Trang

7 tháng 12, 2015

Nợ công Việt Nam lọt top 15 nước nguy hiểm nhất thế giới

Theo biểu đồ mới nhất vừa được ngân hàng Bank of America công bố,nợ côngcủa Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro cao nhất thế giới.
Để có được thống kê, ngân hàng sử dụng giá của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap - CDS) của trái phiếu chính phủ.


Về cơ bản, đây là một công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc của hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Người mua CDS trả cho người bán một khoản phí nhỏ (CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro trong trường hợp vỡ nợ, cụ thể ở đây là nhà phát hành trái phiếu vỡ nợ.

Phí bảo hiểm thường tỷ lệ nghịch với độ tín nhiệm của trái phiếu. Trái phiếu có độ rủi ro càng thấp thì phí bảo hiểm càng nhỏ, và ngược lại.
Nợ công Việt Nam lọt top 15 nước nguy hiểm nhất thế giới - Nguồn: Bank of America
Theo bản đồ, Venezuela đang là nước có rủi ro nợ công cao nhất. Chi phí bảo hiểm của CDS nước này cao gần gấp đôi so với hai nước theo sau là Hy Lạp và Ukraine. Nước còn lại trong nhóm các quốc gia có CDS spread vượt 500 điểm cơ bản là Pakistan.

Nhóm các nước có CDS spread nằm trong khoảng 200 – 500 điểm cơ bản lần lượt bao gồm Ai Cập, Cyprus, Nga, Brazil, Kazakhtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Việt Nam.

Phần đông các nước Đông Nam Á có mức độ rủi ro nợ công cao lọt nhóm có CDS spread trong khoảng 100 – 200 điểm, như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines.

Các quốc gia phát triển là những nước có tỷ lệ rủi ro nợ công thấp nhất. Đứng đầu bảng là Đức, theo sau là Thụy Sỹ và Thụy Điển. Mỹ và Anh lần lượt chia nhau vị trí 4, 5.

Đầu tháng Tám, theo thông tin từ Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2014 ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD.

Con số này trùng khớp với số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố trước đó. Vị chi mỗi người dân Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.200 USD nợ công.

Cụ thể, tổng nợ công (nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 54,5% GDP 2013 lên mức 59,6% năm 2014.

Mặc dù nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27 - 28% GDP trong giai đoạn 2010 - 2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014.

Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất bình quân 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014.
 
 
Nguồn: Diễn đàn Đầu tư

6 tháng 12, 2015

Trung Quốc “chìm hẳn” trong vụ kiện Biển Đông


Một lần nữa, sự vắng mặt của Trung Quốc trong phiên xử về vụ kiện Biển Đông tại tòa án trọng tài thường trực của Liên hiệp Quốc (PCA) đã tạo "cơ hội" cho Philippines trình bày những lập luận của họ. Lần này, chiến thuật của Philippines là tố cáo trực diện Trung Quốc.
 >> Philippines tự tin trong vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông
 >> Bắt đầu vòng điều trần thứ 2 vụ Philippines kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò"

Bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử
Trong ngày cuối cùng của phiên xét xử lần này (30-11), đoàn đại biểu của Philippines đã lần lượt trả lời các câu hỏi mà 5 thành viên bồi thẩm đoàn gồm các thẩm phán: Thomas A. Mensah (chủ tọa), Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Rüdiger Wolfrum và Alfred H. A. Soons đưa ra. Mục đích của những câu hỏi này là làm rõ những cáo buộc mà phái đoàn Philippines đã trình lên hồi tuần trước.
Quang cảnh trong phiên xử tại PCA về vụ kiện Biển Đông. (Ảnh:Rappler)
Trả lời phỏng vấn báo giới, Phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết: "Chúng tôi đã được trình bày toàn bộ những luận điểm ủng hộ mục đích chính trong vụ kiện của chúng tôi rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã có một vụ kiện có lợi và chúng tôi hy vọng rằng sau phiên tòa này, chúng tôi sẽ có thể nhận được một quyết định từ tòa án trong khoảng 6 tháng tới".
Cũng theo tiết lộ của bà Abigail Valte, ngay trong ngày đầu tiên của phiên xử (24-11), Philippines đã tập trung làm rõ luận điểm rằng, Trung Quốc không hề có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông. Đoàn luật sư nước ngoài mà Philippines đã thuê để phục vụ vụ kiện do luật sư Paul Reichler của Công ty Luật Foley Hoag LLP (trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ) dẫn đầu vẫn tiếp tục đưa ra những lập luận sắc bén. Nhưng khác với phiên xử trước, lần này, luật sư Paul Reichler chỉ đăng đàn để mở đầu phiên biện luận của Philippines còn đâu "nhường" lại phần trình bày cụ thể cho luật sư Andrew Loewenstein, người từng tốt nghiệp xuất sắc Đại học Luật Miami.
Luật sư Andrew Loewenstein là một đối tác với các vụ kiện tụng của Công ty luật Foley Hoag LLP. Ông thường sử dụng luật pháp quốc tế để tranh luận và có chuyên môn đặc biệt là tư vấn cho các chính phủ, các tập đoàn và các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề pháp lý quốc tế, bao gồm liên quan đến tranh chấp biên giới quốc tế, tranh chấp đầu tư nhà nước, pháp luật về môi trường, nhân quyền và nhân đạo. Trước khi đại diện cho Philippines, luật sư Andrew Loewenstein đã giúp nhiều chính phủ khác trong các diễn đàn khác nhau, bao gồm cả Tòa án Công lý Quốc tế  tại The Hague, Trung tâm quốc tế của Ngân hàng Thế giới về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), PCA và tham gia vụ kiện tụng tòa án của Sovereign về miễn trừ luật nước ngoài (FSIA). Luật sư Andrew Loewenstein cũng đại diện cho các tổ chức thương mại tư nhân trước tòa án Trọng tài quốc tế và tòa án ở Mỹ…
Các luật sư đại diện cho Philippines đang trao đổi tại phiên tòa. (Ảnh:Rappler)
Bà Abigail Valte cho biết, ngay sau khi luật sư Paul Reichler khẳng định, căn cứ vào Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982, cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử tại Biển Đông "không hề tồn tại", luật sư Andrew Loewenstein đã trình bày trước tòa 8 bản đồ cổ từ thời nhà Minh của chính Trung Quốc, cho thấy khu vực nằm trong "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh vẽ ra chưa bao giờ là lãnh thổ của nước này. Ông Andrew Loewenstein khẳng định rằng, Trung Quốc đã không hành xử "quyền độc quyền kiểm soát trong một thời gian dài" và lãnh thổ Trung Quốc ở vị trí cực nam được hiển thị chỉ đến đảo Hải Nam.
Điều này cũng có nghĩa Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông như những gì mà nước này đã và đang rêu rao. Luật sư Andrew Loewenstein nhấn mạnh: "Trung Quốc đã dùng các quyền không có thực để vẽ nên đường chín đoạn bao trùm 3,5 triệu km2 trên Biển Đông". Trả lời phỏng vấn báo giới, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói: "Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ khi đến đây, điều đó thể hiện trong phần trình bày của chúng tôi".
Tố cáo chiêu trò "biến không thành có"
Chưa hết, chiêu trò "biến cái không thể thành cái có thể" của Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được Philippines làm rõ tại phiên xử. Cụ thể, Philippines đã "phơi bày" những "âm mưu" mà Trung Quốc đang thực hiện để đối phó với vụ kiện này; chứng minh các vi phạm của Trung Quốc và tố cáo Bắc Kinh liên tục kéo dài vụ kiện, hung hăng giành độc quyền bên trong cái gọi là "đường chín đoạn" ở Biển Đông. Cùng với lập luận bác bỏ cái gọi là "chủ quyền lịch sử" ở Biển Đông của Trung Quốc, luật sư Andrew Loewenstein còn trình chiếu trước tòa một đoạn video mô phỏng máy nạo vét cắt hút được Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông.
Luật sư Andrew Loewenstein lập luận, hành động này đã xâm phạm các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Manila và nước này cũng nhấn mạnh rằng, việc Trung Quốc đơn phương xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông đã làm ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền lợi kinh tế của các nước láng giềng. Cụ thể, Philippines và Malaysia có thể bị mất tới 80% vùng đặc quyền kinh tế, còn Việt Nam dự kiến sẽ mất khoảng 50%. Riêng Brunei sẽ mất tới 90% vùng đặc quyền kinh tế. Nhiều lời chứng của các ngư dân và việc Bắc Kinh cản trở việc đánh cá truyền thống của người dân các nước trong khu vực cũng được đề cập tại tòa. Theo cáo buộc của phía Philippines, hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc đã tiêu hủy 311ha rạn san hô ở Biển Đông.
Tiếp đó, luật sư Lawrence Martin, cộng sự thân thiết của luật sư Paul Reichler tại Công ty Luật Foley Hoag LLP, người cũng có nhiều kinh nghiệm tham gia các vụ kiện tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Trọng tài… và đặc biệt am hiểu về UNCLOS đã đăng đàn. Luật sư Lawrence Martin đã giới thiệu với tòa án những lời khai của các ngư dân Philippines để chứng tỏ Trung Quốc can thiệp vào hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân trên Biển Đông, đặc biệt tại bãi cạn Scarborough. Một điểm đáng chú ý nữa là luật sư Lawrence Martin biết tiếng Trung Quốc nên có thể tiếp cận và hiểu được nhiều tài liệu của nước này về Biển Đông và tại phiên tòa lần này, ông cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng có được từ các tài liệu tiếng Trung.
Các hình ảnh cho thấy Trung Quốc gia tăng cải tạo đảo trên Biển Đông. (Ảnh: CSIS)
Giáo sư (GS) Philippe Sands, luật sư của Philippines tiếp lời bằng việc đưa ra bằng chứng các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đã hoàn thành trên các bãi này nhưng khẳng định điều này không làm thay đổi chủ quyền căn bản của các nước. GS Philippe Sands là giảng viên Luật quốc tế tại Đại học London, đã viết nhiều cuốn sách về luật học và những bê bối liên quan đến luật pháp của Anh và Mỹ. Đồng thời, ông còn là cố vấn pháp luật trong một số vụ kiện ở ICJ, PCA. Các nhà phân tích nhận định, GS Philippe Sands đã có những lập luận thú vị tại phiên tòa. Chẳng hạn, theo GS, nếu một thực thể là đảo thì nó là đảo, không phụ thuộc đảo đó là của bên nào.
Để minh họa cho lập luận này, ông lấy ví dụ về vị trí đứng phát biểu của các luật sư trong khán phòng của phiên tranh tụng tại PCA. Với việc trong lúc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với tất cả các thực thể ở Biển Đông, trong khi Philippines chỉ khởi kiện một số thực thể, GS Philippe Sands khẳng định, nếu có thể phân định một số thực thể, hoàn toàn có thể áp dụng kết quả cho các thực thể còn lại và việc xác định bên nào sử dụng bãi nửa nổi nửa chìm cũng là vấn đề chủ quyền. Chưa hết, luật sư Philippe Sands còn khẳng định điều 121 trong UNCLOS không thừa nhận các quyền hàng hải của các bãi đá bất chấp việc xây dựng của Trung Quốc. UNCLOS định nghĩa đảo là thực thể phù hợp để con người sinh sống và làm kinh tế trong khi các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo lại không có sự định cư dân sự.
Bên cạnh đó, Philippines còn bổ sung vào hồ sơ tố cáo của mình những nghiên cứu của GS Alan E.Boyle về việc hệ sinh thái biển ở Biển Đông bị nguy hại do các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo và việc để cho ngư dân tận thu cá và các hải sản khác ở Biển Đông. GS Alan Boyle lại là chuyên gia về luật pháp quốc tế, đã tốt nghiệp Đại học Oxford, Đại học London, Đại học Luật Texas, Đại học Paris… Ông chuyên nghiên cứu về Luật Môi trường quốc tế, Luật Biển và áp dụng các luật vào việc giải quyết những tranh chấp quốc tế. Tại phiên xử, GS Alan E.Boyle đã dùng UNCLOS làm nền tảng lập luận bởi UNCLOS quy định mỗi bên sẽ có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) với 200 hải lý và yêu sách phi lý của Trung Quốc đã chồng lấn với EEZ của Philippines.
GS Alan E.Boyle nhấn mạnh, Trung Quốc đã có những vi phạm pháp luật khi tổ chức chiến dịch ngăn chặn tàu cá của các nước, thậm chí còn cố tình gây hấn, đánh chìm những con tàu này.
Những hành động như vậy, theo GS Alan E.Boyle là gây nguy hại đến an ninh hàng hải. Bổ sung cho lý luận của GS Alan E.Boyle, GS luật Bernard Oxman, từng là đại diện thường trực của Mỹ tại Hội nghị Luật Biển LHQ lần thứ 3 và là thẩm phán ở Tòa án Trọng tài, từng thụ lý vụ tranh tụng giữa Malaysia-Singapore; cùng GS Clive Schofield - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nguồn tài nguyên và an ninh ở đại dương thuộc Đại học Wollongong (Australia) cũng  đã trình bày tới 47 luận điểm cho thấy cần phải có những biện pháp mạnh, ngay lập tức và cần thiết để ngăn chặn các hành động phá hoại hệ sinh thái biển ở Biển Đông. Các GS đều khẳng định, tất cả những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy định trong UNCLOS.
Phiên xử lần này tại PCA xung quanh vụ kiện Biển Đông đã diễn ra từ ngày 24 đến 30-11. Theo Hãng tin  BBC, phán quyền hồi tháng 10 của PCA về thẩm quyền của chính tòa này trong vụ kiện của Philippines là một thất bại ban đầu của phía Trung Quốc bởi điều đó đồng nghĩa với việc PCA sẽ tiếp tục xét xử vụ này. Thêm vào đó là sự vắng mặt của đại diện chính quyền Bắc Kinh vì Trung Quốc tuyên bố tẩy chay phiên tòa và Philippines lại có lợi thế về thời gian để trình bày các quan điểm và bằng chứng của mình. Và cũng như lần trước, lần này, chính quyền Manila đã chuẩn bị rất kỹ với việc cử một đoàn đại diện gồm 48 người bao gồm nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ, 6 Đại sứ nước này tại các nước châu Âu, các luật sư, chuyên gia, các nhân chứng…
Một điểm mới gây chú ý trong phiên tòa lần này là Anh chính thức yêu cầu được tham dự với tư cách là "quan sát viên trung lập". Trước đó, phiên tòa chỉ đồng ý mời các quan sát viên đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Australia, Indonesia và Thái Lan.
Về việc này, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 26-11, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước phiên tranh tụng đang diễn ra tại PCA trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30-11".
Theo Sông Thương (tổng hợp)
An ninh thế giới

NATO kiềm tỏa Nga trên Địa Trung Hải

Tuyển thêm thành viên

Lời mời Montenegro gia nhập đúng thời điểm nhạy cảm trong quan hệ với Nga ẩn chứa những tính toán chiến lược của lãnh đạo khối quân sự NATO.
tuyen-them-thanh-vien-nato-kiem-toa-nga-tren-dia-trung-hai
Tổng thống Montenegro Filip Vujanovic (trái) bắt tay Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Ảnh: NATO
Tại cuộc họp giữa 28 ngoại trưởng các nước thành viên NATO tại Brussels (Bỉ) ngày 2/12, các thành viên đã nhất trí thông qua việc mời Montenegro chính thức trở thành một thành viên của khối, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga.
Các chuyên gia phân tích đánh giá rằng ý định kết nạp Montenegro đã được khởi động từ lâu, tuy nhiên các lãnh đạo NATO đã lựa chọn đúng thời điểm nhạy cảm trong quan hệ với Nga để đưa ra lời mời, nhằm phục vụ nhiều mục đích chiến lược, theo TV5.
Theo chuyên gia Francois Geré, giáo sư chính trị tại Đại học Sorbone Pháp, mục tiêu đầu tiên của NATO khi mời Montenegro gia nhập là để trấn an Thổ Nhĩ Kỳ. Dù tỏ ra hờ hững với Thổ  Nhĩ Kỳ sau vụ nước này bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga, Mỹ và phương Tây không thể để quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Trung Đông này trượt khỏi quỹ đạo của NATO. Điều này sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, ảnh hưởng đến uy tín của khối.
Mỹ và NATO không muốn bị kéo vào một cuộc xung đột nguy hiểm với Nga trong thời điểm hiện tại, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một quân bài chiến lược mà Mỹ không thể hoàn toàn buông tay vào lúc này.
Ông Camile Grand, giám đốc quỹ Nghiên  cứu chiến lược Pháp nhận định cách  hành xử của lãnh đạo Mỹ sau vụ việc đã chứng tỏ điều này. Sau khi Nga đưa ra các bằng chứng chứng minh chiếc Su-24 bị bắn hạ trên không phận Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức hàng đầu của Mỹ không hề có lời lẽ gay gắt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Thay vào đó, những lời "lên án" Ankara đều được phát đi từ các tướng lĩnh trung cấp trong quân đội và các chuyên gia phân tích quân sự. Đây được cho là một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng với Nga nhưng không làm mất lòng Thổ Nhĩ Kỳ, và qua đó thể hiện sự trung lập của Mỹ trong các mâu thuẫn quốc tế.
Trong cuộc gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 21) diễn ra tại Paris, ông Obama tiếp tục có động thái trấn an đồng minh khi bày tỏ sự ủng hộ hành động "bảo vệ không phận" của Ankara, đồng thời kêu gọi Tổng thống Erdogan giảm căng thẳng trong quan hệ với Nga.
Theo ông Grand, đề xuất kết nạp Montenegro tại thời điểm này có thể giúp NATO trấn an được lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về quyết tâm bảo vệ các thành viên cũng như tham vọng mở rộng và tăng cường sức mạnh của khối phòng thủ quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Ông Jean François Daguzan, phó giám đốc quỹ Nghiên cứu chiến lược Pháp, nhận định rằng quá trình xem xét kết nạp Montenegro được đẩy nhanh sau khi Nga tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự tại Syria.
"Thời điểm NATO đưa ra quyết định có tác dụng trấn an tâm lý và niềm tin của Thổ Nhĩ Kỳ đối với tổ chức phòng thủ quân sự lớn mà mình là một trong những thành viên sáng lập", ông Daguzan nhận định.
tuyen-them-thanh-vien-nato-kiem-toa-nga-tren-dia-trung-hai-1
Lời mời Montenegro gia nhập NATO được đưa ra không lâu sau khi F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 Nga. Ảnh: F-16.net
Đánh vào tham vọng Địa Trung Hải của Nga
Khi Nga quyết định can thiệp vào Syria, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế đã nhận định mục tiêu của Nga không chỉ dừng lại việc tiêu diệt phiến quân IS. Một khi ổn định được tình hình Syria, mục tiêu chiến lược của Nga chính là Địa Trung Hải rộng lớn.
Theo ông Fabrice Balanche, chuyên gia về Syria của Viện quan hệ quốc tế Pháp, Mỹ sẽ không thể để Nga chiếm ưu thế tại vùng biển chiến lược này. Khi Mỹ dường như đã thất bại trong việc lật đổ Tổng thống Assad, hạn chế ảnh hưởng của Nga tại Syria, việc nhanh chóng kết nạp  Montenegro, quốc gia nằm ở bờ bắc Địa Trung Hải, vào NATO là một động thái khả dĩ nhằm thể hiện Mỹ sẵn sàng triển khai các biện pháp hạn chế tham vọng của Nga tại vùng biển này.
Ông Ilter Turan, giáo sư  chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học     Istanbul đánh giá rằng việc Montenegro gia nhập NATO là bước đầu trong quá trình hội nhập và có vai trò rất quan trọng đối với chiến lược quốc phòng của quốc gia này tại Địa Trung Hải. Sau khi gia nhập NATO, chắc chắn các chính sách của Montenegro sẽ ảnh hưởng đến chiến lược tăng cường sự hiện diện của Nga tại vùng biển quan trọng này.
"Việc mời Montenegro gia nhập NATO là một cú đánh giáng mạnh vào tham vọng Địa Trung Hải của Nga, và quyết định này sẽ giúp Montenegro định hình lại vị thế của mình trên trường quốc tế ", ông Turan nhấn mạnh.
Ilhan Uzgel, giáo sư trường Đại học Ankara, cho rằng Nga chắc chắn sẽ tìm mọi cách đề ngăn chặn điều này xảy ra. Biện pháp đầu tiên Kremlin triển khai là các đòn trừng phạt kinh tế, được đánh giá tại thời điểm này là khá miễn cưỡng, trong bối cảnh nền kinh tế Nga không mấy sáng sủa.
RIA dẫn lời một thượng nghị sĩ Nga ngày 2/12 cho biết, Nga sẽ chấm dứt mọi dự án chung với Montenegro nếu quốc gia này gia nhập NATO. 
Trong bối cảnh nền kinh tế liên tục gặp khó khăn trong hai năm gần đây bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu, cộng với những thiệt hại phát sinh ngược khi Nga đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, việc chấm dứt các hoạt động kinh tế với Montenegro tiếp tục là một gánh nặng gây thêm áp lực cho nền kinh tế Nga. Và đây là điều Mỹ và phương Tây trông đợi, khi nó buộc Nga phải xem xét lại các chính sách can thiệp quân sự của mình trong thời gian qua.
"Khi gặp nhiều khó khăn về kinh tế, Nga sẽ buộc phải xem xét lại chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria, và buộc phải điều chỉnh theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây", ông Uzgel bày tỏ.
"Động thái mời Montenegro gia nhập NATO là một nước cờ chiến thuật hữu hiệu của phương Tây nhằm gia tăng sức ép lên Nga mà không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động can thiệp quân sự như Nga đang triển khai", ông Balanche nhấn mạnh.
tuyen-them-thanh-vien-nato-kiem-toa-nga-tren-dia-trung-hai-2
Vị trí của Montenegro bên bờ Địa Trung Hải. Đồ họa: Wikimedia
Nguyễn Hoàng

Chủ tịch nước: Nhìn bản đồ tham nhũng của thế giới, buồn lắm, xấu hổ lắm


(GDVN) - “Một trong những điều buồn nhất là nhìn vào bảng thống kê xem Việt Nam đứng thấy mấy trong bản đồ tham nhũng của thế giới. Buồn lắm, xấu hổ lắm”.
Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đông đảo cử tri quận 1, TP.HCM vào sáng ngày 5/12, khi cùng với tổ đại biểu Quốc hội số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc với cử tri sau khi kỳ họp của Quốc hội kết thúc.
Cũng như nhiều kỳ tiếp xúc lần trước, cử tri quận 1 tiếp tục chất vấn gay gắt về tình trạng tham nhũng.
Đến đâu, dân cũng kêu về tình trạng tham nhũng
Cử tri Trần Quang Tuấn đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta nói chống tham nhũng, nhưng trên thực tế lại không làm được gì nhiều? Cử tri Tuấn cũng cho rằng, muốn có sức khỏe để bảo vệ tổ quốc thì phải tạo được lòng tin tuyệt đối ở nhân dân, mà muốn có như vậy thì phải ra sức chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Minh Hoan (phường Tân Định) thì đề nghị, cần phải có lộ trình công khai tài sản của các cấp lãnh đạo trong vòng từ 5 đến 10 năm tới.
Cần thiết phải áp dụng triệt để công khai, minh bạch tài sản trước khi ứng cử như các nước tiên tiến đã làm. Tất cả những vấn đề này nhằm chống tham nhũng một cách triệt để, minh bạch về mặt tài sản.
Đề cập đến vai trò của Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước, cử tri Nguyễn Hoài Nam đề nghị Quốc hội phải giám sát chặt chẽ vai trò của các đơn vị này, kiên quyết xử lý hình sự các lãnh đạo gây thất thoát tài sản, có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế.
Đáp từ cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: Tham nhũng luôn là vấn đề nóng bỏng. Ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12 thì vấn đề này lại càng nổi lên gay gắt.
Dù Nhà Nước đã kiện toàn bộ máy, thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp quan trọng khác nhau, nhưng kết quả thì vẫn chưa đạt, mà tham nhũng vẫn còn hết sức nghiêm trọng.
“Mới đại hội Đảng địa phương xong, tôi tham gia 6 nơi, thì nơi nào cũng đánh giá là thành công rực rỡ, nhưng gặp dân thì chỗ nào cũng kêu. Chúng ta không đến nỗi thất bại, nhưng các mảng tối, yếu kém vẫn chưa được phơi bày. Chúng ta phải nói thật cho dân được biết. Càng giấu thì dân càng mất lòng tin” – Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu với cử tri Q.1, TP.HCM (ảnh: T.Q)
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chủ trương của chúng ta cũng nhiều, pháp luật cũng không đến nỗi, tổ chức, bộ máy lãnh đạo cũng có…nhưng kết quả vẫn chưa được. “Trong công tác phòng chống tham nhũng, chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của mình không tròn” – Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
“Một trong những điều buồn nhất là nhìn vào bảng thống kê xem Việt Nam đứng thấy mấy trong bản đồ tham nhũng của thế giới. Buồn lắm, xấu hổ lắm. Tại sao nước mình anh hùng, oanh liệt trong kháng chiến chống ngoại xâm hàng ngàn năm nay, mà nạn tham nhũng thì đứng xếp hạng trên 100? Bê bối quá, cảm thấy không thể chấp nhận được” – Chủ tịch nước thẳng thắn chia sẻ.
Đối với các Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước, Chủ tịch nước nhìn nhận, dù có những nơi nhận được nguồn vốn lớn, với nhiều ưu đãi, nhưng hiệu quả kinh doanh lại thấp, tham nhũng, tiêu cực và nợ xấu nhiều, nên cần phải nhìn nhận những tồn tại, yếu kém này.
Thừa nhận những thành tựu to lớn của các Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước trong thời gian vừa qua, đã làm được một số việc, những bản chất của vấn đề thì vẫn chưa được giải quyết triệt để, nên cần phải thực hiện tái cơ cấu theo đúng chủ trương của Nhà nước.
“Số lượng có thể giảm đi, nhưng kèm theo đó là phải làm sao hoạt động hiệu quả cao nhất, công nghệ và quản trị phải tốt nhất..và không bị tiếng kêu lên mặt báo là nơi này có nhiều tham nhũng…”- Chủ tịch nước kết luận.
“Ngày mai nghỉ, chiều nay vẫn phải làm”
Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong kỳ tiếp xúc cử tri quận 1, TP.HCM cuối cùng, trước khi Quốc hội khóa 13 kết thúc nhiệm vụ.
Cử tri Nguyễn Trung Dũng (phường Nguyễn Cư Trinh) đánh giá, phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa qua ông không hài lòng, vì còn nhiều vấn đề chung chung, không cụ thể. Nhiều Bộ trưởng đã hứa nhiều, nhưng nếu không làm được thì Bộ trưởng trả lời như thế nào trước cử tri, trước nhân dân?
“Bộ trưởng không làm được việc, thì có dám dũng cảm từ chức hay không? “ – cử tri Dũng băn khoăn tiếp.
Cử tri Nguyễn Trung Dũng cũng mong muốn, tại Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm sau, các đại biểu cần bầu ra những nhân sự có đủ 3 tiêu chí “tâm – đức – tài”, bởi lẽ đây là sự sống còn của chế độ, của Đảng, như mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tại Hội nghị trung ương lần thứ 12 vừa qua.
Ngoài ra, nhiều cử tri khác cũng đề cập trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội còn nhiều bất cập, cần phải được chấn chỉnh nghiêm túc trong thời gian sắp tới.
Phát biểu với cử tri về vấn đề này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận, trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước và quản lý xã hội còn bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém, lĩnh vực nào hay ngành nào cũng có chuyện.
Sau 30 năm đổi mới, bên cạnh sự phấn khởi, tự hào thì còn là nợ công tăng nhanh, quản lý kém, kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề phải nói.
Chủ tịch nước cho rằng, một khi vấn đề nghiêm trọng, mà làm mãi không xong, thì cần phải nhìn nhận lại nội bộ, bộ máy và con người mình.
Chủ tịch nước đã khẳng định rằng, sẽ tận dụng những thời gian còn lại của nhiệm kỳ này để nỗ lực giải quyết hết những bức xúc của người dân.
“Không thể nói là bàn giao cho khóa sau, ngày mai nghỉ, chiều hôm nay vẫn phải làm, không thể tắc trách, trách nhiệm của anh thì anh vẫn phải làm” – Chủ tịch nước kết luận.
Thế Quân

Việt Nam có nguy cơ vỡ nợ

Nợ công tăng quá nhanh, nhà đầu tư lo ngại nguy cơ Việt Nam vỡ nợ

07:00 04/12/2015

BizLIVE - 
“Nhà đầu tư đang lo ngại về nợ công của Việt Nam ngày càng tăng quá nhanh và nguy cơ vỡ nợ quốc gia”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho biết.

Nợ công tăng quá nhanh, nhà đầu tư lo ngại nguy cơ Việt Nam vỡ nợ
TS.Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh BDI
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng dài hạn từ quý II/2016
Tại hội nghị “Toàn cảnh thị trường tài chính – bất động sản 2015 và dự báo 2016” diễn ra chiều ngày 2/12, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định về thị trường tài chính hiện nay ngày càng khó dự đoán và dễ bị tổn thương.
Ông Nghĩa đưa ra dẫn chứng, nếu trước đây, Nhật Bản 30 năm tăng trưởng 10% và từ năm 1990 đến giờ không tăng trưởng phần trăm nào thì không có ai "sốc". Nhưng gần đây, Trung Quốc cũng 30 năm tăng trưởng 10% mà vừa tụt xuống 6-7% thì cả thị trường bị "sốc".
TS.Nghĩa nhận định, khủng bố ở Paris, nhập cư ở Châu Âu cũng không gây hoang mang bằng việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ và thông tin Trung Quốc suy giảm kinh tế. Quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh tế ít có bản lĩnh hơn. "Sốc" kinh tế mạnh hơn "sốc" chính trị.
Khi thị trường tài chính bất ổn, nơi trú ngụ vững chắc nhất là thị trường bất động sản. Đồng USD tăng giá và đồng nhân dân tệ phá giá liên tục là lý do vì sao thị trường bất động sản toàn cầu đang phục hồi rất nhanh và đều.
“Khảo sát của chúng tôi ở Hong Kong, Pháp thì số người đầu tư vào bất động sản ngày càng lớn, quy mô thị trường bất động sản thế giới đang lớn lên. Ở Việt Nam của chúng ta cũng đang có xu hướng như vậy”, ông Nghĩa cho biết.
Theo ông Nghĩa, chỉ số tài chính, chỉ số giá nhập khẩu đầu vào cuối 2015 của chúng ta đều suy giảm cho thấy Việt Nam vừa trải qua một chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn và đang trên đường suy giảm kinh tế.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng nhấn mạnh đây chỉ là sự suy giảm ngắn hạn trong giai đoạn từ quý II/2015 đến hết quý I/2016. Nhưng xu thế tăng trưởng của chúng ta vẫn là dài hạn, thêm nữa hàng loạt hiệp định thương mại tự do như TPP sẽ giúp cho xu thế tăng trưởng dài hạn này thêm vững chắc.
Theo ông Nghĩa, khi Việt Nam tham gia vào TPP, sẽ có khoảng 2,5 – 3 triệu người dịch chuyển từ nông thôn ra đô thị, làn sóng đô thị hóa lần thứ 2 xuất hiện, cải thiện tình hình năng suất lao động quá thấp trong thời gian vừa qua.
Làn sóng đô thị hóa lần thứ nhất đã tạo ra năng suất lao động tăng lên đến 50 – 60%. Làn sóng đô thị hóa lần thứ 2 được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột biến như thế.
TPP mở ra cơ hội cho dệt may rất lớn, cứ 1 tỷ USD từ ngành sẽ tạo ra thêm 250.000 lao động mới, ông Nghĩa dự kiến trong 1 năm như vậy sẽ tạo thêm khoảng 10 tỷ USD. Năng suất lao động của Việt Nam nhờ thế sẽ ngày càng tăng lên.
  
Bắt đầu quý II/2016 chúng ta mới tăng trưởng. Và kể cả loại bỏ yếu tố mùa vụ mọi chỉ số vẫn cho thấy Việt Nam đang bước vào quá trình tăng trưởng dài hạn”, ông Nghĩa dự báo.
Lo ngại vỡ nợ quốc gia
Mặc dù khẳng định sự tăng trưởng chắc chắn của Việt Nam nhưng theo ông Nghĩa, có 2 vấn đề đáng lo ngại là lãi suất có xu hướng tăng và tình hình tỷ giá hối đoái.
 Lợi suất trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn (%/năm). Nguồn: TS. Lê Xuân Nghĩa
Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam có lạm phát ngang nhau đều dưới 1% nhưng lãi suất cao nhất của Mỹ là 4,5%, Trung Quốc là 4,3% còn của Việt Nam là 11%. Điều này là do lợi suất trái phiếu Chính phủ ngày càng tăng lên, Chính phủ đang thu hút 1 lượng lớn trái phiếu.
“Túi tiền trong toàn bộ nền kinh tế có hạn, Chính phủ hút quá nhiều thì doanh nghiệp tất nhiên phải ít đi”, ông Nghĩa nhận định.
Tuy nhiên, trái phiếu Chính chủ của chúng ta có lợi suất cao như thế vẫn không huy động được, điều này là do lòng tin của nhà đầu tư đang bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ số hoán vị rủi ro tín dụng (CDS) của chúng ta ngày càng cao.
“CDS của Hy Lạp 320 điểm đã khủng hoảng, mà Việt Nam đã đến 270 điểm có những lúc lên tới 300 điểm, cho thấy nhà đầu tư đang lo ngại về nợ công ngày càng tăng quá nhanh và nguy cơ vỡ nợ quốc gia”, TS. Nghĩa bình luận.
 CDS trái phiếu Chính phủ kì hạn 5 năm (điểm). Nguồn: TS. Lê Xuân Nghĩa
Thêm vào đó, ông Nghĩa cũng nhận định nợ xấu quá lớn làm cho chi phí hoạt động trên tổng chi phí của ngân hàng Việt Nam rất cao, chỉ số này của các nước là 11%, còn Việt Nam lên đến 20%, trích lập dự phòng quá lớn đang đẩy lãi suất tăng.
Mặt khác, năm 2015, Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Điều này đang tạo áp lực tăng tỷ giá hối đoái.
“Hơn nữa, Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất và Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục phá giá nhẹ đồng Nhân dân tệ. Chúng tôi cho rằng Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái 3 – 5% trong năm 2016”, ông Nghĩa nhận định.
HÀ MY

5 tháng 12, 2015

NHÂN DÂN và sâu tinh

NHÂN DÂN

Ảnh của Đức Bảo Phạm.
Nguyễn Trọng Tạo 10/2012
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật 
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…
st