Trang

26 tháng 10, 2015

Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc?

Cũng như "Con vua thì lại làm vua"

- Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận, việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại.
Trao đổi bên lề QH, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: "Cán bộ trẻ cần có sự trải nghiệm. Không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được".
Bí thư 40 tuổi không gọi là trẻ
Bà Quyết Tâm nói:
Ở tuổi trên dưới 40 không thể gọi là trẻ được, càng không phải quá trẻ để đảm nhận những chức danh như bí thư tỉnh ủy. Họ chỉ trẻ hơn lớp trước thôi.
cán bộ trẻ, bí thư, lãnh đạo, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Bùi Thị An
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Để có một đội ngũ cán bộ trẻ, phải quy hoạch, đào tạo và quan tâm đến việc bố trí để thử thách. Cán bộ trẻ phải có sự trải nghiệm mà mình không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được.
Từ thực tiễn, cán bộ trẻ mới chứng minh được năng lực, phẩm chất đạo đức và sở trưởng của mình để biết họ vào lĩnh vực nào là phù hợp.
Điều tôi thấy rõ nhất ở đội ngũ cán bộ trẻ là họ được đào tạo rất bài bản cả lý luận, thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Qua thực tiễn, tập thể thấy rất rõ họ nổi lên, chứng minh được năng lực, đạo đức của người cán bộ, xứng đáng được bố trí ở những vị trí quan trọng, được xã hội chấp nhận, được đại hội đánh giá cao, tín nhiệm cao.
Theo bà, việc những cán bộ trẻ được đề bạt vào các vị trí chủ chốt như vậy có phải là một bước đổi mới trong công tác cán bộ ?
Chúng ta phải nhìn nhận công tác nhân sự có tính thế hệ. Các đồng chí 60 tuổi trở lên đã nghỉ thì trước đây cũng có một thời tuổi trẻ, có cả một quá trình cống hiến, làm tốt, làm được. Bây giờ họ lớn tuổi, thế hệ khác lên thay. Tập thể tín nhiệm là tín nhiệm kỳ này tới kỳ khác, đó là chuyện bình thường chứ không phải bây giờ mới có cán bộ trẻ.
Đó là một quá trình vừa bố trí, vừa đào tạo. Bây giờ, các bạn trẻ lên lại tiếp tục đào tạo cán bộ mới mười mấy, 20 tuổi. Ví dụ như TP.HCM, các bạn trẻ 18 tuổi tốt nghiệp phổ thông, đi vào đại học, TP đã nhắm đến các trường đại học để đưa vào quy hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ dài hạn.
Rồi sẽ có một lớp cán bộ trẻ khác kế tiếp.
Con em lãnh đạo hư hỏng mới là điều bất hạnh
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM cũng chia sẻ:
Nếu như con em cán bộ lãnh đạo có sự trưởng thành và được các đại hội Đảng tín nhiệm, được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc, của Đảng. Tôi nghĩ như vậy. Không có gì nghi ngại cả. Đó là sự kế thừa truyền thống, họ giữ gìn truyền thống đó và biết phát huy truyền thống đó để làm tiếp sự nghiệp mà cha ông họ đã đi.
Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại.
Chỉ trừ những trường hợp khuất tất, không có năng lực. Còn những trường hợp vừa rồi là đại hội bầu. Đó là sự tín nhiệm của cả một đại hội.

Nếu con em cán bộ mà hư hỏng hết thì đó là điều bất hạnh.
Bà kỳ vọng gì vào đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trẻ hiện nay?
Tôi kỳ vọng vào tính năng động, sáng tạo, sự xốc vác, nghĩ nhanh của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ sẽ trưởng thành hơn từ thực tiễn. Có những bài học rất quan trọng, đó là gần dân, hiểu dân và học dân. Các bài học đó các bạn trải nghiệm chưa nhiều cần phải học hỏi thêm.
Một điều nữa tôi mong muốn là các bạn trẻ hãy biết phát huy sự trải nghiệm, kinh nghiệm của người đi trước. Có thể họ chậm hơn do tuổi tác nhưng sự trải nghiệm của thế hệ trước bao giờ cũng cần thiết cho bất cứ lãnh đạo nào.
ĐBQH Bùi Thị An, Hà Nội: Lãnh đạo cũng có tố chất di truyền
Trong thực tiễn của thế giới cũng như ở Việt Nam, có những gia đình có tố chất di truyền. Tố chất ấy được thể hiện trong lãnh đạo, trong các ngành chuyên môn.
cán bộ trẻ, bí thư, lãnh đạo, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Bùi Thị An
                                                       Đại biểu QH Bùi Thị An
Như trong y học có gia đình GS Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, rồi các nhà văn, nhà thơ đều có những trường hợp “cha truyền con nối” thì trong chính trị cũng có những gia đình như vậy.
Mọi người đều bình đẳng, ai phấn đấu rèn luyện tốt thì đều có thể được đề bạt vào những vị trí quan trọng. Tuy nhiên, những người có truyền thống gia đình đã có cái gốc sẵn thì bản thân họ sẽ có điều kiện học hỏi, lấy kinh nghiệm của cha ông mình làm vốn cho mình.
Bây giờ nhận định gì về họ thì hơi sớm. Phải qua thời gian thực tiễn 1-2 năm, thậm chí một nhiệm kỳ sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi bây giờ đặt ra. Như vậy mới chính xác được.
Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Long

22 tháng 10, 2015

Phùng Quang Thanh: "Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất"

'Không đi với nước lớn này chống nước lớn khác'

Zing.vn.  "Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần hữu nghị với cả hai. Có như vậy, chúng ta mới giữ được thế cân bằng, chủ động và độc lập", đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trong phần phát biểu dài gần một giờ tại buổi thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 22/10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã điểm lại nhiều vấn đề về tình hình an ninh quốc phòng. Trong 5 năm qua, trên biển có một số vụ việc phức tạp, như vụ cắt cáp 2011, giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014; trên đất liền có vụ Mường Nhé năm 2011...
Với mỗi vụ việc, Bộ Chính trị, Trung ương, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ đều có chỉ đạo điều hành trực tiếp kịp thời. Riêng với giàn khoan Hải Dương 981, Bộ Chính trị họp 12 phiên 23 ngày để xử lý... 
'Không đi với nước lớn này chống nước lớn khác'
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên họp tổ các đại biểu Quốc hội chiều 22/10. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dù nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức, song, theo tướng Thanh, chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế vẫn được bảo vệ tốt. Hơn 30 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa không mất điểm nào. Ở khu vực thềm lục địa, 15 nhà giàn DK không những hoạt động bình thường mà còn được sửa chữa, nâng cấp, tăng tuổi thọ tới 40 năm.
Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động khai thác dầu khí, đánh bắt, khai thác của ngư dân diễn ra bình thường trong vùng 200 hải lý...
"Với nền kinh tế mở như Việt Nam, nếu trên biển xảy ra xung đột thì không tàu bè nào ra vào, trên không máy bay cũng không thể hoạt động, làm gì có hàng triệu khách du lịch vào như những năm vừa qua. Ngoài biển bất ổn thì trong bờ cũng rất khó khăn", Bộ trưởng Thanh cho hay.
Trong tình hình đó, lực lượng quân đội cũng có những chuyển biến. Dù quân số giảm hơn một vạn so với trước song lực lượng hải quân được tăng cường, đồn biên phòng tăng dày để bảo đảm cho biên giới trên bộ cũng như an ninh trên biển. Các lực lượng đều được đầu tư tàu thuyền, vũ khí hiện đại, song song với giữ gìn tốt trang thiết bị cũ.
"Chúng ta chỉ bảo vệ đất nước, không bao giờ xâm lấn một ai nhưng cũng phải có thực lực, để cần thiết thì phải tự vệ, phòng thủ. Nhìn lại mục tiêu bảo vệ đất nước đặt ra, tôi cho rằng, trong 5 năm qua chúng ta đã đạt được", Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.
Nhắc lại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, chỉ cần "lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp". Đặc biệt trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần làm sao hữu nghị với cả hai. 
"Nếu quan hệ tốt với 2 nước thì chúng ta giữ được thế cân bằng, chủ động và độc lập. Chúng ta không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác và cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự hay lợi dụng lãnh thổ để chống nước khác", đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Về tổng thể, để đảm bảo an ninh, quốc phòng, Bộ trưởng Thanh nhấn mạnh việc tăng cường đoàn kết, niềm tin; giảm đối đầu, tránh xung đột để giữ được trong ấm, ngoài êm. Trong nước ổn định, Đảng, nhân dân đoàn kết thì không ai có thể can thiệp. Còn nếu để xảy ra điểm nóng, khủng bố và phải dùng công an, quân đội trấn áp thì bên ngoài sẽ lấy cớ để cô lập chính trị, chia rẽ nội bộ.
"Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất", Bộ trưởng Quốc phòng nói.
Cảnh báo về nguy cơ an ninh, quốc phòng đến từ không gian mạng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, đây là lĩnh vực tác chiến mà Việt Nam hầu như chưa có gì, như "căn nhà bỏ trống". Mỗi ngày, các thế lực bên ngoài có thể xâm nhập vào mạng của Việt Nam để lấy tin tức, tài liệu mật nhưng chúng ta gần như không kiểm soát được. 
"Nếu xảy ra chiến tranh, xung đột thì rất nguy hiểm. Bên ngoài có thể dùng tác chiến điện tử để khống chế toàn bộ đất nước, đánh sập hệ thống dữ liệu ngân hàng, điện lực, giao thông, hàng không…", đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trong khi đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này rất tốn kém. Các cường quốc đều có bộ tư lệnh tác chiến mạng, lực lượng hàng nghìn người, hết sức tinh nhuệ. 
"Chúng ta cần từng bước nghiên cứu, đầu tư nhân lực và có trang thiết bị để trước hết bảo vệ được bản thân mình. Khi cần, được lệnh mới tấn công đáp trả", Bộ trưởng Quốc phòng nói.

Cử tri bất bình việc Trung Quốc cải tạo, bồi đắp đảo

Trong hàng nghìn ý kiến gửi đến Quốc hội, nhiều người bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường cải tạo, bồi đắp, xây dựng công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền VN.
Nguyễn Hưng

19 tháng 10, 2015

Võ Hiệp chơi gì trong phim "Liên Minh Huyền Thoại"


Cọc dài lỗ nhỏ mép nhiều lông
Hố ướt rừng thông chơi đã không
Thẳng lưng chùng gối dương cao... phập
Tròn lăn lọt lỗ sướng tê lòng.

Ui cha, vừa vít vừa mún chơi nè !
Phạm Văn Hải

Chúc mừng !

Chúc mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam
Chị em vui nghỉ tụi tui làm
Vùng lên chỉ một ngày thôi nhé
Mốt về nguyên vị đừng có than !
Phạm Văn Hải

18 tháng 10, 2015

Chủ nhật, mẹ và ta

Chủ nhật ở nhà chăm mẹ già
Sài Gòn náo nhiệt kệ người ta
Mặc ai đồ đẹp đi chơi phố
Đi chợ nấu cơm ta ở nhà.
Hahaha !

Phạm Văn Hải

17 tháng 10, 2015

Con thủ tướng VN là bí thư tỉnh trẻ nhất VN

Ông Nguyễn Thanh Nghị là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước

Từng là Thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư tỉnh này.
ong-nguyen-thanh-nghi-la-bi-thu-tinh-uy-tre-nhat-nuoc
Ông Nguyễn Thanh Nghị là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước. Ảnh:Cửu Long
Sáng 17/10, Ban tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2015-2020) công bố kết quả bầu Bí thư, Phó bí thư; Ban Thường vụ; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy diễn ra vào tối hôm trước.
Theo đó, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 lần thứ nhất đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Hai phó bí thư Tỉnh ủy khác là bà Đặng Tuyết Em (tái cử) và ông Phạm Vũ Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh ngày 12/8/1976 là tiến sĩ khoa học ngành Kỹ thuật Xây dựng (ĐH George Washington, Mỹ), cao cấp lý luận chính trị, nguyên phó hiệu trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM. Ông nhậm chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ cuối năm 2011 khi mới 35 tuổi và là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng XI (tháng 1/2011), ông Nghị được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Trả lời báo chí khi đó, ông khẳng định, thành công của mình nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân. Ông Nghị là con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 
Tháng 3/2014, ông Nghị được luân chuyển về làm Phó bí thư tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Cũng ở tuổi 39, ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Phó bí thư Đà Nẵng được bầu giữ chức vụ Bí thư tỉnh này trong nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Anh sinh ngày 1/1/1976 là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy Đà Nẵng. Ông là con trai cả của nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi.
Cửu Long

Putin đối mặt ‘cuộc chiến’ trong lòng nước Nga


Dù đang nổi bật trên và được cho là ghi dấu thành công với cuộc không kích IS nhưng Tổng thống Putin vẫn còn nhiều bất an. Một cuộc chiến thực sự, kéo dài ngay trong lòng nước Nga mà Putin phải đối mặt và không dễ gì có cách để thắng nhanh.
‘Ăn đong’ năm một
Không có kịch bản dài hơi, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đang tính toán cho ngắn hạn và tương lai của nền kinh tế kém đa dạng này khá bất ổn.
Chính phủ Nga vừa thông qua ngân sách cơ bản 2016. Theo đó, ngân sách 2016 dù đã thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn sẽ thâm hụt tương đương 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nguồn chính để bù đắp thâm hụt vẫn là Quỹ dự phòng. Bản ngân sách sẽ được đệ trình lên Duma quốc gia Nga vào ngày 25/10.
dầu khí, khí đốt, giá dầu, dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, Syria, Iran, OPEC, fracking, dự-báo, , xuất-khẩu, cuộc-chiến, khí-đốt, EU, Hy-Lạp, Ukraine, Myanmar, Trung-Đông, Obama, Washington, trừng-phạt, Thổ

Bộ Tài chính Nga cũng đã lập kế hoạch vay nội địa gần 20 tỷ USD trong năm 2016 và có thể sẽ phát hành trái phiếu để vay nước ngoài khoảng 2 tỷ USD, thấp hơn so với con số 7 tỷ USD trong các năm trước đó.
Trên CNBC, dự báo của Bộ Tài chính Nga cũng cho thấy, nền kinh tế Nga có thể suy giảm 3,8% trong năm nay dưới sức ép của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong năm 2016, dự báo nền kinh tế Nga chỉ tăng trưởng dương trở lại từ quý II với giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Tuy nhiên, Bộ Phát triển kinh tế Nga cũng chuẩn bị một kịch bản bi quan cho trường hợp giá dầu xuống đến mức 40 USD/thùng, khi đó lạm phát sẽ ở mức 8,3%, GDP sẽ suy giảm ở mức âm 1%. Đầu tư vẫn là lĩnh vực đáng lo ngại của Nga. Hầu hết các kế hoạch đều bị hoãn lại dài hạn do kinh tế gặp khó khăn.
Như vậy, thay vì lên kế hoạch cho 3 năm liên tiếp, Nga hiện chỉ tính năm một, trước hết cho năm 2016. Chính phủ Nga không đưa ra các dự báo cho hai năm tiếp theo 2017 và 2018. Ngoài ra, giá dầu trung bình cho ba năm gần đây cũng không được lấy làm cơ sở để dự trù chi phí tối thiểu của ngân sách.
Trước đó, chính quyền Putin cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách. Cuối năm 2014, Tổng thống Putin đã ra lệnh không trả lương trong một năm cho công chức ở các văn phòng nhà nước, gồm cả chính quyền tổng thống trong bối cảnh đồng rúp mất giá và giá dầu tụt giảm.
Đầu 2015, ông Putin cũng ra lệnh cắt giảm 10% lương của ông và các bộ trưởng cũng như nhiều quan chức hàng đầu nhà nước. Lệnh cắt giảm sẽ được kéo dài cho đến cuối năm 2015 và có thể gia hạn thêm đến năm 2016.
Tương lai đầy thách thức
Gần đây, khá nhiều quan chức Nga lạc quan cho rằng, nền kinh tế nước này đã chạm đáy và kinh tế Nga sẽ tăng trưởng dương trở lại vào 2016. Tuy nhiên, sự suy giảm nghiêm trọng của đầu tư trong nước cho thấy một thực tế giới DN nước này vẫn còn nhiều e ngại về triển vọng của nền kinh tế nước này.
dầu khí, khí đốt, giá dầu, dầu-khí, giá-dầu, cú-sốc-dầu-khí, Mỹ, Putin, Nga, châu-Âu, kinh-tế, 2015, Obama, Syria, Iran, OPEC, fracking, dự-báo, , xuất-khẩu, cuộc-chiến, khí-đốt, EU, Hy-Lạp, Ukraine, Myanmar, Trung-Đông, Obama, Washington, trừng-phạt, Thổ

Trên Bloomberg, một số DN cho rằng, nền kinh tế Nga có thể sẽ có cuộc suy thoái kéo dài nhất trong gần 2 thập niên. Trong hai lần suy thoái trước, kinh tế Nga đã có sự phục hồi nhanh chóng, quay trở lại tăng trưởng chỉ trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, lần này thì khác. Và đây là lý do nhiều DN phải gác lại kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó, những căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Á cũng như Đông Âu có thể tác động tiêu cực lâu dài tới nền kinh tế Nga.
Cũng theo các dự báo trên Bloomberg, kinh tế Nga có thể phục hồi trong năm tới nhưng tốc độ tăng trưởng của Nga sẽ rất chậm. Tỷ trọng của Nga trong GDP toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Những thành quả tăng trưởng mạnh trong 15 năm cầm quyền của ông Putin có thể sẽ tan cùng mây khói.
Một vấn đề quan trọng đối với Nga là dầu khí. Giá dầu vẫn ở vùng thấp kỷ lục, khoảng 45 USD/thùng. Theo dự báo mới nhất của OPEC, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đó. Sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh sẽ khiến nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng chậm lại.
Nỗ lực duy trì sản lượng để giữ thị phần của OPEC trong bối cảnh việc sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ khiến giá dầu giảm 60% trong nửa cuối 2015 và hiện vẫn dao động xung quanh ngưỡng 45 USD/thùng. Nền kinh tế nhiều nước được hưởng lợi, nhưng đây là đón chí mạng đối với các nước OPEC và Nga…
Giá dầu giảm cùng với các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Nga lao đao. Cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm cùng với nỗ lực hiện đại hóa quân đội và tham gia vào các điểm nóng địa chính trị trên thế giới nhằm khẳng định sức mạnh Nga trên trường quốc tế đang khiến ngân sách nước này càng gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, một trong những mục tiêu quan trọng của Nga là: đưa nền kinh tế và ngân sách chính phủ Nga bớt phụ thuộc vào dầu thô. Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng sử dụng nguồn thu từ dầu thô và khí đốt trong ngân sách đã giảm xuống còn 43%, so với mức 52% vài năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch ngân sách cho năm 2016 vẫn dựa trên dự báo dầu 50 USD/thùng. Rủi ro dầu xuống 40 USD vẫn khá cao, nhất là trong bối cảnh phương Tây lo ngại về sức mạnh quân sự của Nga thông qua các đợt tấn công vào IS trong những tuần qua.
Trong khi đầu tư trong nước suy giảm, theo Bộ Tài chính Nga, các dòng vốn vẫn đang tiếp tục chảy khỏi nước này do niềm tin của các NĐT suy giảm. Mức thoái vốn năm nay có thể chỉ rơi vào khoảng 65 tỷ USD, thấp bằng một nửa so với dự báo hồi đầu năm. Tuy nhiên, sự thui chột của các động lực cho nền kinh tế Nga có thể khiến nước này phục hồi chậm chạm sau suy thoái. Sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi trong đó có Trung Quốc cũng sẽ khiến cho tương lai của một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khi Nga càng trở nên mờ mịt.
Các dự án lớn như hệ thống khí đốt Dòng chảy phương Nam nhằm dẫn khí sang bán cho châu Âu đã phải hoãn lại. Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ qua Thổ Nhĩ Kỳ sang Hungary cũng đã ngưng trệ do căng thẳng giữa Kremlin và Ankara.
V.Minh