôn xao nhiều nước châu Á.
nhà ga phục vụ 1 nữ sinh, nhà ga Nhật Bản
Số điện thoại đường dây nóng của JR Hokkaido, nơi trực tiếp quản lý tuyến tàu được nói đến trong câu chuyện duy trì tàu cho nữ sinh Nhật
Mọi chuyện bắt đầu ồn ã từ một bài báo trên CCTV và sau đó nó lan truyền với tốc độ chóng mặt tại rất nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ cho đến châu Âu, Trung Đông, châu Á.
Nhiều người không khỏi đặt câu hỏi làm gì có chuyện người Nhật vốn đề cao hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư mà lại chấp nhận duy trì cả một chuyến tàu và nhà ga để phục vụ cho chỉ một nữ sinh? Rồi nhiều người khẳng định rằng chẳng nhẽ trong 3 năm mà trong thị trấn của cô này không có học sinh nào khác ngoài cô nữ sinh này?
Bà Ngọc Diệp, thạc sỹ ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc tế Nhật Bản đã gọi điện thoại cho hãng đường sắt JR của Nhật Bản để xác minh về câu chuyện này.
Dưới đây là chia sẻ của bà Diệp:
"Trước tiên để xác nhận về việc câu chuyện này là đúng hay sai, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến số điện thoại chăm sóc khách hàng của công ty đường sắt JR của Nhật chi nhánh Hokkaido.
Khi được hỏi về câu chuyện này, đại diện của JR đã xác nhận với chúng tôi rằng họ biết câu chuyện đang lan truyền trên mạng và đó là câu chuyện có thật.
Đại diện của JR Hokkaido cho biết cách đây 3 năm họ thực sự đã có kế hoạch đóng cửa nhà ga Kami-Shirataki và sau khi tìm hiểu thực tế, họ biết việc nữ sinh trung học đó cần tàu để đến trường, cùng với vài lý do khác nữa mà họ không thể công bố, nên họ đã quyết định duy trì tuyến tàu đó đến ngày 26/3/2016, thời điểm tốt nghiệp trung học ở Nhật.
Đại diện JR cho biết nếu có yêu cầu bằng văn bản từ một cơ quan báo chí/thông tấn của Việt Nam thì họ sẽ cho biết thêm các lý do còn lại.
Như vậy đã có đủ căn cứ để khẳng định câu chuyện đang gây ngạc nhiên khắp thế giới là có thật và quyết định của JR trong việc duy trì tuyến tàu để hỗ trợ cho cô cũng không phải là chuyện bịa đặt.
Câu chuyện sẽ gây sốc với những ai chưa từng bao giờ thực sự hiểu cuộc sống tại Nhật nhưng sẽ là điều bình thường với những ai đã từng trải nghiệm cuộc sống trên đất nước tuyệt vời này.
Đối với nước Nhật, ngoài những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thì những gì con người ta sống và cư xử với nhau trong đời sống hàng ngày mới là điều những người từng sống ở Nhật luôn ngưỡng mộ và yêu quý đất nước này.
Những lòng tốt khó tin trên đất Nhật
Những ai đã từng đến các sân bay ở Nhật, khi máy bay rời đi, nếu tinh ý họ sẽ nhận ra rằng tất cả nhân viên đang có mặt trên sân bay khi đó đồng loạt cúi chào chiếc máy bay đang cất cánh hay hạ cánh.
Họ cũng không cần biết việc hành khách có chú ý hay khen ngợi việc họ làm hay không, nhưng dù chỉ cần một hành khách biết đến sự chu đáo của họ thì họ cũng đã vui lòng.
Vậy thử hỏi một ngày nếu chỉ tính riêng sân bay Narita có đến hàng trăm chuyến bay, có ai có thể tưởng tượng nhân viên sân bay phải cúi chào đến bao nhiêu lần mà họ vẫn vui vẻ.
Đó là những ông chủ dù giữ chức vụ cao nhưng luôn sẵn sàng làm những việc tay chân để giữ cho nơi làm việc được sạch sẽ. Đó là những cô gái nhìn rất “sang chảnh” nhưng khi thấy rác bẩn trên đường sẵn sàng cúi xuống nhặt để giữ cho đường phố sạch sẽ mà không nề hà gì.
Sự chu đáo và quan tâm đến từng nhu cầu cá nhân của người Nhật thể hiện cả từ điều nhỏ nhất, đó là nhà vệ sinh công cộng. Với kinh nghiệm từng sống ở nhiều châu lục, tôi chưa từng thấy ở nước nào trên thế giới mà nhà vệ sinh công cộng có phòng trang điểm riêng cho phụ nữ, phòng thay tã kèm them một vài chiếc tã cho trẻ con, chỗ nằm nghỉ cho khách qua lại lỡ độ đường và tất cả hoàn toàn miễn phí.
Là một người từng sống, học tập và làm việc ở Nhật 2 năm, tôi từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện về sự tử tế, quan tâm đến từng cá nhân của người Nhật. Chắc chắn rằng khi người Việt Nam nghe cũng cảm thấy sốc và không tin tại sao họ lại phải tốt như vậy.
Cũng có lý do để thông cảm bởi khi mà trình độ phát triển và nhận thức của người Việt mình còn chưa bằng Nhật, người Việt mình còn chưa thể vượt qua được nỗi lo về cơm áo gạo tiền thường trực thì rất nhiều người không tránh khỏi việc nhận thức còn hạn chế.
Ở Nhật người Việt Nam rất tai tiếng về “ăn cắp vặt”. Những câu chuyện về ăn cắp của người Việt tại Nhật không thể đếm xuể. Thế nhưng trong những cuộc nói chuyện của tôi với một số cảnh sát Nhật, họ vẫn luôn giữ thái độ bao dung và muốn hướng thiện cho người Việt lầm lỗi.
Bác Takahashi, một người cảnh sát địa phương tại tỉnh Nagano ở Nhật, từng chia sẻ với tôi bác đã bắt được rất nhiều người Việt Nam trộm cắp trong siêu thị, và với từng trường hợp, bác luôn cố gắng thuê phiên dịch tiếng Nhật – Việt thật giỏi để hiểu được cặn kẽ lý do tại sao họ lại phải ăn trộm và cố gắng bằng hết khả năng của mình để thuyết phục họ hãy luôn hướng thiện.
Bác Takahashi đã rất nhiều năm luôn bằng sức lực và tiền bạc của mình cưu mang hỗ trợ cho nhiều sinh viên Việt Nam sang Nhật học chỉ với một lý do đơn giản rằng bác rất yêu người Việt Nam và luôn tin vào bản chất tốt của người Việt Nam chính vì vậy bác muốn giúp đỡ hết sức có thể.
Đó là con chưa kể rất nhiều những câu lạc bộ tiếng Nhật hoàn toàn miễn phí dành cho người nước ngoài do người Nhật tổ chức. Những người tham gia câu lạc bộ không những được học tiếng mà còn được các thầy cô giáo người Nhật đưa đi chơi rất nhiều địa điểm ở Nhật, được tổ chức tiệc miễn phí vào các dịp lễ, được tặng rất nhiều quà cáp trước khi về nước.
Người Việt phải chăng đã quá mất niềm tin?
Những câu chuyện trên có khó tin không? Chắc chắn rất khó tin với rất nhiều người Việt Nam chưa từng đến Nhật hoặc chỉ đến Nhật qua những chuyến du lịch ngắn ngày. Người Việt Nam mình khi được hỏi, từ trẻ con cho đến người lớn thường chỉ mơ ước được làm những điều to tát mà không có ai muốn làm điều bình thường để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hãy xem trẻ em Nhật nói gì?
Mới đây, báo Japan Today của Nhật đã tiến hành cuộc khảo sát đối với rất nhiều các em học sinh trung học và kết quả gây rất nhiều bất ngờ. Rất nhiều em trả lời mình mơ ước được làm người lái tàu, lái những chuyến tàu phục vụ cho hành khách, nhiều em khác mơ ước làm lính cứu hỏa để cứu người, nhiều em khác nữa mơ ước làm bác sỹ chữa bệnh để chữa bệnh miễn phí cho mọi người. Không có một em nào nói muốn trở nên cực giàu có hay làm tỷ phú, triệu phú.
Việc sống như một người bình thường và làm những điều bình thường có ích cho xã hội dường như đang trở nên khó khăn với chúng ta.
Người Việt hiện tại đang rất mệt mỏi với những thông tin thực phẩm bẩn, dối trá, lừa lọc trong sản xuất, kinh doanh nên có lẽ nhiều người khó chấp nhận được việc có một câu chuyện đẹp như thế diễn ra trong lòng xã hội Nhật.
Nhiều người thậm chí còn dẫn ra câu chuyện ký túc xá Việt Nam 100 tỷ phục vụ cho 1 sinh viên hay cây cầu 3,5 tỷ phục vụ cho hai hộ dân. Xin hãy phân biệt rõ ràng giữa hiệu quả đồng vốn trong đầu tư và những mục đích nhân văn của các quyết định kinh tế.
Cách nghĩ của người Việt không thể đúng với xã hội Nhật và ngược lại. Đừng áp đặt suy nghĩ của mình và nơi mình đang sống lên một đất nước mà trình độ phát triển và nhận thức của họ hơn mình đã rất xa".
Theo Ngọc Diệp/Tri Thức Trẻ

90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc


Chủ Nhật, ngày 10/1/2016 - 07:15
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã bị lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc (TQ), thể hiện rõ nhất ở chỗ hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu TQ, mức nhập siêu từ TQ liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.

 
Vấn đề là thiết bị, công nghệ của nhiều công trình TQ làm ở ta không có chất lượng cao, lại hay đội giá và kéo dài thời gian thực hiện, gây thiệt đơn thiệt kép cho ta. Không ít sản phẩm trung gian và tiêu dùng nhập khẩu từ TQ vừa chèn ép các ngành hàng và doanh nghiệp trong nước (kể cả nông nghiệp), vừa gây hiểm họa cho người tiêu dùng và môi trường do không kiểm soát được chất lượng và các nhân tố độc hại chứa đựng trong đó. Không thể để tình trạng này kéo dài lâu hơn nữa. Hội nhập với các nền kinh tế khác cho ta thêm cơ hội để thay đổi tình trạng này.
(Theo Một Thế Giới)
Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG:
Các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam

 
Cách đây 200-300 năm, con người chết vì bệnh, vì thiếu ăn. Nhưng ngày nay con người chết vì no, vì ăn quá nhiều thứ không nên ăn. Con người trong thời gian dài đã dùng kiến thức để tăng lượng (giảm chất) thỏa mãn nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Con người ăn thứ kém chất lượng dẫn đến bệnh tật và chết vì bệnh.
Nói như thế để thấy thế giới đang tăng lượng và xu hướng sẽ phải từ từ dừng lại việc tăng lượng, chuyển sang tăng chất.
Với việc tham gia TPP, các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam. Họ đi trước, nếu chúng ta cũng chạy theo lượng thì không thể cạnh tranh lại với họ. Chúng ta phải nghiên cứu về chất đi: nuôi gà thiên nhiên, heo thiên nhiên, chế biến ngon…
Đừng trách việc “doanh nghiệp nói nông dân không nghe”. Sản xuất chạy theo lượng đến mức người trồng không dám ăn là thói quen hình thành từ thực tế khách quan: cứ làm sao cho năng suất thật cao, bán được tiền là xong.
(Theo Tiếp Thị Thế Giới)

Trung Quốc tăng cường năng lực độc chiếm Biển Đông


(GDVN) - Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ, liên tục các bước triển khai quân sự ở Biển Đông và coi đây là vấn đề ưu tiên, đặc biệt là xây dựng các tiền đồn quân sự...
Liên quan đến lực lượng tàu tiếp tế Trung Quốc, các tờ báo chính thống nước này ngày 26/12/2015 công khai cho biết, chiều cùng ngày, Trung Quốc đã biên chế 3 tàu quân sự cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962, triển khai ở Biển Đông.
Tàu Lô Cô Hồ là tàu tiếp tế Type 904B do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. So với tàu tiếp tế Phủ Tiên Hồ Type 904A (biên chế cho Hạm đội Nam Hải năm 2007, triển khai ở Biển Đông), tàu này đã có thêm khoang chứa máy bay, đã tăng cường khả năng tiếp tế thẳng đứng.
Tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 26/12/2015
Truyền thông Trung Quốc tuyên truyền, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ sẽ tiến hành tiếp tế hậu cần cho lực lượng Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ như tiếp tế nhất định cho biên đội tàu chiến hay y tế trên biển.
Một nguồn tin khác đã tiết lộ chi tiết hơn, cho biết, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ dài khoảng 155 m, rộng hơn 22 m, mớn nước khoảng 9 m, lượng giãn nước đầy khoảng 15.000 tấn, biên chế hơn 150 nhân viên, trang bị 2 khẩu pháo 30 mm, 2 súng máy hai nòng, có sàn đỗ cho 1 máy bay trực thăng (Z-9) và có nhà chứa máy bay.
Lô Cô Hồ là tàu tiếp tế Type 904B thứ hai. Chiếc Type 904B thứ nhất có tên là Quân Sơn Hồ số hiệu 961, hạ thủy ngày 30/1/2015, biên chế cho Hạm đội Nam Hải ngày 10/7/2015, cũng triển khai ở Biển Đông.
Như vậy, 3 tàu tiếp tế Type 904A/904B hiện có của Trung Quốc đều triển khai ở Biển Đông, được chế tạo để làm “nhiệm vụ chuyên trách” – đó là tiếp tế, chi viện cho Trung Quốc áp đặt tham vọng bành trướng “đường lưỡi bò” vô lý và bất hợp pháp ở Biển Đông.
Tàu tiếp tế Quân Sơn Hồ số hiệu 961 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông
Một nguồn tin khác cũng cho hay, tàu tiếp tế Type 904A/B sẽ không tham gia các hoạt động tiếp tế ở biển xa như đến vùng biển Somalia, cũng sẽ không tham gia các hoạt động huấn luyện biển xa của biên đội hải quân ở Tây Thái Bình Dương.
Theo nguồn tin này, từ đầu thập niên 1990 đến nay, Trung Quốc đã chế tạo 3 loại tàu tiếp tế để tranh cướp chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm 2 tàu tiếp tế lớp Đại Vận Type 904, 1 tàu tiếp tế Type 904A, 2 tàu tiếp tế Type 904B.
Trong đó, 2 tàu tiếp tế lớp Đại Vận Type 904 có tên là Động Đình Hồ 883 và Kính Bạc Hồ 884, biên chế vào đầu thập niên 1990, lần lượt biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào tháng 3/1992 và tháng 8/1992.
Loại tàu này dài 156,2 m, rộng 20,6 m, mớn nước 6,8 m, lượng giãn nước 10.975 tấn, tốc độ lớn nhất là 22 hải lý/giờ, trang bị 2 khẩu pháo 37 mm, 2 khẩu pháo 25 mm; biên chế 240 người; có sàn đỗ trực thăng ở đuôi tàu; lắp 4 pháo 37 mm, 4 pháo 25 mm.
Tàu tiếp tế Động Đình Hồ số hiệu 883 Type 904 lớp Đại Vận của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Còn tàu tiếp tế Phủ Tiên Hồ số hiệu 888 Type 904A có lượng giãn nước 15.000 tấn. 2 tàu tiếp tế mới Type 904B là Lô Cô Hồ và Quân Sơn Hồ đã được người viết bài này nêu ở trên.
Tất cả các loại tàu tiếp tế này đều được sử dụng để tiếp tế cho các lực lượng Quân đội Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ, liên tục các bước triển khai quân sự ở Biển Đông và coi đây là vấn đề ưu tiên, đặc biệt là xây dựng các tiền đồn quân sự, bố trí các loại vũ khí trang bị, đẩy mạnh các cuộc tập trận…, mục tiêu trước tiên là độc chiếm Biển Đông, mục tiêu lâu dài là vươn ra các vùng biển xa hơn và toàn cầu.
Tàu tiếp tế Kính Bạc Hồ số hiệu 884 Type 904 lớp Đại Vận của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Đông Bình

Bộ Công an quy định ôtô bắt buộc phải có bình cứu hỏa: Cục Đăng kiểm nói... không nhất thiết!


(LĐ) - Số 7 KHÁNH HOÀ - ĐÌNH VŨ 
Bình chữa cháy mini được bày bán tại một cửa hàng ở Hà Nội.

Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 6.1.2016, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Trước và trong ngày thông tư này có hiệu lực, các loại bình chữa cháy mini trên thị trường bán chạy hơn bao giờ hết. Nhiều cửa hàng còn treo biển thông báo hết hàng. Phía công an khẳng định, bình chữa cháy trên xe ôtô là bắt buộc và kiểm tra ráo riết các lái xe, trong khi Cục Đăng kiểm nói không nhất thiết phải có. Xem ra chỉ có người bán bình chữa cháy là hưởng lợi.

    Loạn giá bình chữa cháy mini
    Theo ghi nhận, trong chiều 6 và ngày 7.1, các tài xế, chủ xe ôtô chỉ cần bỏ ra từ 70.000-140.000 đồng là đã có một bình chữa cháy mini. Tại một cửa hàng bán thiết bị chữa cháy trên đường Nguyễn Xiển, một nhân viên bán hàng cho biết, tùy theo từng loại bình chữa cháy mini có giá từ 70.000 đến vài triệu đồng. Rất nhiều loại bình không hề có tem kiểm định, tuy nhiên nhân viên bán hàng tại đây lại khẳng định, bình chữa cháy dập lửa rất an toàn và hiệu quả.
    Tại các tuyến phố Đồng Nhân, Lê Gia Định, Trần Cao Vân… (khu chợ trời, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - nơi chuyên bán phụ tùng ôtô cũ, những ngày qua bình chữa cháy mini luôn trong tình trạng cháy hàng. Riêng ngày 6 và 7.1, nhiều chủ cửa hàng cho biết, mỗi ngày bán ra thị trường ít nhất trên 30 đến 40 thùng (mỗi thùng 10 bình) loại 500ml đến 2 lít.
    Chị Nguyễn Thị Thúy - chủ cửa hàng tại phố Lê Gia Định - cho biết, mấy ngày trước chị bán mỗi bình chỉ từ 70.000- 90.000 đồng/bình 1 lít, riêng ngày mùng 6 lên 170.000 đồng/bình rồi lên đến 200.000 đồng/bình. “Giá tăng nhưng không có hàng mà bán. Giờ còn mấy bình bị méo, móp do vận chuyển chị lấy giá 80.000 đồng/bình/500ml, chú lấy dùng tạm đi không lại bị công an phạt” - chị Thúy nói.
    Theo quy định bắt buộc của Bộ Công an, CSGT và cảnh sát trật tự kiểm tra bình cứu hoả trên xe ôtô. 
    Theo quan sát, hầu hết các mặt hàng bình chữa cháy được bán tại đây đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hầu hết đều không có tem bảo hành, tem kiểm định và nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, nhiều bình chữa cháy mini còn bị bong tróc, hoen gỉ phần vỏ. “Mấy ngày nay người mua bình chữa cháy nhiều lắm, không mua là mai không có mà mua nữa đâu”. Khi phóng viên đề cập vấn đề bảo hành, nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng, các nhân viên tại khu chợ trời… né. “Cứ lấy về mà dùng đi, không sao đâu, đối phó với công an là chính” - một nhân viên bán hàng nói.
    Trước nhu cầu mua bình chữa cháy mini, thị trường bình chữa cháy mini không ngừng tăng giá, nhiều mặt hàng trôi nổi được tung ra thị trường, không chỉ tại các khu chợ trời, gara ôtô, nhiều cửa hàng tạp hóa thậm chí quán bán nước trà đá tại các vỉa hè cũng mua bình chữa cháy mini về để bán. Chị Hồ Thị T (trú quận Cầu Giấy, bán trà đá gần bến xe Mỹ Đình) cho biết, hai ngày nay chị bán được 30 bình chữa cháy mini, mỗi bình loại 500ml được bán với giá từ 140.000-170.000 đồng. “Lấy từ chợ trời chứ đâu, toàn chữ Trung Quốc thì chắc là xuất xứ từ Trung Quốc chứ còn xuất xứ đâu được nữa” - chị T nói.
    Có mặt tại phố Lê Gia Định để mua bình chữa cháy mini, anh Nguyễn Thế Anh (quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Sợ bị công an phạt nên đi mua chứ cũng không biết chất lượng bình chữa cháy thế nào, không biết có dập lửa được không hay lại nổ luôn trên xe thì nguy, thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp để quản lý mặt hàng này để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho người tiêu dùng”.
    Cục Đăng kiểm: Bình cứu hỏa không phải là điều kiện
    Xung quanh thông tin Bộ Công an quy định nếu phương tiện giao thông không trang bị bình cứu hỏa sẽ không được đăng kiểm, đại diện Cục Đăng kiểm vừa khẳng định với Báo Lao Động rằng trang bị bình cứu hoả trên xe ôtô không phải là điều kiện để đăng kiểm xe cơ giới.
    Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Trí - Cục phó Cục Đăng kiểm - cho biết, cục tiến hành kiểm định xe cơ giới theo quy định của Thông tư 70 của Bộ GTVT, trong khi Thông tư số 57 của Bộ Công an đưa ra quy định về việc kiểm soát trên đường.
    Đối tượng áp dụng của Thông tư 57 không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới, việc đưa ra và áp dụng các quy định về kiểm định xe cơ giới là thuộc quyền hạn của
    Bộ GTVT.
    Do đó, hiện nay, Cục Đăng kiểm chỉ chỉ đạo các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc có quy định liên quan tới trang bị bình cứu hoả. Đại diện Cục Đăng kiểm cũng cho biết cục chỉ kiểm tra về trang bị bình cứu hoả với xe trên 16 chỗ ngồi và những xe téc, còn xe cá nhân thì không bị kiểm tra, kiểm định về vấn đề này.
    Đại diện Cục Đăng kiểm cho rằng, trong quá trình áp dụng Thông tư 57 cần phải có các hướng dẫn cụ thể cho người dân và những hướng dẫn này phải phù hợp với kết cấu, thiết kế của xe.
    Liên quan tới vấn đề cháy nổ xe, đại diện Cục Đăng kiểm khuyến cáo, do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa thay vì lục tìm hay cố gắng mở cốp tìm bình cứu hỏa.
    Báo động nguồn hàng kém chất lượng
    Trong ngày 6.1.2016, Đội Quản lý thị trường số 14 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Đội an ninh công thương du lịch, Phòng An ninh kinh tế, Công an TP.Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và phát hiện cơ sở làm bình PCCC giả. Tại thời điểm kiểm tra của lực lượng chức năng, Cty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển Ngọc Linh (ngõ 1295/11 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm bình chữa cháy giả đã hoàn thiện cùng nhiều vỏ bình chữa cháy cũ đã qua sử dụng và thiết bị để sản xuất làm giả sản phẩm như tem nhãn, sơn màu… Tiến hành soát xét kho xưởng, tổ công tác phát hiện nhiều tem giả có in dòng chữ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC của Trường Đại học PCCC. Qua khai nhận của đơn vị sản xuất thì số bình trên là do đơn vị thu mua về rồi bơm hóa chất để đưa đi tiêu thụ trên thị trường. XUÂN LONG

    Hà Nội: Bình cứu hỏa nổ tung trong xe ô tô BMW

    (PetroTimes) - Một khách hàng hút chết vì bình cứu hỏa mini mới mua tại BigC 

    Long Biên tự nhiên phát nổ làm tan tành nội thất trong chiếc xe ô tô BMW của mình.

    ha noi binh cuu hoa no tung trong xe o to bmw
    Bộ Công an nói về thông tin "có cán bộ nhà nước trong vụ á hậu bán dâm nghìn đô"
    Mới sắm cho mình được chiếc bình cứu hỏa mini tại siêu thị BigC Long Biên, chiều 31/7/2014, anh L.P, (Gia Lâm, Hà Nội) dừng xe tại đường Hoàng Ngân, phường Trung Hoà, Cầu Giấy (Hà Nội). Bước ra ngoài xe được một lúc, anh Duy giật mình khi nghe một tiêng nổ khá lớn, quay lại thì thấy trong xe mình bọt khí trắng xóa.
    Tá hỏa chạy tới xe kiểm tra thì thấy bình cứu hỏa mini mình mới mua đã nổ tung. Rất may mắn, khi bình cứu hỏa phát nổ không có ai ở trên xe nên không xảy ra thiệt hại về người, nhưng nội thất trong ô tô của anh Duy thì đã bị rách nát nhiều chỗ…
    Trên bình cứu hỏa anh L.P mua ghi rõ thông tin: Nhà phân phối là Công ty TNHH ĐTTM FAMY VIỆT NAM có địa chỉ ở Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Hạn sử dụng còn tới năm 2017.
    Vụ nổ bình cứu hỏa này gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng các bình cứu hỏa mini hiện nay trên thị trường. Anh Lê Duy Minh (một người dân ở khu đô thị Trung Hòa, Hà Nội, đỗ xe ở gần chiếc xe tai nạn) bức xúc nói: “Chúng tôi mua bình cứu hỏa để lên xe là đề phòng trường hợp cháy xe thì đem ra sử dụng. Nhưng mà các bình cứu hỏa cứ bất chợt nổ tung như thế này, thì chính tính mạng người lái xe không đảm bảo được an toàn, vậy ai dám dùng nữa đây.”
    Hiện tại anh L.P đang hoàn tất thủ tục để khiếu nại nhà cung cấp sản phẩm bình cứu hỏa mà anh đã mua.
    Tú Cẩm

    Sẽ cấm xe máy hoàn toàn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

    BTTD: Nếu cấm thì cả 2 tp này sẽ bị tê liệt.

    Liên quan đến các phương án thu phí phương tiện được Bộ Giao thông vận tải đưa ra thời gian quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, sẽ quyết định thông qua Quốc hội và Chính phủ.
    Sẽ lấy ý kiến người dân
    Về lo ngại của nhiều người trước tình trạng phí chồng phí lên phương tiện giao thông, bên lề Hội nghị trực tuyến về công tác an toàn giao thông quý I/2012 với lãnh đạo 63 tỉnh, thành cả nước Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Một chủ trương nào cũng có hai mặt của nó, chúng ta thấy rằng ở một đất nước mà quá nhiều phương tiện trong khi tai nạn giao thông tăng như vậy, chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn, kể cả đó là một thông lệ của quốc tế trong kinh nghiệm quản lý nhà nước”.
    Sẽ cấm xe máy hoàn toàn ở hà nội và thành phố hồ chí minh
    “Chính vì vậy mà chúng tôi đang lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan, quyết định cuối cùng vẫn là Quốc hội”, ông Phúc khẳng định.
    Đưa quan điểm về những ý kiến cho rằng phí lưu hành phương tiện không thích hợp với thu ở các địa phương nhất là vùng sâu vùng xa làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, ông Phúc cho hay, một quyết định quan trọng mà liên quan đến nhân dân đều phải lấy ý kiến của nhân dân, tất cả những biện pháp đưa ra đều phục vụ nhân dân, lo cho tính mạng và tài sản của người dân. Vì vậy, quyết định thế nào sẽ thông qua Quốc hội và Chính phủ.
    Đánh giá về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian quan tai nạn giao thông có giảm, mhưng kết quả này chưa bền vững. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông.
    Theo ông Phúc, Nhà nước phải có giải pháp tổ chức lại hệ thống giao thông của mình, đặc biệt là khi diện tích mặt đường chưa được tăng lên, thì việc tổ chức lại công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông cần được đặt ra, với các biện pháp như phân luồng, phân làn lòng đường, vỉa hè… Trên tinh thần ai vi phạm phải xử lý nghiêm, cơ sở nào vi phạm phải bị đình chỉ.
    “Các địa phương phải có kế hoạch rất cụ thể để xây dựng các công trình giao thông tĩnh ở trên địa bàn của mình, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM và các đô thị lớn, để giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông”, ông Phúc nói.
    Ngoài ra, ông Phúc cho biết, thời gian tới Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội để có những quy phạm pháp luật theo hướng tăng chế tài xử phạt, giảm phương tiện cá nhân…
    sẽ cấm xe máy hoàn toàn ở hà nội và thành phố hồ chí minh
    “Các công việc này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, các biện pháp phải đồng bộ và cụ thể mới có hy vọng năm an toàn giao thông quốc gia sẽ thành công, mhư mong mỏi của Đảng, Quốc hội và nhân dân”, ông Phúc kết luận.
    Đúng là có nhiều loại phí
    Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thừa nhận: “Câu chuyện phí và lên phí hiện nay đúng là có rất nhiều loại phí, giá ô tô của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều lần các nước sản xuất ra xe, vì các loại phí đẩy giá xe cao lên”.
    Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, hiện nay cả nước có 37 triệu phương tiện giao thông, và tiếp tục gia tăng qua các năm, nên cần có biện pháp để hạn chế sự gia tăng phương tiện. Trong các giải pháp đưa ra, có việc ban hành Quỹ bảo trì và sắp tới sẽ thu phí hạn chế phương tiện cá nhân.
    “Mỗi một phí một mục tiêu khác nhau, như Quỹ bảo trì đường bộ đưa ra vì hiện nay đường bộ đầu tư rất lớn và để duy trì bảo dưỡng đường bộ, đảm vân hành an toàn thì kinh phí bằng 2/3 kinh phí đầu tư xây mới. Hiện nay nhà nước không có tiền, đầu tư cho bảo trì đường bộ có 17 triệu/1km, số này chưa đủ trả lương cho công nhân chứ chưa nói đến vật liệu, rõ ràng người tham gia giao thông phải có trách nhiệm đống phí bảo trì…”, ông Hiệp thẳng thắn thừa nhận.
    Còn về phí hạn chế phương tiện cá nhân, ông Hiệp nhận định, là đánh đúng vào khu vực cần hạn chế phương tiện, đó là đối tượng sử dụng ô tô cá nhân.
    Ông Hiệp cũng cho rằng, trước mắt phí vào trung tâm thành phố, phí hạn chế phương tiện cá nhân thì ở những chỗ cần thiết vẫn phải làm và phải làm ngay.
    “Nếu không tiến hành ngay, với tốc độ hiện nay thì 3 năm nữa Hà Nội và TP. HCM sẽ không còn chỗ để để xe, chứ không nói là để đi, đấy là điều chắc chắn. Đáng nhẽ phải thu cách đây 10 năm rồi, nếu thu cách đây 10 năm thì tình trạng ùn tắc đã không như thế này”, ông Hiệp khẳng định.
    Ngoài ra, theo ông Hiệp, các đô thị phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP. HCM chắc chắn sẽ có lộ trình cấm hẳn xe máy. Một quốc gia phát triển phải vậy và người dân cũng phải chia sẻ. Đồng thời với đó là phát triển đồng bộ hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đảm bảo cho người dân có phương tiện đi lại.
    “Đây là chiến lược lâu dài, và phải làm từ 10 tới 15 năm nữa phải cấm xe máy. Cái này phải cóp lộ trình và thông báo trước cho người dân”, ông Hiệp khẳng định.