Trang

8 tháng 1, 2016

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện


Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám - chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.
Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
rác thải, rác thải y thế, bệnh viện, bạch mai, độc hại, rác-thải, rác-thải-y-tế, bệnh-viện, bạch-mai, độc-hại
Rác thải y tế tại bệnh viện
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa... Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”.
rác thải, rác thải y thế, bệnh viện, bạch mai, độc hại, rác-thải, rác-thải-y-tế, bệnh-viện, bạch-mai, độc-hại
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế
Đi sâu vào qua cổg khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. 
Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. 
Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
rác thải, rác thải y thế, bệnh viện, bạch mai, độc hại, rác-thải, rác-thải-y-tế, bệnh-viện, bạch-mai, độc-hại
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
Trò chuyện với “người trong cuộc”
Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống - dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
- Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
- Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
Người ta mua về làm gì ạ?
- Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
- Nhân viên nam: Đúng.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
- Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
- Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
- Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
- Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
- Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
- Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
- Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
- Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
Theo Lao Động

Trung Quốc bay 'lén' 46 chuyến vào FIR Hồ Chí Minh

BTTD: Chủ quyền không phận bị xâm phạm, an ninh quốc phòng bị đe dọa.

Zing  4 đăng lại 11 liên quan
Tối 8/1, trao đổi với Zing.vn, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh khẳng định, Trung Quốc đang uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay tại vùng bay Hồ Chí Minh.
Ông Lại Xuân Thanh cho hay, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thông báo tới Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO về việc liên tiếp có máy bay uy hiếp an toàn bay vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.
Cụ thể, ngày 1-8/1 Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Riêng sáng 8/1, có 4 chuyến bay vào và ra FIR Hồ Chí Minh.
"Các máy bay của Trung Quốc đã bỏ qua tất cả quy định, quy tắc của tổ chức dân dụng quốc tế ICAO liên quan đến hoạt động bay. Bay vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý nhưng không hề nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh", ông Lại Xuân Thanh nói.
Trung Quốc bay 'lén' 46 chuyến vào FIR Hồ Chí Minh
Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (màu xanh) tiếp giáp với vùng thông báo bay Sanya của Trung Quốc,vùng thông báo bay của Singapore. Nguồn: Cục hàng không Việt Nam.
Cục trưởng Cục Hàng không khẳng định, vùng thông báo bay Hồ Chí Minh có những đường bay nhộn nhịp vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, các tàu bay Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ quy tắc quốc tế nào liên quan tới hoạt động bay.
Theo ông Thanh, ICAO có những quy định cụ thể, khi máy bay trong vùng trời có kiểm soát, bay vào đường hàng không phải gửi thông báo bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của Việt Nam. Khi thực hiện chuyến bay, phải có liên lạc thoại với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để được nhận những thông tin liên quan đến dịch vụ không lưu.
"Những chuyến bay này đã uy hiếp nghiêm trọng hoạt động bay trong khu vực. Sự lo ngại này là của cả cộng đồng hàng không quốc tế chứ không chỉ riêng Việt Nam", ông Lại Xuân Thanh nói và cho biết, hiện ICAO chưa phản hồi về công văn của Cục Hàng không Việt Nam.
Trung Quốc bay 'lén' 46 chuyến vào FIR Hồ Chí Minh
Đồ họa tàu bay của Trung Quốc đi vào FIR Hồ Chí Minh. Ảnh: VTV.
Cục hàng không Việt Nam sẽ tiếp theo dõi sát sao vụ việc và sẽ làm việc tới Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA, các hãng hàng không và Hiệp hội hàng không của Singapore, Philippines để thông báo về thực trạng các máy bay Trung Quốc đang uy hiếp an toàn tại vùng bay Hồ Chí Minh.
Cũng theo ông Thanh, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi tới nhà chức trách hàng không Trung Quốc để phản đối về việc nước này đang uy hiếp an toàn các hoạt động hàng không quốc tế.
Công Khanh

Trung Quốc nợ chồng đống lên đến 28 ngàn tỷ usd?


Bank of America Merrill Lynch là tổ chức tài mới đây bắt đầu hoảng hốt về số nợ của Trung Quốc.
Hiện tại chưa có ai hoảng loạn ngay lập tức nhưng chính xác sẽ ngày càng có nhiều người hoảng loạn kể cả nhà phân tích tại UBS and Macquarie – đang nói chuyện về nợ của Trung Quốc cũng bị hoảng loạn. Theo tờ Businessinsider.
Tóm tắt điểm chính: Tổng số nợ của Trung Quốc là khoảng 28 nghìn tỷ usd, tương đương ½ khoản nợ toàn cầu.
Kể cả trong thời gian gần đây hầu hết mọi người đã trấn an rằng số nợ của Trung Quốc không phải là vấn đề phải lo lắng vì nền kinh tế nước này đang phát triển, có nghĩa họ dễ dàng thanh toán theo thời gian. Ngoài ra, các khoản nợ được phân bổ khắp trong các khu vực khác nhau – doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ – chứ không phải một cá thể, một tổ chức để có thể biến thành một quả bom hẹn giờ.
Hiện tại nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Nhưng số nợ của Trung Quốc liên tục được bổ sung thêm. Khoảng năm năm trước, mức nợ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc nhanh hơn so với tăng trưởng GDP. Nói cách khác, khi thời gian trôi đi Trung Quốc sẽ tích lũy số nợ nhiều hơn và ít có khả năng thanh toán hết.
Các nhà phân tích tại Nomura Wendy Liu và nhóm của bà đã cho chúng ta một “đặc ân” khi đưa ra tính toán tất cả các khoản nợ của Trung Quốc, theo thời gian, trong hai bảng xếp hạng dưới đây. Chúng tôi đã thêm một số điểm nổi bật để các bạn theo dõi dễ hơn.
Các công ty Trung Quốc đã tăng gấp đôi thậm chí là rất nhiều số nợ của họ từ năm 2010:
screen_shot_2016-01-06_at_11_39_48
Khi các công ty nợ thêm trong khoản nợ của chính phủ, Trung Quốc đã tăng nợ thêm 61 điểm phần trăm của GDP chỉ trong vòng 5 năm:
2screen_shot_2016-01-06_at_11_39_37
Năm 2005, nợ của Trung Quốc là 164% GDP. Bây giờ là 236% GDP. Đây không phải là điều đáng lo ngại. Còn nhiều quốc gia có số nợ gấp đôi GDP.
“Zombie” vấn đề của Trung Quốc
Thực tế trong nhiều khoản nợ này là của chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước và đang được vỗ về làm yên lòng. Giả định rằng nợ chính phủ là vấn đề của chính phủ, không liên quan đến các thực thể khác. Vì vậy Chính phủ có thể để cho “zombie” hoặc một vài tổ chức phá sản khi đáo hạn, điều này sẽ không làm lây lan ra toàn bộ nền kinh tế.
Nhưng ngày hôm qua chính phủ Trung Quốc một lần nữa bắt đầu mua cổ phiếu để vực dậy thị trường chứng khoán đang sụt giảm. Không ai nghĩ rằng biện pháp này mang tính bền vững. Và đồng nghiệp của tôi Linette Lopez ghi nhận trong ngày hôm qua rằng có một “kịch bản ngày tận thế” của dòng vốn đang bay ra ngoài. Theo đánh giá của BAML (Bank Of America Merrill Lynch) nếu Trung Quốc vẫn hành động theo cách này thì khoảng 1 năm đến 1,5 năm họ sẽ không còn tiền dự trữ nếu muốn bảo vệ đồng nội tệ khi gặp sự cố.
Các vấn đề về nợ nần, thậm chí nợ chính phủ, đó không chỉ là một vấn đề kế toán. Mà nó là thực sự. Chắc chắn chính phủ có thể sẽ buộc phải áp dụng một số cắt giảm một số nợ xấu – nhưng sẽ được lọc qua hệ thống cuối cùng. Chính phủ là một thực thể lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Nợ xấu sẽ không thể bốc hơi.
Câu hỏi đặt ra là liệu tác động của số nợ đó có thể được quản lý thông suốt trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn hay không.
Đức Dũng
St

Cảnh giác với giặc Tàu

Nhiều tàu trinh sát Trung Quốc giả dạng tàu cá vào sâu biển Việt Nam nắm tình hình

Đăng Bởi  - 
tau ca Trung Quoc
Tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở tàu cứu nạn hàng hải Việt Nam trên biển Hoàng Sa- Ảnh tư liệu Một Thế Giới.

Sáng 8.1, đại tá Nguyễn Văn Đức, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho biết: "tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát nắm tình hình".

Thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác biên phòng và xây dựng lực lượng năm 2015 của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Đà Nẵng.
Đại tá Nguyễn Văn Đức cho hay: “Trong năm 2015 Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự bành trướng của mình trên biển Đông qua những hành động như: ra quyết định thiết lập 4 ban vũ trang nhân dân ở Hoàng Sa; đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mưu đồ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)”.
“Bên cạnh đó, TQ thường xuyên duy trì các loại tàu quân sự, tàu chấp pháp, máy bay tuần tra xua đuổi, bắt giữ tàu cá, cản trở các hoạt động cứu hộ cứu nạn, hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đơn phương cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.
Tình hình trên biển thuộc và địa bàn biên phòng được đại tá Đức cho hay: “Tàu cá TQ thường xuyên xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản với số lượng lớn kèm theo đó là các tàu trinh sát giả dạng tàu cá vào sâu trong lãnh hải trinh sát nắm tình hình”.
Nhieu tau trinh sat Trung Quoc gia dang tau ca vao sat Da Nang-hinh-anh-1
 Bản đồ phân lô dầu khí Việt Nam.
“Qua mạng thông tin liên lạc và mạng thông tin trinh sát trên biển đơn vị phát hiện 264 lượt tàu thuyền TQ xâm phạm chủ quyền vùng biển. Trong đó có 207 lượt tàu cá xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản ở khu vực đông bắc Sơn Trà 45 đến 50 hải lý; 1 tàu cá TQ vào sâu trong nội thủy Việt Nam; 57 lượt tàu chấp pháp TQ hoạt dộng trinh sát tại các lô dầu khí 116, 144, 145 thuộc chủ quyền vùng biển của Việt Nam; 4 trường hợp tàu quân sự , tàu chấp pháp xua đuổi tàu cá của Đà Nẵng, Quảng Ngãi khi hoạt động khai thác hải sản tại khu vực Hoàng Sa”.
Về trật tự xã hội trên biển, trong năm 2015 xảy ra 64 vụ việc trong đó chìm tàu 6 vụ, tông va 10 vụ, hỏng máy 14 vụ, thuyền viên bị nạn 16 vụ, chết đuối 2 vụ, tai nạn lao động 6 vụ, bươn vướn lưới 10 vụ.
“Hậu quả, 6 người chết, 23 người bị thương, 7 phương tiện bị chìm, hỏng 38 phương tiện, đứt rách 95 tấm lưới”, đại tá Nguyễn Văn Đức nói.
Lê Đình Dũng

5 tháng 1, 2016

Hãi hùng thực phẩm chức năng omega-3 Trung Quốc “ăn mòn” miếng xốp


(LĐO) NGUYỄN MAI 
Ảnh: Dân trí.

Chi cục An toàn VSTP tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp nhận 2 hộp thực phẩm chức năng omega-3 Trung Quốc và tiến hành thử nghiệm chất này trên miếng xốp thì có hiện tượng ăn mòn.

    2 hộp thực phẩm chức năng Chi cục An toàn VSTP tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp nhận là do người dân cung cấp. Đây là 2 hộp dầu cá Omega - 3 có nhãn mác xuất xứ từ Trung Quốc. 
    Điều khiến nhiều người lo ngại đó là qua thử nghiệm Chi cục An toàn VSTP tỉnh Quảng Ngãi đổ dung dịch omega-3 Trung Quốc lên bề mặt xốp, trong khoảng 10 phút, loại viên thực phẩm dầu cá Omega 3 Trung Quốc đã ăn mòn hoàn toàn miếng xốp dày khoảng 5cm và gây thủng miếng xốp. Trong khi, cũng cách thử nghiệm như trên với thực phẩm chức năng Omega 3 đối với nguồn gốc từ Hoa Kỳ (Mỹ) thì không có hiện tượng bào mòn này.
    Theo VTV, ông Nguyễn Văn Oai, Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên bao bì 2 hộp Omega-3 này, có ghi là Thực phẩm chức năng viên dầu cá Omega - 3 được sản xuất tại Trung Quốc, do Công ty CP ĐT&PTTM Ngôi Sao Việt, tại Hà Nội nhập khẩu và phân phối.
    Trao đổi trên báo Dân Trí, ông Oai cho biết, đây là sản phẩm lạ và nguy hiểm đến tính mạng con người. Hiện chúng tôi đã gửi 2 hộp dầu cá Omega 3 do người dân cung cấp có xuất xứ từ Trung Quốc đến Cục An toàn Vệ sinh an toàn thực phẩm để tiến hành kiểm tra.
    Doanh nghiệp trên được phép nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Omega 3. Tuy nhiên, số đăng ký trên 2 hộp Omega - 3 mà người dân cung cấp không khớp với số đăng ký của công ty với Cục An toàn thực phẩm. Chúng tôi đang tiếp tục làm rõ vấn đề này để thông tin cụ thể tới người dân” ông Oai nói.

    Tin khó tin: Cái dây thần kinh xấu hổ ấy đứt rồi


    (LĐO) ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP) 

    Mại dâm tiềm ẩn; Con cáo xin gửi chân; Công chức xài phao đóng dấu; Người đàn ông khóc khi không thái hành; Ngư dân cử tạ bằng hồ sơ. Và rất nhiều câu hỏi lớn về sự xấu hổ. Chào mừng các bạn đến với Tin khó tin

      1. Sử dụng “tài nguyên” đất nước cải thiện “môi trường” bản thân
      Một bộ mà có tới 170 đoàn đi công tác nước ngoài! Hay 2 ngày có một đoàn đi “học tập kinh nghiệm”. 600 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
      Một vài con số trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường được Tuổi trẻ dẫn lại cho thấy tình trạng khiếp đảm các chuyến “học tập kinh nghiệm”.
      Ảnh bìa: Công chức lũ lượt “cải thiện môi trường bản thân” (TTC)
      Vâng, Tuổi trẻ để nguyên dưới bài báo nhỏ vô vàn những lời than trời của dân, rằng “sử dụng tối đa "tài nguyên" đất nước để cải thiện "môi trường" bản thân”. Rằng những chuyến du lịch học kinh nghiệm làm nghèo đất nước. Và, cả những câu hỏi hồn nhiên nhất “Họ có biết xấu hổ không vậy trời”.
      Cái dây thần kinh ấy đứt rồi bạn ạ. Vì đi là đi. Còn việc lượng hóa được hiệu quả trong công việc thực tế với dân thì hẳng từ từ. 
      Nhưng tôi tin đây không phải là chuyện cá biệt ở một bộ đâu. Có ai đó đã nói đúng mà. Cán bộ thế này thì dân nào chịu cho thấu Xem tại đây
      2. Lại cả họ làm quan- Lại đúng quy trình
      Quá chán rồi thưa các bạn, và tôi băn khoăn tự hỏi liệu có khi nào chúng ta sẽ chặc lưỡi back thật nhanh khỏi những trang tin kể chuyện “cả họ làm quan”?
      Hôm qua, lại có tin cả họ làm quan ở Nghệ An. Từ bí thư, chủ tịch, trưởng CA, Chủ tịch Hội phụ nữ!
      Cái bộ máy này mà đè thì dân nào sống nổi. Và còn biết kêu ai khi chủ tịch là em bí thư, phó chủ tịch gọi bằng cậu ruột, trưởng CA là anh ruột bí thư… Xem tại đây
      Hôm qua, lại là chuyện “đúng là bất bình thường” nhưng vẫn đúng quy định vì “nhân sự hiếm”.
      Trời ơi, buồn nôn quá! Đúng là ghế ít đít nhiều! “Quy định”, “quy trình”, ai nghĩ ra mấy cái này để biến không thành có, biến bất bình thường thành bình thường quả nhiên quá tài.
      Cán bộ tổ chức: Không bình thường nhưng đúng quy định (VNE)
      Nhân chuyện họ hàng, xin dẫn ở đây một cái link về vụ con cháu lãnh đạo một bệnh viện ăn cắp thuốc như ranh, với số thuốc bị ăn cắp lên tới 2 tỉ đồng, và đó là loại ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí sinh mạng người bệnh.
      Bài có một chi tiết rất đáng chú ý là lãnh đạo BV này “ dừng lại ở việc xử lý đền bù nội bộ”.
      Con cháu mà. Không lẽ lại tự chặt tay mình Xem tại đây
      GĐ BV Võ Đức Chiến: "Nhân viên ăn cắp thuốc ở đây là vấn đề cá nhân chứ không phải con ai cháu ai" (SOHA)
      3. Cô gái mại dâm và anh thanh niên mếu máo
      Hình như chuyện cả họ, chuyện COCC giờ phổ biến quá đang ảnh hưởng ngay đến cơ hội của những người khác.
      Hôm qua, có một anh mày râu nhẵn nhụi áo trắng cà vạt quỳ trước cổng VTV xin làm nhân viên bán hàng. 
      Hài quá! Anh học hết lớp 6 thì bỏ ngang, ở nhà chơi - Chắc học Steve Jobs với ước mơ trái táo cắn dở đây mà.
      Và ô kìa, khi người ta hỏi thì anh khóc lóc kể lể.
      Thanh niên cầm biển xin việc giữa đường (NLĐ)
      Tôi thấy khó chịu vô cùng với cái trò rẻ tiền này. Anh thanh niên sức dài vai rộng, anh đã nhìn thấy những người tàn tật nỗ lực lao động chưa? Anh đã làm gì trước khi cầm cái biển chườm mặt ra đường ăn xin?
      Sao anh không cầm cái bơm ra đường hay làm cục gạch với can xăng để trở thành…người bán hàng hiên ngang với mồ hôi của mình.
      Có người nói đúng mà: Đàn ông chỉ khóc khi thái hành và ngáp! Xem tại đây
      Liên quan ít nhiều đến nước mắt và sĩ diện, CA TP HCM hôm qua vừa “nói câu chuyện”: mại dâm tiềm ẩn trong hoạt động nghệ thuật như đào tạo diễn viên, người mẫu.
      Ừ thì cũng là chuyện đứng đường nhưng tôi nhìn thấy trong đó mồ hôi nước mắt của liễu yếu đào tơ. Không phải trộm cắp cướp giật, không tham ô tham nhũng, lại càng không khóc lóc mếu máo cầu xin lòng thương hại. Cái đó phải là đáng trọng chứ không phải là bĩu môi dè bỉu hay lên án. Xem tại đây
      4. Cái phao! Có một cái phao
      Thưa các bạn, không hiểu sao tôi lại nhớ đến cảnh phao thi trắng sân trường, hay các vị quan chức rút trong túi ra một bản báo cáo cắm đầu cắm cổ đọc khi đứng trên bục khi đọc tin trên Tuổi trẻ.
      Tin ấy, kể một chuyện đúng là phải phá lên cười - khi công chức ở tỉnh nọ thậm chí còn không biết đóng cái dấu cho đúng quy định.
      Một phường có tới 5/9 công chức không đạt chuẩn qua sát hạch (TTO)
      Rồi thì kiểm tra đầu ông Ngô lại trả lời đít bà Sở. Mà đấy là họ còn “trao đổi, sử dụng tài liệu nhiều” đấy nhé.
      Trình còi thế sao không bảo là vi phạm nhan nhản!
      Đừng hỏi tỉnh nọ là tỉnh nào bởi có lẽ tình nào chẳng thế.
      Nhưng công bằng, cũng phải khen cái tỉnh nọ đã đưa ra vấn đề “Cái chai” để ít nhất, người ta còn tin rằng có sai thì có sửa, dù sửa kiểu hành chính nhà ta, như dân gian vẫn nói “Sửa đấy sai đâu, sửa đâu sai đấy”. Xem tại đây
      5. Ra tòa vì bắt trộm
      Quá bức xúc thưa các bạn. Vụ “bắt trói trộm” vừa được Bến Tre đưa ra xét xử. 
      Tóm tắt: anh Trình và cha là Nguyễn Văn Tập giữa khuya bắt quả tang một tên trộm trong tiệm tạp hóa nhà mình. Anh gọi báo nhưng trưởng ấp không nghe máy. Do đêm khuya không có phà, ghe đưa tên trộm lên xã nên anh trói lại, tẩn cho vài phát để hỏi tên gì, con ai, ở đâu. Đến khi tên trộm khai rõ thì Trình ngưng. Đến 4 giờ 40 sáng trưởng ấp mới cùng công an ấp đến nhà anh giải quyết. 
      Từ nạn nhân, anh Trình trở thành bị cáo đứng trước vành móng ngựa (PLO)
      Sự việc sau đó đúng là một tấn bi hài đẫm nước mắt đắng cay: Cha con Trình bị khởi tố tội bắt giữ người trái pháp luật. Người cha, trong quá trình điều tra quá uất ức đã treo cổ tự vẫn! Và người đứng trước vành móng ngựa là Trình, với án 6 tháng cải tạo sau khi tòa lập luận đại ý: Bắt là đúng, trói giữ là sai!
      Tôi chỉ ước là trước tòa, Trình sẽ hỏi các vị phán quan rằng nếu bắt được trộm không trói gô nó vào thì pha trà hay thịt gà mời nhậu! Hay giả vờ ngủ để mặc cho đạo tặc tung hoành?
      Pháp luật, do con người nghĩ ra, là để bảo vệ những người lương thiện với cả cái lý và cái tình, không có cái lý nào mà luật pháp lại bảo vệ nhân phẩm tên trộm, trong khi nạn nhân thì hoặc xuống mồ vì quá uất ức, hoặc trở thành tội phạm. Xem tại đây
      6. Cái chân con cáo
      Vâng, tôi nghĩ ngay đến cái chân con cáo gửi nhờ khi đọc bản tin cho biết Hiệp hội DN Trung Quốc tại VN và Ngân hàng công thương TQ đề xuất “cho thanh toán nhân dân tệ trực tiếp ở VN”.
      Và cái “đàn vịt giời” là lý lẽ “nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa VN thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể quản lý nguồn vốn này hiệu quả, tăng cường thu thuế và công tác phòng chống rửa tiền”.
      Trung Quốc muốn thanh toán đồng NDT trực tiếp ở VN (TNO)
      Bài báo dẫn ý kiến khá thẳng thắn và xác đáng của TS Nguyễn Minh Phong rằng nếu chấp nhận việc thanh toán bằng NDT, kinh tế VN sẽ đối mặt 2 hệ lụy “không những lệ thuộc vào hàng hóa mà còn về mặt tài chính”. Xem tại đây
      7. Con số hôm nay: 20kg và 3,4 tỉ lít bia
      20kg là trọng lượng bộ hồ sơ mà một ngư dân Quảng Ngãi hàng ngày ôm trên tay từ suốt 1 năm nay xin vay vốn đóng tàu vỏ sắt.
      20kg đơn và 1 năm bỏ biển vẫn chưa tiếp cận được vốn đóng tàu (Danviet)
      Chủ trương vay vốn và “gói hỗ trợ 16 ngàn tỉ” ra đời trong sự biến Giàn khoan Hải Dương 981 đối với những ngư dân giờ giống y như đàn vịt giời trước mắt anh Cuội!
      Và những ngư dân “bỏ biển ngồi chờ ngân hàng” suốt một năm qua đang phải nói đến chuyện “bỏ cuộc” hàng loạt khi thủ tục như một bổ đề!
      Bao giờ thì những con tàu ngư dân có thể chống chịu được những cú đâm chí mạng từ “tàu lạ”? Xem tại đây
      Cho nên, sau khi đọc hết những bản tin trên báo chí, chắc bạn không đến nỗi ngạc nhiên khi biết là năm nay, người Việt ta uống hết 3,4 tỉ lít bia. Xem tại đây

      Cả họ làm quan ai được nhờ?

      Nghệ An: 12 quan trong một xã là anh em, họ hàng

      (LĐO) N.H.QUÂN 
      Ông Trương Văn An, Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn.

      Tại xã Hạ Sơn, huyện Qùy Hợp, Nghệ An hiện có 12 người là anh em, họ hàng, thông gia làm quan. Cùng với 3 vị trí chủ chốt như Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã là 9 người khác trong bộ máy chính quyền đều là anh em, họ hàng, thông gia.

        Sáng 6.1, ông Nguyễn Công Kích - Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Quỳ Hợp, Nghệ An - xác nhận thông tin với báo chí, tại xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, có 12 người làm việc trong đảng bộ, chính quyền xã và họ có mối quan hệ là anh em ruột thịt, họ hàng, thông gia với nhau
        Được biết, các vị trí chủ chốt này như sau ông Trương Văn An (50 tuổi) giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Thanh (em rể ông An) làm Chủ tịch UBND xã, ông Đinh Văn Thụ (47 tuổi, anh em họ với ông Thanh) làm Phó chủ tịch UBND xã.

        Có 9 người trong bộ máy chính quyền xã là anh em ruột, họ hàng với ba người trên như ông Trương Văn Trị (51 tuổi, anh ruột ông An) là Trưởng công an xã, Trương Thị Phòng (31 tuổi, cháu ruột ông Thanh) là Chủ tịch Hội phụ nữ xã…

        Theo ông Trương Văn An - Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn thì việc cơ cấu cán bộ xã trong nhiệm kỳ 2015-2020 được thực hiện dân chủ, công khai, đúng quy trình và dựa trên năng lực cá nhân. Việc 12 người có mối quan hệ trên là do “mang tính lịch sử” từ thời ông cha để lại.
        Được biết, xã Hạ Sơn có đến 80% là đồng bào dân tộc hưởng chế độ chính sách 135, đời sống kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.