Trang

8 tháng 7, 2015

“Lợi ích nhóm làm đất nước tụt hậu, văn hóa xuống cấp, niềm tin bị mất“

Ủy viên TƯ Đảng Vũ Ngọc Hoàng.

Đăng Bởi  - 
loi ich nhom
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên TƯ Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ và tổng biên tập báo điện tử Một Thế Giới Lê Ngọc Thịnh


“Lợi ích nhóm làm cho kinh tế tụt hậu, văn hoá xuống cấp, niềm tin của người dân mất đi, hệ thống chính trị suy yếu... Bao nhiêu người đã chiến đấu, hy sinh qua nhiều thế hệ để cho đất nước Việt Nam được phồn vinh, giàu mạnh, dân chủ, tốt đẹp, công bằng chứ không phải để đất nước rơi vào tay lợi ích nhóm, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực” – Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – Ủy viên TƯ Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới.


-       Thưa tiến sĩ, sau khi bài viết về “lợi ích nhóm” của ông đăng trên Tạp chí Cộng sản và Báo Tuổi trẻ thì độc giả phản hồi như thế nào thưa ông?
-       Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Bài về “lợi ích nhóm” sau khi đăng, tôi nhận được phản hồi rất nhiều. Khen có, chê có, bình luận có, suy diễn có, cắt xén cũng có. Nhưng tôi thấy phần nhiều đồng tình với các lý lẽ và tình hình đã phản ảnh trong đó. Tôi nghĩ chắc cũng còn có người không đồng tình nhưng họ không nói ra.
Trong đó có một số vấn đề có thể sau này tôi sẽ tổng hợp lại và trả lời bạn đọc. Lúc đó tôi sẽ nói thêm những vấn đề bạn đọc nêu ra.
-       Ông có thể cho biết rõ hơn về những lời khen, chê đó?
-       Ở phần khen, độc giả nhận xét là lý lẽ phân tích trong bài viết rõ ràng, không phải lý luận rập khuôn, mà gắn liền với tình hình thực tiễn. Nói chung độc giả thấy rằng tình hình thực tế ở Việt Nam có “lợi ích nhóm” khá nhiều.
Còn phần chê, độc giả cho rằng giải pháp ở phần cuối để khắc phục chưa rõ. Thực ra giải pháp có viết một đoạn cô đọng. Nhưng để cụ thể hóa các giải pháp đó ra thì nhiều vấn đề lắm.
Cụ thể hóa từng vấn đề thì dài mà chính trong quá trình phản hồi, nhiều độc giả cũng đã góp thêm nhiều giải pháp.
Bàn về giải pháp thì rất nhiều vấn đề, vấn đề nào cũng phong phú và cần có chiều sâu cả, còn độc giả yêu cầu giải pháp cần rõ hơn nữa, cụ thể hơn nữa thì đúng rồi. Cần phải thế nhưng cái đó xin tiếp tục bàn. Trong một bài nói hết cho kỹ tất cả mọi chuyện thì không thể, mà cần phải có nhiều bài, nhiều người viết thảo luận qua lại với nhau về giải pháp thì sẽ rõ dần.
-       Với những trường hợp cắt xén thì họ đã cắt xén như thế nào?
-       Ví dụ như có ý kiến nói rằng lợi ích nhóm như thế là đừng đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản, không phải chủ nghĩa tư bản sinh ra mà ở Việt Nam là do chủ nghĩa xã hội sinh ra.
Trong bài viết tôi đã nêu rõ nó không phải do chủ nghĩa tư bản và càng không phải chủ nghĩa xã hội sinh ra. Thực tế lợi ích nhóm là một thứ tha hóa, thoái hóa.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” viết trong ngoặc kép, không phải là một giai đoạn nào của chủ nghĩa tư bản, mà nó là sự tha hóa, phát triển lên cao độ và biến tướng, biến chứng của “lợi ích nhóm”, của sự tha hóa ấy, và nó càng không phải của chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam đường lối chỉ mới là định hướng, còn chủ nghĩa xã hội hiện thực thì chưa có. Chưa có chủ nghĩa xã hội nhưng có người tưởng đã có rồi, ra sức giữ, không chịu đổi mới, để có nó. Trong chủ nghĩa xã hội không thể chấp nhận “lợi ích nhóm”. Còn nhiều “lợi ích nhóm” thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội phải là cái tốt đẹp thật sự chứ không phải từ ngữ viết trên giấy.
-       Thưa tiến sĩ, lợi ích nhóm tạo ra sự phân hóa giàu nghèo rất lớn, Trung Quốc đi trước mình đến bây giờ qua cái chiến dịch đả hổ đập ruồi của ông Tập Cận Bình thì ra rất nhiều quan chức có khối tài sản rất lớn. Ông có nghĩ nếu chúng ta không có biện pháp kiên quyết chống lại lợi ích nhóm này thì lúc nào đó Việt Nam rơi vào tình trạng như Trung Quốc hiện tại?
-       Tôi nghĩ rằng nếu không có giải pháp tốt thì từ “lợi ích nhóm” dẫn đến nhiều điều nguy hại nữa. Trong bài viết tôi đã phân tích rồi, chứ không chỉ có phân hóa giàu nghèo. Còn phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn là tất nhiên rồi, không thể tránh khỏi, nếu “lợi ích nhóm” không bị ngăn chặn, mà đó là sự phân hóa rất vô lý, rất khó chịu, không phải do tài năng lao động tạo ra trong môi trường bình đẳng, minh bạch, mà là lợi dụng quyền lực của nhân dân trao cho để thâu tóm lợi ích cho cá nhân và cho “nhóm lợi ích”.
Thật ra “lợi ích nhóm” là hình thức đặc biệt của tham nhũng. Đó là tham nhũng có tổ chức. Chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm thì nhất định phải chống, nhưng việc ngăn ngừa còn quan trọng hơn nữa. Nói như thế không có nghĩa xem nhẹ việc chống, phải chống quyết liệt, mạnh tay hơn nữa, liều lượng mạnh hơn nữa chứ như hiện nay chưa phải đã đủ, dù gần đây có cố gắng.
Nhưng tôi cho rằng việc ngăn ngừa còn quan trọng hơn, chống chủ yếu là đi giải quyết những vụ việc đã xảy ra. Trong khi chúng ta giải quyết được vài ba vụ tham nhũng thì nó đã có đủ thời gian phát sinh thêm 5 - 7 vụ. Và cứ thế ta bị động, đi sau và xử lý hậu quả. Mà giải quyết các vụ đã xảy ra đâu có đơn giản, nó có lực lượng, nó có vây cánh, nó đối phó đủ kiểu. Chủ động ngăn ngừa, nói cách khác là dành nhiều công sức cho việc “chống” những vụ việc chưa xảy ra hoặc sắp xảy ra quan trọng hơn giải quyết cái đã xảy ra. Đó chính là ngăn chặn.
Muốn ngăn chặn được thì đầu tiên cần phải có cơ chế tốt, phải dân chủ, minh bạch thông tin và kiểm soát quyền lực. Có nhiều người ban đầu họ cũng tốt (tất nhiên là tương đối) nhưng trong hoàn cảnh cơ chế quản lý không đủ chặt chẽ; cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực không đủ thì cuối cùng họ cũng hỏng dần đi.
Nếu nhân cách họ không đủ độ chín, cơ chế lỏng lẻo thì trước sau họ cũng hỏng. Bản thân quyền lực luôn có mặt trái là làm tha hóa con người. Cơ chế là hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Tôi thấy việc tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” có liên quan trực tiếp đến mặt trái là mặt tha hóa của quyền lực, vì vậy, kiểm soát quyền lực là công việc hàng đầu, như có lần tôi đã nói trên báo Tuổi trẻ nhân dịp 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội XI có nói đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập trong văn kiện đại hội. Rất tiếc từ đó đến nay chưa có bước tiến nào đáng kể trong việc kiểm soát quyền lực. Đáng lẽ phải tập trung giải quyết nhiều hơn nữa việc kiểm soát quyền lực. Đây là việc rất lớn, để cho quốc gia hưng thịnh chứ không bị suy đồi.
-       Vì sao ông nói lợi ích nhóm khiến cho thật - giả, đúng - sai lẫn lộn, thưa tiến sĩ?
-       Trong “lợi ích nhóm” có việc kết hợp và liên quan giữa quyền lực với tiền bạc. Quyền lực gắn với cán bộ có chức quyền. Mà cán bộ có chức quyền khi quyết định vấn đề này vấn đề khác nhân danh Đảng, nhà nước, nhân danh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nhân danh đó có vẻ như quan trọng và đường đường chính chính, nhưng thực ra đằng sau câu chuyện đó là một sự tính toán cho “lợi ích nhóm”.
Nhóm này mạnh hơn thì thanh toán những doanh nghiệp khác. Họ kiềm chế những doanh nghiệp khác để họ độc quyền, để họ thâu tóm, chiếm đoạt. Và trong quá trình đó họ tạo ra đủ cớ, kể cả những sơ hở về mặt hành chính, pháp lý hoặc là làm cho dư luận hiểu sai để thực hiện mục tiêu của “nhóm lợi ích” nào đó. Tất cả những việc đó được che đậy bởi một cái áo khoác mà không dễ nhận thấy ngay. Mặt khác, sự gian lận không bao giờ muốn và chịu minh bạch… Thì những điều ấy liên quan đến thật - giả, đúng - sai lẫn lộn.
-       Và lợi ích nhóm cũng tạo nên một sự mất tự do, dân chủ trong xã hội?
-       “Lợi ích nhóm” là thâu tóm, độc quyền kể cả về kinh tế và chính trị. Đã là thâu tóm độc quyền thì nó đụng đến vấn đề dân chủ và tự do, bình đẳng và công bằng. Bản thân dân chủ, tự do, bình đẳng, công bằng về bản chất luôn trái với việc thâu tóm độc quyền của một nhóm người. Cái đó thì nhất định rồi.
-       Bao nhiêu thế hệ cha ông ngã xuống qua hai cuộc kháng chiến để tạo dựng một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, công bằng và văn minh. Nhưng bây giờ sự tồn tại của lợi ích nhóm đã làm chệch đi lý tưởng của các thế hệ đi trước. Ông nghĩ thế nào về thực trạng này?
-       Tôi nghĩ các giải pháp hữu hiệu để chống “lợi ích nhóm” là cực kỳ quan trọng để đưa đất nước phát triển lành mạnh, bền vững và không bệnh tật, có dân chủ, tự do, bình đẳng, công bằng, quốc gia hưng thịnh, không bị kiềm hãm bởi các “nhóm lợi ích”, nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất cho lợi ích chung chứ không phải bị “lợi ích nhóm” chi phối, thâu tóm.
Có hướng đi đúng, chiến lược đúng, có một cơ chế quản lý tốt, nhất là kiểm soát cho được quyền lực, chống lợi ích nhóm, chống tham nhũng hiệu quả, thì sẽ đạt được mục tiêu mong muốn. “Lợi ích nhóm” sẽ làm đất nước không phát triển được, tụt hậu ngày càng xa hơn, văn hoá xuống cấp, niềm tin của dân chúng mất đi, hệ thống chính trị suy yếu đi, nguồn lực nội sinh của quốc gia bị suy giảm, tổn thất thì không đạt được mục tiêu. Bao nhiêu người đã chiến đấu, đã hy sinh qua nhiều thế hệ, nhiều cuộc chiến đấu, để cho cái gì ? Để cho một đất nước độc lập, giàu mạnh, dân chủ, tốt đẹp, công bằng chứ không phải để đất nước rơi vào “lợi ích nhóm”, các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
           - Xin cảm ơn tiến sĩ!
           Ngọc Thịnh (thực hiện)

7 tháng 7, 2015

Ở Mỹ, nói dối còn xấu hơn cả trộm cắp?


Tôi ở Mỹ học tập, làm việc và sinh sống đã 16 năm qua, sự hiểu biết về đất nước này đã dần dần sâu sắc hơn, nhìn chung thì thấy nước Mỹ là một quốc gia rất coi trọng danh dự.
Tôi ở Mỹ học tập, làm việc và sinh sống đã 16 năm qua, sự hiểu biết về đất nước này đã dần dần sâu sắc hơn, nhìn chung thì thấy nước Mỹ là một quốc gia rất coi trọng danh dự.


“Sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng hay là không quan trọng? Nếu như trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng thì nó là quan trọng, còn nếu trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là không quan trọng thì nó không quan trọng.
Tôi ở Mỹ học tập, làm việc và sinh sống đã 16 năm qua, sự hiểu biết về đất nước này đã dần dần sâu sắc hơn, từ bao quát mà nhìn thì thấy nước Mỹ nói chung là một quốc gia rất coi trọng danh dự. Trong con mắt của tôi, rất nhiều những hành vi “dễ tin” của người Mỹ thật sự là rất dễ dàng để bị mắc lừa.
1- Để quên ví tiền trong thư viện cũng không phải lo lắng
Đầu tiên, mọi người trong xã hội Mỹ Quốc đều có sự tin tưởng lẫn nhau. Đây là một mẩu chuyện nhỏ về việc không nhặt của rơi. Năm 2002, tôi đi học học vị tiến sĩ tại đại học Kansas, bởi vì khẩu ngữ tiếng Anh không tốt nên đã tham gia một hoạt động về tiếng Anh của trường. Đây là một chương trình giúp đề cao Anh ngữ cho các du học sinh nước ngoài. Trong chương trình có mời các học sinh người Mỹ có chuyên môn nói chuyện với các du học sinh nước ngoài.
Một hôm, tôi đang nói chuyện với một cậu bạn người Mỹ, đột nhiên cậu bạn nói: “Tệ thật, tôi để quên ví tiền ở thư viện rồi”. Tôi vội vàng nói ngay: “Vậy cậu mau trở lại đó tìm đi!”. Anh bạn ngập ngừng một chút rồi nói:”Không sao đâu, chúng ta nói chuyện tiếp đi, người nhặt được ví tiền của tôi sẽ gọi điện thoại cho tôi ngay mà, bởi vì trong ví tiền của tôi đã có giấy chứng nhận và cách thức liên lạc rồi”. Tôi lắp bắp, hoang mang và bán tín bán nghi với câu trả lời của cậu ấy.

Thư viện New York
Thư viện New York

Một tuần sau đó, đang lúc chúng tôi gặp mặt để giao lưu tiếng Anh. Tôi hỏi cậu bạn ấy “Cậu đã tìm thấy ví tiền rồi sao?” Cậu ta nói tìm được rồi, là người nhặt được ví tiền đã gọi cho anh. Tôi vẫn bán tín bán nghi bởi vì thấy chuyện này “bất khả tư nghị” ngoài sức tưởng tượng của tôi.
Sau này, khi tôi đã trải qua nhiều sự việc hơn nữa, tôi chứng kiến sự tin tưởng giữa những người bạn Mỹ khiến tôi không thể không tin.
Năm 2005, tôi nghiên cứu tiến sĩ tại New York. Một lần, đi dự triển lãm tranh của một anh bạn người Mỹ, trò chuyện một lát. Anh bạn nói “Có một viện bảo tàng đang tổ chức triển lãm tranh của một người Trung Quốc, anh có muốn chúng ta cùng đi xem một chút không?” Tôi vui vẻ đồng ý.
Đến nhà bảo tàng đó, tôi phát hiện là phải mua vé vào cửa. Không ngờ, anh bạn Mỹ của tôi nói với người canh gác cửa: “Tôi là hội viên hiệp hội nhà bảo tàng”, thế là người gác cửa cho chúng tôi đi. Tôi quá là kinh ngạc hỏi “Tại sao họ lại không kiểm tra thẻ hội viên của anh? Chỉ dựa vào một câu nói của anh mà tin ngay sao?” Anh bạn tôi nói “nếu không phải người hội viên thì không ai tự nhận bừa rồi”. Đương nhiên, anh bạn tôi xác thực là hội viên hiệp hội nhà bảo tàng.

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.
Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.

Tôi làm nghiên cứu tiến sĩ tại bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng Metropolitan ở New York, ở đó tôi có giấy chứng nhận làm việc do bảo tàng cấp, dùng giấy chứng nhận này tôi có thể vào thăm bất kỳ bảo tàng nào ở Mỹ mà không cần phải trả tiền mua vé vào cửa.
Tôi mỗi lần dùng thẻ hội viên này vào một nhà bảo tàng nào đó, người giữ cửa luôn hỏi tôi: “Còn có người bạn nào đi cùng anh không?”, là ý muốn nói, sẽ cho người bạn đồng hành đi cùng đó được vào cửa miễn phí.
Sau này, tôi rời bỏ nghiên cứu bảo tàng và đi dạy học ở đại học. Một lần, tôi lại đến thăm một bảo tàng tại New York, lúc này tôi đã không còn có giấy chứng nhận nữa rồi. Nhưng tôi có quen một người làm công tác trong đó, nếu bảo họ ra ngoài đón tiếp thì tôi sẽ vẫn được miễn phí vé vào cửa. Nhưng tôi ngại phiền toái mà lại đúng lúc trong người cũng có mang theo danh thiếp cũ. Thế là tôi thử chút xem xem tâm ý họ thế nào? Tôi liền đưa tấm danh thiếp cũ của tôi cho họ (trên danh thiếp cũ không có ảnh tôi). Thật không ngờ, người bảo vệ lại cho tôi đi vào, lại còn hỏi tôi có bạn bè đi cùng không? Tôi thầm nghĩ, “như thế này cũng quá dễ dàng bị mắc lừa rồi à!”
Năm 2010, tôi làm việc tại bang Florida. Một ngày nọ, tôi và vợ tôi cùng đi đến công viên Disneyland ở Orlando chơi. Công viên Disneyland có quy định: Nếu là người không thuộc bang Florida (kể cả người nước ngoài) thì giá vé vào là 290 đôla/1 người. Người thuộc bang Florida giá vé là 99 đôla/1 người (bởi vì chúng tôi đã phải nộp thuế cho nhà nước rồi). Lúc đang mua vé vào cửa, tôi xuất trình chứng minh thư nhân dân để mua vé 99 đôla, nhưng vợ tôi thì lại quên giấy chứng minh nhân dân trên xe. Nếu mà quay trở lại xe để lấy giấy tờ thì tối thiểu cũng phải mất nửa tiếng bởi vì bãi đỗ xe đó rất rộng, phải ngồi xe của công viên chở mới có thể đi được. Tôi tiến lên gần người bán vé và nói: “Xin hãy tin tưởng tôi, đây là vợ tôi, chúng tôi đều là người địa phương.” Người bán vé tin ngay lời tôi nói, và đưa cho vợ tôi một tờ vé giá 99 đô la.

Lâu đài Disney ở bang Florida
Lâu đài Disney ở bang Florida

Tháng 3 năm 2015, gia đình chúng tôi đã đi đến một trang trại để chơi, cô con gái nhỏ của tôi rất thích động vật nhỏ. Đó là một ngày thứ 7, người đi trang trại chơi rất đông, tôi giúp con gái đẩy xe nôi, tất cả đồ đạc chúng tôi đem theo đều đặt trên đó, kể cả quần áo, đồ ăn trưa, đồ chơi của con gái v.v… Ở trước cổng vườn bách thú, tôi thấy rất nhiều xe nôi đều để ở đó, đồ đạc cũng đặt trên đó và tất cả đồ đạc để trên xe đều không hề bị xáo trộn. Bởi vì bây giờ thì tôi đã tương đối hiểu rõ về xã hội Mỹ Quốc. Hai giờ sau, tôi trở lại cổng lấy xe, phát hiện chỉ còn lại duy nhất chiếc xe nôi của tôi đậu ở đó, nhìn kỹ một chút, mọi đồ đạc để trên xe không thiếu đi một cái gì.

Để xe nôi ngoài bãi giữ xe
Để xe nôi ngoài bãi giữ xe

2 – Mua đồ điện tử, quần áo mà không hài lòng sẽ được trả lại và hoàn lại tiền đầy đủ
Người Mỹ với nhau họ rất “dễ tin”, nó còn phản ánh hơn nữa ở bất kể cửa hàng kinh doanh lớn nhỏ nào đều đặt danh tiếng lên trên hết. Khi mua đồ ở bất kể cửa hàng nào, ngoại trừ là đồ ăn và một số mặt hàng đặc biệt thì tất cả những mặt hàng khác đều được trả lại trong một thời gian nhất định và được hoàn lại đầy đủ tiền. Tôi đã từng trải qua nhiều lần chuyện như vậy rồi. Ví dụ, mua đồ điện tử, quần áo, giày dép hoặc là các thương phẩm khác. Về nhà dùng một lát, cảm thấy không tốt, cầm lại cửa hàng, đều cho trả lại. Có một lần, vì đứa con chơi bơi lội nên đã đi mua một ống khí quản, trả tiền xong lại quên cầm về nhà. Về đến nhà rồi, mới phát hiện để quên ở cửa hàng liền quay trở lại lấy. Đến nơi phát hiện họ đã mang đến bộ phận trả hàng để chờ tôi đến lấy.
Có thể có người sẽ hỏi, các cửa hàng đều như vậy, có thể sẽ tạo cho một số người lợi dụng sơ hở chăng? Sẽ có thể, nhưng số người lợi dụng sơ hở dù sao cũng là bộ phận cực nhỏ. Tôi đã từng nghe nói qua một ví dụ, có một nhóm học sinh nghèo người Mỹ muốn tổ chức một bữa tiệc đêm nhưng lại không có loa, thế là, chúng liền góp tiền đến cửa hàng mua một bộ loa tốt, sau khi bữa tiệc xong xuôi liền đem loa trả lại cửa hàng và được trả lại tiền. Kỳ thực, chủ cửa hàng cũng biết rõ là họ cố ý làm như vậy, nhưng vẫn mắt nhắm mắt mở, bởi vì về cơ bản đây đã là quy định của họ rồi, sẽ không chỉ vì một số cực ít người mà thay đổi được.

Trả lại hàng hóa đã mua và nhận lại tiền.
Trả lại hàng hóa đã mua và nhận lại tiền.

3 – Đóng tài khoản ngân hàng chỉ bằng một cuộc điện thoại
Ở nước Mỹ xử lý công việc rất thuận lợi, rất nhiều việc có thể dùng điện thoại gọi đến để giải quyết. Tôi lúc đầu là thuê phòng và sau này là mua nhà, khai thông khí ga, điện nước, rác thải v.v… , cần phục vụ và thanh toán tiền phí dịch vụ, đều chỉ cần gọi điện thoại là xử lý xong. Những đơn vị phục vụ này khi nhận được điện thoại của tôi gọi, chỉ cần thẩm tra một lát danh tự của tôi, ngày sinh, mã số an toàn xã hội, địa chỉ gia đình, điện thoại… là được rồi. Hơn nữa, tôi nói với họ cái gì họ sẽ tin cái đó. Tôi thầm nghĩ, nếu mà có người ăn trộm những thông tin này của mình rồi giả mạo là mình thì sẽ thật là phiền toái, nhưng tôi chưa từng nghe thấy việc như thế xảy ra.
Điều mọi người không thể tưởng tượng được nhất là, gọi điện thoại còn có thể đóng được tài khoản ngân hàng. Tôi đã từng làm việc ở Bắc Carolina và mở một tài khoản tại ngân hàng ở đó, sau này lại chuyển đến Missouri, trong tài khoản đó của tôi có 5.000 đôla, không ngờ đầu năm nay Ngân hàng đó gửi thư tới yêu cầu tăng thêm phí phục vụ hàng năm, tôi cảm thấy như thế không có lợi cho mình nên muốn đóng tài khoản đó. Nhưng tôi lại không thể đi tới Bắc Carolina được, thế là tôi thử gọi điện tới đó yêu cầu đóng tài khoản xem có được không. Sau khi ngân hàng đối chiếu những thông tin cơ bản của tôi rồi nói: “Xin bạn hãy yên tâm, chúng tôi sẽ đem tất cả số tiền mà bạn sở hữu làm thành một tờ chi phiếu, nội trong một tuần chúng tôi sẽ gửi chi phiếu đó đến nhà bạn”.
Quả nhiên, trong một tuần tôi nhận được tờ chi phiếu đó, số tiền ghi trên chi phiếu không sai chút nào, tôi ngỡ như mình ở trong mơ vậy. Tôi thầm nghĩ, nếu như có kẻ lấy trộm thông tin của mình thì liệu số tiền kia có còn không?

Đóng tài khoản ngân hàng qua điện thoại.
Đóng tài khoản ngân hàng qua điện thoại.

4- Người Mỹ cho rằng nói dối còn xấu xa hơn là trộm cắp
Những ví dụ tôi đã kể phía trên, không có nghĩa rằng tôi muốn nói nước Mỹ là một đất nước “ban đêm không cần đóng cửa nhà, không nhặt của rơi trên đường”. Nước Mỹ cũng có những phần tử lừa đảo và trái pháp luật đủ loại, nhưng nói chung, nước Mỹ là một đất nước rất coi trọng danh dự. Mọi người hầu hết tin tưởng lẫn nhau, bởi vì trong con mắt của người dân Mỹ thì những hành vi lừa đảo còn xấu xa và tồi tệ hơn cả trộm cắp. Bởi vì trộm cắp có thể là hành vi nhất thời nhưng lừa gạt là bộc lộ rõ bản tính của một người. Một người một khi đã đánh mất lòng tin ở người khác thì sẽ rất khó khăn để xây dựng lại danh dự của mình. Không chỉ có cá nhân mới như vậy mà các đơn vị và các công ty cũng đều như vậy. Một cửa hàng khi bị phát hiện là bán hàng giả thì không chỉ bị phạt tiền gấp hàng trăm lần giá trị hàng đó, mà còn nghiêm trọng hơn là hành động đó bị lan truyền đi thì chỉ còn cách đóng cửa mà thôi.

Một người một khi đã đánh mất lòng tin ở người khác thì sẽ rất khó khăn để xây dựng lại danh dự của mình.


Sự thành thật là chính sách tốt nhất - Benjamin Franklin
Sự trung thực là chính sách tốt nhất – Benjamin Franklin

Nói tóm lại, người dân Mỹ rất tuân thủ luật pháp, đây là bởi vì việc chấp hành pháp luật nghiêm ngặt đã trở thành thói quen rồi. Về điểm tuân thủ luật pháp này, tôi thường mô tả trí nhớ của người Mỹ là “bộ óc vi tính”, không hiểu được hết thì tùy cơ ứng biến. Trong thời gian hòa nhập với người Mỹ. Tôi đã từng thử lách luật ở Mỹ nhưng đều không được kết quả gì. Ví dụ, lúc tôi vẫn còn là học sinh, muốn ra ngoài tìm việc làm để có thêm tiền chi tiêu, nhưng vì không có giấy tờ hợp pháp ở Mỹ. Các công ty Mỹ đều không thuê mướn tôi, tôi giúp một số người bạn Mỹ làm các công việc vặt và muốn họ trả tiền công cho tôi bằng tiền mặt. Như thế thì tôi sẽ không phải nộp thuế. Không ngờ, họ đều dùng ánh mắt kỳ quái nhìn tôi và nói “Đây là nước Mỹ, mọi người đều phải nộp thuế.”
628x-1
Biên dịch: Mai Trà
Xem thêm:

6 tháng 7, 2015

Nước Mỹ của ai ?


Phung Duc Hung đã chia sẻ một bài viết với nhóm: FBKN (Khoa Nga ĐHSPNN Hà Nội).
1 giờ · 
Nước Mĩ của ai?
Repost
Từ khi có giải thưởng Nobel, năm 1900, đến nay đã có 889 người được trao giải, có 1 số ng ko nhận như Lê Đức Thọ, VN. Trong số đó có 353 người mang quốc tịch Mĩ, chiếm 40%. Trong 353 ng này có 89 ng, chiếm 25%, sinh ra ở nước khác, mang quốc tịch khác, sau này đến Mĩ làm việc, nghiên cứu và được trao giải Nobel do các công trình họ tiến hành tại Mĩ, khi nhận giải thưởng họ đang mang quốc tịch Mĩ và sống, làm việc tại Mĩ.
Cũng như Ngô Bảo Châu, nhận giải Fields khi mang quốc tịch Pháp, do các công trình thực hiện tại Pháp. VN dây máu ăn phần theo đung nghĩa đen.
Nếu chỉ kể số ngoại kiều mang giải Nobel về cho Mĩ chiếm 25% thì chưa đầy đủ. Tính cả những ng Mĩ thế hệ 2, tức bố mẹ họ ko phải ng Mĩ, nhưng di cư đến Mĩ, được trao giải Nobel, thì thêm 25% nữa.
Tóm lại 50% giải Nobel của Mĩ có yếu tố nhập khẩu.
NBC, niềm tự hào của 90 trẹo ng VN hiện đang sống và lv tại ĐH Chicago, đang cống hiến cho nước Mĩ.
Aha, tư bản chó má, hút não của thiên hạ. Bẩm họ chẳng hút đâu. Não tự chảy vào Mĩ đấy.
Hiện dân số Mĩ là 320 trẹo. Trong số đó có 16 trẹo nhập cư bất hợp pháp và chưa phải là công dân Mĩ. Nước Mĩ ko xua đuổi họ, tạo đk cho họ sống, làm ăn và dần dần sẽ cho họ nhập quốc tịch Mĩ nếu muốn.
Để có 89 giải Nobel nhập khẩu thì Mĩ cũng phải nhập bất đắc dĩ 16 trẹo ng đủ loại nói chung ko phải là xuất sắc cho lắm và là gánh nặng cho ng đóng thuế Mĩ.
Trong chuyến bay đến Mĩ tôi ngồi cạnh 2 bạn TQ ng Quảng châu tên là An và Bình. 2 bạn này hình như khá nghèo, ko biết tiếng anh. Họ thật thà nói v tôi là xin visa du lịch đi Mĩ, sang đến Mĩ sẽ ở lại ko về TQ nữa. Good bye Trung Kủa. Khi xe chở đồ ăn phục vụ đến hàng ghế tôi ngồi thì còn đúng 1 xuất ăn, cô tiếp viên đưa cho tôi và hẹn sẽ quay lại ngay. An và Bình lo lắm, sao thế nhỉ, hết thức ăn à. Biết tí tiếng Hán, tôi bảo họ đừng lo, sẽ có đủ thức ăn. Chắc họ đi mb lần đầu.
Ở Mĩ tôi làm việc v Frank, đang điều hành 1 cty phần mềm trị giá 1 tỉ tơn. Anh quê Bắc kinh, sang Mĩ năm 1979 lúc 23 tuổi bằng visa du lịch, thăm ng nhà, rồi ko về TQ nữa. Bg anh là công dân Mĩ.
Trên chuyến bay Seatles - Seoul tôi ngồi cạnh 1 anh tên Chang, đang làm chuyen gia cho Delta airlines. Tiếng Anh của Chang như cứt. Anh quê Thiên tân,
1998 lúc 26 tuổi anh chui lên tàu hàng chạy sang Mĩ trong túi ko có 1 xu. Bg anh là chuỷen gia kỹ thuật hàng ko và về TQ làm cố vấn về bảo dưỡng máy bay. Anh bảo lúc đi khỏi TQ tao chui lủi dưới hầm tàu ko bằng 1 con cẩu, bg tao ngồi 1st class về thăm đất mẹ, khác hẳn. Tôi bảo bg anh oai như con Hổ rồi. Mắt anh đỏ hoe.
Trên chuyến bay Seoul - HN. Run rủi thế nào ngồi cạnh tôi là Pac, ng Mĩ gốc Hàn. Anh xin đc học bổng của 1 tr ĐH Mĩ, đi Mĩ lúc 17 tuổi năm 1980, hết ĐH anh ở lại, bg Pac là GĐ khu vực ĐN Á của hãng Boeing.
TT đương nhiệm của Mĩ, Obama có bố đẻ ng Kenia, bố dượng ng Indonesia, Obama lúc nhỏ học phổ thông ở Indonesia, với lí lịch đó nếu ở VN chắc ko thể làm đến chủ tịch phường.
Albert Einstein, ng được coi là thông minh nhất ever, sinh ở Đức nhưng đã bỏ sang Mĩ năm 1933, làm việc cho Hải quân Mĩ v mức lương 25$/ tuần.
Ko phải vì lương cao, mà vì nước Mĩ che chở cho ng Do thái bị nước Đức Hitler xua đuổi. 1999 khi được Time vinh danh là người vĩ đại nhất thế kỷ 20 ông mang quốc tịch Mỹ
  • Bạn, Hoan Ta và Nguyễn Hoa thích điều này.
  • Nguyễn Hoa Mình đã bán ngôi nhà đủ tiền cho con đi học ở Mỹ để con ko bị chui lủi và xua đuổi, nhg ko mong con sẽ trở thành ông to bà lớn mà chỉ mong con ko bao giờ phải đi xin điềm, chạy tiền để có việc làm!
    53 phút · Thích · 1
  • Hải Phạm " Mỹ- một đất nước ngu dốt và lạc hậu" ...

5 tháng 7, 2015

Thu tiền người ngay bù cho kẻ cắp


(LĐ) - Số 151 ĐÀO TUẤN 

Bí thư Thành ủy TPHCM hôm qua khiến người dân ngậm ngùi khi nhắc tới câu chuyện “Làm ra 1 triệu mét khối nước, thất thoát 300.000m3”.

    “Thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp” và dùng tiền túi cá nhân để “trả cho những yếu kém trong quản lý”.
    Nước, cứ làm ra 1 triệu mét khối thì thất thoát 300.000m3.
    Điện, cứ 100 số thì thất thoát 8-9 số.
    “Mất cắp” rất lớn, tỉ lệ thuận với những yếu kém trong quản lý. Nhưng lớn hơn cả chuyện mất cắp là những bất hợp lý, bất công mà người dân đang phải gánh chịu.
    Những thất thoát này thì trách nhiệm thuộc về ai? - TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả Bộ Tài chính - năm 2008 đã nêu ra câu hỏi này.
    Và ông cho rằng từ trước đến nay, điện, nước của Việt Nam thất thoát rất lớn. Ngành nước cung cấp nước thì phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát đó, nhưng lại cộng vào giá thành, đánh vào những người tiêu dùng nghiêm túc, không ăn cắp. “Không lẽ, hai ngành này lại thực hiện theo nguyên tắc “thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp”.
    Với tỉ lệ thất thoát điện 8,6% thì chỉ trong 1 năm, chẳng hạn 2014, EVN đã để thất thoát tới 16,54 tỉ kWh. Và nếu tỉ lệ này là 0, thậm chí tiền điện còn có thể hạ chứ không phải là tăng 7,5% khiến dân chúng “toát mồ hôi hột” như thực tế đang diễn ra.
    Nếu nói tới bất công, vô lý, phải kể luôn cả câu chuyện Dung Quất vào đây.
    Sau những tiếng kêu la thảm thiết trước nguy cơ đóng cửa, một báo cáo mới tinh của Dung Quất tiết lộ số lãi “khủng” chỉ là nhờ các ưu đãi thuế mà ngày 25.11.2009 Chính phủ đã cho phép họ được giữ lại mức thuế nhập khẩu 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với các sản phẩm hóa dầu khác. Và nếu không được ưu đãi, số lỗ của nhà máy này từ năm 2010-2014 đã lên đến 27.600 tỉ đồng.
    Thế là việc múc dầu từ biển về lọc rồi đem bán cũng lỗ, cũng xin ưu đãi thuế. Và chao ôi, không biết có bao nhiêu phần trăm trong mỗi lít xăng đang tăng giá hằng ngày kia, không biết có bao nhiêu đồng trong số thuế phải nộp, người dân đang phải trả tiền để bù lỗ cho những yếu kém trong quản lý và kinh doanh của một ngành cũng độc quyền như điện, như nước.
    Hôm qua, Bí thư Thành ủy TPHCM đã nói tới nỗi xót xa “Sau 40 năm đất nước thống nhất mà chưa lo được nước sạch cho dân”.
    Cảm ơn bí thư đã lo lắng, đã thông cảm cho sự thiếu thốn của người dân chắc không phải chỉ ở thành phố mang tên Bác.

    28 tháng 6, 2015

    Đường sắt Cát Linh - Hà Đông uốn lượn, mấp mô

    Không bình thường về cả thẩm mỹ và an toàn

    (LĐ) - Số 146 ĐẶNG TIẾN - ĐĂNG HẢI 
    Rất dễ nhận thấy độ mấp mô của đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: H.N

    Liên quan đến giải thích tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là bởi “nhằm tối ưu hoá trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng”, nhiều ý kiến cho rằng, việc đoàn tàu vận hành với tốc độ cao mà đường tàu lại uốn lượn, mấp mô là không đảm bảo ATGT.

    Mấp mô là... ý đồ thiết kế
    Theo lý giải của Ban Quản lý dự án đường sắt (Ban QLDA ĐS), dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông có trắc dọc lớn nhất tối đa trên chính tuyến thiết kế là 23 phần nghìn trong quy phạm cho phép 0-30 phần nghìn. Khi vào ga đoàn tàu phải giảm tốc độ, do đó thiết kế tại khu vực này phải đảm bảo nguyên tắc lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế sử dụng phanh hãm và tiêu thụ năng lượng. Khi ra khỏi ga, đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế nên phải thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng. Do vậy, việc tuyến đường sắt được thiết kế tại khu ga đi và đến có tình trạng uốn lượn lên xuống và mấp mô là có mục đích của nhà thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157 nhằm để giảm hoặc tăng tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng.
    Theo ông Hà Ngọc Trường - chuyên gia cao cấp đường sắt, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM, vấn đề này thuộc lĩnh vực kỹ thuật thiết kế mặt cắt dọc, còn gọi là trắc dọc của tuyến đường sắt đô thị (gọi tắt là Metro). Trước hết bạn đọc không nên lo ngại vì thấy mặt cắt dọc của tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội có đoạn lúc lên lúc xuống, mấp mô uốn lượn bởi theo quy phạm thiết kế Metro ở Điều 5.3.6 quy phạm BG 50157.2003 của thế giới quy định cụ thể: Trắc dọc ga phải đặt trên dốc lồi nhằm đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng. “Tuyến đường sắt chạy trong đô thị thường có khoảng cách giữa 2 ga khá ngắn, 800 - 1.200m, nên thời gian tăng, giảm tốc cho đoàn tàu cũng rất hạn chế. Việc thiết kế sao cho bảo đảm khi tàu vào ga, tàu lên dốc, khi đó động năng sẽ chuyển sang thế năng, vận tốc giảm dần, đỡ phải hãm phanh. Khi rời khỏi ga, xuống dốc, thế năng chuyển trở thành động năng.
    Ở góc độ vật lý, đây là quy định thiết kế rất hợp lý, không có gì phải bàn cãi. Tất nhiên, để bảo đảm an toàn cho đoàn tàu khi vận hành phải đi đôi với các điều kiện cấu trúc, dầm vững, ổn định và toàn bộ hệ thống phải đảm bảo theo quy trình, quy phạm của khung tiêu chuẩn đã quy định trong dự án thì vấn đề an toàn không có gì đáng ngại” - ông Trường cho hay.
    Phải chăng là... ngụy biện?
    Song theo PGS - TS Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, để phát huy tốc độ và an toàn, đường sắt phải bằng, thẳng và phẳng. Nếu tốc độ cao mà đường không thẳng (bị vồng lên) có thể sẽ “bốc bánh” dẫn đến trật bánh. Đây là đoàn tàu trên cao mà bị trật bánh sẽ rất mất an toàn.
    Cũng theo PGS - TS Nguyễn Văn Hùng, nếu vận hành đoàn tàu trên cao mà tính toán tiết kiệm như kiểu ôtô trôi dốc chạy theo quán tính khi khởi động để tụt xuống, rồi dừng đoàn tàu bằng cách leo dốc để hạn chế hãm phanh thì với một đoàn tàu có tải trọng lớn có cần thiết phải như thế không hay là vì một lý do nào khác.
    Cụ thể, đoạn cắt ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến có đường vồng rất cao, nếu kéo lên phải dùng lực lớn và khi xuống thì không thể bù được, bản thân ma sát giữa bánh và đường ray và tốc độ cao mà lên xuống như thế thì không đảm bảo an toàn vì sẽ không có độ bám. Như vậy, việc đường tàu uốn lượn, mấp mô là chuyện không bình thường cả về thẩm mỹ, cảnh quan và độ an toàn. Ngoài ra còn chưa tính đến việc đường sắt cứ lên xuống như vậy hành khách liệu có bị say xe, chóng mặt?
    Ông Hùng cũng chỉ rõ: Tại sao lại chỉ có một đoạn đường sắt trên cao uốn lượn, còn một số đoạn khác lại thẳng. Và với đoàn tàu chỉ có mấy toa liệu có cần thiết phải tạo gia tốc cho đoàn tàu hay chỉ là sự nguỵ biện cho đoạn đường tàu đang gây mất thẩm mỹ của cảnh quan khu vực này.

    Du lịch Lào, Campuchia qua mặt Việt Nam

     Người Việt có buồn không?

    Hơn chục năm trước, ít ai nghĩ tới việc du lịch Lào và Campuchia, nhưng hiện nay họ đã qua mặt VN ở một số mặt.
    Khách du lịch đến Campuchia tham quan đền Angkor Wat - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
    Khách du lịch đến Campuchia tham quan đền Angkor Wat - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
    Khác biệt về tư duy quản lý
    Hầu hết cán bộ của Lào và Campuchia đều học ở VN. Sau đó, được tiếp tục đào tạo ở các nước phát triển. Bộ máy nhà nước của họ được tổ chức theo ngành dọc, không chồng chéo. Kinh tế tư nhân là chủ đạo, nhà nước chỉ quản lý, không ôm đồm kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Cũng không hề tồn tại tư duy “quản không được thì cấm”. Không có những phát ngôn gây sốc kiểu “không sợ ai và không có ai để sợ”. Tuyệt nhiên không thấy những trụ sở hoành tráng, đang đua nhau khoe của, từ trung ương đến các tỉnh. Bộ máy gọn nhẹ nên thuế má cũng nhẹ hơn.
    Lào thừa điện trong khi Campuchia chưa có lưới điện quốc gia. Đường sá ở Lào và Campuchia hẹp hơn, ít hơn so với VN nhưng tốt hơn. Cả nước Campuchia chỉ có 2 trạm thu phí ở quốc lộ 4 và quốc lộ 6. Lào thì có trạm thu phí qua 3 cầu mới. Cả 2 nước đều không thấy công an đứng dọc các xa lộ, không có nạn bóp còi ầm ĩ, xe gắn máy ít hơn và giao thông trật tự hơn. Đồng riel của Campuchia gấp gần 5,5 lần tiền đồng VN; còn tiền kip Lào gần gấp 3. Số nước miễn visa cho Lào và Campuchia cũng hơn VN...
    Năm 2014, Lào (dân số 7 triệu) đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế, Campuchia (dân số chưa đến 15 triệu) đón 4,5 triệu lượt khách. Trong khi đó, VN (dân số 91 triệu) đón 7,9 triệu lượt khách. Xét về hiệu quả thì VN thua xa. Khách Việt qua Campuchia gần triệu lượt, vào Lào hơn nửa triệu nhưng khách Campuchia và Lào vào VN chỉ hơn phân nửa số lượt khách Việt vào xứ họ. Campuchia có hàng trăm hướng dẫn viên (HDV) tiếng Việt; Lào cũng có vài chục. Ngược lại VN chỉ có 1 hướng dẫn viên tiếng Khmer và một ít tiếng Thái (chung ngôn ngữ với Lào). Cả Lào và Campuchia đều cấp visa tức thì ngay tại các cửa khẩu, còn VN thì đòi hỏi rất nhiều thủ tục nhiêu khê.
    Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu 6 nỗi sợ hãi của du khách nước ngoài khi đến VN: Tình trạng “làm giá, chặt chém”; Rất sợ giao thông VN; Tình trạng ăn xin, ăn cắp vặt; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Vệ sinh môi trường; Không thể hiện sự tôn trọng khách. Những nỗi sợ này có từ gần 20 năm trước. Báo chí và dư luận đã nói nhiều, nhưng đó là lần đầu tiên được chính phủ thừa nhận. Những nỗi sợ này cả Lào và Campuchia đều không có hoặc ít hơn ta nhiều. Oái ăm thay, Tổng cục Du lịch vừa công bố số liệu điều tra sự hài lòng của trên 14.000 khách quốc tế đến VN với những con số đẹp hơn mơ. Mức độ tốt và rất tốt là 94,05%. Trung bình là 5,73% còn kém và rất kém chỉ 0,22%. Nếu con số này đúng thì du lịch VN phải dẫn đầu thế giới, chứ không vật vờ “tự sướng” với vị trí đứng đầu top cuối khối ASEAN.
    Chỉ nêu 2 ví dụ nhỏ. Đảo Rong Samloem ở Campuchia (cách Sihanoukville 25 km) đẹp hoang dã, biển sát rừng nguyên sinh. Hàng chục doanh nghiệp đầu tư, kiểu du lịch sinh thái đúng nghĩa, toàn nhà tranh vách ván. Không internet, không máy lạnh, tủ lạnh; điện máy phát thường có từ 18 - 24 giờ hằng ngày. Vậy mà khách Tây cứ đầy ắp, ở cả tuần, giá đắt gấp 3 - 4 lần trên đất liền. Nhà hàng Manichan ở Vang Vieng (Lào) thiết kế trang nhã nhưng không có máy lạnh, để giữ nguyên hương vị các món ăn. Nhà vệ sinh bên cạnh lại gắn máy lạnh tinh tươm, có cả nến trầm và hoa thơm dịu nhẹ.
    Nhà vệ sinh luôn sạch
    Lào không có biển, du lịch chủ yếu là sinh thái và văn hóa với 2 di sản thế giới là đền Wat Phou ở Pakse (tỉnh Champasak), phố cổ Luang Prabang và thêm cánh đồng Chum đang được đề nghị là di sản thế giới. Biển Campuchia chỉ bằng 1/8 VN, du lịch thu hút khách đa phần bằng 2 di sản thế giới là Angkor Wat ở Siem Reap và đền Preah Vihear. Trong khi hơn 60% khách du lịch quốc tế đến VN là du lịch biển. Họ không có những Sơn Đoòng (hang động), Hạ Long (vịnh biển), Đà Lạt (hoa), Hà Giang (đá), chợ nổi, những vườn cây trĩu quả... ở Nam bộ với 8 di sản văn hóa, thiên nhiên như VN. Biết phận “nhà nghèo”, họ chắt chiu tiết kiệm, bù lại bằng sự thật thà, hiếu khách và trân trọng khách hàng.
    Chỉ riêng chuyện nhỏ là nhà vệ sinh thì Lào và Campuchia đã “ăn đứt” VN mấy lần. Họ không có nhà vệ sinh tiền tỉ nhưng khắp nước Lào và Campuchia, nhà vệ sinh đều sạch sẽ. Riêng tại các khu du lịch nổi tiếng, các di tích, thắng cảnh, nhà vệ sinh cũng luôn được đầu tư chu đáo, sạch sẽ và có nhân viên chùi rửa liên tục.
    Du lịch Lào và Campuchia hơn hẳn VN nhiều thứ dù ngành du lịch của họ sinh sau đẻ muộn hơn. Mới 15 năm chập chững, họ đã chạy nước rút, còn VN cứ “đủng đỉnh, vừa đi vừa nghỉ”. Giật mình nhìn lại, họ đã qua mặt như chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ.
    Họ “nghèo” hơn VN, cả kinh tế và tiềm năng du lịch nhưng lại tăng tốc qua mặt là nhờ tư duy quản lý của những con người cụ thể. Chính con người đẻ ra cơ chế, pháp luật và cả văn hóa; là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
    Nguyễn Văn Mỹ
    (Chủ tịch L.V Tours